Share game FM24 (PC)
Trang thứ 1 trong tổng số 3 trang 123 Trang cuốiTrang cuối
Hiển thị kết quả từ 1 tói 10 trong tổng số 22
  1. #1
    Ngày tham gia
    10 May 2009
    Đến từ
    Casino FM
    Số bài viết
    95

    Các huyền thoại của bóng đá Việt

    "NGUYỄN VĂN TƯ__MŨI TÊN VÀNG"
    Biệt danh “Mũi tên vàng” dành cho chàng trai trẻ Nguyễn Văn Tư bắt đầu xuất hiện từ năm 1957 tại giải Vô địch châu Á diễn ra ở Malaysia, sau khi khán giả Thủ đô Kuala Lumpur được chứng kiến những pha đột phá như vũ bão, cùng những cú sút “thần sầu” làm rung chuyển khung thành đối thủ. Khi đó, báo chí Malaysia đã nhiệt liệt ca ngợi tài năng của Nguyễn Văn Tư và phong danh hiệu “Mũi tên vàng”.

    Chính “cầu Vương” Lý Huệ Đường - một danh thủ bóng đá châu Á lúc bấy giờ cũng thừa nhận điều đó và xem anh như một “sát thủ” trên sân cỏ.

    Nhắc đến Nguyễn Văn Tư, người hâm mộ thời đó đều hình dung ra ngay một cầu thủ chạy cánh trái, thấp thước (1m60) nhưng chắc nịch, nhanh nhẹn lạ thường, mỗi lần xuống bóng đều như tên bắn, lại có biệt tài “vặn sườn” hậu vệ đối phương và có một chân trái làm nổ tung sân cỏ bằng những cú nã “pháo hạng nặng” khiến các thủ thành bó tay.

    Nguyễn Văn Tư chơi bóng xuất sắc từ khi còn là học sinh nên sớm được đưa vào đội bóng tỉnh. Đội Vô địch Ngôi sao Gia Định trong chuyến về Gò Công thi đấu (từ năm 1940 - 1947) đã phát hiện ra tài năng trẻ này và mời về thi đấu, nhờ đó năng khiếu bóng đá của Tư đã được phát huy. Năm 1947, Nguyễn Văn Tư chuyển qua khoác áo đội A.S.J và sau đó là Cảnh sát Đô thành, đây là hai đội bóng có tầm cỡ, với sự góp mặt của nhiều “cao thủ” đương thời. Cũng trong thời điểm này, chàng trai Gò Công được gọi vào đội tuyển Việt Nam, và trong suốt 14 năm liền, Nguyễn Văn Tư luôn có mặt trong đội hình tuyển miền Nam, góp mặt trên các cầu trường gần khắp châu lục, từ giải vô địch Á châu đến Á vận hội, SEAP Games, Merdeka… mà vinh quang vàng son nhất của sự nghiệp chính là HCV SEAP Games lần thứ nhất (sau này đổi thành SEA Games) tổ chức tại Bangkok (Thái Lan) năm 1959.

    Năm 1963, Nguyễn Văn Tư tuyên bố giải nghệ, lúc đó 37 tuổi. Nhưng nói là giải nghệ, nghỉ đá cho đội Cảnh sát Đô Thành, trên thực tế Nguyễn Văn Tư vẫn thi đấu cho đội Lão tướng và làm HLV cho đội Cảnh sát Công Lô. Sau năm 1975, anh vẫn đá cho đội Quận 1 và dẫn dắt đội Vật tư TP.HCM cho đến năm 1978 mới chính thức giã từ sân cỏ. Anh cùng gia đình làm nhiều công việc để kiếm sống như bán chuối chiên, bán trái cây…

    Giờ đã ở tuổi 75, nhưng Nguyễn Văn Tư trông rất khỏe mạnh và vẫn luôn theo sát tình hình bóng đá nước nhà. Ông tâm sự: “Đã hơn 50 năm rồi, kể từ khi tôi còn là chú nhóc từ Tiền Giang theo gia đình lên Sài Gòn lập nghiệp. Mọi thứ bây giờ so với lúc tôi tập tễnh chơi bóng thay đổi nhiều quá. Ngày ấy, hễ bước ra khỏi nhà là có sân bóng để đá. Cứ đi học về là đem “cặp táp”, dép làm hai cầu môn và quần thảo với quả bóng cho đến khi nào mệt nhoài mới thôi. Bây giờ sân bóng tốt hơn, các em đã được đầu tư nhiều, được Nhà nước quan tâm và kể cả được trang bị “thầy” từ nước ngoài về dạy…”. Mừng cho sự thay đổi, nhưng ông cũng mong rằng bóng đá nước nhà sẽ ngày càng tiến mạnh hơn, vươn ra tầm châu lục và thế giới!

    Trích ngang
    Họ và tên: Nguyễn Văn Tư
    Sinh năm:sinh ngày 1926 tại Gò Công (Tiền Giang)
    Vị trí: tiền đạo cánh trái
    Các đội từng thi đấu: Ngôi sao Gia Định, A.S.J, CSĐT
    Tham dự các giải quốc tế: Merdeka (từ năm 1957 đến 1961), SEAP Games 1959, 1961
    Thành tích: Huy chương Vàng SEAP Games 1959

    nguồn internet


    Chủ đề tương tự:
    Hoà Đại Nhân-Võ Đang cùi mía -Lương Sơn

  2. #2
    Ngày tham gia
    10 May 2009
    Đến từ
    Casino FM
    Số bài viết
    95
    “Lưỡng thủ vạn năng” Phạm Văn Rạng
    TT - Một buổi chiều cuối mùa hè năm 1966, hàng ngàn khán giả Malaysia rời sân vận động quốc gia với tâm trạng sướng thỏa thuê khi tận mắt chứng kiến đội tuyển châu Á do “cầu vương” Lý Huệ Đường (Hong Kong) làm HLV trưởng và HLV phó là cựu trung vệ Peter Velappan (Malaysia, đương kim tổng thư ký AFC) dẫn dắt đã quật ngã CLB Chelsea (Anh) 2-1.

    Sáng hôm sau, đồng loạt các báo Malaysia và khu vực đã cùng bình luận rằng: người có công lớn nhất cho chiến thắng của đội tuyển châu Á chính là tay thủ môn đến từ Việt Nam có tên Phạm Văn Rạng! Đơn giản bởi nếu là người khác đứng giữa hai khung gỗ, mành lưới của tuyển châu Á đã tan nát với các chân sút Ănglê!

    Lưỡng thủ vạn năng!

    Thật ra không phải đến thời điểm ấy, cái tên Phạm Văn Rạng mới vang lừng khắp khu vực châu Á. Ông được giới hâm mộ để ý từ bảy năm trước khi góp công không nhỏ mang về cho bóng đá miền Nam VN tấm HCV SEAP Games trên đất Thái Lan. Sau 12 năm trấn giữ khung thành đội tuyển miền Nam VN, ông đã nói lời chia tay vào năm 1964.

    Biết vậy nhưng HLV Lý Huệ Đường vẫn điền tên ông vào danh sách đội tuyển châu Á như là một hành động vinh danh cho người cựu tuyển thủ. Sau trận thắng để đời ấy, ông chính thức nói lời chia tay với bóng đá để mưu sinh với nghiệp công chức quan thuế (hải quan ngày nay) ở các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam bộ cho đến ngày đất nước hoàn toàn thống nhất.

    Hơn nửa thế kỷ trước, hướng lăn của trái bóng tròn trở thành nỗi đam mê mãnh liệt của chú bé Rạng sau giờ học. Ngày ấy, những lần đội Ngôi Sao Gia Định xuống Mỹ Tho thi đấu chẳng khác nào một ngày hội, thu hút sự chú ý của đông đảo quần chúng. Nhà nghèo đào đâu ra mấy xu để có được một tấm vé, thế là bằng mọi giá Rạng leo rào vào “coi cọp” để mục kích thần tượng của mình là thủ môn Ba Quyến (Ngôi Sao Gia Định) trổ tài.

    Năm 1951, 17 tuổi, Rạng chuyển về học văn hóa ở Sài Gòn. Tất nhiên sau giờ học là những trận quần thảo không biết mệt với quả bóng trên khắp các sân bóng Sài thành thuở ấy. Rất mê đứng giữa hai trụ thành, nhưng trong màu áo cầu thủ của khối tư thục học đường, Rạng luôn thủ vai… trung phong.

    Bữa nọ, thủ môn của đội bị bệnh nặng trước giờ thi đấu tranh chức vô địch giải học sinh Sài Gòn cùng Trường Huỳnh Văn Ngà, Rạng xung phong giữ thành. Người thủ thành bất đắc dĩ này trở thành nhà vô địch và rồi định mệnh cũng trói chặt ông giữa hai trụ thành.

    Sau chức vô địch đầu đời ấy, ông chính thức là người giữ thành cho bóng đá miền Nam VN suốt từ năm 1952-1964. Ngồi trò chuyện cùng chúng tôi, ông nói: “Sau lúc giã từ sân cỏ, nhiều lúc hồi tưởng trở lại tôi không thể ngờ được rằng mình lại có những phản xạ nhanh nhẹn như thế. Mười ngón tay của tôi ngắn hơn ngón tay người bình thường, vậy mà không hiểu sao thuở ấy tôi chỉ cần tung đôi bàn tay lên là tóm gọn quả bóng. Riết rồi người ta đồn thổi rằng trước lúc vào sân cỏ, Rạng lén thoa một lớp keo dính trên đôi tay (!?)...”. “Vậy còn danh xưng “lưỡng thủ vạn năng” thì sao, thưa ông?”. “Đâu vào khoảng thập niên 1950-1960, danh xưng ấy xuất hiện trên các tờ báo thể thao ở Sài Gòn. Thiệu Võ là nhà báo thể thao đầu tiên gắn tên tôi với biệt danh ấy. Thú thật đến giờ tôi cũng không hiểu hết về cái danh xưng ấy nữa...”.

    12 năm khoác áo đội tuyển là một quãng thời gian rất dài. Đâu là bí quyết để ông có “tuổi thọ” cao như vậy? “Nào có gì ghê gớm. Ngoài tình yêu bóng đá mãnh liệt, tôi chỉ biết tự tập luyện và hồi tưởng lại những bàn thua để khắc phục nhược điểm. Tôi chỉ tâm niệm rằng: đã chọn bóng đá là nghề thì phải hết lòng với nghề. Đơn giản chỉ có vậy mới tiến bộ được. Phụ nghề chẳng khác nào phụ tình, đó là điều tối kỵ và cũng là lời nhắn gửi đến những em cháu đã và đang chọn nghiệp đá bóng để tiến thân…”.

    Ấn tượng khó phai

    Để chuẩn bị tham dự SEAP Games 1 tại Thái Lan, tuyển miền Nam VN có trận đấu giao hữu cùng tuyển Nhật Bản ngay tại Sài Gòn. Trận đó Rạng giữ trắng lưới nhà, còn đồng nghiệp ở đầu sân bên kia thì có tới ba lần vào lưới nhặt bóng. Trong tiệc chiêu đãi vào tối cùng ngày, đại sứ Nhật tại Sài Gòn ngày ấy đã tặng Tổng cục Túc cầu miền Nam một đôi giày nhỏ và ví von rằng: “Bóng đá Nhật Bản nhỏ bé như đôi giày này và mong rằng sẽ có ngày được sánh vai cùng bóng đá VN...”.

    Nhắc lại đôi giày nhỏ ấy, ông Rạng nói: “Hơn 30 năm sau, đôi giày nhỏ ấy biến thành đôi hia vạn dặm. Tôi thật sự kinh ngạc khi ở giải Cúp các liên đoàn mới đây, Nhật Bản cầm chân Brazil với tỉ số 2-2. Ngồi xem hai đội đá mà tôi không thể ngờ được họ tiến bộ vượt bậc như vậy. Xem rồi mới thấy tiếc cho sự thụt lùi của bóng đá nước nhà”.

    Sân vận động của các quốc gia và vùng lãnh thổ như: Thái Lan, Nhật Bản, Hong Kong, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc, Israel, Lào, Campuchia... từng in đậm dấu giày của các tuyển thủ bóng đá miền Nam VN, trong đó có “lưỡng thủ vạn năng” Phạm Văn Rạng, nhưng theo lời ông thì ấn tượng đậm nhất trong đời cầu thủ chính là trận thắng tuyển Israel 2-0 ở lượt về vòng loại Olympic thế giới năm 1963 ngay tại thủ đô Tel Aviv:

    “Trận lượt đi, Israel thắng 1-0 tại sân Cộng Hòa (nay là sân Thống Nhất), do vậy khi tuyển miền Nam sang đá trận lượt về, khán giả chọc quê bằng cách đưa 10 ngón tay ám chỉ rằng trận này đội khách sẽ thua chục quả! Nhưng chỉ 15 phút đầu của trận lượt về, hai tiền đạo Nguyễn Văn Quang và Nguyễn Văn Ngôn đã ghi được hai bàn thắng bằng cú xỉa mũi giày cận thành và một quả sút phạt trực tiếp từ 40m. 75 phút còn lại, chúng tôi bị họ “tra tấn” dữ dội bằng những đợt công phá liên tục.

    Tôi không còn nhớ mình đã bay người cứu nguy bao nhiêu lần. Chỉ biết rằng đôi chân không thể nhấc lên được còn bụng thì vọp bẻ khi ra xe buýt về khách sạn. Hai trung vệ cự phách là Tam Lang và Phan Dương Cẩm (tự Hiển) thì vọp bẻ ngay trên sân vì đuối sức. Tuổi thanh niên mà họ còn chịu không nổi huống hồ chi lúc đó tôi đã ngoài 30. Thật đúng là một trận đấu để đời”.

    30 năm và... món tiền lớn nhất

    Vài hôm sau trận cầu chia tay “thế hệ vàng” bóng đá VN, người thủ môn già Phạm Văn Rạng được mời tới tòa soạn báo Tuổi Trẻ để nhận sự hỗ trợ của Tôn Hoa Sen và doanh nghiệp võng xếp Duy Lợi. Cầm 6 triệu đồng của các nhà mạnh thường quân, đôi tay ông run run còn gương mặt thì ràn rụa nước mắt vì xúc động. Gạt vội giọt lệ, ông nói với giọng xúc động thật sự: “Mấy cậu có biết và có tin rằng đây là số tiền lớn nhất mà tôi cầm được trong tay từ 30 năm qua không? Tôi có còn đóng góp gì được cho phong trào nữa đâu mà cũng được các mạnh thường quân thương nhớ để tặng quà…”.

    Hôm sau, ông trở lại tòa soạn để hồ hởi khoe rằng: “Tôi vừa gửi cho bà xã 2 triệu, sắm được một đầu máy và tivi cũ hết hơn 1 triệu. Còn lại để độ nhật và dành thuốc thang lúc trái gió trở trời. Tuổi già ao ước một chiếc tivi và một đầu máy từ lâu, nay mới toại nguyện”.

    Đã quá tuổi thất thập cổ lai hi, con người lừng lẫy một thời nay trở thành một ông lão hom hem với dáng đi liêu xiêu, run rẩy. Hơn 40 năm trước, trong một trận đấu trên sân Cộng Hòa, cú vào bóng cực mạnh của tiền đạo Nguyễn Văn Chiêu (tác giả bàn thắng duy nhất ở trận chung kết với Myanmar, mang về cho bóng đá miền Nam chiếc HCV ở giải Merdeka 1966) khiến đầu gối phải của thủ môn Phạm Văn Rạng (Quan Thuế) bị chấn thương nặng.

    Y học thể thao ngày ấy chưa phát triển nên chấn thương ấy để lại di chứng ngày nay với “lưỡng thủ vạn năng” là di chuyển hết sức khó nhọc khi lên xuống cầu thang và gây đau nhức mỗi lúc trở mùa. Nhắc lại nguồn cơn chấn thương ngày ấy, ông chẳng một lời oán trách mà chỉ nhẹ nhàng kể lại những giây phút cuối đời và đám tang của đồng nghiệp Nguyễn Văn Chiêu hơn chục năm trước. Ông nói: “Có gì đâu mà giận hờn. Đó là rủi ro của tôi chứ anh Bảy Chiêu nào cố ý làm thế đâu”.

    Bản tính chân chất, chịu thương chịu khó khiến ông Rạng luôn thảnh thơi ở tuổi xế chiều, dẫu rằng chiếc ví của ông luôn xẹp lép. Suốt 30 năm qua, ông rày đây mai đó để mưu sinh trong vai trò HLV các đội phong trào từ cấp phường, trường học, xí nghiệp cho đến tỉnh thành xa xôi. Thậm chí có những lúc từng là bảo vệ về đêm cho doanh nghiệp nước ngoài nhờ ông nói được tiếng Pháp. Từ đầu năm tới nay, ông mới trở lại với nghiệp HLV cho đội bóng phong trào của Công ty bảo hiểm AIA. Thu nhập hằng tháng khoảng 1 triệu đồng cũng tạm đủ để độ nhật qua ngày.

    Ông nói: “Năm người con của tôi đều yên bề gia thất. Cả năm đứa đều chẳng mấy khá giả, hơn nữa tôi không muốn trở thành gánh nặng cho con nên luôn rong ruổi đó đây để mưu sinh và ở riêng cho gọn. Các con đều muốn tôi về ở chung, nhưng bản tính thích tự do nên tôi khó dừng chân lâu với chúng nó. Nói mãi mà tôi không chịu, thế là mỗi tháng các con hùn lại để trả tiền thuê nhà cho cha. Vậy cũng ấm lòng lắm rồi”.

    Vài nét về cựu thủ môn Phạm Văn Rạng

    Sinh ngày 8/1/1934 tại Mỹ Tho (Tiền Giang).

    Từng thi đấu cho đội: Ngôi sao Bà Chiểu, Tổng Tham mưu, Quan Thuế, Tổng cục Vật tư, đội tuyển Thanh Niên, đội tuyển miền Nam Việt Nam, đội tuyển các Ngôi sao châu Á.

    Tham dự: SEAP Games (tiền thân của SEA Games) 1959, 1963, 1965; Á vận hội 1958 và 1962, Cúp Merdeka (Malaysia) từ năm 1958 đến năm 1962.

    Thành tích: HC vàng SEAP Games 1959, HC đồng SEAP Games 1963 và 1965. Á quân giải châu Á 1958 và 1962. Từng được AFC đánh giá là thủ môn số một châu Á.

    Ông mất ngày 7/11/2008.

    SĨ HUYÊN
    Tuổi Trẻ

    Hoà Đại Nhân-Võ Đang cùi mía -Lương Sơn

  3. #3
    Ngày tham gia
    10 May 2009
    Đến từ
    Casino FM
    Số bài viết
    95
    Phạm Huỳnh Tam Lang - Ferguson của Việt Nam
    Hiếm có cầu thủ nào như Phạm Huỳnh Tam Lang khi nổi tiếng trên cả 2 cương vị cầu thủ lẫn HLV, tạo nên sự ngưỡng mộ suốt gần 50 năm theo nghiệp bóng.

    Cú xoạc bóng để đời

    Nói đến Tam Lang mà không nhắc đến cú xoạc bóng đã trở thành “độc chiêu” của ông là chưa biết hết về cựu danh thủ một thời lẫy lừng này.

    Ông Tam Lang nhớ lại: “Trước 1975 chúng tôi hay được thi đấu với các đội mạnh Âu Mỹ ngay tại Sài Gòn. Hồi đầu thấy 'Tây', tôi cũng có sợ. Đá 5 phút đầu lo lắm, lúng túng, hồi hộp nhưng khi mồ hôi đổ ra rồi thì rõ ràng... ai cũng như ai. Riết rồi mình cũng quen, còn họ dần dần thấy mình khéo léo quá nên cũng... sợ mình luôn. Được thi đấu với các đội mạnh nước ngoài rất có lợi, anh em cầu thủ vừa đá vừa hứng thú học hỏi những cái hay của họ. Chẳng hạn như cú xoạc bóng có ai dạy tôi đâu. Sân tốt, tiền đạo đối phương đi bóng ào ào qua mặt mình mà không xoạc bóng thì làm sao ngăn họ tiến đến khung thành của mình? Thế là tôi tập xoạc, ban đầu chỉ trúng bóng, nếu không trúng thì rất dễ bị phạt đền. Sau đó cú xoạc trở thành động tác ngăn cản hữu hiệu đối phương từ xa. Quan trọng là cứ nhìn họ đá, chú ý các động tác của tiền đạo đối phương và đường chạy của quả bóng để kiên trì tập luyện riết rồi trở thành phản xạ luôn”.

    Để thực hiện những cú xoạc như vậy còn đòi hỏi nhiều yếu tố, trong đó có cả sự dũng cảm phóng chân bay là là mặt cỏ, đôi lúc phải dùng cả thân mình ngã song song với mặt đất để có những cú ra chân hợp lý lao vào sát gầm giày đang điều khiển bóng của đối phương.

    Chính những cú xoạc bóng như vậy đã đưa tên tuổi Tam Lang rực sáng khiến nhiều tiền đạo khi đối mặt với ông đều kiêng dè. Năm 1960, ông đã đứng vào hàng ngũ đội tuyển miền Nam và đảm nhiệm vai trò trung vệ do cựu danh thủ Phạm Văn Hiếu để lại. Từ đó, Tam Lang trở thành chốt chặn hữu hiệu ở tuyến dưới và là chỗ dựa niềm tin cho tuyến trên, xứng đáng có mặt trong đội hình tuyển ngôi sao châu Á năm 1967.

    Chính lối thi đấu khôn ngoan cùng với những động tác ra vào nhanh dứt khoát, nhất là những cú xoạc bóng đẹp mê hồn đã để lại dấu ấn rất lớn làm cho người hâm mộ thời đó trầm trồ ngưỡng mộ.

    Ngay khi khoác áo CSG những năm 1975-1980, Tam Lang cũng đã từng mang đến những cảm xúc rất khó quên. Những cú xoạc bóng điệu nghệ lấy bóng trong chân các mũi nhọn như Cù Sinh, Võ Thành Sơn, Từ Như Hiển, Cao Cường đã làm bật lên tiếng hoan hô vang dậy khắp các khán đài. Nhiều cầu thủ trẻ tập tễnh chơi bóng lúc bấy giờ rất thích bắt chước cú xoạc của Tam Lang.

    Ấn tượng nhất mà Tam Lang vẫn nhớ chính là những cú xoạc bóng tại Ten Aviv khi thắng Israel 2-0 ở vòng loại Thế vận hội Tokyo năm 1964.

    Báo chí Sài Gòn lúc đó viết: “Ngoài thủ môn Phạm Văn Rạng quá hay, trung ứng Tam Lang cũng chơi cực kỳ nổi bật. Anh đã triệt mất trung phong Peled của Israel khiến anh này mất hút trên sân, sau đó phải đổi vị trí với tả biên Young. Nhưng cả Young cũng không thể nào qua được những cú xoạc bóng quá xuất thần của Tam Lang”.

    Một kỷ niệm khó quên khác ở Kuala Lumpur trong giải Merdeka 1966. HLV trưởng Weigang trong bài trả lời phỏng vấn hồi đó mô tả: “Lúc đó Tam Lang được bầu làm đội trưởng đội tuyển miền Nam thay cho Nguyễn Ngọc Thanh và đã dẫn dắt cả đội chơi rất hay. Tôi thực sự thích thú và ngạc nhiên với những cú xoạc bóng điêu luyện của Tam Lang trong các trận thắng Đài Loan, Singapore, Myanmar và làm cho người nước chủ nhà Malaysia phải khâm phục, hay nhất chính là trận thắng cả Nhật Bản đến 3-0!”.

    Ferguson của bóng đá VN
    Hiếm có cầu thủ - HLV nào gắn bó lâu với bóng đá VN như Tam Lang. Giã từ đời cầu thủ ở tuổi 39 sau hơn 20 năm cống hiến, ông đi học khóa HLV tại CHDC Đức rồi về dẫn dắt đội CSG từ 1983.

    Từ đó cho đến năm 2003, tức 20 năm chẵn, ông một mực trung thành với Cảng và dẫn dắt đội đến 4 chức vô địch quốc gia, cùng với 2 chiếc Cúp quốc gia và nhiều danh hiệu rực rỡ khác. Chính bảng thành tích quá tuyệt vời này cộng với tính tình điềm đạm và luôn xây dựng hình ảnh CSG không chỉ là đội đá hay mà còn có phong cách đẹp, Tam Lang đã tạo nên sự kính trọng không chỉ trong giới mà còn được thừa nhận như một “tượng đài” của CSG và của bóng đá VN. Ông đã được AFC trao kỷ niệm chương vì sự cống hiến không mệt mỏi trong 50 năm qua. Thế nên không hề ngoa khi nhiều người đã xem Tam Lang như Sir Alex Ferguson của bóng đá VN.

    Từ 1997 đến 2001, HLV Tam Lang còn làm trợ lý cho các HLV trưởng đội tuyển quốc gia (ĐTQG) Collin Murphy, Alfred Riedl và Dido. Tam Lang nhận xét: “Mỗi HLV ngoại đều có cá tính riêng mà những trợ lý VN cần phải khéo léo để hợp tác, làm những gì có lợi cho bóng đá nước nhà. Ông Riedl là người chững chạc, chan hòa, có tư cách và làm việc tốt nhất. HLV Dido thì quá nóng nảy, chúng tôi phải nhiều lần 'can thiệp', nếu không ông ấy còn 'đẩy' ra khỏi đội tuyển không biết bao nhiêu cầu thủ nữa. Bực tức là ông Dido bỏ dạy, nhưng giáo án đã giao nên các trợ lý cũng phải lo gánh hết”.

    Rời CSG sau trận đấu chia tay đầy vinh dự, Tam Lang vẫn đầy tâm huyết với bóng đá TP HCM khi ông tham gia công tác đào tạo trẻ ở Thành Long, từng dẫn dắt đội này dự vòng chung kết Giải U21 Báo Thanh Niên năm 2004 tại Gia Lai.

    Hiện nay ông đang cùng với Hồ Thanh Cang, Dương Văn Thà, Tư Lê Võ Thành Sơn phụ trách đội cựu tuyển thủ TP.HCM và tổ chức Hội ái hữu để chăm sóc, giúp đỡ cho những cựu cầu thủ có hoàn cảnh khó khăn.

    Tam Lang là một tấm gương sáng về sự phấn đấu, về ý chí và đạo đức trên sân cỏ và cả trong cuộc đời, rất đáng để thế hệ cầu thủ hiện nay noi theo.

    Phạm Huỳnh Tam Lang sinh ngày 14/2/1942 tại Gò Công (Tiền Giang), từng chơi cho các đội Ngôi sao Chợ Lớn, VN Thương Tín, AJS (trước 1975) và CSG; tham gia đội tuyển châu Á năm 1967; vô địch Merdeka 1966; 4 lần dẫn dắt CSG vô địch quốc gia năm 1986, 1993-1994, 1997 và 2002; 2 lần đoạt Cúp quốc gia năm 1992, 2000; 3 lần HC đồng năm 1985, 1991 và 1995

    Theo Thanh Niên


    Hoà Đại Nhân-Võ Đang cùi mía -Lương Sơn

  4. #4
    Ảnh đại diện của DNV
    DNV đang ngoại tuyến Em tên là Hồng. Hãy gọi em là sịp hồng Moderator
    Ngày tham gia
    09 Dec 2009
    Đến từ
    Neverland
    Số bài viết
    6,748
    Phạm Huỳnh Tam Lang

    Chưa coi ông này đá bao h nhưng nghe mấy anh lớn kể đá ghê lắm , nghe tên cũng lâu rồi


  5. #5
    Ngày tham gia
    12 Sep 2008
    Số bài viết
    30
    còn nhìu mà, sao ít vậy. nghe nói hồi xưa đội miền nam việt nam đá ghê lắm mà, từng vô địch châu á đó (mình không nhớ rõ năm, nhưng mà chính xác là trận đó mình đả bại đội miến điện), thắng hàn quốc , nhật bản nữa


  6. #6
    Ảnh đại diện của DNV
    DNV đang ngoại tuyến Em tên là Hồng. Hãy gọi em là sịp hồng Moderator
    Ngày tham gia
    09 Dec 2009
    Đến từ
    Neverland
    Số bài viết
    6,748
    nhật bản ngày xưa còn sang vn học đá banh mà ngày xưa nhật đâu có mạnh


  7. #7
    Ngày tham gia
    06 Mar 2009
    Số bài viết
    668
    nhật chỉ nổi lên những năm 90 khi đc đổ một đống tiền của vào và cho lên chuyên nghiệp thôi


  8. #8
    Ngày tham gia
    07 Dec 2009
    Số bài viết
    6
    các anh ui
    em dow fm10 về roài, làm sao để cài được ah


  9. #9
    Ngày tham gia
    26 Oct 2009
    Đến từ
    Highbury Stadium
    Số bài viết
    2,470
    Trích dẫn Trích dẫn bài viết của congdinh_vn Bài viết
    các anh ui
    em dow fm10 về roài, làm sao để cài được ah
    hỏi đầu gối ấy em ạ.

    sao giờ đội Miền Nam Việt Nam ( CSG và TPHCM ) deu đá kém thế nhỉ ??


    ...COME ON YOU RED...

  10. #10
    Ngày tham gia
    15 Apr 2009
    Đến từ
    bên ngoài internet
    Số bài viết
    697
    Trích dẫn Trích dẫn bài viết của B52 Bài viết
    hỏi đầu gối ấy em ạ.

    sao giờ đội Miền Nam Việt Nam ( CSG và TPHCM ) deu đá kém thế nhỉ ??
    Giai đoạn Pháp, Mỹ còn ngự trị, miền nam rất giàu(tất nhiên chỉ ở thành thị), một số nguồn tin không rõ ràng còn cho biết miền nam VN giai đoạn đó là một trong những khu vực giàu nhất châu Á(tất nhiên là mình chỉ nghe ông bà kể lại)

    Đó cũng được xem là một lý do khiến bóng đá miền nam phát triển mạnh mẽ.

    Khi miền nam được giải phóng cũng là lúc đất nước đi lên, nông thôn miền nam phát triển, thành thị vẫn thế nhưng tiền tiêu còn không đủ huống chi đến bóng đá

    Còn ông Phạm Huỳnh Tam Lang choi fm chọn VN cứ gặp mãi, ban đầu cứ tưởng là hàng random


Qui định gửi bài

  • Bạn không thể lập chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi bài phản hồi
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết
  •