Share game FM24 (PC)
Hiển thị kết quả từ 1 tói 6 trong tổng số 6
  1. #1
    Ngày tham gia
    25 May 2008
    Đến từ
    Vì tội
    Số bài viết
    134

    Cách tắt và hẹn giờ Window

    Với Vista và XP

    Khi đang ở trong môi trường Windows. Bạn hãy làm theo 2 bước

    1. Chọn menu Start => Run.

    2. Tại hộp thoại Run bạn hãy nhập dòng lệnh shutdown -s -t và thời gian muốn máy tính được tự động được tắt vào.(Lưu ý: thời gian tính bằng giây).

    Ví dụ: Tắt máy tính sau 1 phút : 1 phút = 60 giây. ( Chú í là đổi hết ra giây nhé )
    -Start > Run
    -Nhập dòng lệnh : shutdown -s -t 60

    -Bấm vào nút Ok để chấp nhận việc kích hoạt.
    -Sau khi ấn ok, windows sẽ hiện lên bảng thông báo, để ý xem giây được đếm ngược .
    Vậy là xong.

    _________________

    Cách khác :

    1. vào Start => Run => Gõ cmd
    2. Trong cửa sổ cmd => Gõ shutdown -i
    3. Sau khi hiện lên bảng Remote Shutdown Dialog phải làm những việc sau :
    _Add computer name: Để biết chính xác bạn chuột fải vào icon Computer => Chọn Properties => Chọn thẻ tab Computer name => Nhìn thấy dòng Full computer name : => Đó là tên máy tính của bạn.
    _ Chọn câu trả lời cho câu hỏi What do you want these computer to do => Shutdown
    _ Giữ nguyên tick cho button Warn user of the action và Planend
    _Chọn Option là Other(planned)
    _Ghi 1 vài chữ comment.

    Cuối cùng OK và nhìn cái bảng đếm ngược thời gian hiện lên => Tắt màn hình rồi đi làm việc của mình.

    _____________________

    Bonus : Dành cho những ai thích mày mò :" Tự tạo chương trình hẹn giờ tắt máy "

    Đối với Win XP

    1. Tạo một số shortcut như sau:
    Từ màn hình desktop bấm phải chuột chọn New>Shortcut
    Trong ô Command line, chúng ta gõ vào câu lệnh: %windir%\system32\tsshutdn.exe 0/powerdown
    Sau đó bấm Next > Finish.
    Vậy là ở màn hình desktop đã có một shortcut mới vừa được tạo ra, bạn có thể đặt tên lại cho nó tùy ý và chọn một icon cho dễ nhìn bằng cách bấm phải chuột vào shortcut vừa tạo, chọn Properties chọ tab Browse, trong ô File name gõ C:\Windows\System\shell32.dll (chứ hoa hay thường đều được), sau đó ấn vào Open. Các icon hiện ra và bạn cứ chọn một icon mình thích, bấm OK.

    2. Vào Start > Programs > Accessories > System Tool > Scheduled Tasks. Bấm đúp chuột vào Add scheđule tasks > Next > Browse. Trong hộp Look in, chọn Desktop. Bạn click chuột chọn shortcut vừa được tạo ở bước 1, sau đó bấm Open. Một form mới hiện ra. Ở Perform this task chọn Once time only, sau đó bấm Next > Finish. Vậy là trong form Scheduled Tasks có một job mới vừa được sinh ra. Bấm đúp vào đó, ở ô Run bạn xóa hết và gõ vào câu lệnh:
    C:\windows\Rundll32.exe user.exe,exitwindows

    Click chuột vào nút Set Password và gõ vào Password.

    Chú ý bạn login vào Win XP bằng password nào thì bạn phải gõ đúng password đó trong phần Set Password

    Sau đó bạn click chuột vào tab Schedule để chỉnh giờ tắt máy, trong Start time, bạn chỉnh giờ muốn tắt máy, sau đó bấm OK hoàn tất.

    Đối với Win 98 ( Cái này chắc chẳng ai dùng nên kô viết nữa.. Ai cần comand thì pm )

    _______________________

    Hẹn giờ mở máy trong XP

    Bạn có thể hẹn giờ shut-down, restart, log off trong Windown XP mà không cần thêm phần mềm nào:
    Vào Start > Run, gõ shutdown -i(có dấu trừ trước chữ i, giữa shutdown và dấu trừ có một khoảng trắng), bấm Enter. Cửa sổ Remote Shutdown Dialog xuất hiện.
    Bên dưới cửa sổ này sẽ thấy xuất hiện thêm cửa sổ môi trường DOS với dòng C:\WINDOWS\system32\shutdown.exe. Bạn đừng quan tâm đến nó nhưng cũng đừng tắt nó đi.
    Trở lại với cửa sổ Remote Shutdows Dialog, thực hiện các công việc sau:

    1. Ở phần Computers, bạn bấm vào Add và điền tên máy tính cần shutdows, restart, log off vào cửa sổ AddComputers.
    Nếu muốn tắt các máy tính trong mạng LAN, bạn bấm chọn Browse và điền tên máy tính vào cửa sổ Find Computers và bấm vào Find Now để tìm máy tính có tên bạn đưa ra. Bạn có thể điền nhiều tên máy tính bằng cách thực hiện lại như trên nhiều lần.

    2. Ở phần What do you want these computers to do (Bạn muốn máy tính làm gì), bạn chọn Shutdown, Restart hoặc Log off.

    3. Đánh dấu kiểm tra vào Warn users of the action và chọn thời gian (tính bằng giây) vào ô Display warningfor.

    4. Mục tiếp theo bạn chọn lý do cho việc tắt máy tính, nên để mặc định là Others(Planned).

    5. Ở mục Comment, bạn gõ vào dòng thông báo cho người sử dụng máy tính trước khi shutdown. Sau đó bấm vào OK. Cửa sổ System Shutdown sẽ hiện ra với thông điệp mà chúng ta gõ trong phần Comment và thời gian đếm ngược cho đến khi máy tính shutdown. Bạn sẽ không thể tắt cửa sổ này cho đến khi máy tính shutdown.

    Trong thời gian máy tính chưa shutdown bạn vẫn có thể làm việc bình thường. Nếu bạn không muốn tắt máy như kế hoạch thì trong khi máy chưa shutdown, bạn vào Run gõ vào dòng lệnh shutdown -a thì lệnh shutdown sẽ hủy bỏ.

    _________________________

    Tắt mở 1 lúc nhiều máy....

    Windows XP có một tính năng rất đặc biệt, cho phép tắt bất kỳ PC nối mạng nào từ một máy tính khác. Bằng công cụ thú vị này, bạn có thể log off, khởi động lại và tắt cùng lúc tất cả máy tính trong mạng (network) công ty hay trong quán Internet.

    Bạn là một chuyên viên quản trị mạng Network Administrator của công ty nhưng hàng ngày cứ phải đi tắt, bật từng chiếc máy tính cho tất cả mọi người thì rất mất thời gian và khá mệt mỏi. Thực hiện các bước sau đây để cấu hình lại công cụ shutdown trên máy tính.

    Để sử dụng chức năng này, bạn phải đăng nhập vào máy tính bằng tài khoản admin. Và quan trọng hơn nữa là tất cả các PC đều đã được liên kết trong mạng máy tính của bạn.

    Click vào nút Start và gõ shutdown -i trong phần Run Enter

    Hộp thoại “Remote Shutdown Dialog” xuất hiện

    Tại đây, bạn click vào nút “Add” để bổ sung thêm máy tính cần tắt, và một cửa sổ nhỏ Add computers sẽ mở ra, bạn gõ tên hoặc địa chỉ IP của máy tính muốn tắt vào đó (Bạn có thể bổ sung nhiều máy tính cùng một lúc). Sau đó nhấn OK để thực hiện tiếp.

    Bây giờ chọn mục “What do you want these computers to do (log off, restart or shutdown)” - Bạn muốn log off, khởi động lại hay tắt máy tính. Nếu muốn thông báo trước với người sử dụng của từng PC, bạn chọn vào mục “Warn users of the action” rồi chọn thời gian thông báo, khoảng 30 giây trở lên.


    Tiếp theo bạn chọn vào mục lý do tắt hệ thống máy tính và có thể gõ comment thông báo cho người dùng.

    Bây giờ bạn bấm vào nut OK, người dùng máy tính sẽ nhận được “System Shutdown Windows” và thông báo tắt máy cùng comment mà bạn gửi tới.

    _______________________

    Không cần cám ơn... Nếu thấy hữu ích thì click nút THank

    (Hết tiền với vụ Lô đề của Tê giác caca rồi Ngồi viết bài cày tiền )

    Chủ đề tương tự:
    Lần sửa bài viết gần nhất bởi amazing198x : 10-07-2008 vào lúc 09:27 PM

  2. #2
    Ngày tham gia
    06 Jul 2008
    Số bài viết
    19
    hix.nhưng mà ở cái đầu tiên ý.nếu hẹn giờ là 2ph30s thì lại đổi hết ra giây à?


  3. #3
    Ngày tham gia
    25 May 2008
    Đến từ
    Vì tội
    Số bài viết
    134
    Trích dẫn Trích dẫn bài viết của chocopie Bài viết
    hix.nhưng mà ở cái đầu tiên ý.nếu hẹn giờ là 2ph30s thì lại đổi hết ra giây à?
    Đổi hết ra s bạn à... Máy tính thực hiện lệnh theo s mà..


  4. #4
    Ngày tham gia
    12 May 2008
    Số bài viết
    30
    Em đang kiêm cái tắt máy mún nổ mắt. Thanks đại ca nhìu

    Sống cô đơn cho gái nó thèm

  5. #5
    Ngày tham gia
    25 Apr 2008
    Số bài viết
    3
    Bác ơi thế hẹn giờ trong windown Vista thì thế nào, trong windown 7 thì thế nào?


  6. #6
    Ngày tham gia
    20 Dec 2007
    Số bài viết
    156
    Trích dẫn Trích dẫn bài viết của longdtth47 Bài viết
    Bác ơi thế hẹn giờ trong windown Vista thì thế nào, trong windown 7 thì thế nào?
    Bạn dùng Vista Shutdown Timer để tắt hẹn giờ của Windows Vista nhé



    Mặc dù tên gọi của công cụ này là Vista Shutdown Timer, nhưng nó cũng có thể sử dụng được trong Windows 2000 và XP. Dung lượng của tập tin chỉ là 184 KB, miễn phí và không cần cài đặt.

    Link Download



Qui định gửi bài

  • Bạn không thể lập chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi bài phản hồi
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết
  •