Share game FM24 (PC)
Trang thứ 1 trong tổng số 3 trang 123 Trang cuốiTrang cuối
Hiển thị kết quả từ 1 tói 10 trong tổng số 25
  1. #1
    Ngày tham gia
    29 Aug 2006
    Đến từ
    www.fm-vn.com
    Số bài viết
    6,093

    Sự trở lại của sweeper ?

    The Sweeper ( máy quét ) đã từng được coi là "thành viên" trong hệ thống phòng ngự 3 hậu vệ trung tâm khi đối mặt với 2 cầu thủ tấn công. Giờ đây khi chúng ta có mô hình 2 hậu vệ trung tâm đối mặt với 1 cầu thủ thủ tấn công, phải chăng The Sweeper đã không còn tồn tại ?


    Matthias Sammer ( Đức ), 1 Sweeper cổ điển.

    Tại Euro 1996, đội tuyển Đức với vị trí Libero (Matthias Sammer ) đã lên ngôi với sơ đồ chiến thuật 3-4-1-2 nổi tiếng. Matthias với nhiệm vụ bọc lót ngay phía sau 2 trung vệ, ông còn có nhiệm vụ cũng như phát động các đợt tấn công, và thậm chí ông còn ghi được những bàn thắng cho đội của mình.

    Khi chỉ phải đối mặt với 1 tiền đạo đơn độc, 1 trong 2 trung vệ sẽ có quyền lao lên tấn công, điều này đã từng thấy ở Arsenal khi Gallas hoặc Thomas Vermaelen thường xuyên tham gia tấn công. Và không khó để thấy rằng điều này dễ dàng để lại lỗ hổng phòng ngự , đặc biệt khi đó là 1 tiền đạo có tốc độ tốt và di chuyển rộng. Ngày nay đội hình 1 tiền đạo cũng trở nên phổ biến hơn, và các trung vệ cũng rất hiếm khi dâng cao lên để tham gia tấn công. Và cũng dễ thấy hơn là vai trò máy quét Sweeper vào thời điểm hiện tại đã trở thành tiền vệ phòng ngự, di chuyển vào giữa 2 trung vệ - những người di chuyện rộng ra bên cánh. Đơn thuần là tiền vệ phòng ngự này sẽ di chuyển từ tiền vệ sang khu vực hậu vệ.

    Ưu điểm? Đội hình khi đó sẽ chơi rộng hơn, dễ dàng hơn trong việc kiểm soát trận đấu và gây khó khăn cho đối phương khi muốn bao quát sân. 2 ví dụ nổi tiếng và thành công trong những năm gần đây đó là :

    - Barcelona với Yaya Toure ( và Busquets hiện nay ) kết hớp với Pique và Puyol, tạo điều kiện để 2 Full Back là Alves cùng với Maxwell thoả sức tấn công mà không phải lo lắng nhiều về việc phòng ngự
    - Brazil với G.Silva với 2 Full Back Maicon và Bastos

    1 hình ảnh ví dụ minh hoạ

    Hình ảnh trên cho thấy cơ chế hoạt động khi chuyền từ 4 hậu vệ sang 3 hậu vệ khi đang kiểm soát bóng. 1 chướng ngại ở đây đó là những hậu vệ biên Full Back sẽ không hoàn toàn thoải mái tấn công vì họ còn phải kiêm 1 phần nhiệm vụ phòng ngự, đặc biệt sẽ không dễ dàng khi đối phương sở hữu những tiền vệ cánh chơi sáng tạo. Khi vận hành xong 3 hậu vệ thì dễ dàng nhận ra rằng bạn sẽ dễ dàng khoét cánh đối phương mà không tạo sơ hở nhiều phía sau ( ảnh cuối cùng trong ảnh động ở trên ).

    Điểm lớn nhất trong cách vận hành này đó là 2 tiền vệ cánh phải di chuyển rộng vào trung tâm thay vì bám biên. Điều này sẽ khiến cho các hậu vệ đối phương phải di chuyển hẹp lại vào trung tâm ( tạo đk để Full Back băng lên ). Và dĩ nhiên nó sẽ tạo ra 1 khoảng trống lớn ở 2 cánh và các tiền vệ của đội khách phải lui về phòng ngự vào lúc này.

    Các ưu điểm nói ngắn gọn :
    - Tạo khoảng trống để hậu vế cánh tấn công dễ dàng hơn.
    - Hậu vệ kiếm soát trận đấu dễ hơn
    - Đẩy đội hình cao
    - Nếu đội khách có cầu thủ chơi sáng tạo ở khu vực rộng rãi thì tiền vệ ( MC ) của bạn sẽ là người áp sát.
    - Kết quả của hệ thống này là bạn sẽ có 3 tiền đạo trung tâm ( tiền đạo cùng với 2 tiền vệ di chuyển vào khi tấn công )
    - Đội khách sẽ khó khăn trong việc xác định ai sẽ là người nhận bóng.


    Trên lý thuyết thì hệ thống này chống lại sơ đồ 2 tiền đạo rất tốt, nhưng sẽ gặp khó khăn khi gặp 1 hệ thống tương tự, tức 3 hậu vệ trung tâm với 3 tiền đạo trung tâm. Cần lưu ý là hệ thống 3 hậu vệ này hoàn toàn khác hẳn với hệ thống 4 hậu vệ giang ngang.

    Vậy mẫu Sweeper ( tiền vệ phòng ngự trong thời kì hiện tại được coi như là 1 Sweeper "cải tiến") cần những yếu tố nào? Anh ta phải là 1 cầu thủ có khả năng đọc trận đấu , khả năng chuyền bóng ( đặc biệt chuyền xa ), khả năng tranh chấp bóng cũng như không chiến tốt, hay nói dễ hiểu hơn là anh ta cần có những kĩ năng của mẫu Sweeper cổ điển Sammer, Lothar Matthuas, Ruud Gullit ( về sau trở thành tiền vệ phòng ngự ). 1 vài ví dụ khác đó là A.Song của Ars, M.Carrick của Manchester, Obi Mikel của Chelsea, Kompany của Man.City...

    Ngoài ra còn phải lưu ý các vấn đề khác như trung vệ của bạn phải chọn vị trí tốt ( kiểm soát thế trận ), hậu vệ biên có nền thể lực dồi dào cũng như tốc độ tốt, tiền vệ cánh cần phải biết cách di chuyển hợp lý.... Không phải đội bóng nào cũng sỡ hữu hoàn hảo những mẫu cầu thủ như vậy, vấn đề là bạn cần phải sử dụng hợp lý và hiệu quả của chính bạn

    Chủ đề tương tự:

  2. #2
    Ngày tham gia
    07 Nov 2010
    Số bài viết
    184
    Euro 1996( Anh) mới đúng admin ơi.
    Thêm 1 chút nữa là riêng với Đức, vị trí như của Sammer,Matthaeus hay nổi tiếng trước nữa là Beckenbauer được gọi là Libero. Sammer hoạt động tự do, lên công về thủ thoải mái chứ không chỉ đơn thuần là Sweeper. Không bị ràng buộc về mặt vị trí. Mẫu cầu thủ kiểu này có lẽ Đức là sử dụng thành công nhất, đến nay đã xem như tuyệt chủng. Nhưng chắc người Đức vẫn còn tiếc nuối cái hào quang mà các Libero huyền thoại đem lại lắm
    Chỗ Sweeper là tiền vệ phòng ngự cũng ko ổn


  3. #3
    Ngày tham gia
    29 Aug 2006
    Đến từ
    www.fm-vn.com
    Số bài viết
    6,093
    Đúng Sweeper ở đây có thể là Libero đó bạn , ý của bài viết này là bóng đá hiện đại đã chuyển thể từ vị trí sau hậu vệ thành vị trí trước hậu vệ, quan trọng là khi phòng ngự thì cầu thủ này trở thành 1 trung vệ thứ 3 chứ không còn tiền vệ phòng ngự nữa. Về vị trí là khác nhau nhưng về vai trò thì giống nhau.


  4. #4
    Ngày tham gia
    07 Nov 2010
    Số bài viết
    184
    Hình như bạn hiểu sai một chút về libero và Sweeper. Sweeper không phải là tiền vệ phòng ngự mà là một hậu vệ, trước đây Việt Nam hay gọi là hậu vệ thòng, đá đằng sau 2 trung vệ. Còn Libero thì có sự khác biệt, Libero là một vị trí tiêu biểu của tuyển Đức hay Tây Đức lúc trước và nó bắt nguồn từ Italia, được Gianni Brera sử dụng đầu tiên . Libero là cầu thủ tự do ( tiếng Ý Libero là tự do ). Nếu như một hậu vệ đơn thuần chỉ đơn giản lo nhiệm vụ phòng ngự là chủ yếu thì Libero lại khác, vị trí này có thể chơi bất kỳ vị trí nào anh ta muốn, khi phòng ngự thì là trung vệ, có khi lên chơi như một tiền vệ và cả tiền đạo, hoàn toàn không bị ép buộc về mặt vị trí. Và đội bóng chỉ có 1 Libero duy nhất, cũng thường là cầu thủ ảnh hưởng nhất đội. Nếu như người Ý phát minh ra Libero và thành công cùng với Catenaccio thiên hoàn toàn về phòng ngự thì người Đức đưa nó lên tầm cao mới - công thủ toàn diện hơn
    Đỉnh cao của Libero có thể nói là Beckenbauer và Sammer. Lên công về thủ không mệt mỏi, cực kỳ toàn diện và ảnh hưởng cực lớn đến cả đội, và cũng là một vị trí có đòi hỏi rất cao về nhiều mặt - những Libero thành danh gần như đều là những cầu thủ xuất sắc nhất thế giới vào thời điểm đó. Mình đã được xem Sammer cùng Dortmund và Đức 96, một cầu thủ hoàn hảo. vị trí Libero trong bóng đá hiện tại đã chết, có thể do không phù hợp chiến thuật, và cũng có thể không tìm được ai chơi được như thế nữa
    Thêm cái về Việt Nam là hậu vệ thòng trước đây có Đỗ Khải chắc ai cũng nhớ . chứ Libero VN không biết dịch ra là gì, mà thế giới cũng hiếm ai đáng được gọi là Libero nữa là VN
    Edit thêm phát nữa là của Ý thì có Baresi, và bây giờ cũng hết rồi


  5. #5
    Ngày tham gia
    29 Aug 2006
    Đến từ
    www.fm-vn.com
    Số bài viết
    6,093
    Mình biết sự khác biệt giữa Sweeper và Libero chứ ( FM có ghi rõ hết mà và mình cũng có ghi trên bài viết "tức tiền vệ phòng ngự trong thời kì hiện tại" ). Đầu đề bài viết mình có ghi là "Sự trở lại của Sweeper" ý ám chỉ là tiền vệ phòng ngự ngày nay cùng vai trò giống Sweeper cổ điển, tuy vị trí khác nhau. Mình cũng có nói Sweeper có thể là Libero, với đk là anh ta tham gia tấn công và đá cao hơn, nhưng ở vị trí tiền vệ phòng ngự và đóng vai trò là mắt xích trong hệ thống phòng ngự thì vai trò giống Sweeper hơn là Libero.

    Mình đã sửa lại vị trí Sammer là Libero ^^


  6. #6
    Ngày tham gia
    06 Nov 2010
    Số bài viết
    930
    Bổ sung thêm là trong bóng đá hiện đại ng ta vẫn thấy các cầu thủ thi thoảng đá như Libero nhưng mà đó chỉ là những giây phút ngẫu hứng của HLV và bản thân cầu thủ (Lucio + Demichelis...)


  7. #7
    Ngày tham gia
    04 May 2010
    Số bài viết
    19
    Mẫu hậu vệ Sweeper mình nghĩ đó chính là Baresi, ông chơi thấp nhất và đọc trận đấu để cover. Còn về libero thì như các bạn đã đưa ra những cái tên ở trên, và "mang tiếng" là hậu vệ nhưng họ có thể chơi ở hầu như các vị trí khác trên sân. Mình lâu có xem video của Beckenbauer, người được xem là sáng lập ra hai vị trí sweeper và libero,thì thấy ông ấy khi thì sút xa vào ở vị trí tiền vệ, khi lại chạy chổ nhận chọc khe, khi thì độc diễn... rất đa di năng. Riêng nghĩa libero cũng đã có nghĩa là free. Mình cũng đang chơi đội hình có một libero sau khi đọc được bài tương tự ở basefm. Thanx chủ thớt về bài viết.

    Edit: Mọi người nghĩ nếu đá cặp hậu vệ, thì một libero/support nên đá cặp cùng CB như thế nào?

    Lần sửa bài viết gần nhất bởi VictorDLute : 22-01-2011 vào lúc 09:42 AM

  8. #8
    Ngày tham gia
    29 Aug 2006
    Đến từ
    www.fm-vn.com
    Số bài viết
    6,093
    Bạn thử set Libero Zone Marking cùng với 2 Limited Defender Man Marking thử xem sao. Theo lý thuyết hậu vệ 3 ngưòi thì 2 trung vệ có xu hướng giãn ra biên, do đó sẽ là Fluid ???


  9. #9
    Ngày tham gia
    04 May 2010
    Số bài viết
    19
    Mình chỉ đá với hai trung vệ trong sơ đồ 442 với 1 DM. Vì bản 2.1 này việc bị sẻ nách (chọc khe giữa 1 CB và một FB/WB) là rất nhiều nên mình đang phân vân không biết 2 CB, trong đó có một libero thì CB còn lại sẽ là gì? Nếu bạn có thời gian mình xin đc nhờ bạn test (chỉ cần test về cấu trúc hàng thủ gồm 2 cb, 2 wb và một dm). Mình rất thích chơi có 1 libero hoặc sweeper, dù với lựa chọn stopper hay cover cũng phần nào khiến cho trung vệ có thể lùi sâu hơn bìh thường hay nhô lên. Thanx bạn trước


  10. #10
    Ngày tham gia
    29 Aug 2006
    Đến từ
    www.fm-vn.com
    Số bài viết
    6,093
    Bạn lưu ý 1 điều là DM trong trường hợp bạn nói phải là ở vị trí DM trên sân chứ không phải là vị trí CM ( Defend ) nhé, 2 vị trí này hoàn toàn khác nhau đó bạn . Khi phòng ngự thì dĩ nhiên cầu thủ nào làm công việc của người đó, tức DM sẽ có nhiệm vụ kèm AMC và trung vệ kèm tiền đạo. Mình đang tìm thêm tài liệu về cái cấu trúc mà bạn nói. Tạm thời mình liệt kê ra vài tình huống sau :

    - Đội của bạn chơi đội hình 4-4-2 trong đó có 1 DM và 1 MC ( không phải 2MC )
    +Đội khách không có AMC và có 2 tiền đạo : 2 trung vệ sẽ kèm trực tiếp 2 tiền đạo trong khi DMC của bạn có thể sẽ dâng lên kèm MC đội bạn hoặc giữ nguyên vị trí.
    +Đội khách không có AMC và có 1 tiền đạo : 1 trung vệ sẽ kèm tiền đạo đó ( theo mình thì 2 trung vệ ai đá cao hơn Stopper sẽ áp sát trước hoặc tuỳ thuộc vào cách di chuyển về hướng nào của tiền đạo đó ). Trường hợp bạn có thể sử dụng Ball Playing Stopper để kèm tiền đạo đó và tạo ra tình huống phản công (?).


    Vấn đề này mình thấy rất rộng, có lẽ bạn nên đưa ra trường hợp cụ thể để mọi người dễ thảo luận hơn .

    //Về trường hợp bị chọc khe nhiều, bạn thử set man marking và chơi narrow thử xem.


Qui định gửi bài

  • Bạn không thể lập chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi bài phản hồi
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết
  •