Nó còn có cả code random nữa đấy ^^Trích dẫn:
Dù sao game cũng là lập trình thuật toán logic
Printable View
Nó còn có cả code random nữa đấy ^^Trích dẫn:
Dù sao game cũng là lập trình thuật toán logic
Đã test theo cách của bạn, kết luận ko có j là vô đối hết! đc mấy trận thôi, sau toàn hoà, thua thì cũng ít thôi! Nhưng như đã nói ko có j là vô đối hết!:a10:
còn khi dẫn bàn mình đá đội hình này, cg ko phải là vô đối khi dẫn bàn nhưng tiếp tục ghi thêm bàn cg có! :cbkg068:
Hix ko bít up lên! Ai chỉ mình cách up cái nào!:botay:
Dùng tacbager lấy tac của Arsenal của bọn SI thấy chiến thuật set rất đơn giản mà hiệu quả.không hiểu kiểu gì khi bọn nó k set vị trí mà đá vẫn hay hiệu quả.bác nào giải thích giùm
Ai dùng rồi thì post lên dùm cái đi
Chả có tac nào là bất bại cả, hết cái thời tac Diablo trên CM rồi, còn tại sao mà bạn thắng nhiều ư. MU mọi người cứ chê chán nhưng tớ nói thật, tớ dùng MU nhé. Nani tớ bán cho ManC nhé, Ronaldo thằng chairman nó bán cho Real nhé, Berbatov bán cho Chel nhé. Tớ chỉ còn Rooney và Tevez thôi nhưng 2 em này năm nào cũng ghi không dưới 30 bàn 1 em và năm nào cũng VD hết tất cả các cup:) Tac của tớ cũng chẳng có gì quá đặc biệt cả nhưng cái chính là khi đá với mỗi đội bóng khác nhau cần 1 tac khác nhau hoặc 1 cách set khác nhau. AI của FM09 cực khá, nó sẽ học được cách chỉnh cũng như cách cầm quân của bạn để chơi lạ bạn. Tóm lại là thiên ngoại hữu thiên, không có độc cô cầu bại đâu :a43::a43::a43:
Bạn bán hết vậy thì chơi MU làm cc gì =)))
Đúng kiểu cái gì cũng bán được =)))
Hoàn toàn đồng ý với bác. Tactic của mình đá Serie A thắng như chẻ tre và có nhiều trận đội của mình hoàn toàn áp đảo đội đối phương như trong hình của bác chủ topic. Nhưng qua đến mùa sau tình hình không còn được như vậy nữa mặc dù mình vẫn giữ nguyên cầu thủ và tactic như mùa trước. Vì vậy để có được thành tích như thế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phong độ cầu thủ, tình trạng chấn thương, AI của máy vv không thể chỉ dựa vào tactic và bảo là vô đối được :a43:. Mình chưa có điều kiện test thử cách set tiền đạo vì đang chờ phiên bản mới, hiện giờ đội hình mình toàn hàng khủng nên nhiều khi test tactic không được chính xác. Khi nào có kết quả sẽ tiếp tục bàn luận với bác chủ topic ;))
Tớ VD hết các cup chứ có phải là không thua đâu =)) Ý tớ độc cô cầu bại là bất bại cơ, còn đá league tớ vẫn thua như thường, đá C1 hay thua trên sân khác =)) Cái chính là biết cách thắng những trận cần thiết thôi =))
Còn bạn nào bảo tớ cái gì cũng bán được thì là thằng Chairman tham tiền bán chứ không phải tớ bán nhé. Nó bán cu Nani cho ManC và Ronaldo cho Real lấy 150M:lose::lose: Có ảnh bên topic Stories đấy. Còn tớ đá đến 2015 vẫn giữ hết tất cả các cầu thủ của MU mà chưa bị thằng Chairman nó bán. P/S: tớ mới về cầm MU từ 2012 nên thằng nào nó bán rồi thì tớ chịu :nhaovo:
Hihi, tớ đâu có đưa ra một tacs nào cụ thể đâu! Tớ chỉ đưa ra giải pháp để xây dựng tacs. Vì vậy, nó không phải là tacs cheat. Set thế naof là phụ thuộc vào sở thích của mỗi người, dựa vào cầu thủ bạn đang có nữa. Bạn cũng có thể dựa vào nó để tính toán và xây dựng tacs 4-3-3, 4-5-1, 5-3-2.... chứ không chỉ đơn thuần là 4-4-2. Dựa vào đó để xây dựng lối đá tấn công, lối đá phòng ngự, đá pressing.... Chơi như vậy mới thú vị, chứ dựa vào tacs có sẵn thì.....
Khi bạn set P.Mentality = 10 (ví dụ) mà cầu thủ đó rating chỉ 5 trong hiệp 1, trong khi các cầu thủ khác đá tốt, chỉ cần set lại Mentality = 8 hay 12... là lập tức cậu ta lại chơi như lên đồng.
Hay khi hiệp một bạn set TI là attack, passing short... mà vẫn mất thế trận, thì chỉ cần thay đổi ngược lại: defend, passing long... là lại kiểm soát thế trận như cũ....
Tóm lại, tự xây dựng tacs thì sẽ có người thành công, người thất bại. Nhưng chắc chắn một điều là bạn sẽ hiểu rõ hơn cách xây dựng tacs cũng như yếu điểm của nó. Còn dùng có sẵn thì rất khó để nắm bắt tư duy của người xây dựng nó.
Bác nói đúng, tactic được xây dựng do chính tay mình, có thể dựa trên gợi ý của bác hay của ai đó cũng được nhưng cái chính phải suy luận, tư duy để biết nên áp dụng như thế nào cho phù hợp sẽ đạt hiệu quả cao.
Chắc chắn 1 điều không có tactic nào vô đối, bất bại. Mình đã từng dùng 424 Attacking Control của mình đá ở Serie A bất bại hơn 80 trận, nhưng đá C1 vẫn bị thua 2-3 trận, đến khi thua Real ở bán kết C1 mùa 3 thì bực quá, về Serie A không muốn đá nữa, go on holiday để cho Ass cầm 3-4 trận cuối, nó đá bằng tac riêng của nó là 343 và thua Inter 1 trận, bực quá New Game lại luôn :lose: Cái mình muốn nói là dù tactic mình đã áp dụng rất thành công nhưng vẫn bại bởi 1 số đội bóng yếu hơn ở C1. Có thể do mình chủ quan hoặc không điều chỉnh kịp thời, hoặc do random trận đó máy đá quá hay, khắc chế hoàn toàn nên phải chấp nhận thôi.
Đã từng thử nghiệm như bác gợi ý ở bài đầu tiên nhưng không thành công lắm nên đã tự set theo ý mình và khá hài lòng, mùa đầu tiên vẫn ăn 3 dù thua 2 trận ở Serie A bởi Roma (2 lượt) :lose: Hiện tại vẫn tiếp tục áp dụng nhưng tìm cách biến hoá tốt hơn chứ không cứng nhắc để yên cho đá từ đầu đến cuối trận (trừ khi đang ăn trước đội yếu hơn và khống chế trận đấu hoàn toàn). Mỗi khi thấy mình bị ép lại là xem Ass hỗ trợ và điều chỉnh Mentality toàn đội, Creative cũng như những cái khác ngay. Chơi như thế mới thú vị ^_^
Quan điểm hiện tại của mình là:
- Mentality của GK, 2 DC là 7-8.
- Mentality của DMC (hoặc MCd) khoảng 9-10
- Mentality của MCa và FB hay WB khoảng 11-13
- Mentality của Wings (MRL, AMRL) khoảng 13-14
- Mentality của ST (FC) dao động từ 10 - 15 (có tham khảo gợi ý của bác vì ST của mình vẫn khá tệ trong khâu ghi bàn, bàn thắng của mình đến từ tất cả các tuyến Y_Y). Mỗi khi ST điểm thấp, mình đổi chỗ nó với AMR là điểm của nó vọt lên ngay.
Còn về TI:
- Mentality: thường để là 10. Nếu khó ghi bàn thì gần cuối giờ sẽ tăng max.
- Creative: bình thường để 14-15. Tuy nhiên, khi đá sân khách với đội mạnh, ban đầu giảm xuống 10 để nó giữ vị trí, tránh chạy loạn lung tung, sau đó tuỳ tình hình mà thay đổi.
- Passing: thường để 13-14, khi đá sân khách, đội mạnh có thể giảm còn 5-7, đá banh ngắn, giảm Tempo.
- Tempo: 13-16, có thể giảm nếu chỉnh Passing
- Width: ban đầu 15-16, giảm còn 10 nếu cần thủ.
- Closing Down: 14-17
- Time Wasting: 10
- Defensive Line: 10, tăng lên 15 nếu cần ép sân gỡ bàn hoặc ghi thêm bàn (mạo hiểm tí)
- Tackling: 10
Nhìn chung, đó cũng chỉ mang tính gợi ý tạm thời vì tuỳ trận, tuỳ đối thủ mà thay đổi. Kết quả cũng 1 phần do mình tạo ra. /:)
Theo mình, đây chính là điểm hay nhất của FM2009. Nó bắt người chơi phải thay đổi chiến thuật 1 cách hợp lý sao cho phù hợp với đối thủ mà mình gặp. Cám ơn bác đã nhắc mình nhớ lại đoạn này trong TT&F, 1 đoạn hết sức quan trọng trong việc set tiền đạo mà mình đã xem nhẹ nó :a43:.
Ý nghĩ set tiền đạo cắm luôn có mentality cao nhất đội hình như các phiên bản FM trước đã hoàn toàn phá sản. Trong FM2009, theo mình việc set tiền đạo là khó nhất vì nó phải hài hoà với lối chơi của đội bóng (chắc vì lý do này mà bác hungicp lấy tiền đạo làm mốc để set các vị trí khác? ;))). Nếu lối chơi của bạn là tấn công thì càng phải chỉnh mentality của tiền đạo thấp xuống để tránh trường hợp tiền đạo của bạn bị lọt thỏm trong hàng phòng ngự của đối phương và ngược lại với lối chơi phòng thủ phản công. Thêm 1 lý do để set tiền đạo thấp là vì FM2009 đá rất ảo gần như 90% bàn thắng được ghi từ ngoài vòng 16m50 :a10:.
Hoàn toàn đồng ý với bác, topic này chỉ là 1 gợi ý để set tactic vì việc set metality hợp lý chỉ làm cho đội của bạn thi đấu 1 cách mạch lạc còn những cái khác như tempo, freedom vv phải tùy vào từng đối thủ và từng thời điểm riêng biệt mà có sự điều chỉnh thích hợp. Mình không tin là bác hungicp không điều chỉnh những cái này trong trận đấu với Aston Villa >:).
Đây đúng là 1 bài viết hữu ích nó giúp mình giải đáp được câu hỏi tại sao tiền đạo lại ghi bàn quá tệ. Cám ơn bác rất nhiều.
Riêng bác dvuminh thì em cũng phải nể phục sự kiên nhẫn chơi lại của bác ;)). Sao bác không chờ ra phiên bản mới rồi chơi? Mà bác mua thằng Paloschi mùa đầu rồi train ah? Em cho thằng đấy đá chính cùng với Pato liên tục ngay từ mùa đầu kết quả là văng ra khỏi UEFA :a43:. Một lần cạch tới già qua phiên bản mới em chơi lại thằng đấy phải đi gấp >:).
Trời ơi, sao yêu cầu mà không ai chấp nhận, làm ơn post cái tac lên dùm đi.:(
Chơi đi chơi lại nhiều lần để thử nghiệm và tìm ra tactic phù hợp, những cầu thủ phù hợp nhất theo ý mình ^_^
Mình là fan AC Milan nên khoái Paloschi ;)) New Game không mệt mỏi, hàng chục lần để dò xem lần nào nó đạt PA cao nhất mà thấy hài lòng thì chơi file đấy ^_^
Ngay từ đầu mùa kiên nhẫn cho nó đá chính, đóng góp cũng rất hạn chế, chủ yếu toàn nhờ Ronaldinho cứu vớt mấy cái danh hiệu :lose: Nhưng mà nhìn điểm nó tăng sướng cả mắt >:)
Chỉ hy vọng sau 20t, sau 3 năm được đá chính liên tục nó sẽ bùng nổ giúp mình là được rồi /:)
Về tactic của FM2009, theo mình thấy, cái quan trọng nhất trước tiên phải nói đến là Mentality. Chỉ cần bạn chỉnh không hợp lý thì Ass báo cáo đội hình chúng ta có khoảng trống, cự ly không đảm bảo và sẽ bị đối phương khai thác. Sau khi chỉnh Mentality hợp lý theo ý bạn rồi thì sau đó mới tính đến Creative, Passing, ... Do đó, cố gắng nghiên cứu kỹ cái Mentality sẽ giúp chúng ta rất nhiều.
Tac mình đang dùng set Mentality cho từng cầu thủ như bài trên nhưng thực chiến sẽ tuỳ đối thủ và tình huống mà điều chỉnh Mentality của toàn đội, lúc đó các cầu thủ vẫn giữ được cự ly đội hình nhưng sẽ tấn công nếu chúng ta yêu cầu tấn công và cùng phòng ngự nếu chúng ta kéo Mentality thấp xuống.
Theo mình, FM hay CM rất coi trọng yếu tố chiến thuật, chỉ cần các bạn nắm được một số nguyên lý cơ bản, tạo và áp dụng tactic hợp lý thì việc đạt được những kết quả tốt sẽ trong tầm tay. Những chức vô địch League thường dễ đạt vì đường dài, có thể khắc phục sai lầm, còn những trận chung kết hay Knock-out thì còn phải chịu thêm yếu tố hên xui >:)
Chài, bạn không hiểu ý bác chủ topic là chỉ gợi ý cách set để tạo sự cân bằng, giữ cự ly hợp lý của đội hình sao :a43:
Chỉ cần dựa vào đó bạn có thể tự tạo cho mình nhiều tactic khác và biết đâu nó còn đạt kết quả tốt hơn bác chủ topic đạt được thì sao ;))
Bạn có nhớ trận Thái Lan - Việt Nam tối qua không ? Các bình luận viên cũng như các nhà chuyên môn đều luôn nói Việt Nam đã giữ cự ly hợp lý nên không vỡ trận, không tạo nhiều khoảng trống cho đối thủ và khiến đối thủ không có đủ không gian khi tấn công còn chúng ta cũng có đủ không gian để cầm bóng tấn công. Nếu cự ly không hợp lý, các cầu thủ sẽ quá gần hoặc quá xa nhau, khi đó các đường chuyền sẽ không chính xác và rất dễ bị cắt đứt.
Hãy xem kỹ các gợi ý và tự tạo cho mình 1 tactic, rồi bạn sẽ thấy vui thế nào khi tactic do mình tạo ra hoạt động hiệu quả ^_^
Muốn tham khảo tac thì có thể lên box PYT để download. Tac của bác chủ topic chưa chắc phù hợp với CLB của bạn, nó chỉ giúp đội bạn có sự cân bằng và cự ly hợp lý, giúp hạn chế sai lầm và điểm mạnh của đối thủ, ... :am:
Cho mình hỏi chủ TOPIC có nói là nên set cho tiền đạo Mentality 10 nhưng trong Tactic trong game của mình khi mình tăng thanh Mentality thì nó không hiện ra số gì cả,vậy là sao để cho nó hiện ra số, Bro nao biết làm ơn chỉ giáo.
edit: mod xóa hộ, em định hỏi mà có người hỏi rồi :p
Sư phụ ơi là sư phụ! Muốn nghiên cứu Tacs thì phai có file save ít nhất là 3 năm. Khi đó đội hình chơi ổn định, việc test hay sáng tạo Tacs mới có thể chính xác và hoàn chỉnh được.
Cho dù sư phụ có cầm đội mạnh nhất, cho dù có mua sắm toàn cầu thủ tốt nhất, thì trong 2 năm đầu, tính ổn định của đội hình là rất kém, kiểu gì cũng có thua, nên việc điều chỉnh trận đấu là phải thường xuyên. Nếu để ý, sư phụ sẽ thấy có thằng, hiệp một chơi như lên đồng. Vậy mà sang hiệp 2, rating tụt xuống đến 4.x làm mình thua oan. Đó là lý do tính ổn định đó. Với CLB lớn thì hiện tượng này sẽ giảm sau 2 năm, còn CLB nhỏ thì cần đến > 3 năm lận.
Nếu chơi từ đầu thì đệ tử đây cũng chịu bó tay, phải điều chỉnh trận đấu thường xuyên àh >:P
Chẳng hiểu sao đội hình AC. Milan 3 năm đầu của tôi đá rất gấu, vô địch đa số các Cup tham gia, thua thì có nhưng toàn trận đấu buông thả, không cần kết quả. Nhưng sang mùa giải thứ 4 thì đá rất dở, đặc biệt là hàng công, thi đấu các trận nửa mùa giải rồi mà toàn lẹt đẹt.
Thắng thì toàn 1-0 với 2-1 :a10: còn đâu toàn là hoà :lose:. Sau khi thay đổi tactics theo lời khuyên của author thì hàng công đã biết ghi bàn nhiều hơn, đá không còn ru ngủ như trước nữa =))
Thì mình toàn chơi 3-4 mùa là New Game lại, giờ đã cảm thấy ổn định được 1 đội hình ưng ý, còn lại tuỳ biến theo từng trận cho phù hợp là OK. Nhờ tập trung vào từng trận, biến hoá tactic, cách set tấn công, phòng thủ, passing, Width, Closing, Defensive line, ... hợp lý từng thời điểm nên kết quả khá khả quan, rất nhiều trận đảo ngược tình thế rất ngoạn mục :a20:
Mới phát hiện ra mối quan hệ giữa PI và TI. Tớ đang tổng hợp lại, rồi mọi người cho ý kiến nhé! ( Muốn sửa lại bài đầu cho hoàn chỉnh, không biết có được không?)
Nếu bạn xem full match khi chơi, bạn sẽ thấy hầu hết các vị trí của máy đều set mentality mặc định = 10. Vì vậy, khi bạn set mentality cho tiền đạo >10 bạn sẽ thấy tiền đạo của bạn thường đứng ngang với hậu vệ của đối phương. và thường xuyên rơi vào bẫy việt vị, ngoài ra còn bị trung vệ đối phương kèm rất chặt. Morale của tiền đạo vì thế rất thấp và khó ghi bàn
Khi bạn set mentality cho Tiền đạo =10 thì khi phát động tấn công, tiền đạo của bạn đứng hơi thấp hơn trung vệ của đối phương một chút. Trường hợp này, tiền đạo của bạn cũng rất dễ bị kèm. Vậy giải pháp trong trường hợp này tôi sẽ để 1 tiền đạo forward run mix, cross often. Và tiền đạo còn lại sẽ là forward run often và cross ball mix. Để khi nhận bóng, 2 tièn đạo này có xu hướng bật tường nhanh, khó bị kèm.
Khi bạn set Mentality cho tiền đạo = 6 -> 8. Bạn sẽ thấy khi phát động tấn công, tiền đạo của bạn luôn đứng giữa khoảng cách trung vệ và tiền vệ đối phương. Như vậy tiền đạo của bạn gần như thoái mái để chuyền bóng, bật tường, chọc khe hay đưa bóng ra biên cho Wings băng lên phá bẫy việt vị.
Trong trường hợp set Mentality cho tiền đạo < 10, do không bị kèm nên khả năng phối hợp và ghi bàn của tiền đạo là cao hơn rất nhiều. Có thể nói, 2/3 số bàn thắng một mùa là do tiền đạo đảm trách.
Xây dựng được vị trí tiền đạo rồi, từ đó suy luận ra các vị trí khác sao cho phù hợp với đội hình, với kỹ thuật cá nhân từng tuyến. Vì vậy, tôi chỉ nêu ra cách set cho P.Mentality, các phần khác bạn tự set sao cho phù hợp với cầu thủ bạn có.
http://img301.imageshack.us/img301/4305/mentallx7.jpghttp://img301.imageshack.us/img301/7493/creatively4.jpg
Về Personal Mentality, khi bạn set = 8 cho tiền đạo, thì tiền đạo đó đứng ở khoảng giữa trung vệ và tiền vệ đối phương. Vì vậy tôi cho rằng, PI là để chỉnh phạm vi và giới hạn hoạt động của từng cầu thủ. Ví dụ như lấy P.Mentality = 10 thì phạm vi hoạt động của cầu thủ đó sẽ xung quanh điểm =10 đó.
Nếu bạn chỉnh P. Creative Freedom cao thì phạm vi hoạt động sẽ rộng, nếu max thì Tiền đạo được phép hoạt động 1/4 sân bên đối phương. Và ngược lại.
Tất nhiên, nếu P. Creative Freedom = 0 thì không có nghĩa anh ta đứng im, nên tớ suy luận, anh ta sẽ giới hạn hoạt động theo trục dọc. (Chẳng hạn như WB cho attack nhưng freedom <10 thì có thiên hướng bám biên hơn khi Freedom > 10.
T. Creative Freedom là lối chơi của toàn đội. Khi cả P.Freedom lẫn T.Freedom cùng max thì thiến hướng của tiền đạo sẽ đổi chỗ cho nhau. Vậy tôi suy luận, phạm vi hoạt động của tiền đạo sẽ là nửa sân bên đối phương.
Vậy khi set Creative Freedom thì có thể set P.Freedom little, nhưng T.Freedom much thì cũng không ảnh hưởng gì. Khi này hai tiền đạo sẽ hoạt động theo trục dọc và đôi lúc đổi chỗ cho nhau. => các vị trí khác cũng vậy.
Tương tự như vậy mà suy ra passing.
Mối quan hệ giữa TI và PI
Khi quan sát trận đấu, tôi nhận thấy nếu ta chỉnh T.Mentality là attack (>10) Thì khi đội nhà bắt đầu phát động tấn công, các cầu thủ sẽ đứng vào vị trí mà P.Mentality đã set.
Ngược lại, khi ta chỉnh T.Mentality là defend (10<), thì các cầu thủ chỉ đứng đúng vị trí P.Mentality khi đối thủ bắt đầu triển khai tấn công. => TI sẽ là thứ tự được ưu tiên trước rồi mới đến PI.
(Ở vị trí T.Mentality = 10 thì.... chịu, nhìn mãi không ra khi nào thì đứng đúng vị trí :khoc: )
Vậy khi bạn set Mentality cho toàn đội là defend mà P.Mentality của MC và DC là quá xa (ví dụ lần lượt là 12 và 6 ), thì cho dù bạn có kéo defend line xuống hết cớ thì khoảng trống giữa tiền vệ và phòng ngự là rất lớn, vẫn bị thủng lưới như thường.
Ngược lại, khi T.Mentality là attack mà khoảng cách giữa tiền vệ và tiền đạo là quá xa thì tiền đạo cũng chỉ.... làm cảnh :a31:
P.Creative cũng vậy. Khi chỉnh T.Mentality là defend mà lại để P.Creative quá cao có lẽ cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều.
Vậy là khi set tacs sẽ phải phụ thuộc vào TI là attack hay defend để có thể đưa ra quyết định xây dựng vị trí cho từng cầu thủ trong PI.
.
Đây là 1 bài viết có chiều sâu nhưng có vài điểm tớ thực sự không rõ lắm :a43::
Hoàn toàn đồng ý với bác ở điểm này nhưng khúc sau thì có vấn đề
Từ điểm này tớ có suy luận khác bác:
- Nếu freedom > 10 WB có xu hướng bó vào trong thì phạm vi hoạt động phải là chiều ngang chứ không phải chiều dọc. Trong trường hợp bác để freedom = 0 WB nó chỉ chạy đến giữa sân rồi ngưng trong khi >10 nó băng thẳng lên trên thì lúc đó phạm vi hoạt động của freedom là chiều dọc mới hợp lý.
- WB bác test nó có Preferred Moves là Move into channel không vì cái đấy nó cũng ảnh hưởng đến sự dy chuyển của cầu thủ.
- Theo tớ thì freedom nó cho phép cầu thủ di chuyển cả 2 hướng ngang và dọc (đó là lý do tại sao bác lại có cảm giác 2 tiền đạo đổi chỗ cho nhau). Tuy nhiên việc dy chuyển đấy chỉ xoay quanh vị trí mà cầu thủ đó đảm nhận và đó là sự khác biệt với freerole. Điển hình như trong đội hình của mình 1 tiền đạo có freedom = 19 và 1 tiền đạo có freedom = 15 + freerole nhưng tiền đạo freedom 15 có những tình huống chạy ra biên tạt banh vào như 1 Winger nhưng anh 19 thì không bao giờ có tình huống đó.
Khúc này thì tớ thật sự không hiểu:
- Tại sao khi T.Freedom và P.Freedom max thì 2 tiền đạo đổi vị trí?
- Nếu set T.Freedom max không set P.Freedom và ngược lại chỉ set P không set T thì tình huống này có xảy ra không?
Hình như khúc này nó không có khớp với nhau :a43::
- Nếu TI được ưu tiên trước thì MC và DC phải cùng có Mentality là defend luôn chứ pác?
- Hình như có 1 topic đề cập đến vấn đề này và theo mình thì PI được ưu tiên hơn TI và như thế thì hợp lý hơn trong ví dụ của bác hungicp.
Cuối cùng, có bác nào check PA của Pato với Bojan giùm em cái. Anh Bo đá vãi chưởng wá, đá 50 trận làm 40 trái mốc 100 bàn trong 1 giải nội đìa đã bị phá vỡ >:). Tội nghiệp cho The Duck của em :khoc: SI điều chỉnh lại đê ngoài đời Bojan làm sao bằng Duck được :a43:
Khớp đấy bạn ạ. Bác chủ topic đã nói là, nếu set TI < 10 (defend) thì các cầu thủ sẽ đứng vào đúng vị trí của PI khi đối thủ triển khai tấn công.
Bởi, set TI là defend (<10) đồng nghĩa với việc HLV dự đoán rằng đội nhà sẽ phải chơi phòng ngự. Nói cách khác, expectation của HLV là đối thủ sẽ tấn công.
Như vậy, có thể thấy rằng các cầu thủ chỉ tuân theo PI, khi trận đấu diễn ra theo đúng xu hướng HLV đã dự đoán, còn nếu trận đấu diễn biến không giống như HLV dự đoán thì...bó tay.
Trong ví dụ của chủ topic, nếu đối thủ tấn công (tức là ép đội nhà vào thế phải phòng ngự) thì các càu thủ mới tuân theo PI, còn điều ngược lại thì không đúng.
Mà, nếu các cầu thủ tuân theo PI thì MC (PI = 12) sẽ đứng rất cao so với DC (PI = 6), do đó hoàn toàn có thể xuất hiện khoảng trống bên phần sân nhà.
That's all :-D.
P/S: Tks bác chủ topic, bác thực sự đã bỏ rất nhiều công sức mới viết được một bài phân tích chi tiết & sâu sắc như thế.
Theo mình thấy, khi set Creatvie cho PI cao thì từng cầu thủ có thiên hướng hoạt động khá ngẫu hứng, rời xa vị trí họ được chỉ định, ví dụ HV phải chạy qua biên trái ném biên, đá một lúc mới chịu quay về, ... Nếu set Creative cho TI cao thì nó ảnh hưởng cả đội. Thường mình chỉ set Creative cao khi đối đầu đội yếu hơn hoặc bị bế tắc, nếu Creative cao thì các cầu thủ có xu hướng phá vỡ chiến thuật mình yêu cầu và đá ngẫu hứng tuỳ theo Creative mặc định có trong Mental của họ.
Mình cũng cho rằng các cầu thủ có thiên hướng thực hiện theo PI trước, sau đó sẽ tuân theo TI toàn đội.
Còn về Pato và Bojan đều có PA -10, ngẫu nhiên tuỳ từng lúc New Game. Như New Game của mình hiện tại thì Bojan có PA < 180 trong khi Pato 186, Balotelli 196 ;)) Riêng Messi hình như PA đã cố định luôn rồi /:)
Mình đã test về vấn đề này và cách test như sau:
- Mình cầm đội mạnh (Barca) đá giao hữu đầu mùa với đội yếu. Mình set TI là 18 (tấn công) còn các vị trí khác như sau:
- Defend role (DCs): 0
- Support role (MCs, FCd): 15
- Attank role (WB, WR/L, Fca): 18
- Xem report đầu trận ass báo là có khoảng cách giữa DC và MC (chưa đụng chạm gì đến diễn tiến trận đấu)
- Xem full mach + report của ass liên tục thì tiếp tục có khoảng cách. Điều này đúng với lý thuyết của bác hungicp vì đội tớ đá ép sân + tấn công liên tục trước đội yếu nên các cầu thủ sử dụng PI.
- Hiệp 2 tớ set lại TI là 5 (phòng thủ) các vị trí khác không đổi
- Tiếp tục full match + report thì vẫn có khoảng cách => lý thuyết của bác hungicp có vấn đề :(
- Trận sau vẫn là giao hữu với đội cùi bắp lặp lại cách test trước nhưng đổi lại TI hiệp 1 phòng thủ hiệp 2 tấn công. Kết quả là vẫn có khoảng cách
- Trận sau nữa hiệp 1 tớ set như sau:
- TI: 5
- Defend role (DCs): 5
- Support role (MCs, FCd): 8
- Attank role (WB, WR/L, Fca): 11
- Mặc dù TI là phòng ngự và đội mình tấn công liên tục (vì gặp đội yếu) nhưng vẫn không có khoảng cách => DCs và MCs vẫn xài PI mặc dù diễn biến trận đấu không đúng với dự đoán của hlv
- Hiệp 2 tớ vẫn để y nguyên như hiệp 1 nhưng không không set PI cho DCs. Kết quả vẫn không có khoảng cách
Từ đó mình đi đến kết luận: Các cầu thủ sẽ ưu tiên PI trước nếu không set PI thì nó sẽ tuân theo TI và không có mối quan hệ giữa PI và TI
Mình không nghĩ hungicp nói sai gì đâu, ngoại trừ bác hungicp cho rằng TI ưu tiên trước thì mình không đồng ý thôi, còn lại mình đều nhận thấy y như những gì bác ấy viết rồi.
Muốn không bị Ass nói về khoảng cách giữa các tuyến, bạn có thể tham khảo lại bài viết về công thức set Mentality trong ebook TT&F09, nó ghi rất cụ thể căn cứ vào mức Closing Down của DC mà bạn set cho từng vị trí mức + bao nhiêu để giữ được khoảng cách thích hợp, khi đó đừng hỏi tại sao đối thủ khó tấn công mình vì đội hình của bạn đã giữ được cự ly chuẩn nên rất dễ ngăn chặn đối thủ tấn công hay phản công, sự bóc lót rất tốt /:)
Đó là lý do bác hungicp và mình đều set Defender ở mức 7-8, Support từ 10 - 13 và Attack từ 13 - 15, riêng kiểu set ST (FC) có Mentality < 10 là cách riêng của hungicp, chúng ta có thể tham khảo nếu thấy hợp lý, còn theo chuẩn của TT&F thì nó vẫn cao hơn Support, FCd (tiền đạo hộ công) thì có thể bằng hoặc thấp hơn Support nhưng không đến mức bằng Defender như của bác hungicp ;))
Đừng nghĩ set Defender 8 là cao (mình còn set GK lên 7-8), set như vậy thì GK vẫn giữ vị trí của họ nhưng khi bị phản công, bóng câu dài qua tuyến hậu vệ thì ngay lập tức thủ môn lao ra phá bóng, còn phá thành công hay không thì tuỳ khả năng GK thôi ^_^ Nhưng nếu set GK = 0 thì e rằng nó đứng ngó đợi đối phương 1-1 và phần thua rất cao đấy. Còn DC set 8 sẽ đứng gần với hàng tiền vệ, tụi nó sẽ phối hợp nhỏ để thu hút đối phương nhào lên cướp bóng, tạo được khoảng trống là chuyền ngay cho bộ phận Support liền, yên tâm ^_^
Mình cũng không cho là bác hungicp nói sai vì như mình đã nói ở trên đây là bài viết hay và có chiều sâu. Mình chỉ thắc mắc về quan điểm TI được ưu tiên hơn PI và giữa 2 cái này có quan hệ với nhau thôi vì mình đã test và có kết quả ngược lại.
Về chuyện cự ly đội hình thì đây là đoạn mình tìm được trong TT&F
We recommend a maximum of eight notches between the most attacking and defensive outfield players for all mentality systems. Greater mentality gaps risk isolating the defence from the midfield and the midfield from the attack.Từ đó cho thấy cự ly đội hình chỉ phụ thuộc vào mentality nên mình càng tin vào kết quả test của mình là đúng.
@dvuminh: Thiệt là bực quá chơi Milan thì Bojan lên world-class world-wide, còn Pato lẹt đẹt striker continental :khoc:. Chơi Barca thì ngược lại. Bác có bí quyết gì để nó lên world-class world-wide không chỉ em cái :(.
Set giúp em đội hình 442 cho tốt rồi up lên nha:a10::a10::a10:
Theo mình biết để lên Worldclass thì PA phải cao, có lẽ ít nhất cũng phải cỡ 175 trở lên. Trường hợp của no1live4ever có lẽ do PA của Pato trong file đó khá thấp nên nó lên rất lâu, phải chứng tỏ nhiều mới lên nổi. File của mình Pato có PA 186, Balotelli 196, mình ưu tiên Paloschi khá nhiều, Pato đá khoảng 50-60% số trận nhưng giữa mùa thứ 2 (2009-2010) đã lên Wonderkid Worldwide rồi dù ít ghi bàn, danh hiệu cá nhân cũng không có gì, chỉ có danh hiệu với CLB thôi. Do đó, mình nghĩ chỉ có cách bạn download cái FMGenie Scout về, New Game lại, mỗi lần New Game xong là Save as rồi dùng FMGenie Scout dò PA của Pato, làm vài cái New Game, lựa cái nào có PA cao nhất rồi chơi là OK, đảm bảo sau 1-2 mùa là lên Worldwide ngay, trừ khi không cho nó đá thôi ;)) Pato có PA -10 nên ra ngẫu nhiên, thông thường sẽ từ 17x đến 19x, chỉ cần ra được lần nào cỡ trên 185 là OK rồi, còn được 19x thì quá tuyệt vì càng training điểm nó càng đẹp ^_^
Về vấn đề freerole, nó chỉ thường xuất hiện ở cầu thủ Tiền đạo tự do (FC) và tiền vệ cánh, hoặc cầu thủ có kiêm cả 2 vị trí. Riêng ở ST thì freerole luôn bẳng 1. Sự khác biệt của freerole là không rõ rệt nên tớ chẳng dám phán bậy. Freedome thì có thể quan sát. Chẳng hạn, khi bạn set 1 tiền đạo có P.Freedom = 0, tiền đạo còn lại = 20. Nếu T.Freedom cũng là 20, trong trận đấu bạn sẽ thấy tiền đạo có P.Freedom=0 luôn có xu hướng chạy thẳng, còn tiền đạo kia lúc chạy ra biên phải, lúc biên trái... nhìn giống như đổi vị trí tiền đạo vậy. Từ đó suy ra, nếu set P.Freedom, T.Freedom = 20 cho tiền đạo, thì tiền đạo đó hoạt động nửa sân bên đối phương. Cảm giác giống như 2 tiền đạo đổi chỗ nhưng thực ra là chạy chỗ. Trong trường hợp WB như bạn nói, không phải là T.Freedom = 0 thì nó chỉ chạy đến giữa sân thôi đâu, nó còn phụ thuộc vào T.Mentality, P.Mentality nữa. Nhưng nếu bạn chọn P.Mentality attack, T.Mentality Attack, Freedom litler, thì khi tấn công, WB này có xu hướng bám biên, chồng cánh với Wings. Nếu bạn để P.Freedom cao, nó có thể chạy vào đến giữa sân. Nếu có thêm T.Freedom, nó chạy tận sang cánh bên kia như bác dvuminh nói. Tôi nói P.Creative Freedom litle hoạt động theo trục dọc là vì đội hình còn tấn công và phòng thủ. => Cầu thủ tiền đạo được chạy từ giữa sân lên đến khung thành đối phương theo màu vàng đậm tớ đã vẽ. Còn P.Creative Freedom much thì phạm vi hoạt động của cầu thủ tiền đạo sẽ là màu vàng nhạt. => Từ đó suy ra các tuyến khác.
Hihi, Khi bạn set T.Mentalỉy là defend, Defend role (DCs): 0, Support role (MCs, FCd): 15, Attank role (WB, WR/L, Fca): 18. Nghĩa là khi đối thủ triền khai tấn công, đội bạn lui về phòng ngự. Nhưng đội hình phòng ngự của bạn có vấn đề. Vấn đề ở đây chính là khoảng cách giữa Defend role và support role. Bắt đầu phòng ngự mà defend đứng ở vị trí = 0 (gần thủ môn), còn MC đứng ở vị trí = 15 (giữa tiền vệ và tiền đạo đối phương), thì bảo sao Ass không rên rỉ về khoảng cách ;))
Tóm lại, khi T.Mentality = attack thì khi đội hình triển khai tấn công, các vị trí đứng vào chỗ P.Mentality đã thiết lập.
Khi T.Mentality = defend thì khi đội hình triển khai phòng ngự, các vị trí đứng vào chỗ P.Mentality đã thiết lập.
Điều này quan sát rõ nhất khi thủ môn (cả ta và máy) cầm bóng chuẩn bị phát lên. Vì vậy tớ nói TI được ưu tiên trước PI là có cơ sở
Như trên giải thích rôi, tớ chỉ nói thêm rằng, khi bạn set support = 8. MC của bạn đứng ở vị trí giữa tiền vệ và tiền đạo đối phương. TI = 5 (defend) nghĩa là khi phòng ngự, MC của bạn chạy về khá sâu, ngăn cách tiền vệ và tiền đạo đối phương => không có khoảng cách. Đó là lý do tớ phán bậy bạ là set defend xem rất buồn ngủ >:P. Khi tớ set TI=đefend, P.Mentality cho 3 tuyến lần lượt là phòng ngự 8,tiền vệ 7, tiền đạo 6 và 8. Khi đội hình lui về phòng ngự, gần như không có khoảng trống cho đối phương triển khai tấn công. Tiền đạo cũng tham gia phòng ngự. (Tất nhiên đòi hỏi phải có đội hình mạnh và chơi ăn ý với nhau). Xem full match sẽ thấy bóng cứ quanh quẩn ở chân tiền vệ và hậu vệ đối phương mà không lên được giữa sân.
Tại trước đây ta luôn quan niệm Attack = tấn công, Defend = phòng ngự. Nên khi set PI, ta cũng bị yếu tố này chi phối. Tiền đạo thì không thể để defend được. Cũng như hậu vệ thì không thể attack.
Vì vậy, tôi mới chứng minh PI chỉ là thiết lập vị trí hoạt động cho càu thủ, Attack hay defend chỉ nên hiểu theo nghĩa tương đối.
Khi set tiền đạo có P.Mentality = 6 (defend) thì không có nghĩa tiền đạo đó sẽ lùi sâu hơn tieenf vệ, nếu tiền vệ đó được set P.Mentality là 12 (attack).
Set P.Mentality = 6 nghĩa là đá lùi hơn vị trí mặc định 4 nấc, Set P.Mentality = 12 nghiax là đá cao hơn vị trí mặc định là 2 nấc. => Tieenf đạo luôn cao hơn tiền vệ. Đơn giản là vậy thôi. Còn đá defend hay attack còn phải phụ thuộc vào TI quyết định.
Hoàn toàn đồng ý là freedom cao thì cầu thủ sẽ hoạt động cả 2 chiều ngang và dọc. Ở bài trước có thể do bác giải thích không cặn kẽ nên mình hiểu sai ý bác là cầu thủ có freedom chỉ hoạt động theo chiều dọc. Bây giờ thì mình không còn thắc mắc về vấn đề này nữa >:).
Riêng việc ảnh hưởng của TI với PI thì thú thật với bác là rất khó để chứng minh chuyện đó. Vì nếu nói như bác mentality trong TI chỉ có tác dụng quyết định lối chơi chung của toàn đội thì nó không chia ra 20 nấc làm gì chỉ để 3 nấc defend, mixed và attack thôi. Đằng này nó để 20 nấc để bác có thể set vị trí metality 1 cách chính xác nên mình nghĩ tác dụng của metality trong TI và PI là như nhau, do đó tớ vẫn giữ vững quan điểm của mình là không có mối quan hệ giữa TI và PI :nhaovo:
Mình hiểu và cùng quan điểm với bác hungicp về mấy cái Mentality rồi, bây giờ mình thấy Mentality cực kỳ quan trọng. Việc tiền đạo được set Mentaltiy bao nhiêu sẽ ảnh hưởng khá rõ đến lối chơi, vị trí và tầm hoạt động của anh ta. Nếu set cao thì anh ta quanh quẩn gần các hậu vệ đối phương, set càng thấp thì vị trí nhận bóng, và vị trí tranh cướp bóng của tiền đạo càng thấp nhưng vị trí cuối cùng anh ta chạy đến vẫn ở hàng tiền đạo, do đó, có thể set thấp như bác hungicp và anh ta sẽ lùi khá thấp nhưng vị trí mặc định của anh ta tự động điều chỉnh về vị trí trên sơ đồ tactic, chỉ khác là anh ta phải di chuyển nhiều hơn, rộng hơn và lùi thấp hơn. Đúng không bác hungicp ^_^ Coi 1 tí là nhận ra ngay thôi ^^
Có thể no1live4rever diễn đạt không chính xác về mối quan hệ giữa TI với PI.
Theo mình thấy cả 2 có liên hệ chứ. PI phải set cho từng cầu thủ, phù hợp với từng vị trí để định hình bộ khung, cự ly của đội hình. Còn TI là lệnh chung mà HLV muốn toàn đội tiếp tục tuân theo ngoài PI đã set. Có nghĩa là cầu thủ sẽ thực hiện cả 2 lệnh PI và TI đan xen nhau, tuỳ vào thời điểm và lối đá.
Mình ví dụ:
- Set PI cho nhóm 2 DC và 1 DMC là Passing Short, Creative Little. Còn set TI cho toàn đội là Creative Normal, Passing Long. Vào trận đấu, các cầu thủ trên khi nhận được bóng mà không bị cầu thủ đối phươnh tranh chấp thì họ hay chuyền Short qua lại với nhau để dụ đối phương lao vào cướp bóng, đến khi thu hút được 2-3 cầu thủ đối phương dâng lên là lập tức chuyền Long lên tuyến trên để tấn công. Khi đó bạn có thấy rằng họ ưu tiên thực hiện PI trước, khi có thời cơ lập tức thực hiện TI.
- Việc TI được thực hiện nhanh hay chậm, nhiều hay ít có thể do Time Wasting và Mentality cuả TI quyết định. Nếu bạn yêu cầu tấn công tổng lực và không được câu giờ thì PI sẽ được thực hiện rất nhanh và ngắn, ngay sau đó họ sẽ làm theo TI nhiều hơn, thường xuyên hơn.
Mình thấy set Passing PI và TI là dễ kiểm chứng nhất. Những gì viết ở trên là thực tế mình đang dùng cho tactic cuả mình và thường thấy diễn ra. Những lúc bế tắc trước các đội bóng, mình hay dồn lực tấn công và rót bóng từ xa lên tuyến trên nên thấy rất rõ các cầu thủ hầu như quên luôn việc đan bóng mà mình vẫn hay thấy lúc bình thường, vừa nhận bóng là họ đá lên tuyến trên cùng ngay lập tức.
Có thể nói TI bao trùm PI, cả 2 có liên hệ với nhau nhưng không phải theo kiểu liên hệ tương quan thuận nghịch gì cả, chỉ là 2 phần của 1 chiến thuật do chúng ta định ra, tuỳ chúng ta và tuỳ tình huống trên sân lúc đó mà cầu thủ thực hiện theo TI hay PI nhiều hơn và rõ ràng hơn thôi.
Về mối quan hệ giữa TI và PI có thể là bác và bác hungicp đúng nhưng cũng có thể là tớ đúng :am: vì như tớ nói ở bài trước rất khó để chứng minh điều đó.
Về ví dụ của bác tớ cũng có thể dựa vào TT&F để phản bác lại giả thiết của bác
A common error is to allow a player no obvious forward passing options at all. If you ask a full back to play very short passes to an aggressive midfield, all of whom are looking to get forward at every opportunity, the chances are he will look up and fail to see an obvious pass. He will be able to pass it inside, but that will not initiate an attack and often leads to the back four being dispossessed by a pressing front line or punting a directionless long ball up field to avoid being caught in a dangerous position. Common signs that this is happening are players dawdling on the ball when under little pressure or players with short passing instructions banging it long.Đó không phải do TI chi phối mà là do cách set của bác gặp vấn đề như TT&F đã đề cập. MCd của bác không thể nào triển khai bóng được nên cứ chuyền quanh quẩn với 2 DC. Đến 1 lúc nào đó các chú ấy nhận ra rằng cứ chuyền kiểu đấy thì thế nào cũng bị mất banh và bị hlv chửi, vùi dập, phạt lương vv >:) thì đùng... 1 cú long pass.
Cơ sở để tớ bảo TI và PI không ăn nhập gì với nhau, nghĩa là cầu thủ chỉ tuân theo PI hay TI (chỉ trong những mục mà PI và TI đều có còn những mục mà chỉ dành riêng cho TI thì tớ không tính) đó là cách tớ test metality. Lý do tớ chọn metality bởi vì chỉ có duy nhất metality ảnh hưởng đến việc giữ cự ly giữa các tuyến và có thể nhận thấy điều đó trong báo cáo của ass chứ không phải bằng cảm giác. Khi test tớ đã thử rất nhiều trường hợp và hầu hết là tớ cố ý tạo khoảng cách lớn giữa DC và MC trước khi vào trận đấu, nếu có sự can thiệp của TI trong quá trình thi đấu thì trong báo cáo của ass phải mất đi thông báo có khoảng cách đó, đằng này nó xuất hiện từ đầu trận đến cuối trận.
Từ đó tớ mới đi đến kết luận và cho đến bây giờ tớ vẫn cho là mình đúng.
Hì, này thì TT&F09:
"Attacking teams will, on the other hand, need to get the ball and play it well between each other. The defenders are set to short passing so they can look for a good passing option to start an attack. Since they should be under less pressure, they should have the time and the mentality to be able to do this."
Đoạn trên là TT&F09 nói về sự logic khi set Passing của nhóm cầu thủ đảm nhiệm vị trí phòng ngự. Trong đội hình mình tạo thì 2 DC và 1 DMC đảm nhận nhiệm vụ này /:)
Mà thôi, ai đúng ai sai không thể xác định được rõ ràng thì chúng ta cứ chơi sao cho đạt hiệu quả tốt nhất là được rồi >:)
Bác nói chí lý thôi thì quay lại với Pato :a20:
Cái này ngoài lề bác cho mình hỏi là 1 lần bác newgame thì bác chờ khoảng bao nhiêu phút. Chẳng hiểu sao 1 lần newgame tớ phải chờ ít nhất là 30 phút nên săn Pato khó quá. Bác còn giữ cái file save ngay mới bắt đầu vào mà PA Pato cao tý thì cho mình xin. :a43: