Share game FM24 (PC)
Trang thứ 1 trong tổng số 2 trang 12 Trang cuốiTrang cuối
Hiển thị kết quả từ 1 tói 10 trong tổng số 13
  1. #1
    Ngày tham gia
    02 Sep 2006
    Số bài viết
    119

    REVIEW Sản phẩm mới !

    Các bài post review sản phẩm công nghệ mới sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về tính năng và ứng dụng của một sản phẩm trước khi có quyết định muốn mua hay không

    PS: chú ý ghi rõ nguồn tin lấy ở nơi khác khi bạn post bài. Mọi bài post do tự biên tự viết có nội dung thiết thực sẽ được đưa vào sổ vàng của diễn đàn

    Thanks All.

    Chủ đề tương tự:

  2. #2
    Ngày tham gia
    29 Aug 2006
    Đến từ
    My Country !
    Số bài viết
    959
    MOD cho anh em một loạt bài viết giới thiệu về sản phẩm CPUMain của dòng AMD đi... Lâu nay đều quen sử dụng của Intel như 1 dạng... độc quyền, hàng của Intel đắt, và đôi khi cũng hay bị sự cố.
    Bây giờ là thời đại mở cửa, một sự so sánh giữa các sản phẩm cùng loại có khi cũng giúp ích nhiều cho mọi người trong việc lựa chọn ra đồ dùng: Ngon-Bổ-Rẻ !
    Anh em thấy sao ???

    VÊ QUÊ HÚT THUỐC LÀO, BẾ CHÁU ....

  3. #3
    Ngày tham gia
    02 Sep 2006
    Số bài viết
    119

    AMD Athlon 64 X2 3600+ : Dual core giá rẻ của AMD !

    1. Giới thiệu khái quát.

    Ngày 15/08/2006, bộ vi xử lý Energy efficient AMD Athlon™ 64 X2 3600+ socket AM2 chính thức xuất hiện tại thị trường Việt Nam. Đây là bộ vi xử lý AMD Dual core thuộc thế hệ K8, dòng Energy Efficient tiết kiệm điện năng.

    Thông tin cơ bản của thế hệ vi xử lý AMD K8 dùng socket AM2 có thể tìm thấy tại thread:
    hxxp://www.**************/showthread.php?t=151


    1.1. Energy Efficient.

    Với mục đích đưa công nghệ AMD Live ! phổ biến ở các hệ thống PC gia đình, AMD đã phát triển dòng vi xử lí tiết kiệm điện năng Energy Efficient. Đây là những bộ vi xử lý có hiệu năng tương tự như những cpu K8 cùng loại nhưng chúng có công suất tiêu thụ thấp hơn, điện thế hoạt động cũng nhỏ hơn.

    Vậy lợi ích của dòng Energy Efficient là gì ?

    * Tỏa nhiệt ít hơn.
    * Kinh tế hơn nhờ lượng điện tiêu thụ giảm đáng kể.

    1.2. Các dòng Energy Efficient (tính đến thời điểm 21/08/2006) :
    http://i3.photobucket.com/albums/y96...E_AM2/list.gif

    1.3 Đặc điểm kĩ thuật cơ bản :

    Loại ADDxxxxxxxxxx :

    * Công suất TDP : 35W
    * Điện thế : 1,025 – 1,075V
    * Nhiệt độ thùng máy thích hợp : 49 – 78oC

    Loại ADOxxxxxxxxxx :

    * Công suất TDP : 65W
    * Điện thế : 1,20 – 1,25V
    * Nhiệt độ thùng máy thích hợp : 72oC

    2. AMD Athlon™ 64 X2 3600+ socket AM2.

    2.1. Nhận diện tên gọi và mã OPN.





    2.2. Thông tin chi tiết.

    2.2.1. Nhân, tốc độ và hiệu năng của CPU.

    CPU AMD Athlon™ 64 X2 3600+ (model ADO3600IAA4CU – socket AM2)

    * Tốc độ xung nhịp : 2000MHz.
    * Phiên bản nhân : Windsor F2.
    * Hệ số nhân : 10x (điều chỉnh được, chỉ có thể giảm xuống).
    * Bus CPU : 200MHz.
    * Bus HyperTransport (HT) giao tiếp với bên ngoài : 2000MHz.
    * Băng thông HT tối đa : 18,6 Gbyte/s.
    * Điện thế hoạt động : 1,20 - 1,25 V.
    * Số transistor : 153,8 triệu.
    * Kích thước CPU : 4cm x 4cm.
    * Diện tích nhân CPU : 183mm2.
    * Sử dụng đế cắm AM2 940 chân OµPGA - Organic Micro Pin Grid Array.

    2.2.2. Kích thước bộ nhớ đệm (cache).

    * L1 cache : 256KB (mỗi nhân 128KB, gồm 64KB – lệnh, 64KB – dữ liệu).
    * L2 cache : 512KB (mỗi nhân 256KB).

    2.2.3. Loại bộ nhớ hỗ trợ.

    AMD Athlon™ 64 X2 3600+ tích hợp bộ phận điều khiển bộ nhớ bên trong CPU, hỗ trợ :

    * DDR2-SDRAM kênh đôi, không ECC.
    * Băng thông RAM tối đa 12,8 Gbyte/s.
    * RAM DDR2-400, DDR2-533, DDR2-667, DDR2-800.

    2.2.4. Nhiệt độ CPU khi hoạt động.



    Tản nhiệt sử dụng là tản nhiệt gốc đi kèm trong hộp sản phẩm (khối nhôm đúc nhiều lá và 1 quạt thổi 70mm).



    AMD Athlon 64™ X2 3600+ thuộc dòng Energy Efficient – điện thế hoạt động thấp, có cùng tốc độ với AMD Athlon 64™ X2 3800+, L2 cache nhỏ hơn, do đó nhiệt độ đã giảm đi đáng kể. Quạt thì luôn quay rất êm ái.

    3.Đánh giá hiệu năng.


    Bảng so sánh thông tin kĩ thuật giữa 2 CPU AMD Athlon™ 64 X2 : 3600+ và 3800+







    Cấu hình thử nghiệm :

    Mainboard : ASUS M2N32SLI Deluxe
    RAM : 1GB (2x512MB) TwinMOS DDR2-667 5-5-5-15 1T
    Ổ cứng : 120GB Seagate Barracuda 7200.9 SATA2
    Graphic card : MSI NX6800GS-TD256E
    Nguồn : AcBel iPower 500W API4PC23
    Tản nhiệt : HSF gốc đi kèm theo hộp CPU

    3.1. Ứng dụng thông thường.

    Danh sách ứng dụng thử nghiệm :

    * LAME 3.97b1
    * DivX 6.2
    * WinRAR 3.60b8
    * Adobe Photoshop CS 8.0
    * Discreet 3ds max 7
    * Maxon Cinema 4D
    * Dassault CATIA
    * CEI EnSight
    * Discreet Lightscape
    * Alias Maya 7
    * Pro/ENGINEER 2001
    * Solidworks 2004
    * Unigraphics V17

    3.2. Game.

    Danh sách các game thử nghiệm :

    * Comanche 4
    * Doom 3
    * Quake 4
    * Halo : Combat Evolved
    * Serious Sam 2
    * Far Cry
    * Half Life 2
    * Half Life 2 : Lost Coast
    * Splinter Cell
    * Splinter Cell : Chaos Theory
    * The Chronicles of Riddick : Escape From Butcher Bay
    * F.E.A.R.
    * X³ - Reunion
    * CellFactor: Combat Training
    * Hitman : Blood Money
    * Tomb Raider : Legend

    3.3. Trình Benchmark phổ biến.

    Danh sách các trình benchmark thử nghiệm :

    * eCalc
    * Super PI mod 1.5
    * Fract 1.06
    * ScienceMark2 32bit
    * PCMark04
    * PCMark05
    * Vana'diel Benchmark 3
    * Aquamark3 Pro Plus
    * 3DMark2001SE
    * 3DMark03
    * 3DMark05
    * 3DMark06

    4. Nhận xét .

    Bộ vi xử lý Energy efficient AMD Athlon™ 64 X2 3600+ socket AM2 có tốc độ không thua kém X2 3800+ nhiều, cụ thể như sau :



    Qua bảng tổng kết trên, ta thấy với giá 145$ (vào thời điểm tháng 08/2006), X2 3600+ là model CPU có tỉ lệ hiệu năng/ giá thành rất tốt. X2 3600+ rẻ hơn X2 3800+ 17% nhưng hiệu năng chỉ kém hơn vài phần trăm trong tất cả các ứng dụng thử nghiệm. Cụ thể là trong các ứng dụng thực tế, khoảng cách chênh lệch đó cực thấp, chỉ chậm hơn 1,09%. Trong các trò chơi là cao nhất, trung bình chậm hơn 3,46%.

    Bên cạnh giá hết sức cạnh tranh, Energy efficient AMD Athlon™ 64 X2 3600+ còn tỏa nhiệt ít và tiêu tốn điện năng ít hơn thế hệ AMD Athlon™ 64 X2 thông thường. Đây thực sự là lựa chọn hợp lý của phân cấp CPU dual core bình dân.

    (Nguồn : t_hoanganh - Silicom)


  4. #4
    Ngày tham gia
    02 Sep 2006
    Số bài viết
    119

    PSU CoolerMaster Real Power 550 (Phần I)

    CoolerMaster được phân phối chính thức tại Việt Nam đã được hơn hai năm và được biết đến như một nhà sản xuất "đồ chơi" cao cấp cho PC, bao gồm các sản phẩm đặc thù như: vỏ máy tính (case), tản nhiệt cho CPU, bộ nguồn (PSU),...Trên thế giới, CoolerMaster lại được ngành công nghiệp máy tính biết đến nhiều hơn xem nó như một ông vua "làm mát", do thị phần mà nó tham gia chính là sản xuất OEM và cung cấp các giải pháp tản nhiệt hệ thống cho các hãng lắp ráp máy tính. Với kinh nghiệm và hệ thống dây chuyền sản xuất khép kín có sẵn, thì việc tạo một tên tuổi trong giới chơi PC với CoolerMaster thật là đơn giản, kết quả đạt được trên các dòng tản nhiệt Hiper hay Aquagate đã minh chứng phần nào. Case và PSU thật sự không phải là sản phẩm chủ đạo, tuy nhiên không phải vì thế mà CoolerMaster không đầu tư thích đáng cho hai loại sản phẩm này: thùng máy Stacker 830 và PSU dòng iGreen không phải là niềm mơ ước của nhiều thần dân IT hay sao? Thiết kế trên các dòng sản phẩm CoolerMaster theo phong cách quý phái, nhìn sang và hơi "lão", toát nên vẻ Hi-Tech. Nhưng cũng chính điểm này đã làm cho CoolerMaster khó tiếp cận với người dùng công nghệ bình dân tại Việt Nam cho dù hãng đã có quan tâm đến nhu cầu sở hữu sản phẩm chất lượng cao của giới IT "nghèo" bằng các dòng sản phẩm có giá thành thấp.

    "Sáng kiến, tốc độ và sự hài lòng của khách hàng" đó là kim chỉ nam hiện nay của CoolerMaster cho phong cách phục vụ "thượng đế". Không giới thiệu đến các bạn một sản phẩm thế mạnh của CoolerMaster như tản nhiệt, chúng tôi chọn PSU CoolerMaster để xem thử có những "sáng kiến" gì nhằm đạt "tốc độ" cho loại sản phẩm này không, từ đó kiểm chứng "sự hài lòng của khách hàng" thông qua sản phẩm này: CoolerMaster 550W Real Power (SR-550-ACLY).



    Màu tím là màu truyền thống của CoolerMaster, nó không chỉ thể hiện trên chiếc vỏ hộp đựng các sản phẩm mà còn thể hiện qua các Media của CoolerMaster. Trên vỏ hộp đựng Real Power 550 cho ta thấy các thông số kỹ thuật được ghi khá chi tiết bên thành hộp, phía trước là hình sản phẩm và các logo minh họa cho một số đặt tính nổi trội của bộ nguồn này (chắc nhằm giúp cho người có vốn tiếng Anh nghèo nàn nhưng mình có thể hiểu được). Cảm nhận ban đầu: box cứng cáp với hai màu tím + trắng tuy không nổi bật nhưng nhìn khá bắt mắt và có thêm quai xách, cho dù bạn chỉ dùng một lần khi mua.

    Nhưng chiếc box không làm nên PSU!





    Bên trong chiếc hộp, Real Power 550 được ưu ái đặt trong một khay bằng giấy cac-tôn nhằm chống va đập, khá tỉ mỉ trong cách đóng gói sản phẩm không phải do CoolerMaster sợ sản phẩm bị hư hỏng do vậy chuyển, mà là do muốn đem đến cho người dùng một sản phẩm hoàn hảo cả về hình thức bên ngoài cho đến chất lượng bên trong tương xứng với đồng tiền mà người dùng bỏ ra khi sở hữu chiếc PSU này, nhằm mang đến "sự hài lòng" cao nhất có thể.



    Kiểm tra phụ kiện trước khi đem về nhà:
    - 1 dây cấp nguồn theo tiêu chuẩn Châu Âu (đầu cắm khá lớn của sợi dây này sẽ làm nát lòng các ổ cắm điện lô).
    - 1 sách hướng dẫn dành cho người thích đọc.
    - 1 dây chuyển từ ATX 24 pins qua ATX 20 pins (sử dụng cho các dòng main có chipset từ 875P về trước).
    - 1 đồng hồ đo công suất tiêu thụ cho PC.
    - 1 mặt nạn đồng hồ màu bạc thời trang cho các case cùng màu + 4 ốc gắn đồng hồ vào case.
    - 1 bọc với 4 ốc dùng gắn PSU vào case.



    Đồng hồ đo với chiếc mặt nạ màu đen đi cùng tông với Real Power 550.



    Nếu bạn là người cẩn thận lắm thì cũng chỉ với 3 phút để biến chiếc đồng hồ đo công suất đen xì thành màu bạc sang trọng đi cùng tông với chiếc case mới.



    Lớp vỏ bên ngoài của Real Power 550 được sơn tĩnh điện, một màu đen tuyền và không bóng (một chút cana sẽ giúp nó bóng lên hơn, nếu bạn muốn nó sánh ngang với dòng iGreen).





    [IMG]Decal ghi các thông số kỹ thuật chính được dán trên cả hai mặt cạnh của Real Power 550. Bây giờ cho dù đặt PSU nằm ở vị trí nào bạn cũng có thể đọc được các thông số kỹ thuật này mà không phải lật bộ nguồn lại.[/IMG]



    Phía sau thật đơn giản, một ổ cắm, một công tắc thậm chí chiếc tem nhắc mọi người chú ý "For Full Range" cũng không còn (đã full rồi thì nhắc chắc cũng chả ai quan tâm - bớt tí chi phí làm chuyện khác có ích hơn).



    Các dây ra đơn giản được rút vào vỏ Real Power bằng một sợ dây rút lớn. Vỏ PSU không thể làm hư dây do đã được uốn lại, cạnh không còn đủ bén để lột được vỏ dây điện.



    Hỗ trợ SLI và EPS12V cho nên số lượng đầu dây ra khá nhiều, nhưng không phải vì thế mà Real Power 550 bỏ qua truyền thống của dòng Real: chỉ bọc lưới cho cáp ATX còn tất cả cáp còn lại cảm phiền dùng dây rút nhé (muốn làm đẹp cho các dây này bạn có thể mua thêm dây lưới về tự bọc lại).



    Đầu cắm ATX với 24 pin (47cm) đoạn tuyệt với quá khứ hướng tới tương lai, đó chính là điểm trừ của dòng Real khi không trang bị cho mình được một đầu cắm ATX 20+4 pin linh hoạt.



    Các đầu cắm sử dụng đường 12V:
    - 2 đầu PCI-E (50cm) hỗ trợ công nghệ đồ họa kép được nVidia chứng nhận.
    - 1 đầu ATX12V (50cm).
    - 1 đầu EPS12V (50cm).



    Các đầu cấp nguồn cho thiết bị:
    - 6 đầu Molex 4 pin (75cm) dùng cho HDD, CD,...
    - 3 đầu SATA (80cm).
    - 1 đầu FDD (90cm).
    - 1 đầu Power Meter (60cm).




  5. #5
    Ngày tham gia
    02 Sep 2006
    Số bài viết
    119

    Công nghệ gì ẩn chứa trong chiếc vỏ Real Power 550? (Phần II)



    Sơn tĩnh điện trên chiếc vỏ PSU đã làm nhiệm vụ cách điện khá xuất sắc, do vậy để chiếc nắp có thể tiếp mass tốt nhằm chống xung nhiễu ảnh hưởng đến PC, bắt buộc trong thiết kế phải có ít nhất hai điểm tiếp xúc không được phủ sơn. Hai điểm này nằm ở ngay vị trí bắt ốc trên hai mối ghép của vỏ PSU.



    Mô tả quá trình chuyển biến năng lượng cơ bản của PSU:
    Dòng điện đầu vào qua các bộ lọc EMI tránh nhiễu và sốc điện từ điện lưới --> Dòng điện xoay chiều (AC) từ lưới được Diode cầu có sức chịu dòng lớn nắn thành dòng điện một chiều (DC) --> Điện áp DC này đi qua cuộn dây cảm ứng (PFC) và được lọc trên cặp tụ nguồn chính, nhờ có mạch điều khiển PFC mà điện áp tại các đầu tụ sẽ được nâng lên và ổn định ở mức đã được thiết kết (khoảng 300VDC) cho dù điện áp đầu vào có thay đổi-tiền ổn áp cho mạch chuyển đổi năng lượng chính --> Dòng điện DC này lại được cặp CMOS công suất "lắc lưu" ở tần số từ 40KHz~60KHz (tùy mạch dao động điều khiển và cố định ở mức tần số nhất định) --> Biến áp (cách ly điện lưới và cung cấp điện áp theo yêu cầu của PC) nhận các dao động này và chuyển nó qua bên kia tuyến "lửa" --> Các dao động này lại được các Diode nắn lại thành dòng điện DC ra với các mức áp như: 3.3V, 5V, 12V,... --> Lại được lọc qua các bộ EMI và tụ --> Thành phẩm là các điện áp DC ổn định và sạch.



    Nhiễu điện trên lưới được lọc khá kỹ bởi các bộ lọc LCR nằm nối tiếp nhau trước Diode cấu. Bộ lọc CR đầu tiên còn có nhiệm vụ chống tia lửa phát sinh khi ta cắm dây điện vào PSU.



    Bộ lọc thứ hai đây cũng là bộ lọc chính (EMI) được cấu thành từ nhiều tụ ©, cuộn dây (L) và điện trở. Cũng tại bộ lọc EMI này, còn có các thành phần nhạy cảm với điện thế trên 500Vac dùng để chống sét đánh lang truyền trên đường dây.



    Diode cầu + tản nhiệt bằng đồng.



    PFC chủ động (Active) hay bị động (Passive) đều phải có cái cuộn dây này, với Passive cóthể lõi của cuộn dây làm bẳng nhiều lá sắt từ ghép lại nhưng để có thể hoạt động được với tần số xung kích cao (~30KHz) từ mạch điều khiển PFC Active thì lõi của nó tốt nhất là làm bằng bột sắt từ được ép định hình với áp xuất cao.



    Hãng NIPPON Chemi - Con giàu nhanh nhờ mấy ông sản xuất PSU trên thế giới khi họ chỉ thích dùng tụ NIPPON để lọc điện cho sản phẩm của mình. Trong các mạch PSU không có hỗ trợ hay chỉ hỗ trợ Passive PFC, giá trị của cặp tụ này thường khá lớn nhằm để có thể tích đủ điện không cho điện thế DC đầu vào tụt xuống một mức quá thấp. Ngược lại nếu bạn gia tăng giá trị tụ lọc cho các mạch Active PFC thì sẽ giúp mạch này hoạt động không hiệu quả, khả năng điều tiết điện áp kém lại do thời gian xả của tụ kéo dài.



    Power Factor Correction (PFC) and pulse width modulator (PWM) Controller Combo - Mạch điều khiển PFC và điều biến độ rộng xung cơ bản giống như Real Power 450.



    Biến áp chính có nhiệm vụ hạ áp đầu vào đến giá trị thích hợp (3.3V, 5V, 12V,...) cho phụ tải. Tổng công suất đầu ra phụ thuộc nhiều vào chất lượng của biến áp này, chất lượng tốt nhất khi: cho dòng ra lớn (hệ số dự trữ công suất cao), dòng cảm kháng nhỏ (nhiệt độ biến áp thấp), chống rung cuộn dây ở tần số cao tốt (không có tiếng vo ve khi hoạt động). Dấu HI-POT chứng nhận độ cách điện của biến áp này có thể lên tới 5KV (min) với dòng 1mA. Cảm biến nhiệt độ được kẹp chung với biến áp cũng đã nói lên được mức độ làm việc của thành phần linh kiện này.



    Lọc EMI đầu ra DC một lần nữa để triệt các dao động do mạch PWM tạo ra trong quá trình chuyển đổi năng lượng. Đường kính dây lớn chứng tỏ khả năng cấp dòng cao, đây cũng có thể coi như một mẹo để đoán công suất cho một PSU noname.



    Các tụ lọc còn lại là của Ltec có chất lượng cao và có khả năng chịu nhiệt lên tới 105 độ C.



    Các cảm biến dòng là vật phòng thân cho các PSU cao cấp, nó thật sự không có "lợi" cho người dùng khi muốn khai thác tối đa dòng tải của PSU. Các cảm biến này khá nhậy cảm khi bạn sử dụng công suất vượt định mức theo quy định của từng đường điện mà nó bảo vệ - Turn off đó là phản ứng của PSU khi bị quá dòng (với những loại PSU không có trang bị cảm biến này thì cơ may còn sống sau khi turn off khá thấp).



    IC của Weltrend đón nhận các tín hiệu từ các cảm biến gữi về để thực hiện các biện pháp bảo vệ: Quá tải (OLP), quá dòng (OCP), quá nhiệt (OTP), quá áp (OVP) và chống chạm tải cho PSU (Short).



    Các đường 12V được phân định rõ ràng trên bản mạch in với các cảm biến dòng riêng lẽ.
    - 12V1 + 12V3: cho đường ATX 24pin, SATA, PCI-E (1), Molex (HDD) và FDD.
    - 12V2:ATX 12V 4pin, EPS 12V 8pin, PCI-E (2).



    Mạch điện được gia tăng tiết diện nhờ các đường phủ thiết hàn-gia tăng khả năng chịu dòng cho mạch in.



    Quạt làm mát với đường kính 120mm, được làm bằng Plastic trắng đục để có thể tạo hiệu ứng ánh sáng tốt khi được 4 đèn LED màu xanh dương chiếu vào.



    Quạt là loại quay trên hai bạc đạn (dual ball) được chính CoolerMaster sản xuất và trang bị cho Real Power 550. Quạt sử dụng điện thế 12V với dòng tiêu thụ 0.45A cho tốc độ lên đến 2400 RPM (max).



    Không cần phải tháo toàn bộ PSU ra bạn mới thấy được các thông tin kỹ thuật liên quan đến chiếc quạt này, vì nó còn được dán cả trên phần tâm cánh quạt hướng ra ngoài (do ảnh hưởng của trào lưu Dual hay sao ấy nhỉ?!).


  6. #6
    Ngày tham gia
    02 Sep 2006
    Số bài viết
    119


    Gió từ chiếc quạt được các tản nhiệt đón chào một cách hồ hởi nhờ các các lá nhôm mỏng hướng lên trên. Sau đó nó sẽ thoát ra ngoài thông qua các ô nhỏ hình tổ ong ra phía sau.



    Các máng gió được thiết kế đơn giản nhưng hiệu quả giúp định hướng luồn gió đi đúng hướng qua các linh kiện tỏa nhiều nhiệt nhất, như biến áp chẳng hạn.



    Mạch điều khiển tốc độ quạt theo nhiệt độ rất ít linh kiện nhưng hiệu quả, nó phản ứng tức thời khi có sự gia tăng tải của PSU.



    Real Power 550 trong bóng đêm.



    Mạch đo công suất, dựa trên nguyên tắc cảm biến dòng tiêu thụ đầu vào để tính công suất tổng đầu ra, hiển thị công suất đó lên chiếc đồng hồ đo đi kèm Real Power 550. Một tiện ích thú vị cho các modder khi muốn kiểm soát năng lượng tiêu thụ của các phụ tải mà các mod thêm vào chiếc PC yêu quý như: Đèn UV, quạt, máy bơm, đồ mồi thuốc lá, vỉ nướng thịt USB,...



    Real Power 550 được nVidia chứng nhận tương thích tốt với công nghệ đồ họa kép SLI của hãng. Với ATI Real Power 550 còn đang chờ được cấp phép, nhưng không phải vì vậy mà bạn không thể sử dụng Real Power 550 chơi với cặp card Crossfire của mình được, trừ khi cặp card VGA của bạn cần một công suất trên 600Watts.



    Các biểu tượng minh họa một số tính năng tiêu biểu của dòng Real Power (từ trái qua phải):
    - Giao tiếp với người dùng thông qua đồng hồ báo công suất.
    - Hỗ trợ ổ cứng giao tiếp SATA với 3 đường điện (3.3V, 5V và 12V).
    - Công suất thực (Real Power).
    - Hoạt động không ồn.
    - Công nghệ chế tạo phù hợp với môi trường.
    - Độ bền và tuổi thọ gấp 4 lần.
    - Có đủ các tính năng bảo vệ cần thiết.
    - Điều khiển quạt thông minh.
    - Hỗ trợ cấp nguồn phụ cho card màn hình giao tiếp PCI-E.



    Thông số kỹ thuật cho thấy khả năng cấp nguồn của Real Power 550:
    - 3 đường 12V (Tri-12V) cho tổng dòng cung cấp liên tục lên đến 30A, và tổng công suất tối đa 360W.
    - Đường 3.3V cấp dòng 20A, đường 5V cấp dòng 25A cho tổng công suất của hai đường này lên tới 191W.
    - Tổng công suất do đó đạt 550W.
    Ở góc trái bên trên cho ta thấy Real Power 550 phù hợp với các chuẩn ATX 12V phiên bản 2.01 và EPS 12V phiên bản 2.1.

    Chiếc đồng hồ đo công suất của Real Power 550 hay Real Power 450 chính làm nỗi băn khoăn nhiều nhất của các fan CoolerMaster. Nhiều lời than phiền với chiếc đồng hồ: "không biết nó có chỉ đúng với công suất tiêu thụ của hệ thống không?", nhiều bạn mua dòng Real này chỉ xem chiếc đồng hồ công suất đi theo như một vật trang trí cho đẹp hơn là các tiện ích mà nó mang lại cho mình. Trước khi giải tỏa tâm lý cho các bạn về chiếc đồng hồ này thì mình giới thiệu cho các bạn biết trước một số đặt tính của những chiếc đồng hồ loại này:

    - Là loại hiển thị thông số đo qua một mặt chia độ với các giá trị được vạch trên mặt có tỷ lệ các vạch tương ứng với sai số góc của kim đo, cơ cấu dịch chuyển kim là cơ khí cho nên nó có độ trễ nhỏ khi dịch chuyển góc quay kim đo.

    - Sai số lớn nhất của dạng đồng hồ này là góc nhìn khi xem kết quả đo (áp dụng cho tất cả các đồng hồ VOM), xem kết quả đúng là góc nhìn phải vuông góc với kim đo, để biết ta đã xem đúng chưa bạn hãy dịch chuyển góc nhìn sao cho kim đo che được phần thân kim đưa từ bên trong ra, lúc này kết quả mà bạn đọc được mới đúng.

    - Hệ số nhân của đồng hồ đo công suất Real Power là x10 (kết quả đọc được trên mặt chia độ nhân với 10). Phía dưới là hai hình minh họa cho cách nhìn sai và đúng:



    Góc nhìn sai, cho thấy thân kim lộ ra, kết quả đọc được cao hơn kết quả thực.



    Góc nhìn đúng, kim đo che thân kim bên trong đưa ra.


  7. #7
    Ngày tham gia
    02 Sep 2006
    Số bài viết
    119

    KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM REAL POWER 550 (Phần III)



    Light Load
    - Đường 3.3V: điện thế 3.3V dòng 5.08A.
    - Đường 5V: điện thế 5.02V dòng 5.26A.
    - Đường 12V: điện thế 12.9V dòng 6.22A (tổng dòng cho cả 3 đường).
    - Đường 5Vsb: điện thế 5.04V dòng 0.77A.
    - Công suất hiệu dụng: 122.87W.
    - Công suất tiêu thụ: 145.92W.
    - Hiệu xuất: 84.2%



    Typical Load
    - Đường 3.3V: điện thế 3.25V dòng 12A.
    - Đường 5V: điện thế 4.97V dòng 11.09A.
    - Đường 12V: điện thế 12.21V dòng 14.78A (tổng dòng cho cả 3 đường).
    - Đường 5Vsb: điện thế 5V dòng 0.96A.
    - Công suất hiệu dụng: 277.9W.
    - Công suất tiêu thụ: 318.31W.
    - Hiệu xuất: 87.31%



    Full Load
    - Đường 3.3V: điện thế 3.2V dòng 21.44A.
    - Đường 5V: điện thế 4.86V dòng 21A.
    - Đường 12V : điện thế 11.97V dòng 31.11A (tổng dòng cho cả 3 đường).
    - Đường 5Vsb: điện thế 4.9V dòng 2.07A.
    - Công suất hiệu dụng: 553.2W.
    - Công suất tiêu thụ: 672.6W (điện thế cung cấp 228Vac dòng 2.95A).
    - Hiệu xuất: 82.25%.
    - Nhiệt độ chênh lệch: 10.2 độ C với nhiệt độ phòng 26.3 độ C, nhiệt độ thoát ra từ PSU là 36.5 độ C. Khả năng làm mát của CoolerMaster rất hiệu quả.
    - Độ ồn của quạt khi Full Load: khá êm.



    Over Load
    - Đường 3.3V: điện thế 3.21V dòng 22.24A.
    - Đường 5V: điện thế 4.87V dòng 21.45A.
    - Đường 12V: điện thế 11.93V dòng 34.97A (tổng dòng cho cả 3 đường).
    - Đường 5Vsb: điện thế 4.9V dòng 2.02A.
    - Công suất hiệu dụng: 602.94W.
    - Công suất tiêu thụ: 747.84W (điện thế cung cấp 228Vac dòng 3.28A).
    - Hiệu xuất: 80.62%.
    - Nhiệt độ chênh lệch: 11.8 độ C với nhiệt độ phòng 27.2 độ C, nhiệt độ thoát ra từ PSU là 39 độ C.
    - Độ ồn của quạt khi Over Load: hơi ồn.



    CoolerMaster Real Power 550 đã thể hiện tốt phong độ của mình: với điện thế ra chỉ dao động trong mức +/- 1~2%, dòng ra lớn và đúng danh định cho một công suất lên đến 600W khi cần thiết. Hiệu suất cao trên 80% tiết kiệm năng lượng và ít tỏa nhiệt. Trang bị đủ cho bạn các đầu cấp nguồn tiên tiến nhất đáp ứng được các chủng loại mainboard máy tính thông dụng như máy bàn, máy chủ hay máy trạm làm việc. Quạt làm mát đường kính lớn ít ồn tạo cho bạn một không gian làm việc tĩnh lặng hơn, cùng với đèn màu tạo điểm nhấn cho chiếc PC của bạn. Thông qua chiếc đồng hồ báo công suất cho bạn một khả năng quản lý mới - quản lý năng lượng tiêu thụ của chiếc PC.



    Bộ nguồn CoolerMaster Real Power 550W có giá bán khoảng 125 USD. Với thời gian bảo hành 3 năm, đặt biệt chế độ 1 đổi 1 trong tháng đầu tiên nếu PSU bị lỗi kỹ thuật (có các sai số nằm ngoài chuẩn ATX12V phiên bản 2.01 và thông số kỹ thuật từ chính hãng).

    Hiện nay có rất nhiều sản phẩm PSU CoolerMaster được bán trên thị trường Việt Nam từ nhiều nguồn nhập khác nhau. Để sử dụng được sản phẩm chính hãng và các dịch vụ chính hiệu từ CoolerMaster, bạn nên chú ý đến tem của nhà phân phối chính thức của CoolerMaster trước khi mua sản phẩm: Công ty cổ phần Anh Đức 17, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

    (Nguồn : SUSU - AmTech)


  8. #8
    Ngày tham gia
    02 Sep 2006
    Số bài viết
    119

    VGA cấp thấp / VGA onboard (2006) : 1 số kết quả benchmark

    Trong năm 2006, trên thị trường có khá nhiều loại VGA card cấp thấp với giá thành rẻ , ngoài ra còn có 1 số mainboard sử dụng VGA onboard có chất lượng vượt trội các loại VGA onboard khác. Để tiện cho việc so sánh, giúp các bạn sắp mua có thể chọn lựa dễ dàng, tui đã test 1 số model giá rẻ bằng các soft benchmark phổ biến.



    Cấu hình thử nghiệm:

    Cấu hình dùng giao tiếp PCIe x16:

    CPU AMD Athlon 64 3000+ 1.8GHz 512KB L2
    Mobo MSI K8NGM2-IL / MSI RS482M4-ILD
    RAM 2GB(2x1GB) DRAM MASTER DDR400 UCCC 2.5-3-3-6 1T
    HDD Samsung 80GB SATA II
    PSU AcBel 350W Model API4PC27


    Cấu hình dùng giao tiếp AGP 8x:

    CPU AMD Sempron 2800+ 1.6GHz @ 2.4GHz 256KB L2
    Mobo DFI LanParty UT nF3 250Gb
    RAM 2GB(2x1GB) DRAM MASTER DDR400 UCCC 2.5-3-3-6 1T
    HDD Samsung 80GB SATA II
    PSU AcBel 350W Model API4PC27
    HSF PCCooler SPA-1200CU+


    Các trình benchmark thử nghiệm:

    Aquamark03
    3DMark2001 SE
    3DMark03
    3DMark05
    3DMark06

    Kết quả:

    (Dung lượng RAM tui ghi trong biểu đồ là dung lượng RAM thực nằm trên VGA card, ko phải RAM chia sẻ)











    Hi vọng những kết quả benchmark trên sẽ giúp các bạn sắp mua máy lựa chọn dễ dàng hơn.




    Giải thích thêm về công nghệ Turbo Cache (của nVidia) và Hyper memory (của ATI):

    Do 2 công nghệ này giống nhau nên tui sẽ nói sơ lược về Turbo Cache,Hyper Memory cũng tương tự như vậy.

    Turbo cache nghĩa là card VGA đó sẽ có sẵn 1 số RAM, khi hoạt động thì sẽ lấy thêm RAM từ hệ thống để sử dụng.
    Phần RAM lấy từ hệ thống ko nhanh bằng số RAM mà card có sẵn.

    6200 TC dùng RAM 64bit, tùy hiệu mà dùng RAM DDR hoặc DDR2. DDR2 sẽ có tốc độ MHz cao hơn DDR.

    Số RAM có sẵn trên card:16/32/64/128MB.
    -16MB
    ------------>ví dụ như model GIGA NX62TC-128D 53$.
    --------------có sẵn 16MB DDR, có thể chia sẻ thêm 112MB từ hệ thống, tổng cộng RAM là 128MB.

    -64MB
    ------------>ví dụ như model ASUS EN6200TC256/TD/64 55$.
    --------------có sẵn 64MB DDR, có thể chia sẻ thêm 192MB từ hệ thống, tổng cộng RAM là 256MB.

    -128MB
    ------------>ví dụ như model MSI NX6200TC-TD128ELF 53$
    -------------và model ASUS EN6200TC TOP/TD/128 62$.
    --------------2 card trên có sẵn 128MB DDR2, có thể chia sẻ thêm 128MB từ hệ thống, tổng cộng RAM là 256MB. 2 card này mạnh hơn những card 6200 (ko turbo cache) 128MB 64bit khác.


    Điều tương tự cũng xảy ra đối với ATI Radeon X300SE Hyper Memory.


    Từ những điều trên, bạn có thể hiểu được vì sao GeForce 6100 lại thua 6200TC 128MB DDR2 xa như vậy. Nếu so sánh với 6200TC có RAM thực ít hơn(như 16MB hoặc 64MB) thì khoảng cách chênh lệch ko lớn như vậy đâu.Nói cách khác: về hiệu năng của 6200TC - 128MB>64MB>16MB.
    __________________

    (Nguồn : t_hoanganh - Silicom)


  9. #9
    Ngày tham gia
    02 Sep 2006
    Số bài viết
    119

    ATI X1950 (CrossFire mode) vs nVidia Geforce 7950GX2 (Quad SLI mode)

    Bảng so sánh sức mạnh đồ họa giữa ATI X1950 (CrossFire mode) và nVidia Geforce 7950GX2 (Quad SLI mode) :




  10. #10
    Ngày tham gia
    23 Sep 2006
    Đến từ
    Somewhere I belong :)
    Số bài viết
    313
    PRAM - công nghệ thay thế bộ nhớ flash

    Công nghệ PRAM đã xuất hiện từ năm 1968 nhưng suốt 4 thập kỷ qua, các nhà khoa học không thể cân bằng được những chất liệu hóa học đảm bảo nó hoạt động đúng như trên giấy tờ. Tuy nhiên, Samsung hôm qua tuyên bố đã hoàn thiện mẫu chip nhớ đầu tiên.

    Theo Samsung, PRAM đạt tốc độ xử lý nhanh gấp 30 lần và vòng đời dài hơn 10 lần so với thẻ nhớ flash. "Chip đầu tiên sẽ có mặt trên thị trường vào năm 2008 và sẽ cạnh tranh trực tiếp đối với NOR flash", hãng điện tử Hàn Quốc khẳng định.

    Giới chuyên môn cho biết PRAM có triển vọng thay thế toàn bộ thị trường flash. Tuy nhiên, Samsung chỉ nhắc đến công nghệ NOR, đơn giản vì họ nắm trong tay tới 46,2% thị trường NAND flash. Trong khi đó, theo hãng nghiên cứu iSuppli (Mỹ), Samsung hiện chỉ đứng thứ 4 trong lĩnh vực NOR flash với 6,4%.


    NAND flash 32 Gb. Ảnh: AP.
    Cũng trong hôm qua, Samsung đã công bố chip NAND flash 32 gigabit - sản phẩm đầu tiên được sản xuất theo công nghệ 40 nm.

    Những chip này có thể được dùng để xây dựng thẻ nhớ 64 GB, tức lưu 40 phim DVD hoặc 16.000 bản nhạc MP3 (trong khi đa số thẻ nhớ hiện nay có dung lượng 1 GB - 4 GB). Chip của Samsung được trang bị công nghệ CTF (Charge Trap Flash), cho phép thu nhỏ các yếu tố mạch và tiết kiệm chi phí sản xuất.

    Năm ngoái, Samsung đã cho ra mắt thiết bị NAND flash 16 gigabit.


Qui định gửi bài

  • Bạn không thể lập chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi bài phản hồi
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết
  •