Trích dẫn Trích dẫn bài viết của lazie Bài viết
(1) Có phải từ tuổi 18-21 là nên tập Strength và Aerobic nhìu để nâng các chỉ số Physical càng cao càng tốt ??? Nếu đúng như vậy thì tuổi 17 nên chú trọng Technical? Nếu sai thì sao nhỉ? hihi Còn dưới 16 (Youth) thì chú trọng Tecnical ??? Vì mình xem tv thấy mấy ku ở Học viện HAGL vẫn bé xíu nhưng kĩ thuật đi bóng thì pro hihi

(2) Sau 23 tuổi nếu CA vẫn chưa xấp xỉ PA (vd CA=150 PA=180) thì train lên nữa sẽ rất khó, gần như không thể hay vẫn có cách trị ??? Nếu đã CA đã xấp xỉ PA thì có cần 1 bài tập khác không vì bài tập trước đây là nhằm làm tăng các chỉ số (giờ còn gì đâu mà tăng).

(3) Thiết kế 1 bài tập riêng cho 1 cầu thủ nhằm uốn nắn các kĩ năng của nó theo ý mình muốn có khả thi không? Nếu có gadongta kể 1 kinh nghiệm thực tế được không ?

(4) Nếu 21-22 tuổi đã train được max CA = PA thì có là ép lúa non không ??? Như vậy là tốt hay không tốt? Cho 1 cầu thủ 17,18 tuổi (CA làng nhàng nhưng PA cao) đá chính liên tục có nên không ?

(5) Nếu kết quả training TLO max = TPO thì có đảm bảo những môn set = 19 sẽ luôn luôn +3 ?
1) Nói chung luyện cầu thủ TRẺ (U18), kết quả của mình sẽ thường chỉ cố gắng ở mức này:


Như các bạn đã biết, mục tiêu luyện tập là để làm sao ta sẽ đạt được TPO cao nhất có thể, trong trường hợp của các cầu thủ đã có hợp đồng chuyên nghiệp sẽ là vạch giới hạn cuối, tuy nhiên vì chương trình các cầu thủ trẻ luyện thấp hơn các cầu thủ chuyện nghiệp nên giới hạn do mình TỰ đặt ra sẽ là dưới vạch cao nhất 1 mức. Và thực tế do chính mình thử nghiệm trong huấn luyện Youth, mình cũng không thể đẩy TPO lên cao hơn giới hạn này được mấy (chính là ở ví dụ cầu thủ này với chương trình nặng tối đa).

Như mình nghiệm thấy và lý thuyết đã trình bày, việc các chỉ số hình thể Physical sẽ tăng mạnh ở lứa tuổi U24 nên mình mới khuyên ưu tiên luyện Str và Aer càng sớm càng tốt còn các chỉ số Tech và Mental sẽ vẫn tiếp tục phát triển cho tới già, (thậm chí Men có lẽ là những chỉ số không bao giờ bị tụt xuống) nên việc ưu tiên luyện các cầu thủ trẻ U18 về technique sẽ là không cần thiết.

2) Nếu đã quá 24 tuổi thì sẽ khó phát triển các chỉ số hình thể mà thôi chứ mình không hề nói cầu thủ sẽ không phát triển được nữa. Cầu thủ được coi là phát triển hết mức sẽ là lúc cầu thủ đạt độ chín CHO VỊ TRÍ CỦA MÌNH (VD: TĐ là 26-29). Nếu lấy trường hợp của Lazie làm ví dụ cho 1 tiền đạo 24 tuổi thì thời gian còn phát triển được của cầu thủ này còn khoảng 2 năm nữa. Nếu khoảng cách CA-PA là 30 thì mình ước chừng lạc quan nhất chỉ lên thêm 10 đơn vị nữa và đồng nghĩa cầu thủ này không có cơ hội đạt tới tiềm năng hy vọng. Như mình đã bàn luận và nhắc lại, phương pháp huấn luyện chỉ là cách truy rèn năng lực HIỆN TẠI (CA), để CA lên tới PA thì chỉ có mỗi cách là cho cầu thủ được ra sân và ra sân.

Nếu CA đã xấp xỉ PA thì đúng là việc luyện tập thế nào sẽ trở thành không quá quan trọng nữa. VIệc luyện tập kiểu gì đi chăng nữa sẽ chỉ còn ý nghĩa là DUY TRÌ. Điều duy nhất quan trọng mà chúng ta không nên quên là sẽ đến lúc các cầu thủ bắt đầu suy giảm (+30) thi lúc đó, việc huấn luyện mới lại có ý nghĩa.

3) Về phương pháp huấn luyện riêng cho TỪNG cầu thủ một thì mình không thử nghiệm nhiều lắm nên không thể nói kinh nghiệm của mình là đáng kể. Tuy nhiên cá nhân mình sẽ trả lời việc sắp xếp luyện tập riêng là KHÔNG cần thiết bằng việc huấn luyện phát triển đúng hướng cho các cầu thủ cùng vị trí trong đội bởi lẽ việc phát triển từ luyện tập chỉ là ƯỚC CHỪNG chứ KHÔNG PHẢI CHÍNH XÁC. (VD: 54 và 56 không có khác nhau đến thế đâu nhưn trong FM, đó là khoảng cách 1 điểm đơn vị) Nếu cầu thủ cùng vị trí có CA bằng nhau thì năng lực thực tế cũng là tương đương nhau, sự chênh lệch chỉ còn có thể ở các chỉ số miễn phí cho vị trí, còn nếu các điểm này cũng không khác thì lazie có thể yên tâm là nếu cầu thủ này chuyền bóng không bằng cầu thủ kia thì chắc chắn sẽ được bù vào bằng khả năng khác như dri hoặc tech....... nên cách huấn luyện đặc biệt cũng không đảm bảo cầu thủ sẽ đạt tăng chính xác chỉ số chúng ta muốn tăng.

4) Ép lúa non?? Haha! Niềm ước mơ của TẤT CẢ các huấn luyện viên mà lazie còn nghi ngờ có thể không tốt.

Còn vấn đề cho cầu thủ trẻ có CA làng nhàng mà PA cao chơi liên tục là vấn đề mọi người phải tự hỏi liệu công sức đầu tư cho cầu thủ đó có xứng đáng không?

VD: Ta có 2 DC đều 18t, PL1: CA= 100; PA= 160; PL2: CA=80, PA=180, vậy chúng ta phải ưu tiên luyện cầu thủ nào đây? Với lứa tuổi và khoảng cách CA-PA như vậy thì việc đạt hết mức năng lực có thể là chuyện khả thi, tuy nhiên cái công sức ta bỏ ra để đào tạo sẽ hoàn toàn khác nhau.

Trường hợp 1, ta chỉ cần cho chơi vừa vừa, dự bị thì đến khi đạt độ chín, ta sẽ có 1 cầu thủ hạng KHÁ.

Trường hợp 2, ta bắt buộc phải liên tục cho vào sân không ngừng nghỉ, vứt những cầu thủ "đã thành danh" lên băng ghế dự bị, "cá cược" với những tỷ lệ sai sót và lỗi lầm và thua trận cao hơn để "hy vọng" sẽ có 1 ngôi sao "trong tương lai". Nếu ta chơi cầu thủ này không đủ thì cầu thủ này sẽ không đạt được tối đa năng lực được.

Đó chính là những lý do vì sao các wonderkids không phải các cầu thủ trẻ có PA cao chót vót mà là các cầu thủ có CA ở mức độ cao so với lứa của mình mà thôi. Tất nhiên không phải wonderkid nào cũng có thể trở thành các "Siêu Sao" nhưng hầu hết sẽ đều là các cầu thủ GIỎI khi đạt độ chín.

5) Mình tin là không có ít bạn bị ÁM ẢNH với "+/- 3 điểm" như mình ngày xưa nhưng giờ đây mình thích cái giải nghĩa "giúp phát triển hết mức" hơn vì nó giúp ta không bị giới hạn trong suy nghĩ cách ước tính sự phát triển của các cầu thủ.