Share game FM24 (PC)
Hiển thị kết quả từ 1 tói 4 trong tổng số 4
  1. #1
    Ngày tham gia
    10 Nov 2007
    Đến từ
    NEVERLAND
    Số bài viết
    2,089

    Các huyền thoại của bóng đá Anh

    Mở đầu cho các huyền thoại của Bóng đá Anh là

    HIỆP SĨ BOBBY CHARLTON


    Hồ sơ :

    Ngày sinh: 11/10/1937 tại Ashington, Anh

    CLB : Manchester United (1954-1973), Preston North End (1973-1974), Waterford United (1975 )

    Đội tuyển quốc gia Anh (1958-1970) 106 trận, 49 bàn thắng

    Thành tích :

    Giành chức vô địch World cup năm 1966.
    Có 757 lần khoác áo MU và ghi được tổng cộng 249 bàn.
    Vô địch cúp Châu Âu cùng MU năm 1968.
    Vô địch giải hạng nhất năm 1967, 1965, 1957.
    Cầu thủ xuất xắc nhất Châu Âu năm 1966.
    Vô địch cúp FA năm 1963.

    Thông tin:

    Một trong những nạn nhân sống sót trong vụ tai nạn máy bay kinh hoàng của CLB Manchester United ở Munich, Bobby Charlton đã tiếp tục sống và cống hiến cho môn thể thao vua những khoảnh khắc không thể quên. Ông đã cùng ĐT Anh lên ngôi vô địch thế giới, đã từng được hoàng gia Anh phong tặng tước hiệu Hiệp sỹ, nhưng trên hết, ông là một trong những vị đại sứ đích thực của bóng đá thế giới.

    “Sir Bobby”, người Anh gọi ông như vậy, hiện đang là một trong 4 người giữ kỷ lục hơn 100 lần khoác áo ĐT xứ sở sương mù. Ba người còn lại là thủ môn Peter Shilton, Billy Wright và Bobby Moore. Trong khi Shilton, Wright và Moore là những cầu thủ chơi ở vị trí phòng ngự, nơi mà các cầu thủ có thể chơi với một phong độ cao trong một thời gian khá dài, thì Bobby Charlton lại là một tiền đạo lùi. Ở vị trí này, rất ít người có thể đạt được một phong độ ấn tượng và tạo được sự tin tưởng lâu như vậy. Số lượng khoác áo ĐTQG của ông đã nói lên điều đó.

    Charlton là một trong những cầu thủ có một nền thể lực dồi dào với tốc độ kinh hoàng trong khi không có được một chiều cao lý tưởng. Ông chỉ cao 1m73 (khá thấp so với các cầu thủ châu Âu). Tuy nhiên, đó không phải là điểm yếu của Bobby Charlton, khi ông đã có 49 bàn thắng trong 106 lần khoác áo ĐTQG, nhiều hơn tiền đạo Gary Lineker đúng một bàn. Đó vẫn là một kỷ lục của bóng đá Anh cho đến thời điểm này. Từ khi ông từ giã ĐT Anh vào năm 1970, vẫn chưa có một cầu thủ nào có thể phá vỡ được kỷ lục này.

    Joe Armstrong, người phụ trách tuyển trạch của Manchester khi đó đã phát hiện ra tài năng của Bobby Charlton khi quan sát ông thi đấu cho độI bóng East Northumberland Schoolboys. Sau khi bàn bạc với HLV Matt Busby, Armstrong đã đưa tài năng lớn của bóng đá Anh sau này về với sân Old Trafford vào năm 1953. Sau một thời gian thử việc ở CLB thành Manchester, Bobby Charlton chính thức ký hợp đồng thi đấu chuyên nghiệp cho đội bóng này khi ông 17 tuổi. Vào tháng 10 năm 1956, ông kỷ niệm sinh nhật lần thứ 19 của mình bằng việc ghi 2 bàn trong lần đầu tiên được ra sân, khi đó MU đối đầu với Charlton Athletic.

    Mùa giải năm đó, MU đăng quang ngôi vô địch giải bóng đá Anh, và Charlton có màn trình diễn không tồi khi ghi tổng cộng 10 bàn thắng trong 14 lần được ra sân. Không chỉ có thế, đội chủ sân Old Trafford còn lọt vào trận chung kết cúp FA và bán kết cúp C1. Tất cả các cầu thủ đều rất hào hững với những thành quả đạt được, cũng như vô cùng háo hức chờ đến lúc được chinh phục những chiếc cúp tiếp theo. Tuy nhiên, tai hoạ đã xảy ra vớI thế hệ được gọi là “Busby Babes”. Chiếc máy bay chở đội bóng gồm toàn những cầu thủ trụ cột đã gặp tai nạn trên đường băng Munich. Đó là ngày 6 tháng 2 năm 1958. 8 cầu thủ xuất sắc của MU đã mãi mãi không bao giờ còn được tung hoành trên sân cỏ nữa. Bobby Charlton đã may mắn thoát chết trong vụ tai nạn kinh hoàng đó, lúc đó ông 20 tuổi.

    Từ “đống tro tàn” đó, HLV Busby đã xây dựng lại đội bóng mà nền tảng là “người sống sót” Charlton. Và với sự “hồi sinh” đó, vinh quang đã quay trở lại với đội bóng với biệt danh “Quỷ đỏ” vào năm 1963 với vị trí cao nhất ở cúp FA. Tiếp theo đó là những lần đăng quang ở giải bóng đá Anh vào các năm 1965 và 1967. Chưa dừng lại ở đó. Đúng 1 thập kỷ sau khi chia tay vĩnh viễn các đồng đội ở Munich, Charlton, thủ môn Billy Foulkes và “MU mới” đã dâng tặng những người đã khuất chiếc cúp vô địch châu Âu năm 1968, sau khi hạ gục Benfica 4-1 trong trận chung kết diễn ra ở Wembley. Bobby Charlton là người hùng của trận đấu với cú đúp vào lưới đội bóng đến từ Bồ Đào Nha.


    Mặc dù đặt dấu ấn với vị trí tiền đạo cánh trái, nhưng trận đấu đầu tiên của Charlton trong màu áo ĐT Anh, ông lại đá ở vị trí tiền vệ phòng ngự. Và cũng như lần ra mắt ở Manchester, lần ra mắt này của Charlton rất hoàn hảo. Ông ghi một bàn trong chiến thắng huỷ diệt 4-0 trước độI chủ nhà Scotland ở Hampden Park (sân nhà của CLB Celtic). “Tôi vẫn còn nghe thấy âm thanh khi quả bóng chạm vào mành lưới của Scotland khi đó,” Sir Bobby hồi tưởng lại. “Sau đó, tất cả những gì mà tôi cũng như mọi người nghe thấy là sự im lặng rất lâu.”

    Với màn ra mắt quá ấn tượng đó, không ai ngạc nhiên khi Bobby Charlton được triệu tập vào ĐTQG tham dự World Cup năm 1958 ở Thuỵ Điển. Tuy nhiên, ông và các đồng đội đã có một kỳ World Cup đáng quên, khi phải chia tay đất nước vùng Scandinavi ngay sau vòng 1. Họ đã bị thất bại trong trận play-off với ĐT Liên Xô với huyền thoại Lev Yashin trong khung gỗ. Ở giải đấu năm đó, Bobby Charlton đã không được trọng dụng vì HLV Walter Winterbottom cho rằng ông vẫn còn bị ảnh hưởng về vụ tai nạn ở Munich cách đó không lâu.

    Bốn năm sau đó, Bobby Charlton trở thành một trong những cầu thủ quan trọng nhất của “Tam sư” ở Chile. Bàn thắng đầu tiên của Charlton ở đấu trường quốc tế là bàn thắng nâng tỷ số lên 2-0, khi ĐT Anh giành thắng lợi trước Argentina với tỷ số chung cuộc 3-1. Trận thắng đó đưa ĐT Anh vào vòng tứ kết, nhưng họ đã không may khi… đụng Brazil ở vòng đấu này. “Những chú sư tử” kiêu hùng đã không thể thắng được đội bóng của đất nước Samba, đội sau đó lên ngôi vô địch.

    Năm 1966 là một năm mà không một người yêu mến bóng đá Anh nào có thể quên được. ĐT Anh đã giành chức vô địch trên sân nhà với sự toả sáng của tài năng 28 tuổi, Bobby Charlton. Cùng với các đồng đội và người anh trai Jack Charlton (đá hậu vệ), ông đã đem về chiếc cúp Jules Rimet cho quê hương của môn bóng đá sau khi đánh bại ĐT Đức trong trận chung kết. Lúc đó, ĐT Anh đã có một sự khởi đầu không như ý, khi bị Uruguay cầm hoà với tỷ số 0-0 ngay ở trận đầu ra quân. Chiến dịch đoạt cúp của họ cần phải có một “cú hích”, và Charlton chính là người tạo ra điều đó.


    Hai bàn thắng của Bobby Charlton trong trận bán kết với Bồ Đào Nha đã đưa “những chú sư tử Anh” lọt vào trận chung kết ở Wembley năm đó. Có thể nói đó là một trận chung kết rất thú vị trong lịch sử các kỳ World Cup. Hai huyền thoai, một của Anh, một của Đức… bám chặt lấy nhau trong phần lớn thời gian của trận đấu. Siêu tiền đạo của ĐT Anh, Bobby Charlton “đọ sức” với siêu hậu vệ của ĐT Đức, Beckenbauer. Khi Charlton tấn công, Beckenbauer phòng ngự, khi Beckenbauer băng lên, Charlton lùi về… bắt chặt. Tỷ số cuối cùng là 4-2, và Beckenbauer là người chiến bại. Sau này, khi nhận xét về trận thua đó, “Hoàng đế” đã nói: “ĐT Anh giành thắng lợi trước ĐT Đức là vì Bobby Charlton chơi hay hơn tôi một chút.”



    Mặc dù không thành công trong việc bảo vệ chiếc cúp vô địch ở Mexico 4 năm sau đó, hay không thuận lợi trong sự nghiệp huấn luyện viên, nhưng với những gì đã đạt được trong quãng thời gian làm cầu thủ, Bobby Charlton đã trở thành một trong những tượng đài lớn nhất của bóng đá Anh nói riêng và thế giới nói chung. Quả bóng vàng châu Âu năm 1966 là một danh hiệu xứng đáng dành cho một tài năng cũng như nhân cách lớn. Hiện nay ông đang là đại sứ của bóng đá trên khắp toàn cầu, chủ tịch danh dự của CLB Manchester United, nơi gắn liền vớI tên tuổI của ông. Lúc sinh thời, HLV Matt Busby đã từng nói: “Cậu ấy (Charlton) gần như đã đạt đến mức hoàn hảo mà một cầu thủ bóng đá luôn mơ ước.”


    Chủ đề tương tự:

  2. #2
    Ngày tham gia
    10 Nov 2007
    Đến từ
    NEVERLAND
    Số bài viết
    2,089
    Nhân vật số 2 của bóng đá Anh sẽ là:

    CHÀNG LÃNG TỬ KEVIN KEEGAN


    Hồ sơ :

    Joseph Kevin Keegan sinh ngày 14/2/1951 tại Armthorpe, Doncaster, Anh

    Các CLB: Scunthorpe United (1968-71), Liverpool (1971-77), Hamburg (1977-80), Southampton (1980-82), Newcastle United (1982-84), Blacktown City Demons (1985)

    Với ĐT Anh (1972-1982): Chơi 63 trận, ghi 21 bàn

    HLV : Newcastle United (1992-97); Fulham (1998-99); ĐT Anh (1999-2000), Manchester City (2001-05), Newcastle United (từ tháng 1/2008)

    Thành tích :

    Thành tích:
    3 lần VĐ Anh (1973, 1976, 1977);
    2 Cúp UEFA (1973, 1976);
    1 Cúp FA (1974),
    2 Siêu Cúp Anh (Charity Shield - 1974, 1976);
    1 Cúp C1 châu Âu (1977);
    1 lần VĐ Đức (1979);
    Cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu các năm 1978, 1979;
    Cầu thủ xuất sắc nhất Anh năm 1976 của Hiệp hội các cây bút thể thao Anh (FWA);
    Cầu thủ xuất sắc nhất Anh năm 1982 của Hiệp hội Cầu thủ Chuyên nghiệp Anh (PFA).

    Các vinh dự khác: Huân chương công trạng OBE (hạng 4 trong hệ thống 5 tước hiệu hiệp sĩ của Anh);
    được đưa vào bảo tàng bóng đá Anh năm 2002 bởi những đóng góp cho bóng đá Anh.

    Thông tin :

    Kevin Keegan là một trong những cầu thủ vĩ đại nhất của bóng đá Anh và là một trong những cầu thủ Anh thành công nhất khi chuyển sang sự nghiệp huấn luyện. Và ông cũng là người Anh duy nhất hai lần được nhận danh hiệu Quả bóng vàng cho cầu thủ xuất sắc nhất năm của bóng đá châu Âu. Tóm lại, nói đến bóng đá Anh, không thể không nhắc đến tên Keegan.


    Keegan bắt đầu sự nghiệp thi đấu cho Peglers Brass Works ở thành phố Doncaster, gần thị trấn quê hương Armthorpe, trước khi tới với Scunthorpe United. Bị CLB địa phương Doncaster Rovers chê, Keegan cuối cùng lại có được một cơ hội tốt hơn nhiều với CLB ở miền biển phía đông Scunthorpe United. Năm 1968, ông gia nhập Scunthorpe United với tư cách cầu thủ học việc và có trận đầu tiên ở Football League cuối năm đó khi mới 17 tuổi.


    Không mất nhiều thời gian để Keegan xây dựng danh tiếng ở các hạng đấu thấp. Chỉ sau 3 năm, cầu thủ tài năng này đã khiến HLV lừng danh Bill Shankly của Liverpool quyết định phải mua bằng được với giá 35.000 bảng. Bản hợp đồng được hoàn tất ngày 10/5/1971 sau đó nhanh chóng được coi là quá hời so với những gì Keegan thể hiện.

    Ngày 14/8/1971, Keegan chơi trận đầu tiên cho Liverpool gặp Nottingham Forest ở Anfield và ghi bàn chỉ sau 12 phút vào sân. Năm 1973, Keegan giành được vinh quang trong nước đầu tiên. Ông và John Toshack hợp thành bộ đôi ghi bàn xuất sắc giúp Liverpool giành chức VĐQG đầu tiên sau 7 năm chờ đợi. Tiếp đó là Cúp UEFA. Keegan ghi 2 bàn trong trận CK lượt đi để giúp Liverpool vượt qua Borussia Monchengladbach với tổng tỷ số 3–2. Khả năng phối hợp ăn ý giữa ông và Toshack tới mức gần như là thần giao cách cảm ở nhiều thời điểm. Một mẩu bình luận đã trở thành nổi tiếng của BLV trứ danh David Coleman đủ nhấn mạnh một cách chính xác sự ăn ý của bộ đôi này, đó là “Toshack, Keegan, tỷ số là 1-0".



    Mùa bóng sau đó, Keegan tiếp tục đóng góp nhiều bàn thắng nhưng "Quỷ đỏ" chỉ về nhì ở giải VĐQG sau Leeds United. Tuy nhiên, họ cũng kịp vớt vát cho một mùa giải suýt trắng tay bằng chiếc Cúp FA và sau đó là Siêu Cúp Anh năm 1974. Trong trận CK, Keegan ghi 2 bàn giúp Liverpool đè bẹp Newcastle United 3–0, trong đó bàn đầu là kết quả một pha khống chế bóng bằng ngực và tung vôlê cực đẹp từ cự ly gần 25 m. Keegan là cầu thủ đầu tiên ghi hai bàn trong trận CK Cúp FA từ sau Mike Trebilcock của Everton năm 1966.

    Ba tháng sau, Keegan trở lại Wembley trong trận tranh Siêu Cúp Anh (Charity Shield). Đó lại là một kỷ niệm buồn với Keegan khi ông trở thành cầu thủ Anh đầu tiên bị nhận thẻ đỏ ở sân Wembley sau pha ẩu đả với đội trưởng Billy Bremner của Leeds, người cũng bị nhận thẻ đỏ. Cuộc tỉ thí đó được chiếu trên kênh của BBC vào buổi tối còn cả hai bị phạt nặng. Mỗi người bị phạt tiền 500 bảng, Keegan bị treo giò 3 trận còn Bremner tới 8 trận.

    Năm 1977, Liverpool hướng tới tham vọng chiến thắng ở cả ba mặt trận: giải VĐ Anh, Cúp FA và Cúp C1 châu Âu. Keegan là cầu thủ chủ chốt trong năm đáng nhớ đó dù ông đã trót ném một tảng đá vào con thuyền đang trôi về đích khi thông báo ý định rời CLB vào cuối mùa để ra nước ngoài thi đấu. Tuy nhiên, mặt khác thì ông tiếp tục dốc sức để Liverpool giành chức VĐQG và vào tới cả hai trận CK cúp kia. Trận cuối cùng của Keegan trong màu áo Liverpool trên quê nhà là khi Liverpool thất bại 1-2 trong trận CK Cúp FA trước Manchester United, hỏng giấc mộng "ăn ba". Liverpool sôi sục quyết tâm chiến thắng trở lại với trận CK Cúp C1 ở Rome gặp Borussia Mönchengladbach 4 ngày sau đó. Đó là trận cuối cùng Keegan khoác áo Liverpool và thật tuyệt vời khi đó là một chiến thắng lịch sử. Không ghi bàn nhưng Keegan đã làm rối tung hàng thủ dưới sự chỉ huy của Berti Vogts. Kết quả là chiến thắng 3-1 của đội bóng thành phố cảng Liverpool. Đây cũng là chiếc Cúp C1 đầu tiên của đội bóng giàu thành tích nhất bóng đá Anh.


    Sau 323 trận và khoảng 100 bàn thắng ở tất cả các mặt trận cho Liverpool, Keegan chia tay đúng như tuyên bố trong sự tiếc nuối của các CĐV thành phố cảng. Quyết định chuyển sang Hamburg năm 1977 của Keegan sau khi giúp Liverpool giành được Cúp C1 châu Âu đã gây cú sốc cho bóng đá Anh. Ở tuổi 26, Keegan là tuyển thủ quốc gia Anh và dễ dàng được công nhận là cầu thủ nổi tiếng nhất giải VĐ Anh. Nhưng Hamburg là một CLB tham vọng và mức phí chuyển nhượng nửa triệu bảng đã thuyết phục được Liverpool chịu bán đi món tài sản vô giá của họ.

    Thời gian đầu Keegan phải vật lộn để thích nghi còn đội bóng kết thúc ở vị trí thứ 10 trong mùa bóng đầu tiên của ông. TGĐ Guenter Netzer đã xử lý rất nhanh bằng cách chỉ định Branko Zebec làm HLV và thuyền trưởng mới này đã phát huy được hết khả năng của tân binh ngôi sao này. Hamburg giành chức VĐ Bundesliga lần đầu tiên trong lịch sử (giải VĐ Đức ra đời năm 1903 nhưng đổi thành Bundesliga từ mùa giải 1963-64) ở mùa giải 1978-79 cùng với việc Keegan tỏa sáng đầy tự tin. Các fan sửng sốt trước tiền đạo nhỏ bé nhưng mạnh mẽ này và trìu mến đặt cho ông biệt danh Mighty Mouse (chú chuột anh hùng nổi tiếng trong phim hoạt hình). Giá trị của Keegan được công nhận bởi hai danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu trong năm (1978 và 1979) đều trong màu áo Hamburg.


    Trong mùa giải cuối cùng của Keegan ở CLB này, Hamburg về vị trí thứ hai ở giải VĐQG và vào tới CK Cúp C1 châu Âu nhưng thất bại trước Nottingham Forest. Keegan bất ngờ quyết định trở về Anh và lý do thực sự đến giờ vẫn chưa được tiết lộ. Không còn Keegan nhưng dư âm mà ông để lại cũng đủ. Hamburg thừa tự tin và dễ dàng vượt mặt Bayern để giành thêm 2 danh hiệu VĐQG nữa cùng chiếc Cúp C1 châu Âu duy nhất trong lịch sử CLB năm 1983, khi bàn thắng của Magath đã đảm bảo cho chiến thắng trước Juventus. Nên nhớ, đội Bayern này đã từng giành 3 Cúp C1 châu Âu liên tiếp (1974-1976) và vẫn còn các cầu thủ có chất lượng như Karl-Heinz Rummenigge và Paul Breitner. Sau kỷ nguyên đó, Hamburg không giành thêm được một danh hiệu VĐQG nào nữa.

    Ngày 10/2/1980, HLV Lawrie McMenemy tổ chức một cuộc họp báo ở khách sạn Potters Heron, Ampfield để thông báo rằng Cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu Kevin Keegan sẽ gia nhập Southampton trong mùa hè sau đó. Tin tức này đã gây sốc cho cả thế giới bóng đá và tất nhiên là làm nóng thành phố Southampton. Các fan của CLB bồng bềnh như trên mây dù vẫn cảm thấy khó tin rằng CLB nhỏ bé của họ lại hấp dẫn được cầu thủ vĩ đại ấy.


    Sau khi ký vào bản hợp đồng 420.000 bảng, Keegan ra mắt CLB mới Southampton ở Lansdowne Road trong trận giao hữu gặp Shamrock Rovers ngày 23/7/1980. Tốc độ, sự thông minh kết hợp với sự sung sức và quyết tâm cho phép Keegan vượt qua điểm yếu thể hình. Hai mùa bóng của Keegan ở The Dell là thời gian CLB này thể hiện lối chơi đáng thưởng thức nhất trong lịch sử. Ông là một phần của đội bóng chơi tưng bùng với những cái tên như Alan Ball, Phil Boyer, Mick Channon và Charlie George. Trong mùa giải 1980-81, "Saints" (biệt danh của Southampton) đã ghi được 76 bàn và kết thúc ở vị trí thứ 6, vị trí cao nhất của họ ở giải VĐ cho tới thời điểm đó.

    Trong mùa bóng sau, Keegan lại có được phong độ tốt nhất và cuối tháng 1/1982, Saints hãnh diện vươn lên đứng đầu bảng xếp hạng. Nhưng rồi chuỗi trận kém cỏi với chỉ 3 trận thắng kể từ cuối tháng 2 khiến cho họ rơi xuống vị trí thứ 7 vào cuối mùa. Bất chấp điều đó, Keegan đã được bầu là Cầu thủ xuất sắc nhất năm của Hiệp hội các Cầu thủ bóng đá Chuyên nghiệp Anh (PFA) và được tặng Huân chương công trạng OBE (hạng 4 trong hệ thống 5 tước hiệu hiệp sĩ) vì những cống hiến cho bóng đá. Keegan đã ghi 26 trong 72 bàn của đội và được bầu là Cầu thủ xuất sắc nhất năm của CLB này.

    Nhưng bất hòa với McMenemy khi HLV này không cải thiện được hàng phòng ngự của Southampton (để lọt lưới 67 bàn trong mùa giải 1981-82) khi đội bóng này đang ở đầu BXH đã khiến Keegan bị cô lập và phải ra đi.

    Southampton là nơi Keegan giành danh hiệu Vua phá lưới giải VĐ Anh duy nhất trong sự nghiệp (mùa 1981-82 với 26 bàn). Nhưng thành công thực sự của ông lại là với Newcastle United, nơi ông được coi như một người hùng và là vị cứu tinh của những người Geordie yêu bóng đá.


    Gia nhập Newcastle tháng 8/1982 với mức phí 100.000 bảng, cựu tuyển thủ Anh này đã bỏ túi một khoản kha khá bởi sự hậu thuẫn về tài chính cho CLB của nhà tài trợ Newcastle Breweries, hãng bia muốn khai thác hình ảnh siêu sao này để làm PR. Nhưng như bất kỳ CĐV Newcastle nào cũng sẽ phải thừa nhận, Keegan xứng đáng đến từng xu ông nhận được. Hai năm ở St James Park là hai năm Keegan được công nhận là ông vua của vùng Tyneside và là một người thân đặc biệt của các CĐV CLB này.

    Keegan đã chơi 85 trận, ghi 9 bàn trong tất cả các giải đấu, trong đó có 78 trận và 48 bàn ở giải VĐ. Ông cùng với những đồng đội như Peter Beardsley, Chris Waddle và Terry McDermott đưa Newcastle trở lại giải hạng Nhất (First Division, tương đương với Premier League bây giờ) năm 1984.

    Ông đã thông báo quyết định treo giày trước khi kết thúc mùa giải 1984. Trận đấu cuối cùng trong giải VĐQG của ông ở sân St James Park là trận gặp Brighton & Hove Albion. Ông đã ghi bàn trong chiến thắng 3-1 này. Trận cuối cùng Keegan chơi cho Newcastle là giao hữu gặp Liverpool vài ngày sau đó. Keegan rời sân trên một chiếc trực thăng khi vẫn mặc quần áo thi đấu, một hình ảnh đẹp và có tính tượng trưng.

    Kevin kết thúc sự nghiệp thi đấu đầy vinh quang kéo dài 16 năm với hơn 700 trận đấu và gần 300 bàn thắng trong. Cầu thủ 33 tuổi này nói: "Điều tôi tiếc nhất là không tới Newcastle sớm hơn một chút".

    Sở hữu Keegan, một trong những cầu thủ xuất sắc nhất thế giới thời bấy giờ, nhưng thành tích của ĐT Anh lại rất tệ. Có nhiều nguyên nhân để giải thích cho sự kém cỏi đó, nhưng chắc chắn không phải do Keegan. Thực sự là Keegan không có cơ hội tỏa sáng ở một VCK World Cup, đấu trường lớn nhất của bóng đá thế giới. ĐT xứ sở sương mù không vượt qua được các vòng loại World Cup 1974 và 1978 còn tới World Cup 1982 thì ông bị một chấn thương lưng nghiêm trọng ngay trước VCK.



    Trong một nỗ lực tuyệt vọng để được ra sân ở một VCK World Cup (Keegan thừa hiểu sẽ khó có cơ hội nữa nếu chờ tới giải năm 1986), ông đã bí mật thuê ôtô và phóng từ TBN sang Đức gặp một chuyên gia về chấn thương quen biết để điều trị tăng cường. Kết quả là nó đã giúp ông được vào sân từ ghế dự bị trong trận đấu có tính chất quyết định ở vòng bảng thứ hai gặp chủ nhà TBN mà Anh cần phải thắng để lọt vào bán kết. Thật không may, trận đấu kết thúc với tỷ số hòa. Vài phút cuối của Keegan ở World Cup sẽ mãi không thể quên với những người hâm mộ ông bởi pha đánh đầu dứt điểm từ rất xa khung thành mà cần có phép mầu mới có thể thành bàn.

    Khi Bobby Robson trở thành HLV mới của ĐT Anh sau World Cup đó, Keegan bị gạt khỏi đội hình chính. Điều đáng buồn là Keegan biết được quyết định quan trọng đó từ báo giới chứ không phải là từ chính Robson. Keegan công khai bày tỏ sự bất mãn và quyết định chia tay ĐTQG. Ông ghi được 21 bàn, đeo băng đội trưởng 31 lần trong tổng cộng 63 lần khoác áo ĐT Anh, những con số chắc chắn sẽ "đẹp" hơn hẳn nếu ĐT Anh vượt qua vòng loại 3 giải đấu lớn hoặc ông tiếp tục sự nghiệp thi đấu quốc tế.

    Người Đức đã từng nói Keegan là món hàng xuất khẩu vĩ đại thứ hai của thành phố cảng Liverpool sang Hamburg sau nhóm Beatles. Thế nhưng ngay cả Beatles vĩ đại cũng không được nhớ đến ở thành phố cảng nước Đức này nhiều như Kevin Keegan, siêu nhân nhỏ bé của bóng đá Đức.



  3. #3
    Ngày tham gia
    18 Feb 2008
    Số bài viết
    175
    GORDON BANKS


    Ngày sinh: 30/12/1937
    Các CLB trong sự nghiệp:

    1955-1959: Chesterfield
    1959-1966: Leicester
    1966-1972: Stoke City
    1977: St. Patrick's Athletic
    1977-1978: Fort Launderdale Strikers

    73 lần khoác áo đội tuyển Anh


    Gordon Banks được ghi nhận như một thủ thành hay nhất trong các giải vô địch thế giới 1966 và 1970.

    Trong cuộc đời thủ thành của Gordon Banks, có thể nói cái khoảnh khắc gây ấn tượng mạnh mẽ nhất trong lý ức hang vạn khan giả và đã đi vào lịch sử bóng đá thế giới như 1 huyền thoại chính là quả cứu nguy cho đội tuyển quốc gia 1 bàn thua trông thấy. Trong trận đấu giữa Braxil và Anh tại World Cup 1970, khi cầu thủ tiền đạo cánh của Braxil là Jaizinho lật 1 đường chuyền bổng vào khu vục 16m50 của đội Anh, Pele đã nhảy lên đánh đầu đưa quả bóng bay thẳng vào góc phải khung thành của Banks, lúc đó anh đang đứng giữa khung thành, nhưng nhanh như tia chớp, với phản xạ tuyệt vời, Gordon Banks đã bay người sang phải đấm bật bóng ra khỏi vạch cầu môn để rồi quả bóng bay vợt xà ngang.
    Và từ quả cứu nguy đó,Gordon Banks đã đi vào lịch sử bóng đá của nhân loại mhư 1 thủ thành vĩ đại thuộc mọi thời đại, sánh ngang với những thủ thành vĩ đại khác như: Lev Iashine của Nga, Planicka của Tiệp Khắc, Karbakhan của Mexico, Ghôshis của Hunggri…
    Về sau này, vua bóng đá Pêlê đã kể lại: “lúc đó tôi nghĩ rằng không có 1 thủ môn nào đáng ghét hơn chàng thủ môn đó và tôi cũng không thể tin được là tại sao Banks lại có thể đẩy được quả bóng đó ra khỏi khung thành. Nhưng tôi vô cùng khâm phục anh ta và tôi cho rằng đó là pha bóng tuyệt vời nhất từ trước đến nay”.


    pha cứu nguy kinh điển trước cú đánh đầu của Pelé

    Các cổ động viên thì cho rằng họ thật sự không thể tin vào mắt mình khi quả bóng không nằm trong lưới sau động tác bay người như tên bắn của Gordon Banks. Còn đối với Gordon Banks mọi chuyện lại rất đơn giản: “đó chỉ là điều bình thường mà tôi làm được, tuy nhiên tôi lấy làm khó chịu khi các CĐV luôn đòi hỏi tôi thực hiện các kỳ tích đó trong các trận đấu khác.”
    Gordon Banks sinh năm 1937 tại thành phố Sheffield. Sự nghiệp bóng đá của Gordon Banks bắt đầu từ năm 1955 khi anh mới 18 tuổi, chơi trong đội bóng tỉnh lẽ không mấy tiếng tăm, đó là CLB Chesterfield. Tuy vậy, tài nghệ bắt bóng của Gordon Banks nhanh chóng được nhiều người biết đến và chẳng lâu sau Banks đã ký hợp đồng với CLB hạng nhất của Vương quốc Anh là: Leicester City. Gordon Banks bắt đầu đứng trong đội hình đội tuyển quốc gia đấu trận quốc tế đầu tiên vào năm 1963 với đội tuyển Scotland và sau 9 năm với 73 lần khoác áo đội tuyển quốc gia, Gordon Banks lại gặp các đối thủ Scotland trong trận đấu quốc tế cuối cùng của mình.
    Gordon Banks là 1 thủ thành nhanh nhẹn, đầy long dũng cảm, có phản xạ tuyệt vời bộ óc phán đoán cực kỳ nhạy bén với 1 thể lực cường tráng khỏe mạnh, dẻo dai, hết sức linh hoạt đã tự khẳng định vị trí của mình khi được chọn là người trấn giữ khung thành đội tuyển quốc gia Anh.
    Đặc biệt tài nghệ của Gordon Banks thực sự tỏa sang khi anh cùng với đội tuyển quốc gia thi đấu trong vòng chung kết World Cup 1966. Hàng vạn khan giả đã được chứng kiến những pha bóng tuyệt vời trong trận bán kết với Bồ Đào Nha và trận chung kết với CHLB Đức.
    Trong 4 trận đầu tiên, Gordon Banks đã bảo vệ nguyên vẹn lưới khung thành của đội Anh. Đến trận bán kết, Eusebio mới chọc thủng lưới khung thành của Banks bằng quả sút phạt 11m nhưng Bồ Đào Nha đã không thể thắng nổi, chịu thất bại để nhường quyền vào chơi trận chung kết cho đội tuyển Anh. Trận chung kết giữa Anh và Đức rất quyết liệt, được đánh giá là trận đấu hay trong lịch sử các kỳ World Cup và Gordon Banks cùng đội tuyển Anh đã thực hiện được giấc mơ đẹp của mình. Đội tuyển Anh sang Mexico tham dự vòng chung kết World Cup 1970 với đội hình rất mạnh, có thể còn mạnh hơn so với đội hình đã giành thắng lợi 4 năm trước, họ hy vọng tiếp tục giữ cúp vàng. Trong trận đấu với Rumani Gordon Banks đã bảo vệ nguyên vẹn lưới khung thành , đẩy bật được nhiều đường bóng như trái phá từ các phía dội đến, các cầu thủ Anh thắng Rumani với tỷ số 1-0.
    Các cầu thủ đội tuyển Anh và Gordon Banks bảo vệ khung thành đã đương đầu với đội tuyển Braxil là đội bóng có sức mạnh ghê gớm bao gồm hang loạt ngôi sao rực rỡ như: Pêlê, Jaizirnho, Tostao, Rivelino…Trước đối thủ như vậy, Gordon Banks thật khó long để chặn đứng các đợt tấn công của Jaizirnho thế nhưng anh đã đẩy được quả đánh đầu của Pêlê và chính nhờ quả đấm bật cứu nguy đó của Banks đã cho phép đội tuyển Anh tiếp tục thi đấu. Dù bị thua Braxil với tỷ số sát nút 1-0, Gordon Banks cùng với các đồng đội giành chiến thắng trước đội tuyển Tiệp Khắc đã cho phép họ lọt vào vòng tứ kết để chạm chán với đội tuyển Tây Đức. Hai ngày trước khi diễn ra trận đấu, Gordon Banks được trao tặng huân chương Hoàng Gia Anh (OBE).
    Thật không may cho đội tuyển Anh vào buổi sáng của cái ngày diễn ra trâun đấu, Gordon Banks bỗng dưng bị lên cơn đau dạ dày rất dữ dội, không thể nào tham gia trận đấu.
    Đội tuyển Anh tưởng chừng như đã giành thắng lợi khi họ dẫn 2-0 thế nhưng họ đã phạm sai lầm khi thay thế 1 thủ thành khác, tiếp đến lại vấp phải sai lầm nữa về mặt chiến thuật khi lẽ ra đưa Bobby Charlton vào sân thì tung 1 cầu thủ đầy mệt mỏi Terry Cooper để gánh chịu lấy thất bại trước đội tuyển Tây Đức với tỷ số 2-3.
    Hợp đồng thi đấu giữa Gordon Banks và Leicester kết thúc giữa chừng khi CLB tuyển được 1 thủ môn trẻ đầy tài năng, Peter Shilton tròn 17 tuổi còn Gordon Banks đã bước sang tuổi 28. lẽ dĩ nhiên, ông chủ tịch CLB nghĩ về tương lai và quyết định lấy Shilton. Sau đó Gordon Banks đã sang thi đấu cho CLB Stoke City, thi đấu xuất sắc trong 5 mùa bóng cho Stoke City và đoạt danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất màu bóng 1972-1973. nhưng thật bất hạnh, vụ tai nạn xe hơi đã cướp mất ánh sang trong con mắt phải của Gordon Banks. Tuy nhiên chỉ sau 3 tháng dưỡng bệnh, Banks trở lại tập luyện nhưng anh không thể thực hiện được những gì mà anh mong muốn. Gordon Banks kể lại: “khi tôi quyết định trở lại thi đấu tôi thực sự gặp khó khăn về khoảng cách nhất là những quả bóng bổng và tôi nhận biết rằng đã đến lúc tôi phải giã từ sân cỏ”. Nhưng 4 năm sau, vào năm 1977, khi bước vào tuổi 39, Banks đã trở lại sân cỏ trong CLB Fort Lauderdale Strikers (Mỹ). Lúc đó Gordon Banks chỉ thi đấu bằng kinh nghiệm, sự nhanh nhẹn hơn là thị giác đã bị khiếm khuyết và anh chỉ thi đấu 1 mùa bóng cho Strikers.
    Mặc dầu không còn thi đấu cho Strikers nhưng Gordon Banks vẫn được tổ chức NASL đánh giá cao khi amh tiếp tục sự nghiệp bóng đá với vai trò HLV cho các cậu bé trương Lauderdale. Và lúc đó, người cầu thủ từng được bầu chọn là thủ môn hay nhất thế giới, thủ môn có cú phá bóng đẹp nhất và được NASL đánh giá cao trong thời gian thi đấu cho Fort Lauderdale Strikers mới thực sự chịu xếp đôi găng tay huyền thoại của mình lại.

    The man who practices virtue never has intention to injure another
    And if the harmony can be ontained with retreat, he withdraws

  4. #4
    Ngày tham gia
    17 May 2007
    Đến từ
    Trái đất......
    Số bài viết
    403
    xét trên quy mô nào đấy thì 30 năm nữa đôi khi Lê Công Vinh bây giờ sẽ là huyền thoại vì đưa việt nam vô địch AFF cup sau 49 năm.Còn huyền thoại của mình ngày xưa giờ vẫn con như ông Phạm Huỳnh Tam Lang,Lê Thế Thọ.v.v..v chỉ là không nổi tiếng như nước ngoài thôi

    Học Cách Để Yêu

Qui định gửi bài

  • Bạn không thể lập chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi bài phản hồi
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết
  •