Share game FM24 (PC)
Trang thứ 2 trong tổng số 8 trang Trang đầuTrang đầu 1234 ... Trang cuốiTrang cuối
Hiển thị kết quả từ 11 tói 20 trong tổng số 79
  1. #11
    Ngày tham gia
    01 Dec 2007
    Đến từ
    hell on earth
    Số bài viết
    374

    Ngày sinh: 04/06/1949
    Ngày ký hợp đồng: 08/01/1973
    Trận đấu ra mắt: 20/01/1973 gặp West Ham (H) tại Second Division
    Tổng số bàn thắng: 97
    Tổng số lần khoác áo: 400
    Vị trí: Tiền đạo
    Ngày rời United: 01/07/1984
    Quốc tịch: Scotland

    Lou Macari đã có 12 năm đáng nhớ ở sân Old Trafford, nhưng ít ai biết rằng trước đó gần như ông đã trở thành một cầu thủ của Liverpool.

    Năm 1973, tiền đạo người Scotland này đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ HLV Bill Shankly của đội chủ sân Anfield, và ông đã tới dự khán trận đấu với CLB Burnley ở cúp FA như là một vị khách mời của CLB Liverpool.

    Tuy nhiên thật trùng hợp, người trợ lý giám đốc của United Pat Crerand cũng ngồi gần đó, và từ những lời đề nghị của Liverpool ông đã thuyết phục được Macari nói chuyện với United.

    5 ngày sau, Macari chuyển tới sân Old Trafford với giá 200.000 bảng, khiến cho huấn luyện viên Shankly phải tuyên bố rằng ông cũng chỉ là quân bài dự bị tại Anfield!

    Macari đã thu hút được rất nhiều sự chú ý ngay khi còn là một tiền đạo trẻ của Celtic. Trong 6 năm chơi cho gã khổng lồ ở Glasgow, ông đã giành được 2 chức VĐQG và 2 cúp QG Scotland, 3 lần vào đến trận CK League cup.

    Chính vì vậy, giá chuyển nhượng của ông đã tăng lên một cách chóng mặt, nhưng ông nhanh chóng chứng tỏ được mình trước các cổ động viên trung thành của United. Ông đã ghi bàn ngay trong lần ra mắt, trong trận hoà 2-2 với West Ham tại sân Old Trafford.

    Macari đã giúp United vô địch giải hạng Nhì - Second Division (đứng thứ hai trong danh sách các cầu thủ ghi bàn), vô địch cúp FA vào năm 1977, và 2 lần đoạt ngôi á quân năm 1976 và 1979. Ông chưa bao giờ là một tiền đạo ghi được quá nhiều bàn thắng, và trong những năm cuối của thập niên 70, huấn luyện viên Tommy Docherty đã chuyển ông xuống đá trong vai trò của một tiền vệ. Chính sự thay đổi này đã làm cho Macari chơi hay hơn rất nhiều.

    Nhưng sự nghiệp ở United của Macari đã rẽ sang một chiều hướng tồi tệ khi Ron Atkinson tiếp quản vị trí của Docherty năm 1982. Cầu thủ người Scotland đã phải ngồi ghế dự bị ở United trong 2 mùa giải tiếp theo, và ông đã rời khỏi United vào tháng 7 năm 1984 để bắt đầu sự nghiệp huấn luyện.

    Ban đầu, Macari đóng vai trò huấn luyện viên kiêm cầu thủ cho CLB Swindon Town, trước khi có một thời gian huấn luyện cho các đội bóng khác như West Ham United, Birmingham City, Stoke City (2 lần) và Celtic. Ông cũng trở thành người tìm kiếm tài năng trẻ cho cộng hòa Ai-len, và là một Bình luận viên quen thuộc thường xuất hiện trên kênh MUTV.

    Công ty dược phẩm Tâm Bình

    http://tambinh.com.vn

  2. #12
    Ảnh đại diện của tzboy
    tzboy đang ngoại tuyến Thành viên danh dự Thành viên danh dự
    Ngày tham gia
    03 Oct 2006
    Đến từ
    Chỗ đó đó ...
    Số bài viết
    1,336
    Denis Law


    Quốc tịch Scotland
    Ngày sinh 24/2/1940
    Số lần khoác áo 393(6)
    Số bàn thắng 236

    Trong thập niên 1960, khi Eric “The King” Cantona còn nằm trong nôi, Denis Law đã nổi danh là Ông Vua Của Old Trafford. Các fan hâm mộ điên cuồng vì Law, do mỗi khi ra sân, Law đều thi đấu bằng tất cả trái tim.

    Chàng trai xứ Scot ấy luôn dũng mãnh tiến lên và không bao giờ lùi bước, chàng làm kinh hòang các thủ môn đối phương với 1 khả năng làm bàn thiên phú có thể sút bóng vào khung thành từ bất kỳ 1 góc độ nào. Có thể nói ở Law hội tụ đầy đủ những phẩm chất của 1 tiền đạo siêu hạng, ông sút tốt cả 2 chân, đánh đầu giỏi, kỹ thuật cá nhân tuyệt vời, cộng thêm vào đó là bản năng sát thủ, luôn xuất hiện đúng lúc đúng nơi. Người ta bảo rằng tầm nhìn của Law luôn vượt hẳn mọi người, do đó mà ông luôn là cầu thủ “thấy trước” được những cơ hội.

    Tuy chiều cao chỉ ở mức trung bình và thân hình hơi mảnh khảnh, Denis Law mang trong mình 1 “trái tim sư tử” và 1 khả năng bật nhảy của chúa sơn lâm. Ông không ngại va chạm với những đối phương cao to lực lưỡng, và, cũng như Pele, thường xuyên bật cao hơn những hậu vệ to lớn hơn mình để đánh đầu ghi bàn. Luôn ra sân với chiếc áo tay dài được xắn cong điệu đàng nơi cổ tay, Law tạo cho mình 1 phong cách riêng biệt thật tao nhã và thanh lịch. Nhận xét về Law, đồng đội George Best thán phục rằng “anh ấy có thể ghi bàn ngay khi chỉ có 1 phần trăm cơ hội”. Nhưng không chỉ thế mà thôi, khả năng kiến thiết bóng của Law cũng xuất sắc không kém, biết bao những bàn thắng của Best là chính do Law dọn cỗ.

    Denis Law sinh ngày 24-2-1940 tại Anberdeen, Scotland. Ông khởi đầu sự nghiệp vào năm 1956 tại Huddersfield. Sau Huddersfield, Law chuyển sang Italy thi đấu cho Torino. Đến năm 1962 thì ông đầu quân cho MU với giá chuyển nhượng kỷ lục nước Anh thời ấy là 115 000 bảng. Trong trận đầu tiên khoác áo MU vào ngày 18-8, gặp WBA, Law đã ghi ngay 2 bàn thắng. Kể từ đó, Law trở thành tiền đạo không thể thiếu của the Reds, các fan hâm mộ đặt cho ông biệt danh là The King. Trong 5 mùa giải đầu tiên, Law thi đấu 222 trận cho MU, ghi được 160 bàn, nhiều bàn trong số đó đẹp đến như không tưởng. Ông cùng với Bobby Charlton và George Best đã tạo thành cặp tam tấu huyền thoại, đưa MU đoạt 2 cúp VĐQG vào những năm 1965 và 1967, cúp FA năm 1963. (Đáng tiếc là Law lại không có mặt trong chiến dịch chinh phục cúp C1 năm 1968 do chấn thương đầu gối). Bộ tam tấu của MU mỗi người đều dành được 1 quả bóng vàng châu Âu trong thập kỷ 60, Denis năm 64, Bobby năm 66, và George năm 1968.

    Kết thúc mùa giải 1973, Denis Law về thi đấu cho Manchester City theo hợp đồng chuyển nhượng tự do. 1 năm sau, chính ông đã ghi bàn thắng duy nhất vào phút 85 bằng 1 cú đánh gót, đem lại thắng lợi cho City trong trận Derby thành Manchester, chính thức tiễn đưa … United xuống hạng. Sau khi phá lưới United, khuôn mặt Law trở nên rầu rĩ đến tội nghiệp, chứng tỏ 1 cảm tình sâu đậm dành cho đội bóng cũ sẽ không bao giờ phai. Trận đấu ấy cũng là lần cuối cùng Law ra sân tại giải VĐQG Anh.

    Denis Law kết thúc sự nghiệp cầu thủ sau khi cùng tuyển QG Scotland tranh tài tại World Cup 1974, tổng cộng Law khoác aó tuyển QG 55 lần, ghi 30 bàn thắng. Trận đấu đáng nhớ nhất của Law cho đội tuyển là vào năm 1967, khi Scotland đánh bại đối thủ truyền kiếp Anh, đương kim vô địch thế giới, 3-2 ngay tại Wembley. Trong suốt chiều dài lịch sử bóng đá Scotland, họa chăng chỉ có Kenny Dalglish là xứng đáng được đứng ngang hàng cùng Law mà thôi.
    Danh hiệu:
    Cúp FA 1963
    Vô địch quốc gia 1965, 1967.







  3. #13
    Ngày tham gia
    31 Dec 2007
    Số bài viết
    420


    Albiston, Arthur




    Quốc tịch: Scotland

    Ngày sinh: 14/7/1957

    Số lần khoác áo: 464 (18)

    Số bàn thắng: 7

    Sinh ra ở Edinburgh, Scotland nhưng Arthur Albiston đã sớm gắn bó với xứ Manchester, anh bắt đầu luyện tập cùng đội trẻ United từ năm 1972, và đến năm 74 Arthur ký hợp đồng chuyên nghiệp đầu tiên với câu lạc bộ, để rồi tiếp tục cống hiến hơn 10 năm nữa cho tới tận mùa giải 88 dưới vai trò hậu vệ cánh..

    Thường được nhắc tới như một người hùng thầm lặng, Arthur luôn tạo được sự chắc chắn và tin tưởng đối với đồng đội, cùng tuýp cầu thủ với Denis Irwin luôn có phong độ ổn định mỗi khi ra sân. Trong lịch sử câu lạc bộ, chỉ có duy nhất 6 cầu thủ có số lần ra sân nhiều hơn Albiston, người đã thi đấu dưới 5 triều đại huấn luyện viên khác nhau ở Old Trafford.

    Anh góp mặt trong 4 trận chung kết cúp FA cùng United và giành chiến thắng 3 lần vào các năm 1977, 1983, 1985, lập kỷ lục mới tại câu lạc bộ về số lần đạt cúp FA vào lúc đó, kỷ lục này sau đó đã được Mark Hughes bắt kịp. Albiston chuyển đến chơi cho West Brom từ mùa giải 1988 khi Sir Alex quyết định tái thiết lại hàng hậu vệ dựa trên các cầu thủ trẻ.


  4. #14
    Ngày tham gia
    10 Nov 2007
    Đến từ
    NEVERLAND
    Số bài viết
    2,089
    Nicky Butt, Henning Berg, Laurent Blanc, Jesper Blomqvist mấy thằng này sao lại có mặt ở đây được, cái chữ "ngôi sao" cũng đã là may lắm rồi, bác thienthan xóa bớt đi, thằng Andy Cole cũng có rồi, ông nội này kô đọc bài của người khác


    Bill Foulkes



    Ngày sinh: 05/01/1932
    Ngày kí hợp đồng: 01/03/1950
    Trận đấu ra mắt: 13/12/1952 gặp Liverpool (A) tại First Division
    Tổng số bàn thắng: 9
    Tổng số lần ra sân: 688
    Vị trí: Hậu vệ
    Ngày rời United: 01/06/1970
    Quốc tịch: Anh

    Số trận đấu/Số bàn thắng

    VDQG 563 7
    FA Cup 61 0
    League Cup 3 0
    Cúp châu ÂU 52 2
    Tổng cộng 679 9

    Danh hiệu

    1968 Cúp C1
    1967 VDQG
    1965 VDQG
    1963 F.A. Cup
    1957 VDQG
    1956 VDQG

    Bill Foulkes, người từ địa vị công nhân mỏ than đã trở thành 1 thành viên trong thế hệ Busby Babes. Foulkes là tấm gương cho sự trung thành với màu cờ sắc áo. Trong suốt 20 năm sự nghiệp, ông chỉ duy nhất thi đấu cho MU mà thôi. William Anthony Foulkes, thường gọi Bill, sinh ngày 5 tháng 1 năm 1932 tại St.Helens, Lancashire, trong 1 gia đình công nhân. Là một hậu vệ kiểu truyền thống, người thích những va chạm khi phải đối đầu với một tiền đạo cắm tốc độ, Bill Foulkes chỉ đứng sau duy nhất Sir Bobby Charlton và Ryan Giggs trong danh sách những cầu thủ khoác áo nhiều nhất mọi thời đại của United với tổng số 688 lần.

    Do gia cảnh khó khăn nên ngay từ khi còn niên thiếu, Foulkes đã phải xin vào làm thợ mỏ than để kiếm tiền phụ giúp gia đình.

    Năm 1950, ông ký hợp đồng với MU với tư cách cầu thủ nghiệp dư. Trong suốt thời gian tập sự tại Old Trafford, Foulkes vừa chơi bóng vừa tiếp tục công việc trong hầm mỏ. Ông không dám bỏ mỏ than vì sợ sẽ bơ vơ không nghề nghiệp nếu rủi mà không được MU tuyển chọn vào đội hình. Năm 1951, khi đã được chính thức đưa vào danh sách cầu thủ chuyên nghiệp, Foulkes vẫn cẩn trọng chưa rời mỏ. Ông chỉ chính thức từ bỏ vai trò công nhân vào năm 1952, khi đã cảm thấy hoàn toàn yên tâm rằng nghề bóng đá có thể nuôi sống được mình.

    Trong 18 mùa giải, ông đã tạo ra một tấm lá chắn vững chắc cho phía hậu phương của Quỷ Đỏ đến nỗi mà trong gần 2 thập kỷ tại Old Trafford, rất hiếm khi Sir Matt Busby để anh ở ngoài danh sách đội hình.



    Trong trận đầu tiên khóac áo MU, ngày 13/12/1952 gặp Liverpool, Foulkes được bố trí chơi bên cánh phải. Nhưng đến khoảng giữa mùa bóng ấy, ông được huấn luyện viên đưa vào trong đá ở vị trí yêu thích của mình là trung vệ, vị trí ông giữ mãi cho đến cho tới ngày treo giày. Việc chuyển vị trí này đã tạo điều kiện thuận lợi cho Foulkes khi mà ông luôn thích lối chơi đơn giản, và chuyền bóng cho những người đồng đội có nhiều phẩm chất thiên phú hơn mình ngay khi có thể. Đó chính là lối chơi đã khiến ông luôn nhận được sự tin tưởng từ những người đồng đội cũng như HLV. Cao to và mạnh mẽ, Foulkes như 1 bức tường thép đứng tấn trước vòng cấm địa, thân thể Foulkes rắn chắc như đá tổ ong nơi mỏ than ông từng lao động bao năm. Cứ như nhận xét của nhiều người, thì với lối chơi đầy thể lực, Foulkes lẽ ra nên chơi… bóng bầu dục thay vì bóng đá. Dù là trên không hay dưới đất, nếu tiền đạo đối phương mà khôn ngoan thì ít ai dám trực diện va chạm cùng ông.

    Là 1 trong những người sống sót sau thảm họa Munich, Bill Foulkes giữ vai trò thủ quân của 1 MU mới sau năm 1958. Ông cùng Quỷ Đỏ giành 4 danh hiệu VDQG vào các năm 1956, 1957, 1965, và 1967. Người hậu vệ kiên cường này cũng từng tham gia 3 trận chung kết cúp FA, 2 lần thất bại vào các năm 1957 và 1958, nhưng chiến thắng năm 1963 (hạ Leicester 3-1). Thành tích cao quý nhất của Foulkes dĩ nhiên là danh hiệu vô địch châu Âu cấp CLB, cúp C1 năm 1968. Trong giải đấu năm đó, chính ông là người ghi bàn quyết định giúp MU vượt qua Real Madrid để vào tranh chung kết cùng Benfica. Tuy nhiên, chiến tích cùng câu lạc bộ của Foulkes thì nhiều như thế, nhưng cùng đội tuyển quốc gia thì lại chẳng có gì. Bill Foulkes, Dennis Viollet, và Steve Bruce là 3 huyền thọai của MU không có duyên với tuyển Anh. Steve Bruce không được tuyển lần nào, Dennis Viollet 2 lần, còn Foulkes thì ở giữa, tức 1 lần duy nhất.
    Mặc dù được chú ý nhiều hơn ở khâu phòng ngự hơn là ghi bàn, nhưng Foulkes vẫn được nhắc tới vì những bàn thắng mang tính quyết định của mình. Một điển hình chính là bàn thắng vào lưới Real Madrid tại Bernabeu vào năm 1968, đưa United tiến vào trận chung kết cúp C1 châu Âu.



    Sau chiến thắng tại Cúp C1, Foulkes dự định giã từ bóng đá. Ông cảm thấy mình không còn mục tiêu nào nữa để phấn đấu, vả lại tuổi 36 cũng đã quá cao. Có điều do chưa ai qua mặt nổi Foulkes, nên ngài Matt Busby đã ra sức thuyết phục ông ở lại thêm 2 năm nữa. Nể Busby, Foulkes tiếp tục thi đấu đến năm 1970. Cho đến ngày từ giã sân cỏ, ông thi đấu cho Mu tổng cộng 679 trận, trong đó chỉ có 3 trận ra sân từ băng ghế dự bị. Đặc biệt trong các mùa bóng 1957-58, 59-60, 63-64, 64-65, Foulkes xuất phát trong TẤT CẢ CÁC TRẬN MU chơi trong mùa. Chơi với một 1 mật độ dày đặc như thế mà lại không hề chấn thương, thể lực của Foulkes phải nói là…kinh khủng.

    Sau khi treo giày, Bill Foulkes được bổ nhiệm làm HLV đội trẻ tại MU. Những năm sau đó, ông phiêu lưu huấn luyện khắp nơi, từ Mỹ cho đến Na Uy, Nhật Bản. Năm 1992, Foulkes trở lại Anh và từ đó trở đi không còn họat động nhiều trong lĩnh vực bóng đá.

    Lần sửa bài viết gần nhất bởi MA_BU : 07-03-2008 vào lúc 03:15 PM

  5. #15
    Ngày tham gia
    31 Dec 2007
    Số bài viết
    420
    Hughes, Mark



    Quốc tịch Xứ Wales
    Ngày sinh 1/11/1963
    Số lần khoác áo 448(14)
    Số bàn thắng 163

    Nhắc đến các tiền đạo hàng đầu trong kỷ nguyên bóng đá hiện đại vương quốc Anh, không ai có thể bỏ qua được Mark Hughes, chuyên gia của những cú volley “ngả bàn đèn” ngọan mục.
    Hughes không phải là mẫu tiền đạo chuyên săn bàn, song khả năng kiến thiết bóng của ông thuộc vào lọai nhất hạng. Kỹ thuật cá nhân của Hughes cũng không quá xuất sắc, nhưng khả năng cầm, che, và giữ bóng thì khó ai sánh bằng. Hughes là 1 mắt xích cực kỳ quan trọng trong lối chơi phản công nhanh của MU vào cuối những năm 1980 đầu 1990. Mỗi khi các hậu vệ áo đỏ cướp được bóng, họ thường chuyền lên cho Hughes, ông giữ vai trò cầm banh, thu hút hàng thủ đối phương, để các đồng đội có thời cơ băng lên chiếm giữ những vị trí xung yếu. Ngòai sân cỏ, Hughes là người trầm tĩnh, điềm đạm, nhưng trong khi thi đấu thì cũng dũng mãnh chẳng kém chi ai, có những cầu thủ như Hughes thì các trận đấu sẽ chẳng bao giờ nhàm chán.

    Sinh ngày 1 tháng 11 năm 1963 tại Wrexham, Wales, Mark Leslie Hughes được đào tạo ngay chính tại đội trẻ của Manchester United. Năm 1983, Hughes được thăng lên đội 1, thi đấu trận đầu tiên vào ngày 26 tháng 10 gặp Port Vale. 2 năm sau, MU giành chức vô địch cúp FA, còn bản thân Hughes được nhận danh hiệu Cầu Thủ Trẻ Xuất Sắc Nhất nước Anh do Hiệp Hội Các Cầu Thủ Nhà Nghề (PFA) trao tặng. Danh hiệu này hết sức xứng đáng, do Hughes đã thi đấu xuất sắc và ghi được cả thảy 17 bàn trong mùa 1985/1986.( trong suốt những năm còn lại của sự nghiệp, số bàn thắng trong 1 năm của ông không bao giờ đạt được con số này 1 lần nữa). Các CLB lớn của Châu Âu tranh nhau chữ ký của Mark Hughes, và chính Hughes cũng mong muốn được phiêu lưu tại 1 môi trường mới. Năm 1986, ông chuyển sang Barcelona với giá 2 triệu bảng.

    Dường như có 1 cái “dớp” cho các ngôi sao của MU, rằng hễ họ mà rời Old Trafford thì sẽ không còn giữ được phong độ, Mark Hughes cũng không là ngọai lệ. Mùa bóng đầu tiên của ông tại Nou Camp là 1 thảm họa, thi đấu 28 trận chỉ ghi vỏn vẹn được 4 bàn. Sang đến mùa 1987-1988, ông chơi cho Bayern Munich theo hợp đồng cho mượn, thành tích có khá hơn chút ít, với 18 trận và 6 bàn, nhưng so với thời kỳ còn ở MU thì vẫn là quá kém cỏi. Thất vọng vì Hughes, Barcelona rao bán ông sau mùa bóng 1988, và người đầu tiên xếp hàng chờ mua, không ai khác, chính là…ngài Alex Ferguson. Tiền chuyển nhượng lần này là 1 triệu 6, như vậy tổng cộng Hughes rớt giá 400 000 bảng.

    Trở lại Old Trafford, Mark Hughes như cá lại về sông, ông lại tiếp tục phong độ chói sáng, với những đường chuyền sắc sảo, và những cú “ngả bàn đèn” tuyệt vời. Phong độ ấy đã đem lại cho Hughes 2 danh hiệu Cầu Thủ Xuất Sắc Nhất Nước Anh của PFA vào các năm 1989 và 1991. Fan MU mê say các bàn thắng đẳng cấp của Hughes, trong số đó có cú sút từ góc cực hẹp trong trận chung kết Cúp C2 châu Âu năm 1991, đem về thắng lợi cho MU trước Barcelona, cú lốp bóng từ khỏang cách 25 mét tại trận gặp Manchester City năm 1989, và pha volley kinh điển vào phút cuối cùng, gỡ hòa cho Quỷ Đỏ trước Oldham trong trận bán kết cúp FA năm 1994.

    Từ đầu thập niên 1990 trở đi, Mark Hughes cùng MU giành hàng lọat danh hiệu: Cúp FA 1990(Hughes ghi bàn trong trận chung kết MU-Crystal Palace 1-0), cúp C2 và Siêu Cúp châu Âu 1991, League Cup 1992. Từ khi Eric Cantona đến Old Trafford, những thành tích lại càng nhiều thêm , với 2 chức VDQG năm 1993 và cú đúp năm 1994. Tuy không mấy ưa nhau, nhưng trên sân cỏ thì Hughes và Cantona luôn là 1 cặp bài trùng ăn ý. Cặp bài trùng tan rã vào năm 1995, khi ngài Alex Ferguson quyết định trẻ hóa đội hình và đẩy Mark Hughes, lúc ấy phong độ vẫn rất cao, sang Chelsea.

    Suốt trong 1 thập kỷ, Mark Hughes là 1 tượng đài ở Old Trafford, chính vì vậy quyết định bán ông đã gây nên không ít ngạc nhiên, và cả phẫn nộ, cho các fan hâm mộ. Nhưng rồi thời gian đã chứng tỏ quyết định này không gây tổn hại gì đến cả 2 phía, MU vẫn tiếp tục thành công mà không có Hughes, còn Hughes cũng vẫn tỏa sáng tại Chelsea, những bàn thắng của ông có ít đi, nhưng khả năng cầm bóng và kiến tạo vẫn còn đó. Tại Chelsea, Hughes giành thêm 2 cúp FA, và trở thành cầu thủ duy nhất tại Anh 4 lần đọat cúp này. Rời Chelsea năm 1998, ông lần lượt thi đấu cho Southampton (98-00), Everton (00-01) và Blackburn(01-02), trước khi giã từ sân cỏ ở tuổi 39. Trong những năm cuối đời cầu thủ, Hughes chủ yếu giữ vai trò dự bị chiến lược.

    Điều đáng tiếc nhất trong đời Mark Hughes là chưa bao giờ được tham dự 1 giải đấu lớn như World Cup hay Euro, do đội tuyển xứ Wales quá yếu. Ông khóac áo Wales suốt 17 năm, từ 1983 đến 2000, thi đấu 72 trận và ghi được 16 bàn thắng. Từ năm 1999 đến 2004,Mark Hughes cũng đảm nhận luôn cương vị HLV đội tuyển xứ Wales.Tháng 9 năm 2004, ông ký hợp đồng dẫn dắt CLB Blackburn Rovers.

    Danh hiệu:

    1985 FA Cup
    1990 FA Cup
    1991 Cúp C2
    1991 Siêu Cúp Châu Âu
    1992 League Cup
    1993 VDQG
    1994 VDQG
    1994 FA Cup


  6. #16
    Ngày tham gia
    31 Dec 2007
    Số bài viết
    420
    McClair, Brian



    Có thể Brian McClair không là 1 thiên tài như George Best hay Denis Law, cũng không phải là mẫu người đầy sức mạnh như Peter Schmeichel hay Steve Bruce. Tuy nhiên, tinh thần thi đấu tận tụy ...
    cống hiến không mệt mỏi, cùng với sự trung thành với màu áo đỏ đã bù lại cho sự thiếu hụt tài năng thiên phú của McClair, và tên tuổi anh xứng đáng được đứng ngang hàng với các huyền thọai khác tại Old Trafford

    McClair sinh năm 1963 tại Airdrie-Scotland, anh bắt đầu sự nghiệp bóng đá với tư cách cầu thủ tập sự tại Aston Villa vào năm 1980, đến tháng 8 năm 1981 thì về Scotland đá cho Motherwell. Vốn là người hiếu học, McClair vừa thi đấu vừa theo học khoa Toán ở đại học Glasgow.

    Tháng 6 năm 1983, McClair chuyển sang Celtic với giá chuyển nhượng 75,000 bảng.Tại đây, anh giành được cúp Quốc gia năm 1985 và Cúp Vô địch quốc gia năm 1986; cùng năm này anh còn được bầu là "cầu thủ xuất sắc nhất Scotland". Thành tích ghi 99 bàn trong 145 trận tại Scotland khiến McClair lọt vào mắt xanh của HLV Alex Ferguson. Mùa hè năm 1987,Ferguson bỏ ra 850,000 bảng rước McClair về Old trafford.Ngay mùa giải đầu tiên tại CLB mới, McClair đã ghi ngay 24 bàn thắng, trở thành cầu thủ đầu tiên ghi được hơn 20 bàn thắng trong 1 mùa giải cho MU kể từ thời huyền thoại George Best.Kể từ đấy, McCLair hợp với McHughes trở thành cặp tiền đạo chủ lực của The Reds.Sau khi Eric Cantona chuyển đến Nhà Hát Những Giấc Mơ, McClair nhường chỗ cho tiền đạo người Pháp và lui về đá tiền vệ công.
    Những năm tháng tại MU trôi qua 1 cách huy hoàng với McClair,anh giành được 1 cúp C2, 2 cúp FA,4 chức vô địch Anh. McCLair cũng là người ghi bàn duy nhất trong trận MU-Nottingham 1-0 ở chung kết League Cup năm 1992.(đây là League Cup duy nhất Mu có được trong "triều đại Ferguson").Về thành tích cá nhân, McClair 2 lần được bầu là Cầu thủ Xuất sắc Nhất Mu Trong Năm, vào các mùa 1988 và 1992. Tuy nhiên, trong những năm cuối tại Old Trafford, anh không còn cạnh tranh nổi với tài năng trẻ Andy Cole và phải ngồi ghế dự bị.

    Trong màu áo tuyển quốc gia Scotland, McClair thi đấu 27 trận, ghi 2 bàn. Anh từng tham dự EURO 1992, giải mà Scotland đã xuất sắc đè bẹp đương kim á quân CIS 3-0.

    Năm 1998, McClair rời Mu để trở về Motherwell, rồi sau đó lại cùng với Brian Kidd nắm quyền huấn luyện Blackburn Rovers.Sau khi bị sa thải vì...đưa Blacburn xuống hạng, năm 2001, McClair trở về Old Trafford với chức vụ HLV đội hình dự bị của MU.Anh cùng với Mike Phelan và Ricky Sbragia là những phụ tá hiện nay cho sir Alex.

    Vài thông số về McClair:

    Số trận thi đấu và bàn thắng cho MU:
    VDQG 296 trận,88 bàn
    FA Cup 38 trận,14 bàn
    League Cup 44 trận,19 bàn
    Europe cup 17 trận,5 bàn
    Tổng cộng:395 trận,126 bàn

    Các danh hiệu:

    1997 F.A. Premier League
    1996 F.A. Premier League
    1996 F.A. Cup
    1994 F.A. Cup
    1994 F.A. Premier League
    1993 F.A. Premier League
    1992 League Cup
    1991 Cúp C2
    1990 F.A. Cup


  7. #17
    Ngày tham gia
    31 Dec 2007
    Số bài viết
    420
    Lee Sharpe



    Đến Manchester United từ Torquay vào năm 1988 vớI giá 185 000 bảng, Lee Sharpe từng được kỳ vọng sẽ trở thành 1 biểu tượng tại Nhà Hát Những Giấc Mơ. Năm 1991, ở tuổI 20, anh được trao tặng danh hiệu Cầu Thủ Trẻ Xuất Sắc Nhất Nước Anh. Nhưng rồi những chấn thương kéo đến, và khi bình phục, Sharpe lại không cạnh tranh nổI với Ryan Giggs ở vị trí tiền vệ cánh trái.

    NổI danh với những màn ăn mừng bàn thắng theo kiểu Elvis Presley (ca sỹ huyền thoạI ngườI Mỹ, vua nhạc rock’n’roll), Lee Sharpe đã cùng MU giành cúp C2 châu Âu năm 1991, League Cup năm 1992, cúp FA năm 1994, và 3 chức VDQG vào các năm 1993, 1994, 1996. Bệnh tật khiến Sharpe phải nghỉ thi đấu 1 thời gian dài trong mùa 1996, rồi sự xuất hiện của những tài năng mới như David Beckham và Paul Scholes khiến anh không còn chỗ đứng. CuốI năm 1996, anh được bán sang Leeds United với giá 4.5 triệu bảng.

    Lee Sharpe lần lượt thi đấu cho Leeds, Bradford, Sampdoria (Italy), và Portsmouth, trước khi phải từ giã bóng đá đỉnh cao vì chấn thương. Tuy nhiên, anh vẫn tham gia thi đấu ở các giải hạng dưới ở Anh.


  8. #18
    Ngày tham gia
    31 Dec 2007
    Số bài viết
    420
    Dennis Viollet



    Tại mùa bóng 1959/1960, Dennis Viollet 32 lần phá lưới đối phương chỉ trong 36 trận ra sân. Từ thuở MU ra đời với cái tên Newton Heath cho đến thời điểm ấy, chưa ai ... đạt đến kỷ lục ghi bàn này. Và từ thời điểm ấy cho đến nay, 44 năm trôi qua, kỷ lục này vẫn sừng sững vì chưa ai phá nổi. Những Vua Phá Lưới gần đây nhất của MU là Dwight Yorke và Ruud Van Nistelrooy, chỉ lần lượt ghi được có 18 và 25 bàn, so với con số 32 thì còn thua kém nhiều lắm.

    Dennis Viollet sinh ngày 20-9-1933 tại Manchester, và trưởng thành ngay tại lò đào tạo trẻ của MU, thế hệ Busby Babes. Năm 1953, ông được thăng lên đội lớn để thay thế tiền đạo lão tướng Stan Pearson, và thi đấu trận ra mắt gặp Newcastle vào ngày 11-4. Trong mùa giải ấy, Viollet được xếp đá cặp cùng Tommy Taylor. Kể từ đó, 2 người hợp thành 1 cặp “bài trùng hủy diệt”, gieo rắc kinh hoàng trên sân cỏ Anh và châu Âu trong suốt 5 năm, cho đến ngày Tommy Taylor tử nạn. Hiệu suất ghi bàn của Taylor là 0,5 bàn 1 trận, còn của Viollet là 0.6; không nghi ngờ gì, họ chính là cặp tiền đạo ăn ý và hiệu quả nhất trong lịch sử United, ngay đến cặp Cole-Yorke những năm cuối thập niên 1990 cũng không sánh bằng.

    Nhìn dáng điệu nhỏ nhắn gầy ốm của Viollet, ban đầu các hậu vệ đối phương đều ra vẻ coi thường, và chính sự coi thường này bắt họ phải trả giá thật đắt. Nhưng ngay cả khi không chủ quan đi nữa thì cũng khó mà ngăn cản được Viollet. VớI khả năng kiểm soát bóng nhanh nhạy và tốc độ nhanh như “ánh sáng”, ông dễ dàng xuyên thủng các hàng phòng thủ, như 1 lưỡi gươm đâm xuyên mọI chướng ngạI, để lạI các trung vệ địch “hít bụI” ở sau lưng. Điểm yếu duy nhất của Viollet là đánh đầu không giỏi, nhưng 1 khi đã có đốI tác là “Người Hùng Trên Không” Tommy Taylor(*) ở bên cạnh thì điểm yếu đó cũng không đáng quan tâm. 1 trong những pha dàn xếp quen thuộc giữa 2 tiền đạo này là khi bóng được chuyền bổng vào vùng cấm địa, Taylor sẽ bật cao không chiến cùng các hậu vệ, dùng đầu găm bóng xuống cho Viollet ghi bàn. Chính vì Taylor bổ sung cho nhược điểm của Viollet và ngược lạI, nên khi kết hợp vớI nhau thì cả 2 tạo thành 1 cặp bài trùng vô cùng hoàn hảo.

    Cặp bài trùng Viollet - Taylor góp công rất lớn đưa United đến 2 chức vô địch quốc gia liên tiếp vào các năm 1956 và 1957. Khi đã thống trị đấu trường quốc nội, giấc mộng vinh quang của họ bắt đầu hướng ra châu Âu. Trong trận tứ kết cúp C1 năm 1958 giữa MU và Red Star Belgrade, Viollet là 1 trong những cầu thủ ra sân tại Nam Tư, và chính ông ghi 1 bàn trong kết quả hòa 3-3 của trận ấy. Có ai ngờ chuyến trở về từ đất nước Đông Âu cũng đánh dấu luôn sự chia cắt âm dương giữa 2 tiền đạo ăn ý nhất nước Anh. Taylor qua đờI, còn Viollet sống sót vớI thương tích nặng.

    Ban đầu, ai cũng ngỡ thương tích Munich sẽ chấm dứt luôn sự nghiệp của Viollet, nhưng ông ra sức cố công tập luyện và cuối cùng trở lạI được sân cỏ. Đến đây, lại nảy sinh 1 nghi ngờ mới: không có Taylor thì Viollet sẽ thi đấu sao đây, có còn hiệu quả được như xưa? Nhưng mối nghi ngờ nhanh chóng bị đập tan khi Viollet lên ngôi Vua Phá Lưới giải VDQG Anh mùa 1959-60, với kỷ lục ghi bàn đã nêu trên. Nếu xét về tổng số bàn thắng trong thời kỳ thi đấu cho MU, thì còn nhiều người hơn Viollet, như George Best và Denis Law chẳng hạn, Law thậm chí có lần còn lập kỷ lục ghi 5 hat-trick chỉ trong 1 mùa, nhưng nếu chỉ xét về số bàn thắng trong riêng 1 mùa bóng thôi thì Viollet giữ vị trí độc tôn.

    Tuy nhiên, thật đáng ngạc nhiên là trong cặp bài trùng Viollet - Taylor thì chỉ có Taylor là được trọng dụng tạI đội tuyển quốc gia. Có lẽ là do Viollet không phù hợp vớI lối chơi lật cánh đánh đầu truyền thống chăng? 2 năm sau khi Taylor qua đời, Viollet mới lần đầu tiên được khoác áo tuyển Anh, và số lần khoác áo đội tuyển của ông cũng chỉ dừng ở con số 2. Chỉ 2 trận thôi, nhưng cũng kịp ghi 1 bàn thắng.

    Sau kỷ lục độc nhất vô song ở mùa giải 1960, phong độ của Viollet có phần kém sút. Điều này cũng dễ hiểu, bởI vì đỉnh cao chính là “đêm trước” của sự xuống dốc, và 1 khi tinh hoa đã phát tiết cả rồI thì sẽ chẳng còn gì nữa. Năm 1962, trong công cuộc tái thiết MU, ngài Matt Busby đẩy Viollet sang Stoke City. Sau đó, ông chuyển sang Ireland thi đấu cho Linfield, trước khi kết thúc sự nghiệp cầu thủ và trở thành HLV cho NASL tạI Mỹ. Viollet qua đời vào tháng 3 năm 1999, hưởng thọ 65 tuổi. Nhắc về ông, cựu đồng đội Bobby Charlton ca ngợi “Kỷ lục của anh vẫn còn đó, và đấy chính là cách tốt nhất để tưởng nhớ anh."

    Vài thông số về Viollet trong thời gian ở MU:

    Số trận đấu/ Số bàn thắng: VDQG 259/159
    FA Cup 18/5
    League Cup 2/1
    Cúp Châu Âu 12/13
    Tổng cộng 291/178

    Các danh hiệu:
    1956: VDQG
    1957:VDQG


  9. #19
    Ngày tham gia
    05 Mar 2008
    Đến từ
    Tp HCM
    Số bài viết
    177
    Đề nghị mod xem lại nha có thẳng spam ầm ầm kìa,veron mà huyền thoại thì hết nói nổi.
    p/s:đọc xong thì xóa đi nhé mod


  10. #20
    Ngày tham gia
    31 Dec 2007
    Số bài viết
    420
    Đề nghị mod xem lại nha có thẳng spam ầm ầm kìa,veron mà huyền thoại thì hết nói nổi.
    p/s:đọc xong thì xóa đi nhé mod
    Veron thì là copy Tự xóa tự xóa ...................................

    Còn những người khác thì Chả spam cái gì cả. Nếu cậu định mình cậu viết thì nói luôn 1 tiếng đi.


Qui định gửi bài

  • Bạn không thể lập chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi bài phản hồi
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết
  •