Share game FM24 (PC)
Trang thứ 1 trong tổng số 8 trang 123 ... Trang cuốiTrang cuối
Hiển thị kết quả từ 1 tói 10 trong tổng số 79
  1. #1
    Ngày tham gia
    05 Mar 2008
    Đến từ
    Tp HCM
    Số bài viết
    177

    Ngôi nhà của những huyền thoại!

    Đây chỉ là một số cầu thủ mà mình biết trong khoảng 10 năm trở lại đây,có thiếu sót thì các bạn bổ sung thêm nha.Xếp theo thứ tự ngẫu nhiên,ko phải xếp hạng
    1.Ryan Giggs


    Ngày sinh: 29/11/1973
    Ngày kí hợp đồng: 09/07/1990
    Trận đấu ra mắt: 02/03/1991 gặp Everton (H) tại League
    Tổng số bàn thắng: 141
    Tổng số lần ra sân: 716
    Vị trí: Tiền vệ
    Ngày rời United:
    Quốc tịch: Xứ Wales


    Ryan Giggs là cầu thủ giàu thành tích nhất CLB với 18 danh hiệu quan trọng, thế nhưng, nếu không nhờ có bàn tay dẫn dắt của Sir Alex Ferguson, có lẽ anh cũng không thể mang vinh quang về cho Old Trafford như ngày hôm nay.

    Cầu thủ sinh ra tại Cardiff này đã được theo học trường năng khiếu của Manchester City thuở thiếu thời, nhưng Sir Alex đã có một chuyến viếng thăm cá nhân tới nhà anh vào đúng sinh nhật lần thứ 14 của anh và Ryan đã quyết định bỏ qua cơ hội được ký hợp đồng với CLB thời niên thiếu của mình.

    Anh đã chuyển sang thi đấu chuyên nghiệp tại United vào tháng 11 năm 1990. Trận đấu trình làng của anh là cuộc chạm trán với Everton tại Old Trafford ở giải hạng nhất cũ vào ngày 2/3/1991 từ vị trí dự bị thay cho Denis Irwin.

    Mùa giải sau đó, trong lần được xuất trận đầu tiên của mình, anh đã tạo được một ấn tượng đáng nhớ khi ghi bàn thắng đầu tiên của mình cho United trong chiến thắng 1-0 trước Manchester City cho dù đó chỉ là một bàn thắng may mắn.

    Chấn thương của Lee Sharpe cũng đồng nghĩa với cơ hội được ra sân thường xuyên hơn của Giggs ở đầu mùa giải 1991/92 nhờ vào kỹ năng rê bóng đầy lôi cuốn và những bước chạy sắc sảo.

    Danh hiệu đầu tiên của anh đến vào tháng 4 năm 1992 khi United đánh bại Nottingham Forest trong trận chung kết League Cup, và mùa giải tiếp theo, anh đã lần đầu tiên được đứng lên bục cao nhất tại Premiership để giành lấy huy chương chiến thắng. Tổng cộng anh đã có đến 9 danh hiệu vô địch Premiership cho riêng mình.

    Bảng thành tích ấn tượng của Giggs còn bao gồm các danh hiệu: cúp Châu Âu, siêu cúp Châu Âu và cúp liên lục địa, không những vậy, trong 5 lần giành FA Cup của Sir Alex Ferguson, anh được góp mặt tới 4 lần. Bàn thắng đáng nhớ nhất trong sự nghiệp thi đấu của anh chính là pha ghi bàn sau nỗ lực cá nhân xuất chúng trong trận đá lại bán kết gặp Arsenal tại Villa Park vào tháng 4 năm 1999.

    Ryan đã kỷ niệm 10 năm tại Old Trafford bằng một trận đấu tôn vinh anh với đối thủ là Celtic vào mùa 2001/02. Tuy vậy, những cột mốc lịch sử vẫn tiếp diễn... Một năm sau đó, anh đã có bàn thắng thứ 100 trong sự nghiệp thi đấu của mình ở trận hòa 2-2 trước Chelsea tại Stamford Bridge, và anh đã trở thành người thứ hai trong lịch sử có được trận đấu thứ 700 cho United khi anh giúp Quỷ Đỏ có được một chiến thắng sát nút quan trọng trước Liverpool tại Anfield vào tháng Ba năm 2007.

    Người đang giữ kỷ lục của CLB về số lần khoác áo là Sir Bobby Charlton (759) và Giggs, người mà hợp đồng hiện tại vẫn còn thời hạn đến tháng Bảy năm 2008, đang có cơ hội rất tốt để vượt qua con số đó.

    Thủ quân của đội tuyển xứ Wales đã đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc giành danh hiệu vô địch 2006/07 của United. Đó là chiến thắng thứ chín cho Giggs và đưa anh vượt qua người giữ kỷ lục trước đó Alan Hansen, người đã giành được tám danh hiệu trong màu áo Liverpool. Một mùa giải thành công tiếp theo của Quỷ Đỏ trong mùa bóng 2007/08 sẽ giúp Giggs trở thành cầu thủ đầu tiên đăng quang mười lần tròn.

    Sau khi từ giã đội tuyển xứ Wales với 64 lần khoác áo và ghi được 12 bàn, Giggs đã lại nhận được thêm một danh hiệu cao quý, đó là tước hiệp sĩ OBE. Anh đã được đưa vào danh sách những người nhận danh hiều cao quý này trong dịp sinh nhật Nữ Hoàng Anh vì những cống hiến cho bóng đá của mình. Một phần thưởng hoàn toàn xứng đáng.


    2.Gary Neville


    Ngày sinh: 18/02/1975
    Ngày kí hợp đồng: 08/07/1991
    Trận đấu ra mắt: 16/09/1992 gặp Torpedo Moscow (H) tại UEFA Cup
    Tổng số bàn thắng: 7
    Tổng số lần ra sân: 540
    Vị trí: Hậu vệ cánh
    Ngày rời United:
    Quốc tịch: Anh


    Tiếp theo Bryan Robson, Steve Bruce, Eric Cantona và Roy Keane, Gary Neville đã thực hiện được giấc mơ lớn trong đời mình. Anh đã trở thành người đội trưởng thứ 5 của United có được vinh dự giương cao chiếc cúp vô địch Giải Ngoại Hạng Anh trong mủa giải 2006/2007.

    Chỉ có một điều thất vọng duy nhất trong chiến dịch chinh phục của Quỷ Đỏ là đội bóng đã thiếu vắng người đội trưởng trong giai đoạn cuối của mùa giải. Neville đã phải chịu một chấn thương mắt cá chân chỉ sau có 11 phút trong trận đấu với Bolton ngày 17 tháng 3, và đó là lần cuối cùng anh ra sân trong mùa giải đó.

    Nhưng bạn có thể chắc chắn rằng, anh ấy luôn xuất hiện trong phòng thay đồ của đội bóng, hoặc là trên khán đài. Không ai, không một ai mong mỏi United giành chiến thắng nhiều như người đội trưởng mang áo số 2.

    Cho đến nay, Gary Neville là một trong số ít những cầu thủ đã có hơn 500 lần khoác áo cho Manchester United. Chàng hậu vệ này đã có được thành tích quan trọng đó trong mùa giải 2005/06. Không những vậy, sau sự ra đi của cựu trưởng Roy Keane, anh đã được Sir Alex Ferguson trao trọng trách thiêng liêng này thay thế. Là một trong những cầu thủ thi đấu ổn định và vững chắc nhất của United kể từ khi có được vị trí trong đội hình 1 ở mùa giải 1994/95, Neville luôn là một sự lựa chọn đáng tin cậy đối với HLV người Scotland.

    Anh luôn bước vào mỗi trận đấu với tinh thần quyết thắng. Các cổ động viên yêu anh vì điều đó. Tuy nhiên, công việc anh làm, một hậu vệ, không thể làm hài lòng tất cả mọi người đặc biệt là những quan chức bóng đá. Pha ăn mừng "quá mức cần thiết" của anh sau bàn thắng quyết định ở phút cuối cùng trong trận gặp Liverpool tại Old Trafford vào tháng 1 năm 2006 đã khiến anh phải chịu án kỷ luật không được thích đáng của FA cùng với số tiền phạt là 5000 bảng Anh.

    "Chẳng nhẽ chỉ được mỉm cười ngọt ngào và rồi ung dung bước trở lại vạch giữa sân sau những bàn thắng như thế thôi sao?" anh nói. "Mọi người muốn các cầu thủ phải trong sạch như tờ giấy trắng ấy. Họ muốn xem một trận đấu của những người máy chắc?"

    Đã không còn những lời chê trách đối với màn ăn mừng đỉnh cao tiếp theo của Gary trong trận chung kết Carling Cup 2006. Anh đã giương cao chiếc cúp đầu tiên của mình trong vai trò thủ quân của United và nhận lấy chiếc huy chương của giải trong nước duy nhất mà anh còn thiếu trong sự nghiệp của mình. Quỷ Đỏ đã không giành được nó kể từ tháng 4 năm 1992, khi Gary còn là thành viên của đội trẻ nổi tiếng một thời với những cái tên như David Beckham, Nicky Butt, Ryan Giggs và Paul Scholes.

    Lớn tiếng và quyết đoán, anh luôn nỗ lực hết mình trong mỗi lần ra sân, và anh đòi hỏi điều tương tự từ các đồng đội của mình - không cho phép bất cứ lời bào chữa nào. Anh là Gary Neville, "số 2" huyền thoại!


    3.Paul Scholes


    Ngày sinh: 16/11/1974
    Ngày kí hợp đồng: 08/07/1991
    Trận đấu ra mắt: 21/09/1994 gặp Port Vale (A) tại League Cup
    Tổng số bàn thắng: 137
    Tổng số lần ra sân: 536
    Vị trí: Tiền vệ
    Ngày rời United:
    Quốc tịch: Anh


    Chỉ có rất ít người có đủ thực tài và đức để làm cho tượng đài Sir Bobby Charlton phải ấn tượng cao độ. Huyền thoại của United nói về Paul Scholes: "Luôn luôn bình tĩnh và tập trung, cộng với tài chuyền bóng chính xác như đặt giúp Scholes trở thành một cầu thủ thực sự rất đáng xem."

    Paul Scholes là một thành viên quan trọng trong lứa cầu thủ hoàng kim mà Manchester United đào tạo thành công trong thập kỷ 90, bên cạnh Beckham, Giggs, Butt và anh em nhà Neville. Tiền đạo "hoàng tử hạt tiêu" sinh tại Manchester này ghi bàn trong cả trận ra mắt màu áo đội 1 Man United gặp Port Vale tại League Cup mùa giải 1994/95 lẫn trận đầu tiên tại giải Ngoại hạng gặp Ipswich.

    Paul Scholes đạt đủ độ chín để trở thành thành viên chính thức của đội 1 Manchester United vào đúng thời điểm huyền thoại Eric Cantona bị treo giò 9 tháng sau pha kungfu nổi tiếng ở mùa bóng 1995/96. Anh thay thế Cantona một cách hoàn hảo, giúp Man United đoạt cú đúp ở mùa bóng đó: vô địch giải Ngoại hạng và giành FA Cup.

    Cùng với Keane, Giggs và Beckham, anh trở thành lá phổi của đội bóng giành cú ăn ba vĩ đại năm 1999, cho dù không thể có mặt tại trận chung kết do bị dính 2 thẻ vàng trước đó. Khi Man United giành chức vô địch Premiership năm 2003, Paul Scholes cũng đóng góp tới 20 bàn thắng, chỉ đứng sau Ruud van Nistelrooy.

    Bộ sưu tập 14 huy chương các loại của Paul Scholes chỉ thua kém đúng 5 cầu thủ trong lịch sử CLB, trong đó chỉ có Ryan Giggs là còn đương thời. Một vấn đề về tầm nhìn đã buộc Scholes rời xa sân cỏ trong nửa sau của mùa giải 2005/06, nhưng anh đã tìm lại được chính mình để giúp cho Quỷ Đỏ có được danh hiệu Premiership mùa 2006/07. Những lần tỏa sáng cá nhân như pha mở tỉ số trong trận thắng 2-0 trước Liverpool vào tháng Mười năm 2006 và một cú vô-lê tuyệt đẹp trong chiến thắng 3-0 tại Aston Villa hai tháng sau đó, bàn thắng đã giúp anh giành được giải Bàn thắng đẹp nhất mùa giải trong buổi lễ trao giải cầu thủ của CLB.

    Những đóng góp của anh đã được các cầu thủ cũng như giới báo chí công nhận khi anh xếp ở vị trí thứ ba trong danh sách Cầu thủ xuất sắc nhất năm của PFA và vị trí thứ tư trong bầu chọn của các nhà báo bóng đá - cả hai giải thưởng này đều thuộc về người đồng đội của anh Cristiano Ronaldo.

    Hiện tại anh đang đứng thứ 7 trong danh sách những người khoác áo CLB nhiều nhất và đứng thứ 12 trong danh sách những vua phá lưới của CLB. Không còn nghi ngờ gì nữa, Scholes là một trong những tài năng xuất chúng nhất trong lịch sử United.


    Chủ đề tương tự:
    Lần sửa bài viết gần nhất bởi maradola : 07-03-2008 vào lúc 10:43 PM

  2. #2
    Ngày tham gia
    05 Mar 2008
    Đến từ
    Tp HCM
    Số bài viết
    177
    4.Denis Irwin


    Ngày sinh: 31/10/1965
    Ngày kí hợp đồng: 08/06/1990
    Trận đấu ra mắt: 25/08/1990 gặp Coventry City (H) tại First Division
    Tổng số bàn thắng: 33
    Tổng số lần ra sân: 529
    Vị trí: Hậu vệ cánh
    Ngày rời United: 31/05/2002
    Quốc tịch: Ai Len


    Là một trong những cầu thủ vĩ đại của Manchester United hiện đại, sự nghiệp của Denis Irwin là một trong những bước tiến vững chắc để đi tới giai đoạn lớn nhất cho CLB và đất nước - những nơi mà anh đã có những đóng góp thực sự ở vị trí hậu vệ trái, với một con mắt tinh tế trong việc kiếm tìm những bàn thắng, cho dù thường xuyên không được đánh giá cao.

    Cựu học viên của Leeds United này đến với sân Old Trafford theo 1 bản hợp đồng trị giá 625.000 bảng từ Oldham Athletic vào năm 1990, sau khi gây ấn tượng trong trận bán kết FA Cup đã đi vào lịch sử trước Quỷ Đỏ năm đó. Mùa giải đầu tiên của anh với United, 1990/91 - được dự báo trước bởi 1 trận tứ kết World Cup gặp Cộng Hòa Ai Len của Jack Charlton - đã lên đến cực điểm ở chiến thắng cúp C2 Châu Âu tại Rotterdam.

    Nhưng phải đến mùa bóng giành danh hiệu Championship 1992/93 thì Irwin mới thực sự chứng tỏ được khả năng của mình. Cho tới thời điểm đó, anh đã đóng góp được 5 bàn thắng, trong đó có một cú lốp bóng từ khoảng cách gần 30 mét vào lưới của Coventry City.

    Anh là cầu thủ còn xót lại duy nhất của đội hình trước đó trong chiến thắng kép tại mùa giải 1993/94, là nòng cốt của đội hình đã lặp lại được thành tích này vào năm 1996. Buộc phải vắng mặt trong trận chung kết FA Cup trong lần giành cú ăn ba lịch sử năm 1999 vì bị treo giò, anh đã trở lại Nou Camp trong ngày trọng đại nhất của Champions League gặp "Hùm xám" Bayern Munich để cười nhạo lên cái tuổi 34 già cỗi của mình.

    Danh hiệu tiếp theo đến vào năm 2000 - năm mà Denis quyết định từ giã sự nghiệp thi đấu quốc tế để kéo dài thêm tương lai tại cấp CLB của mình. Cột mốc 500 lần khoác áo Quỷ Đỏ đến vào đúng ngày lễ thánh Patrick năm 2001 - năm thứ 10 anh gắn bó với sân Old Trafford - khi anh dẫn dắt đội nhà đè bẹp Leicester City. Anh tiếp tục được trao băng đội trưởng lần nữa trong trận cuối cùng tiếp Derby County tại Old Trafford - và nâng cao chiếc cúp vô địch - danh hiệu thứ 7 của anh.

    Sau khi gia hạn hợp đồng thêm 1 năm nữa, cuối cùng, anh đã chấm dứt sự nghiệp 12 năm đầy vinh quang của mình trong trận gặp Charlton Athletic tại Old Trafford vào tháng 5 năm 2002. Anh vẫn là cầu thủ giàu thành tích thứ 2 của United với 13 huy chương chiến thắng.


    5.Roy Kean



    Ngày sinh: 10/08/1971
    Ngày kí hợp đồng: 19/07/1993
    Trận đấu ra mắt: 07/08/1993 gặp Arsenal (N) tại Charity Shield
    Tổng số bàn thắng: 51
    Tổng số lần ra sân: 480
    Vị trí: Tiền vệ
    Ngày rời United: 18/11/2005
    Quốc tịch: Cộng Hoà Ai-len


    Sir Alex Ferguson đã nói anh là cầu thủ tuyệt vời nhất mà ông đã từng làm việc cùng, các cầu thủ bóng đá có khát vọng và Quỷ đỏ ở mọi nơi đều ngưỡng mộ những phẩm chất của anh: Roy Keane chính là hình ảnh thu nhỏ của tinh thần quật cường và niềm khao khát chiến thắng mang tên Manchester United.

    Rất ít các vận động viên thể thao có thể làm thủ lĩnh ở trên mọi mặt trận như Keane đã làm được, cả trong lẫn ngoài sân cỏ - và việc có hơn 70.000 cổ động viên United và Celtic bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với anh trong trận đấu kỷ niệm của anh trước khi từ giã sân cỏ vào tháng Sáu năm 2006 đã nói lên tất cả.

    Hình ảnh anh trấn tĩnh tinh thần cho các đồng đội, bao quát toàn sân trong trận đấu đã tạo nên United những năm 1990. Anh không bao giờ e ngại việc nói ra những suy nghĩ của mình trước giới truyền thông, nhất là khi anh cảm thấy các đồng nghiệp của mình chưa đạt được phong độ cao như anh mong đợi.

    Tiền vệ sinh ra tại Cork bắt đầu sự nghiệp cùng với Cobh Ramblers sau khi không thể giành được một suất học việc tại Anh. Brian Clough đưa anh tới Nottingham Forest trước khi anh hoàn tất một bản hợp đồng trị giá kỷ lục thời đó 3.75 triệu bảng để chuyển tới Old Trafford hè năm 1993.

    Hai bàn thắng trên sân nhà trong trận đấu trình làng của anh, một trận thắng 3-0 trước Sheffield United, dường như đã báo trước điều gì sắp diễn ra và trong năm đó Keane đấu sĩ đã giành được danh hiệu đầu tiên trong bộ sưu tập bảy danh hiệu Premiership, một European Cup, một Intercontinental Cup và bốn FA Cup trong suốt sự nghiệp của mình.

    Anh nhận chức thủ quân của United từ tay Eric Cantona vào đầu mùa giải 1997/98, nhưng mùa bóng của anh đã bị gián đoạn bởi một chấn thương dây chằng đầu gối sau một pha vào bóng với Alf-Inge Haaland của Leeds tại Elland Road vào tháng Chín năm 1997.

    Mùa bóng 1998/99 đã chứng kiến những tháng ngày đầy rẫy chông gai mà Keane phải trải qua. Trên con đường đưa United tới cú ăn ba lịch sử của họ, anh phải lĩnh một chiếc thẻ đỏ trong trận đá lại với Arsenal, liền sau đó là một thẻ vàng trong trận lượt về bán kết Champions League gặp Juventus, buộc anh phải vắng mặt trong đêm không thể nào quên tại Barcelona khi United trở thành nhà vô địch Châu Âu.

    Ngoài sức ảnh hưởng tới United, Keane - người đã giành được các giải thưởng Cầu thủ xuất sắc của năm và giải Cầu thủ xuất sắc nhất năm do hội cầu thủ bình chọn trong năm 2000 - đã chứng minh tầm quan trọng của anh tới đội tuyển quốc gia và có được gần 70 lần khoác áo đội tuyển Cộng Hòa Ai Len.

    Một vụ xích mích lớn giữa cựu HLV đội tuyển Ai Len Mick McCarthy, sự vụ đã khiến Keane phải vội vã rời khỏi đội tuyển quốc gia từ World Cup 2002, tưởng như đã trở thành dấu chấm hết cho sự nghiệp thi đấu quốc tế của anh, nhưng anh đã bất ngờ quay trở lại đội tuyển dưới thời của Brian Kerr vào tháng Năm 2004.

    Tuy nhiên, sự tái hợp chỉ kéo dài cho tới mùa thu năm 2005. Sau khi đội tuyển Ai Len không thể vượt qua vòng loại chung kết World Cup 2006, Keane đã tuyên bố từ giã sự nghiệp quốc tế.

    Ở thời điểm đó, anh đang bị chấn thương sau khi bị gẫy xương bàn chân trong trận Premiership của United với Liverpool tại Anfield vào ngày Chủ nhật, 18/9/2005. Anh vẫn tiếp tục vắng bóng trên sân cỏ cho tới ngày thứ Sáu 19/11 khi bất ngờ tuyên bố chia tay những tháng ngày tươi đẹp cùng Quỷ Đỏ.

    Manchester United đã đưa ra một bài phát biểu qua Manutd.com tuyên bố rằng sự nghiệp Old Trafford của Keane đã kết thúc. Quỷ Đỏ đã đã tiến tới một sự thỏa thuận với Keane để kết thúc hợp đồng ngay lập tức, tạo điều kiện cho anh gia nhập Celtic.

    "Quả thực đây là một ngày buồn đối với tôi khi phải rời xa một CLB và một HLV tuyệt vời như thế này, nhưng tôi tin rằng đã đến lúc tôi phải ra đi," Roy nói trong ngày ra đi của anh.

    Trong bài phát biểu tương tự, Sir Alex Ferguson đã miêu tả Keane là "cầu thủ tiền vệ hay nhất thế giới ở thế hệ anh" và là "một trong những nhân vật vĩ đại nhất trong lịch sử đầy vinh quang của CLB."

    Trong 6 tháng chơi cho Celtic, anh đã giúp đội bóng này giành được chức Vô địch quốc gia và League Cup Scotlen. Sau đó, anh đã thông báo từ giã sân cỏ vào ngày 12 tháng 6 năm 2006 vì gặp phải một chấn thương khó bình phục.

    Sau đó, Roy Keane đã trở thành huấn luyện viên của Sunderland. Ngay lập tức, anh đã giúp đội bóng "Mèo Đen" giành được một suất lên chơi ở Giải Ngoại Hạng Anh mùa giải 2007/2008.


    6.George Best


    Ngày sinh: 22/05/1946
    Ngày kí hợp đồng: 01/08/1963
    Trận đấu ra mắt: 14/09/1963 gặp West Brom (H) tại First Division
    Tổng số bàn thắng: 179
    Tổng số lần ra sân: 470
    Vị trí: Tiền đạo
    Ngày rời United: 02/01/1974
    Quốc tịch: Bắc Ai Len


    "Nếu tôi sinh ra đã là một kẻ tồi tệ thì bạn sẽ chẳng bao giờ nghe đến cái tên Pelé." Đâu đó trong câu nói đùa này là một sự thật và có một điều không phải bàn cãi, George Best là tài năng bẩm sinh lớn nhất mà bóng đá Anh đã sản sinh ra.

    Tốc độ, khả năng giữ thăng bằng, tầm quan sát, kỹ năng điều khiển bóng hoàn hảo, kiến thiết những cơ hội và ghi bàn từ những tình huống tưởng chừng không thể, tất cả cũng chỉ có thể nói đến một nửa cuộc đời ông. Một nửa khác là những ham muốn không biết kìm nén như thể ông sinh ra là để chơi bời, lừa phỉnh không dứt và tận hưởng. Pelé, đã gọi cựu số 7 của United là “cầu thủ vĩ đại nhất thế giới.”

    Chàng thanh niên gầy ốm, đến từ miền quê Cregagh ở Belfast, được phát hiện bởi chuyên gia săn tìm tài năng của United, Bob Bishop, nổi tiếng khi nói với Matt Busby: “Huấn luyện viên, tôi nghĩ tôi vừa tìm được một thiên tài cho ông.”

    Vượt qua một bên là nỗi nhớ nhà da diết, Best đã bắt đầu chơi bóng chuyên nghiệp từ sinh nhật thứ 17 vào tháng Năm năm 1963, ra mắt lần đầu tiên vào tháng Chín – và ghi bàn ngay trong lần thứ hai xuất hiện. Và lần khoác áo đầu tiên cho đội tuyển Bắc Ai – Len đến liền ngay sau đó.

    Mùa giải 1964/1965, mùa giải đầu tiên ở United, bên cạnh những Dennis Law, Bobby Charlton và David Herd, Best chính là nhân tố quan trọng dẫn đến những thắng lợi của Quỷ Đỏ trong thời kỳ hậu Munich.

    Ở mùa giải tiếp theo, trong trận gặp Benfica tại khuôn khổ Bán kết Cúp C1, Best gần như độc diễn giúp United vượt qua đối thủ ngay trên sân khách. Người khổng lồ xứ Lisbon đã lần đầu tiên phải nếm mùi thất bại ngay tại sân nhà, và sau khi đóng góp một cú đúp trong đại trận thắng 5-1, ông được đặt biệt danh là “El Beatle”.

    Một danh hiệu thứ hai đến vào năm 1967, và một lần nữa, Best lại tỏ ra là mối hiểm họa đối với Benfica một năm sau đó trong trận Chung kết Cúp C1 năm 1968 khi đưa Quỷ Đỏ nâng tỉ số lên 2-1 dẫn đường cho chiến thắng 4-1 trong hiệp phụ. Với 28 bàn thắng trong mùa giải này, Best trở thành cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất cho United – ông còn nhận được giải PFA và Quả Bóng Vàng châu Âu. Vị thế của ông tiếp tục được duy trì suốt bốn mùa giải tiếp theo.

    Khi triều đại Busby kết thúc cũng là lúc một con người bị hủy hoại, Best phải chiến đấu với mặt tối của chính bản thân ông, thứ vẫn luôn đồng hành với Best cho đến tận khi ông mất vào tháng Mười Một, 2005.

    Năm 1972, ông còn nổi tiếng với vụ “tạm rời sân cỏ” để tới Marbella, trước khi trở lại lần nữa và cuối cùng vĩnh viễn rời khỏi United vào tháng Một năm 1974 để chuyển đến một loạt các câu lạc bộ trên khắp thế giới, trong số đó có Dunstable Town, Fulham, Los Angeles Aztecs, Brisbane Lions hay thậm chí Jewish Guild của Nam Phi.

    Chúng ta hãy nhớ về sự nghiệp huy hoàng của George, như chính ông đã mong muốn lúc sinh thời.

    Ông có 361 lần ra sân trong màu áo Quỷ Đỏ tại League, ghi được 136 bàn thắng; thời hậu chiến ông còn giữ kỷ lục là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất cho United trong một trận đấu – với sáu bàn thắng ghi được vào lưới Northampton Town tại vòng năm Cup FA năm 1970, khi United đại thắng với tỉ số chung cuộc 8-2.

    Một lời vĩnh biệt dành cho Best vào tháng 11 năm 2005 được gửi đi từ sân Upton Park, ngay trước trận đấu thuộc khuôn khổ giải Ngoại hạng giữa chủ nhà West Ham và Manchester United. Trong trận đấu mà ngay cả Best cũng sẽ tự hào về các hậu bối của mình, đồng hương người Ireland của George là John O'Shea đã ghi bàn ấn định tỉ số thắng 2-1.


    Lần sửa bài viết gần nhất bởi maradola : 07-03-2008 vào lúc 10:45 PM

  3. #3
    Ngày tham gia
    05 Mar 2008
    Đến từ
    Tp HCM
    Số bài viết
    177
    7.Mark Hughes


    Ngày sinh: 01/11/1963
    Ngày kí hợp đồng: 01/06/1980
    Trận đấu ra mắt: 30/11/1983 gặp Oxford Utd (A) tại League Cup
    Tổng số bàn thắng: 164
    Tổng số lần ra sân: 466
    Vị trí: Tiền đạo
    Ngày rời United: 31/05/1995
    Quốc tịch: Xứ Wales


    Người ta vẫn nói rằng cánh cửa duy nhất sẽ sập xuống sau khi bạn rời khỏi United, nhưng có một số ít cầu thủ khi chuyển tới một CLB như Barcelona, và rồi sau đó lại trở về với Old Trafford lần thứ 2 thì thậm chí còn gặt hái được nhiều thành công hơn với Quỷ Đỏ. Mark Hughes là như vậy, luôn có thói quen làm mọi thứ theo cách riêng của mình trong suốt sự nghiệp lừng lẫy ấy...

    Chuyện tình của ông với United bắt đầu vào tháng 3 năm 1978 khi ông ký tờ đơn học việc năm 14 tuổi, nhưng ít ai dám tin rằng tiền vệ trẻ tuổi từ Wrexham này sắp sửa trở thành một trong những tay săn bàn xuất sắc nhất mọi thời đại của CLB.

    HLV đội trẻ United Syd Owen chính là người đã phát hiện và đưa Hughes lên chơi ở vị trí tiền đạo. Tất cả mọi Quỷ Đỏ đều mắc nợ ông một lời cảm ơn vì điều này. Ngay lập tức Hughes đã có "quà ra mắt" bằng một bàn thắng vào lưới Oxford tháng 11 năm 1983 và 6 tháng sau đó, ông lại tiếp tục đánh dấu trận đấu quốc tế đầu tiên của mình bằng một bàn thắng khác trong trận gặp đội tuyển Anh.

    Năm 1985, ông đã giành được giải thưởng cầu thủ trẻ xuất sắc của năm do PFA bình chọn cùng 1 huy chương chiến thắng FA Cup, nhưng một rắc rối trong hợp đồng đã làm đứt quãng những ngày tháng gắn bó với Quỷ Đỏ của ông và 1 năm sau đó ông đã rời khỏi United để bất ngờ được HLV Barcelona thời đó là Terry Venables nẫng về sân Nou Camp.

    Hughes chưa bao giờ được đề cao tại Nou Camp và ông đã miêu tả lần chuyển tới thánh địa Catalan của mình bằng từ "khủng khiếp" khi chỉ ghi được có 4 bàn thắng trong 28 trận đấu.

    Một năm sau đó, ông được gửi sang Bayern Munich dưới dạng cho mượn, nơi mà ông đã tìm lại được khả năng săn bàn sát thủ của mình và vào tháng 7 năm 1988, Alex Ferguson đã chi 1.5 triệu bảng để đưa ông trở lại với sân Old Trafford quen thuộc. Quyết định này đã ngay lập tức phát huy hiệu quả. Ngay trong mùa giải đầu tiên quay trở lại, Hughes đã được nhận danh hiệu cầu thủ xuất sắc của năm do PFA bình chọn và cứu thoát Quỷ Đỏ trong trận chung kết FA Cup 1990 với 2 bàn thắng vào lưới Crystal Palace để có được trận hòa, tạo cơ hội cho đội bóng thành Manchester có thêm 1 trận đá lại giúp Ferguson có được chiếc cúp đầu tiên của mình.

    Một lần nữa ông lại được trao giải thưởng cầu thủ xuất sắc nhất năm 1991 và có được danh hiệu đáng tự hào - cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu ở chung kết Cúp C2 châu Âu tại Rotterdam khi ghi được 2 bàn thắng trong chiến thắng 2-1 trước đội bóng cũ Barcelona.

    Năm 1992 tiếp tục đến với một huy chương khác, lần này là League Cup đầu tiên trong lịch sử của Quỷ Đỏ, và ở mùa giải tiếp theo đó ông đã cùng với United được đứng lên bục vinh quang lần đầu tiên trong 26 năm để nhận danh hiệu vô địch Ngoại hạng.

    Sự phối hợp ăn ý mới mẻ giữa Hughes và Eric Cantona đã thắp lửa cho United giành được danh hiệu vô địch và sau đó Hughes đã tỏ ra rất xúc động khi nói rằng: "Tôi biết anh chàng người Pháp đó đã thay đổi cuộc sống bóng đá của tôi." Và khi Cantona đang thu hút được sự quan tâm của các trang báo thì cũng là lúc Hughes có được bàn thắng thứ 100 của mình trong trận gặp Crytal Palace giúp cho Ferguson có được danh hiệu Premiership đầu tiên cho mình.

    Có lần Sir Alex nói: "Hughes là cầu thủ của những trận đấu lớn tuyệt vời nhất mà tôi đã từng biết," đặc biệt là trận bán kết FA Cup 1994 với Oldham khi cú vô-lê ở những phút bù giờ của ông đã cứu nguy cho United khỏi một thất bại đầy bất ngờ trên sân Wembley. Quỷ Đỏ đã đánh bài Oldham trong trận đá lại và tiếp tục hạ gục Chelsea 4-0 trong trận chung kết - Hughes cũng là người ghi bàn thắng thứ 3 giúp cho CLB có được cú đúp đầu tiên trong lịch sử.

    Vào tháng 1 năm 1995, Hughes đã ký hợp đồng với đội bóng yêu thích từ thuở nhỏ của mình là Chelsea, nhưng điều đó không có nghĩa là những ngày vinh quang của ông đã kết thúc. Ông đã giành được huy chương FA Cup thứ 4 và European Cup Winners Cup thứ 2 với đội bóng áo xanh này, và tiếp tục sự nghiệp thi đấu của mình với Southampton, Everton, sau đó là Blackburn, nơi ông đã có được huy chương cuối cùng trong sự nghiệp cầu thủ của mình - League Cup - trước khi treo giầy ở tuổi 38.

    Chính trong thời gian ở Southampton, Hughes đã bắt đầu có những bước đi đầu tiên trong sự nghiệp huấn luyện khi dẫn dắt đội tuyển quốc gia xứ Wales theo một bản hợp đồng bán thời gian.

    Ông đã tạo nên một chiến thắng nổi tiếng trước Italy và gần như đã đưa được Wales đến với Euro 2004, trước khi trở lại Ewood Park đảm nhận vai trò hiện tại là HLV chính thức của Blackburn.


    8.Bryan Robson


    Ngày sinh: 11/01/1957
    Ngày ký hợp đồng: 05/10/1981
    Trận đấu ra mắt: 07/10/1981 gặp Spurs (A) tại League Cup
    Tổng số bàn thắng: 98
    Tổng số lần khoác áo: 461
    Vị trí: Tiền vệ
    Ngày rời United: 31/05/1994
    Quốc tịch: Anh


    Đó chính là một đỉnh cao chói lọi đối với mùa giải vô địch FA Premier League 1992/93 của United khi Bryan Robson ghi được bàn thắng cuối cùng của mùa giải đem về chiến thắng 2-1 trước Wimbledon tại Selhurst Park.

    Nhưng từ sáu ngày trước đó, "Thủ quân Tuyệt vời" của United đã nhận danh hiệu vô địch Premier League cùng với Steve Bruce, khi mà mùa giải 1992/93 hạ màn trên sân Old Trafford với lễ trao Cup, và thời kì 26 năm ròng rã không có nổi chức VĐQG nào của Quỷ Đỏ cuối cùng cũng chấm dứt.

    Những vấn đề về lưng và gân kheo đã phá hoại mùa giải của Robson, nhưng vẫn với phong cách điển hình, ông đã chiến đấu ngoan cường để giành lại vị trí của mình. Quả thực, những chấn thương khác nhau đã hạn chế rất nhiều về sự nghiệp nổi bật của ông cho CLB lẫn ĐTQG, đến nỗi mà nhiều lúc báo chí đã khuyên ông nên "nghỉ ngơi an dưỡng"! Đối với một cầu thủ quả cảm và quyết liệt như thế, thì có lẽ đó là cái giá phải trả không sớm thì muộn.

    Trong những ngày đầu ở West Bromwich Albion, ba lần gẫy chân trong vòng một năm đã đe dọa nghiêm trọng đến tương lai của ông, nhưng với sự quyết tâm tuyệt vời, bằng cách nào đó, ông đã có được sự bình phục hoàn toàn.

    Ông đã có gần 200 lần ra sân ở giải vô địch cho The Baggies, ghi được 39 bàn, khi tân HLV United Ron Atkinson quay trở lại CLB cũ của ông và trả một mức phí khoảng 2 triệu bảng để mang cả Robson lẫn Remi Moses về Old Trafford vào tháng Mười năm 1981. Bản hợp đồng đánh giá "Robbo" ở một mức giá chuyển nhượng kỷ lục thời đó là 1,5 triệu bảng.

    Một số người đã tỏ vẻ nghi ngờ về sự khôn ngoan của Atkinson, nhưng số phận của Robson là trở thành một trong những tiền vệ vĩ đại nhất của môn thể thao này. Ông nhanh chóng trưởng thành, và thay thế Ray Wilkins trong vai trò đội trưởng CLB. Hai người đã có một sự hiểu nhau đến tuyệt vời và chính Ray là người đã giúp cho Bryan chững chạc hơn trong việc phán đoán trận đấu.

    Với tầm ảnh hưởng tuyệt vời, Robson trong thời kỳ đỉnh cao của mình đã trở thành một viên ngọc quý, với khả năng chịu đựng dường như vô hạn, cùng với những kỹ năng chuyền bóng sáng tạo đến tuyệt vời trong cả tấn công lẫn phòng ngự, sự quyết liệt có chừng mực trong những pha xoạc bóng cộng thêm tốc độ thiên bẩm và khả năng đánh đầu cũng như sút bóng đầy uy lực.

    Robson đã ghi được hơn 100 bàn thắng tính riêng cho giải vô địch trong suốt sự nghiệp của mình - rất nhiều những bàn thắng đó là từ những pha tận dụng sơ hở của đối phương ở cuối trận để lọt vào vòng cấm địa. Nhưng có lẽ trên tất cả, ông là một người đội trưởng đầy nhiệt huyết cho cả CLB lẫn đất nước, nổi bật là việc đưa United tới cú hat-trick FA Cup trong các năm 1983, 1985 và 1990. Ở trận chung kết đá lại năm 1983 gặp Brighton & Hove Albion, ông đã ghi được 2 bàn trong chiến thắng 4-0.

    Ông cũng lọt vào chung kết League Cup năm 1991 và giành được huy chương Châu Âu khi ông được giương cao chiếc Cup Winners' Cup (Cúp C2) trong cùng mùa giải.

    Robson đã có 90 lần khoác áo đội tuyển Anh, khoác áo "Ba chú Sư tử" trong ba kỳ World Cup. 26 bàn thắng quốc tế mà ông ghi được bao gồm một cú hat-trick vào lưới Thổ Nhĩ Kỳ năm 1984, và một bàn ở giây thứ 27 trong trận gặp Pháp tại World Cup España 1982, đó là bàn thắng nhanh thứ hai trong lịch sử World Cup.

    Trong hai mùa bóng cuối cùng của mình, Robson chỉ xuất phát trong 15 trận Premiership, nhưng vẫn có những đóng góp đáng kể khi được dùng đến và thật khó có thể có một sự kết thúc sự nghiệp tuyệt vời hơn đối với ông khi được chứng kiến United hoàn thành cú đúp Premiership và FA Cup năm 1994.

    Ngay sau khi tuyên bố sắp rời khỏi Old Trafford, Robson đã ngay lập tức được lựa chọn làm cánh tay phải của tân HLV trưởng đội tuyển Anh Terry Venables, và nhanh chóng có được một bản hợp đồng béo bở với Middlesbrough. Sau bảy mùa giải làm HLV ở đó, và sau một cuộc chiến trụ hạng thành công, Robson đã rời đi vào tháng Sáu năm 2001.

    Sau đó, ông tái ngộ với CLB đầu tiên của mình, West Bromwich Albion, và cùng với CLB này, ông đã có một cú tẩu thoát đáng kinh ngạc khỏi xuất xuống hạng Premiership năm 2004/05 - trở thành HLV đầu tiên dẫn dắt một đội bóng đã đứng đội sổ ở kì Giáng Sinh "hạ cánh an toàn" trong lịch sử ngắn ngủi của Premiership.

    Tuy nhiên, một năm sau, the Baggies bị rớt hạng xuống Championship. Họ đã có khả năng rất lớn giành suất thăng hạng lên Premiership, nhưng sau khi chỉ giành được 12 điểm trong 8 trận đầu tiên, Robson đã rời khỏi CLB với sự tán thành của đôi bên vào ngày 18/09/2006.


    9.Gary Pallister


    Ngày sinh: 30/06/1965
    Ngày kí hợp đồng: 29/08/1989
    Trận đấu ra mắt: 30/08/1989 gặp Norwich City (H) tại First Division
    Tổng số bàn thắng: 15
    Tổng số lần ra sân: 438
    Vị trí: Hậu vệ
    Ngày rời United: 01/07/1998
    Quốc tịch: Anh


    Một hậu vệ nhanh nhẹn với khả năng không chiến tuyệt vời và kỹ thuật điều khiển bóng tài tình ẩn chứa trong một thân hình "khổng lồ" (cao 1m93), Gary Pallister đã tạo nên một mẫu trung vệ hoàn hảo nhất trong lịch sử của CLB.

    Cùng với Steve Bruce và bộ đôi Dolly và Daisy ở hai cánh, họ đã cùng nhau tạo nên một bộ tứ phòng tuyến vững chắc đánh lùi mọi đợt lên bóng của đối phương trong suốt 7 năm thi đấu đầy vinh quang. Sự có mặt của họ đã mang về cho United 3 danh hiệu Premiership (1993, 1994, 1996), 2 lần Á Quân, chiếc Cup C2 (UEFA Cup) và Siêu Cúp châu Âu năm 1991, 3 FA Cup (1990, 1994, 1996) và League Cup năm 1992.

    Sinh ra tại vùng biển Kent ở Ramsgate vào tháng 6/1965, Pallister bắt đầu sự nghiệp của mình với CLB cấp huyện là Billingham Town và gia nhập Quỷ Đỏ từ CLB yêu thích của anh là Middlesbrough với giá £2.3 triệu vào tháng 8/1989 - một kỷ lục cho một hậu vệ người Anh lúc bấy giờ.

    Được đưa vào trong một chương trình tập luyện nhằm cải thiện thể hình có phần ốm yếu của mình, mùa bóng đầu tiên của ông đã kết thúc ở vị trí thứ 13 - điều mà khó có thể chấp nhận được ngày nay. Nhưng sau đó là cả một chặng đường đầy vinh quang khi United chỉ duy nhất lọt ra khỏi Top 2 một lần trong 8 năm tiếp theo.

    Là một hậu vệ chơi cực kỳ chắc chắn, Pallister luôn luôn được tín nhiệm giao cho một vị trí trong đội hình chính thức (ông chỉ vắng mặt 1 trận duy nhất trong khoảng từ năm 1992 đến 1995). Ông đã từng được bầu là Cầu Thủ Xuất Sắc Nhất của năm 1992 và thật không may là ông không thể vượt qua cột mốc 22 lần khoác áo ĐTQG.

    Sau 9 năm tại Old Trafford, 317 lần ra sân ở giải đấu cao nhất của nước Anh cùng với chức vô địch cuối cùng của ông vào mùa bóng 1996/97 ngay sau khi Bruce ra đi, vòng tròn sự nghiệp của Pallister đã được hoàn thiện khi ông trở về vùng Tây Bắc để gia nhập CLB khởi nghiệp của mình là Boro - khi đó là một "chú lính mới" của Premiership - vào năm 1998. Tính ra thì đây là một vụ làm ăn quá lời của United: tất cả những thành công cộng thêm £200.000!

    Pallister giờ đây vẫn là một gương mặt quen thuộc ở Old Trafford khi thường xuyên xuất hiện trên MUTV như là một nhà bình luận. Và mặc dù ông sẽ được nhớ mãi như là một người ngăn chặn những bàn thắng, nhưng pha đánh đầu tung lưới Liverpool tại Anfield gián tiếp mang về chức vô địch kỳ diệu năm 1997 sẽ còn được nhớ mãi trong lịch sử của Quỷ Đỏ.


    Lần sửa bài viết gần nhất bởi maradola : 07-03-2008 vào lúc 10:46 PM

  4. #4
    Ngày tham gia
    05 Mar 2008
    Đến từ
    Tp HCM
    Số bài viết
    177
    10.Steve Bruce


    Ngày sinh: 31/12/1960
    Ngày kí hợp đồng: 17/12/1987
    Trận đấu ra mắt: 19/12/1987 gặp Portsmouth (A) tại First Division
    Tổng số bàn thắng: 51
    Tổng số lần ra sân: 414
    Vị trí: Hậu vệ
    Ngày rời United: 01/06/1996
    Quốc tịch: Anh


    Tiền nào của ấy! Để có được Steve Bruce, một trung vệ có lối chơi cứng rắn và lăn xả, Alex Ferguson phải bỏ ra đến 825000 Bảng trả cho Norwich City - ngay trước sinh nhật lần thứ 27 của ông chỉ hai tuần vào tháng 12 năm 1987, đó là một trong những bản hợp đồng tốt nhất mà Manchester United đã thực hiện được.

    Bruce đá cặp với Gary Pallister ở trung tâm hàng phòng ngự – bộ đôi này còn được gọi một cách trìu mến là “Dolly và Daisy” – ông là nhân tố quan trọng trong ba chức vô địch nước Anh (1993, 1994 và 1996), cũng như vô địch Cúp C2 (1991), Cúp FA (1994, 1996) và League Cup (1992). Thật khó có thể bình luận về hai bàn thắng muộn của Bruce – đó đều là hai pha bật cao đánh đầu – trong trận gặp Sheffield Wednesday giúp United vươn lên dẫn đầu trong cuộc đua đến chức vô địch Premiership 1992/1993 và từ đó giúp United thống trị giải đấu mới ra đời này (năm 1992 là năm đầu tiên giải Hạng Nhất Anh đổi tên thành Premiership).

    Bruce tiến bộ liên tục, điều đó đã đưa ông lên đến đỉnh cao của sự nghiệp cầu thủ. Là một sản phẩm từ lò đào tạo nổi tiếng Wallsend Boy Club, nơi đã sản sinh ra những tài năng như Alan Shearer, Peter Beardsley hay bản hợp đồng mới đây của United Michael Carrick, ông chính là gương mặt tiêu biểu cho trường đào tạo tài năng trẻ đặt tại Newcastle. Bruce bị loại khi vừa 16 tuổi bởi chính người đã phát hiện tài năng của ông thời niên thiếu, tương tự là những CLB khác như Sunderland, Bolton Wanderers, Sheffield Wednesday và Southport vì ông bị cho là quá nhỏ con. Sau này, Bruce từng làm việc cho hãng đóng tàu tên là Swan Hunter như một tay thợ hàn mới vào nghề cho dù mới trước đó một tuần , ông đã ký một hợp đồng thử việc với Gillingham.

    Khi vừa tròn 17 tuổi, ông đã chơi trận đầu tiên của sự nghiệp cho Gillingham ngay trong trận mở màn mùa giải 1979-1980. Bruce có hơn 200 lần ra sân trong màu áo CLB thành phố Kent trước khi Norwich chấp nhận bỏ ra 135000 Bảng để có được sự phục vụ của ông vào tháng 8, năm 1984. Tại Carrow Road, Bruce đã có được một chiếc huy chương vàng League Cup vào năm 1985 và chức vô địch giải Second Division Championship (giải hạng Nhất Anh thời kỳ đó) ngay mùa giải tiếp theo. Một điều đặc biệt là, với những thành công tại Old Trafford, Steve Bruce vẫn chưa bao giờ là một lựa chọn hàng đầu ở ĐTQG Anh, dù ông đã làm được điều đó khi còn chơi ở giải hạng B.

    Năm 1996, Steve Bruce rời United khi chuyển sang thi đấu tại Birmingham City dưới dạng chuyển nhượng tự do. Sau chín năm gắn bó, ông có 414 lần ra sân, ghi được 51 bàn cho Quỷ Đỏ. Mùa giải 1990/1991, với những cú sút penalty chính xác Bruce đã kết thúc một năm thi đấu thành công khi trở thành một trong những cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất cho CLB với 19 bàn trên tất cả các mặt trận.

    Năm 1998, ông bắt đầu sự nghiệp huấn luyện tại CLB Sheffield United trên cương vị cầu thủ-huấn luyện viên, sau đó là các CLB khác như Huddersfield Town, Wigan Athletic và Crystal Palace; hiện nay, ông là HLV của CLB Birmingham City. Sau 5 năm cầm quân tại CLB thành phố Birmingham, đến mùa giải 2006/2007, ông đã đưa đội bóng áo xanh giành quyền thăng hạng sau khi kết thúc mùa giải với vị trí thứ 2 ở giải League One. Hiện tại ông đang tìm kiếm những bản hợp đồng mới thật chất lượng để giúp Birmingham City trụ hạng thành công ở Premiership.


    11.Peter Schmeichel


    Ngày sinh: 18/11/1963
    Ngày kí hợp đồng: 06/08/1991
    Ngày ra mắt đội một: 17/8/1991 và Notts C (H) tại First Division
    Tổng số trận giữ sạch lưới: 180
    Tổng số bàn thắng: 2
    Tổng số trận thi đấu: 398
    Vị trí: Thủ môn
    Ngày rời United: 27/05/1999
    Quốc tịch: Đan Mạch


    Peter Schmeichel là người ở bên ngoài câu hỏi "Ai là thủ môn xuất sắc nhất trong lịch sử của câu lạc bộ Manchester United?" Mặc dù trong thực tế việc so sánh từ xưa đến nay hay từ lúc câu lạc bộ thành lập đến bây giờ là rất khó khăn, tuy nhiên có thể nói "người Đan Mạch khổng lồ" hoàn toàn xứng đáng với danh hiệu cao quý đó.

    Sinh ra ở Gladsaxe, Đan Mạch, anh đã là một cổ động viên của United khi còn bé và thần tượng của anh là thủ môn ở thập niên 80: Gary Bailey. Anh bắt đầu chơi bóng ở một vị trí không một người hâm mộ nào có thể tin được, đó là vị trí tiền đạo, nơi của những chân sút hàng đầu hiện nay đang ngự trị. Nhưng tài năng của một thủ môn bẩm sinh thực sự đã trỗi dậy rất sớm, anh trở thành thủ môn chuyên nghiệp và chơi cho đội bóng địa phương rồi sau đó chuyển đến Brondby để được tham gia giải đấu cao nhất của Copenhagen.

    Anh là một nhà vô địch trong việc cản phá các cú sút tầm xa, đặc biệt là hiếm khi bị thua từ ngoài vòng cấm địa trong sự nghiệp ở United. Không chỉ có vậy ,với những cú sút gần anh cũng thực sự có thể khống chế tốt. Theo các nhà phân tích thể thao, chiều cao và cơ thể đồ sộ của anh là một ưu thế trời cho và điều đó đã khiến anh có được lợi thế trong các pha cản phá.

    Schmeichel mang lại sự tin tưởng không chỉ cho đồng đội mà cho cả các cổ động viên. Cũng như là trở thành một thủ môn tuyệt vời nhất, anh cũng là một người "ồn ào" nhất trên sân bóng. Anh luôn trút nỗi giận dữ lên đầu các hậu vệ, những người phối hợp với anh ở hàng phòng ngự nếu nghĩ họ mắc lỗi, giọng hét của anh có lẽ còn có thể giống như tiếng còi xuyên suốt nhắc nhở cả đội. Chính điều đó đã làm nên khả năng điều khiển hàng thủ của người khổng lồ Đan Mạch.

    Alex Ferguson đã tìm thấy tiềm năng của một thủ môn hàng đầu thế giới và mang anh về Old Trafford tháng 8 năm 1991 với một cái giá là 500.000 bảng Anh. Một cuộc đầu tư sinh lời không thể đếm xiết của câu lạc bộ. Người đàn ông cao lớn này đã giải quyết những khó khăn đó và những thành tích tuyệt vời đến rất sớm: League Cup 1992, Premier League 1993, 1994, 1996, 1997. Và tuyệt vời nhất chắc chắn là cú ăn ba lịch sử năm 1999.

    Anh quyết định rời nước Anh vào cuối mùa giải năm 1999 bởi vì với 60 trận liên tục không có nghỉ đông đã làm kiệt sức một thủ môn huyền thoại, và anh cũng đã bước sang tuổi 35, một lứa tuổi được coi là "hết hạn" với bóng đá đỉnh cao. Tuy đã rời xa sân cỏ, nhưng anh vẫn không từ bỏ bóng đá và quyết định trở thành một nhà bình luận thể thao.

    Không có một cầu thủ nào có thể mong muốn có được những thành tích tốt hơn như vậy khi rời Quỷ Đỏ. Mọi người nói rằng Peter chắc chắn đáng được hưởng 12 điểm một mùa giải ở Manchester United. Anh là người cuối cùng của hàng phòng ngự, một hòn đá tảng góp công lớn xây dựng nên một đế chế hùng mạnh. Trong 9 năm, người đàn ông này đã là một phần trong hình ảnh của Man United. Bên cạnh những tên tuổi thành danh trên thế giới như Shilton, Zoff, Banks, Jennings và Yashin, Peter Schmeichel sẽ luôn luôn và mãi mãi được coi là một thủ môn xuất sắc nhất mà bóng đá thế giới đã từng sản sinh.


    12.Eric Cantona


    Ngày sinh: 24/05/1966
    Ngày kí hợp đồng: 27/11/1992
    Ngày ra mắt đội 1: 6/12/1992 gặp Man City (H)
    Tổng số bàn thắng: 82
    Tổng số lần ra sân: 184
    Vị trí: Tiền đạo
    Ngày rời United: 18/05/1997
    Quốc tịch: Pháp


    Trong suốt 26 năm trước khi Cantona về Old Trafford, Manchester United không giành được chức vô địch nào. Trong 4 năm rưỡi thi đấu cho United, anh đã cùng đội bóng đoạt được 4 danh hiệu vô địch. HLV Alex Ferguson nói về công lao đóng góp của Eric cho đội bóng rằng: "Eric là động lực cho các giải vô địch, anh đã mang đến một khí thế mới mà chúng tôi đã không có trước đó. Mặc dù chúng tôi vẫn đang tiến lên nhưng nếu có anh, chắc chắn thì quá trình ấy sẽ nhanh hơn. Anh là 1 cầu thủ phi thường vì đã mang đến cho Old Trafford thành công như vậy".

    Cantona là mẫu cầu thủ có duyên ghi bàn bất ngờ, luôn ở sau hàng tiền đạo và xuất thần ghi những bàn thắng quan trọng quyết định; vừa là linh hồn vừa là cầu thủ kiến thiết trận đấu. Anh đã được các CĐV Leeds rất tôn sùng khi còn chơi cho đội bóng này. Và ngay khi chuyển sang United, ngay lập tức anh trở thành huyền thoại trong lòng người hâm mộ. Cantona đã viết nên một chương mới trong lịch sử CLB với những nét son sáng chói, tạo niềm tin cho đồng đội rằng họ sẽ là những nhà vô địch trong tương lai - điều mà suốt 26 năm qua MU chưa thể thực hiện được.

    Eric Cantona được sùng bái với một sự đam mê mà trước đó chỉ George Best mới có được. Đối với các cổ động viên trung thành thì anh là ông vua, thậm chí là chúa trời, người đã đưa United đến đỉnh cao và đã đem đến cho khán giả cái nhìn đầu tiên về một thiên tài bóng đá từ sau sự ra đi của George Best từ hơn hai thập kỉ trước.

    Không chỉ là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp, Cantona còn là một con người yêu thơ ca, nghệ thuật và triết học, những điều dường như không thích hợp với khuôn mẫu của một cầu thủ bóng đá. Với bề ngoài khó hiểu, nên anh luôn có biệt danh là "kẻ phiến loạn" và "kẻ tự do". Nhận xét của công chúng về Eric dựa trên những đoạn trích hiếm có bao gồm: "Khi chim biển theo đoàn thuyền đánh cá ra biển thì đó là vì chúng nghĩ cá sẽ được ném xuống biển". Những quan điểm này nói lên sự thông minh đồng thời ở anh cũng có sự tự phụ kiêu căng. Eric có những phẩm chất kì lạ và không dễ gì có được ở một cầu thủ ngôi sao.

    Rất nhiều người hâm mộ của Man United vẫn còn nhớ như in cú kungfu như trong phim hành động vào Matthew Simmons - CĐV đội chủ nhà Crystal Palace - của "King Eric", nó đã khiến cả nước Anh và thế giới bàng hoàng. Tuy vậy, khi nhắc lại chuyện này, huyền thoại người Pháp vẫn khẳng định anh không hề ân hận, bởi đó là hành động phải làm của một người đã bị xúc phạm là "đồ con hoang". Thế nên, trong khi có người chỉ trích anh thì đối với rất nhiều fan hâm mộ, những câu chuyện như thế lại được thêu dệt như những hành động của các hiệp sĩ ngày xưa: Không chịu được trước những điều chướng tai gai mắt.

    Dù đôi lúc có hơi ngang tàng và ngông nghênh, nhưng trong bất kỳ hoàn cảnh nào, con người của Cantona cũng toát lên một phong thái khiến người ta phải nể phục. Chính vì điều này mà HLV Alex Ferguson đã khăng khăng đòi Martin Edwards, cựu Chủ tịch của United, đưa cựu tuyển thủ Pháp này về sân Old Trafford bằng mọi giá, bất chấp lúc bấy giờ tình hình tài chính của CLB cũng không được dư dật lắm.

    Ngay cả khi Cantona không còn gắn bó với sân cỏ, tên tuổi của anh vẫn còn được nhắc đến với sự kính ngưỡng còn nguyên vẹn. Và dù chuyển sang làm điện ảnh, nhưng Cantona vẫn không thể từ bỏ được niềm đam mê trái bóng tròn. Hẳn những CĐV của Man United còn vui sướng hơn nếu biết rằng, Cantona đã từng tâm sự anh sẽ cân nhắc tới khả năng trở lại Old Trafford với cương vị HLV trưởng CLB trong một tương lai không xa.


    Lần sửa bài viết gần nhất bởi maradola : 07-03-2008 vào lúc 10:48 PM

  5. #5
    Ngày tham gia
    05 Mar 2008
    Đến từ
    Tp HCM
    Số bài viết
    177
    13.David Beckham


    Ngày sinh: 02/05/1975
    Ngày kí hợp đồng: 23/01/1993
    Trận đấu ra mắt: 23/09/92 gặp Brighton tại League Cup
    Tổng số bàn thắng: 84
    Tổng số lần ra sân: 348
    Ngày rời United: 02/07/2003
    Quốc tịch: Anh


    Không phải giỏi nhất, nhưng David Beckham là cầu thủ nổi tiếng nhất, và cũng giàu có nhất trong thế giới bóng đá hiện đại. Trong các vận động viên thể thao, không có ai được thần tượng hoá đến cuồng nhiệt như anh, không có ai được nhắc đến hằng ngày trên mặt báo như anh.

    Mỗi lần anh thay đổi kiểu tóc, mỗi lần anh đi shopping, tất cả đều trở thành những sự kiện thu hút sự chú ý… trên toàn cầu. Tại Manchester United, David Beckham không chỉ đơn thuần là một cầu thủ, anh đã trở thành một biểu tượng thể thao, cũng như một biểu tượng thương mại cực kỳ ăn khách trên khắp năm châu. Khuôn mặt điển trai hấp dẫn, hôn ước với cựu thành viên Spice Girls Victoria Adams, cùng lối sống rất xa xỉ kiểu siêu sao khiến anh đã lừng danh lại càng thêm nổi tiếng. Nhưng nổi tiếng quá cũng có cái hại, và trong mắt không ít người, Beckham đã trở thành một nhãn hiệu tiếp thị hơn là một cầu thủ bóng đá, những hoạt động quảng cáo, những cuộc tiệc tùng chưng diện đôi khi đã làm lu mờ cả các thành tích thể thao của anh. Cũng chính vì Beckham ở trên đỉnh cao danh vọng, nên bất kỳ một sai lầm hay thất bại nào của anh cũng trở thành mục tiêu soi mói, mổ xẻ, “bé xé ra to”. Có thể nói những lời ngợi ca dành cho anh thì quá nhiều, mà chỉ trích thì cũng không phải ít. Nhưng thôi, hãy cứ bỏ ngoài tai những chuyện thị phi, và chỉ chú tâm đến lĩnh vực chuyên môn, đến một Beckham cầu thủ.

    Vâng, không cần tới những ánh hào quang hậu trường, Beckham vẫn là một trong những cầu thủ xuất sắc nhất trong lịch sử Man United. Ở vị trí tiền vệ cánh phải, khả năng kiến thiết bóng của anh phải gọi là… trên cả tuyệt vời. Những đường chuyền dài do Beckham thực hiện chính xác đến từng ly, và những cú lật bóng bên biên phải của anh luôn nguy hiểm chết người. Ở thời kỳ hoàng kim tại United, Beckham được coi là cầu thủ tạt bóng số một trên thế giới, mỗi lần anh tạt bóng là mỗi lần khung thành đối phương chao đảo. Bất kể là Cole, Yorke, Nistelrooy, hay một tiền đạo nào khác của United, ai cũng đều muốn chơi cùng Beckham, vì mỗi đường chuyền của Beckham thường tìm đến rất đúng chỗ của tiền đạo, chứ không bắt họ phải di chuyển để bắt kịp. Tỷ lệ chuyền bóng thành bàn của Beckham là cao nhất ở nước Anh. Bên cạnh đó, với không ít người, Beckham cũng là cầu thủ đá phạt hay nhất thế giới. Những cú sút xoáy vòng, đưa bóng vọt qua hàng rào phòng thủ đối phương rồi rơi đúng vào góc cao khung thành là một “sản phẩm độc quyền” của anh. Rất, rất nhiều lần anh đã ghi những bàn thắng tuyệt đẹp như thế.

    Dĩ nhiên, là cầu thủ thường chẳng có ai hoàn hảo, điểm yếu của Beckham là kỹ thuật cá nhân không cao. Tuy thế, cũng không nên quá cầu toàn, có được kỹ năng chuyền bóng và sút phạt như anh cũng đã là quá đủ cho một tiền vệ.

    David Robert Joseph Beckham sinh ngày 2 tháng 5 năm 1975 tại Leytonstone, London. Năm 1986, ở tuổi 11, anh giành giải nhất trong cuộc thi năng khiếu bóng đá nhi đồng mang tên Bobby Charlton Soccer Skills, và do đó lọt vào tầm ngắm của các nhà tuyển trạch Manchester United. Năm 12 tuổi, anh đã được ngài Alex Ferguson đánh giá là một ngôi sao tương lai. Có điều, do bị gia đình buộc phải học xong trung học, mãi đến năm 1991, Beckham mới ký hợp đồng tập sự cùng United. Ngày 23 tháng 9 năm 1992 đánh dấu lần đầu tiên anh được chơi ở đội lớn, khi ra sân với tư cách cầu thủ dự bị trong trận gặp Brighton. Tuy nhiên, phải đợi tới 2 năm sau, Beckham mới lần đầu được ra quân trong đội hình chính thức của Quỷ Đỏ, trong trận gặp Galatasaray vào tháng 11-1994.

    Sau trận ra quân ấy, Beckham chuyển tới Preston North End theo hợp đồng cho mượn. Anh thi đấu 5 trận tại đây trước khi trở về Old Trafford vào tháng 4-1995. Trận gặp Leeds cùng tháng đó chính là trận đầu tiên anh chơi đủ 90 phút ở giải Ngoại Hạng. Sang đến năm 1996, sau sự ra đi của Andrei Kanchelskis, Beckham được ngài Ferguson tín nhiệm giao trấn giữ hành lang phải, dù vị trí ưa thích của anh là tiền vệ trung tâm. Anh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, và góp công đưa United giành cú đúp VĐQG cùng cúp FA. Trong trận bán kết cúp FA gặp Chelsea, chính Beckham là người ghi bàn gỡ hoà.

    Beckham thật sự vươn lên hàng ngũ siêu sao trong mùa 1996-1997, sau bàn thắng “không tưởng” từ cú lốp bóng với cự li... 55m tung lưới Wimbledon. Cho đến nay, đây vẫn là bàn thắng đẹp nhất trong sự nghiệp của anh. Mùa bóng tiếp tục với Beckham cùng những màn trình diễn tuyệt vời và những cú sút xa ngoạn mục. Phần thưởng cho anh là danh hiệu Cầu Thủ Trẻ Xuất Sắc Nhất Nước Anh, cùng chức VĐQG lần thứ 2 liên tiếp. Cũng năm 1997, anh bắt đầu quen Victoria Adams, nhờ Adams, Beckham bắt đầu nổi tiếng trong ngành công nghiệp giải trí, và nhờ Beckham, Adams được biết đến nhiều hơn trong lĩnh vực thể thao. Danh tiếng của cả hai đều được nâng cao nhờ mối tình lãng mạn.

    Sau mùa bóng 1998 đầy thất vọng, Beckham đạt đến đỉnh cao phong độ của mình. Chưa bao giờ anh lại chơi hay như mùa 1998-99, và từ đó đến nay, phong độ ấy vẫn chưa lập lại. Danh hiệu Vua Đá Phạt của Beckham được khẳng định với hàng loạt các cú sút siêu đẳng vào lưới Leicester, Aston Villa, Barcelona, Brondby, và Everton. Những bàn thắng quan trọng của United trước Inter Milan, Liverpool, và Barcelona đều xuất phát từ những đường kiến thiết của anh. Đích thân Beckham cũng ghi những bàn quan trọng từ các pha bóng sống, chẳng hạn như bàn thắng trong trận bán kết cúp FA với Arsenal, hay trong trận quyết định ngôi VĐQG với Tottenham. Trong lần gặp gỡ không thể nào quên với Bayern Munich ở chung kết Champions League, cả 2 bàn thắng Quỷ Đỏ ghi được đều xuất phát từ các quả phạt góc do Beckham thực hiện. Năm 1999 kết thúc với Beckham và Man United trên đỉnh cao của thế giới, cùng 4 danh hiệu VĐQG, Cúp FA, Champions League và Cúp Liên Lục Địa. Beckham là ứng viên nặng ký cho danh hiệu Cầu Thủ Xuất Sắc Nhất Thế Giới của FIFA và Xuất Sắc Nhất Châu Âu của France Football, nhưng đáng tiếc là 2 lần đều phải về nhì, sau Nghệ Sỹ Sân Cỏ Rivaldo.

    Mùa 1999-2000 khởi đầu thất vọng cho Beckham. Bất hoà với HLV Ferguson làm dậy lên những tin đồn về việc chuyển nhượng của anh sang Barcelona, Inter Milan, và thậm chí cả Arsenal. Nhưng sau khi giảng hoà cùng ngài Alex, Beckham lại trở về với phong độ vốn có, và những quả đá phạt chết người lại được tung ra vào lưới Croatia Zagreb, Leicester, West Ham và Southampton. Trong những năm cuối ở United, những đường chuyển của Beckham bớt phần sắc sảo, nhưng bù lại, anh ghi bàn nhiều hơn. Đặc biệt trong mùa 2001-02, anh ghi được đến 16 bàn, trong đó có cú sút xa 30m tuyệt đẹp vào lưới Deportivo, và cú lốp bóng 25m qua đầu D James của West Ham. Trong năm 2001, lần thứ 3 liên tiếp Beckham giành danh hiệu VĐQG cùng United.

    Ngoài ra, thành công lớn mà anh đạt được trong màu áo đội tuyển quốc gia là việc được Sven Goran Eriksson lựa chọn làm đội trưởng đội tuyển quốc gia Anh vào tháng Một năm 2001. Đó là vai trò mà Beckham đã đảm trách với một niềm tự hào và sự nhiệt tình vốn có của mình và cùng với đó là một loạt những bàn thắng quan trọng cho đội tuyển nước nhà. Anh đã ghi được một bàn thắng đẹp mắt trong trận gặp Hà Lan tại Anfield vào tháng Ba, rồi, sau khi ra mắt kiểu tóc mới nổi đình nổi đám với cái tên Mohican, anh đã ngay lập tức có được bàn thắng tuyệt đẹp từ pha đá phạt vào lưới đội tuyển Mexico hồi tháng Năm và tiếp theo đó, cũng từ một tình huống cố định, anh đã làm tung lưới đội tuyển Hy Lạp một tháng sau đó. Chính tại Old Trafford, trong trận gặp lại Hy Lạp vào tháng Mười 2001, anh đã trở thành một người anh hùng dân tộc thực sự. Đội tuyển Anh lúc ấy đang bị dẫn với tỉ số 2-1 và chính nhờ có pha sút phạt phút cuối huyền thoại mang về tỉ số hòa 2-2 - đồng nghĩa với tấm vé vào VCK World Cup 2002 - cho đội bóng đến từ xứ sở sương mù. Hình ảnh người đội trưởng Beckham luôn nỗ lực trong từng pha bóng và hoạt động hết mình trong suốt trận đấu sẽ luôn sống mãi trong ký ức của mọi người.

    Nhưng rồi những chuyện hậu trường có lẽ đã làm Beckham xao lãng mất bóng đá. Hết lo xuất bản tự truyện, xuất hiện trên truyền hình, anh lại lao vào đóng quảng cáo cho Adidas và Pepsi. Trong những chuyến du đấu cùng ManU ở châu Á, Beckham được chào đón không thua gì The Beatles, nhưng phong độ anh đã không còn được như xưa. Trong nửa cuối mùa 2001-02, HLV Ferguson nhiều lần để anh trên ghế dự bị. Rồi những chấn thương liên tiếp vào các năm 2002, 2003 khiến Beckham càng ít xuất hiện trong màu áo đỏ hơn. Thêm vào đó, mâu thuẫn giữa anh và Ferguson lại bùng nổ. Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm vào tháng 2-2003, khi ngài Alex sút chiếc giày vào mặt Beckham sau trận ManU thua Arsenal 0-2. Câu chuyện này lập tức trở thành tâm điểm của báo giới, và ai cũng dự đoán việc Beckham rời Old Trafford chỉ còn là vấn đề thời gian. Quả nhiên đến tháng 7 cùng năm, Beckham chuyển đến Real Madrid với giá 24.5 triệu bảng. Tuy nhiên, mùa bóng đầu tiên của anh tại Madrid không thành công cho lắm. Hiện tại anh đã đầu quân cho CLB Mỹ LA Galaxy với một bản hợp đồng có thể lên tới 128 triệu bảng sau khi cùng với đội bóng hoàng gia Real Madrid giành được danh hiệu vô dịch La Liga đầu tiên kể từ khi đến TBN.

    Sự nghiệp bóng đá của Becks là cả một câu chuyện dài mà không phải cầu thủ nào cũng có được - đắng cay, thất bại, gục ngã, thành công, vinh quang... Mặc dù không thể sánh ngang cùng với George Best, Bryan Robson, Eric Cantona hay Roy Keane, nhưng David Beckham vẫn sẽ luôn được xem như một huyền thoại của Manchester United. Anh đã đóng góp rất lớn vào thành công của CLB trong vòng 10 năm qua nhờ những đường chuyền, lòng quyết tâm, những quả đá phạt, những bàn thắng và nhờ việc có được niềm đam mê của một cổ động viên thực thụ dành cho CLB - một điều mà rất nhiều những cầu thủ hiện đại không có được.

    United vẫn vững bước với những người hùng mới và những cuộc phiêu lưu mới nhưng chúng ta sẽ luôn nhớ về chàng trai trẻ đã từng trải qua lò đào tạo trẻ của sân Old Trafford để rồi sau đó trở thành cầu thủ bóng đá nổi tiếng nhất hành tinh. Beckham đã gắn bó với Quỷ Đỏ trong giai đoạn vinh quang nhất trong lịch sử CLB cho tới thời điểm này và đó cũng là thời kỳ đẹp nhất trong sự nghiệp thi đấu của bản thân anh. Anh có thể trở thành một biểu tượng của toàn cầu, nhưng con người khoác trên mình chiếc áo đỏ của Manchester United - David Beckham "cầu thủ" - mới là hình ảnh sẽ được nhớ đến nhiều nhất.


    13.Ruud van Nistelrooy


    Ngày sinh: 01/07/1976
    Ngày kí hợp đồng: 23/04/2001
    Trận đấu ra mắt: 12/08/2001 gặp Liverpool (N) tại Charity Shield
    Tổng số bàn thắng: 150
    Tổng số lần ra sân: 220
    Vị trí: Tiền đạo
    Ngày rời United: 28/07/2006
    Quốc tịch: Hà Lan


    Là một tay săn bàn có hiệu suất cực cao, thành tích ghi bàn chói lọi của Ruud van Nistelrooy đã đảm bảo cho anh chỗ đứng trong lịch sử truyền thống của United.

    Tiền đạp Hà Lan ghi 100 bàn trong 3 mùa đầu tiên tại Manchester. Anh đoạt được danh hiệu tay ghi bàn vĩ đại nhất của United trong lịch sử cúp Châu Âu của huyền thọai Dennis Law vào mùa bóng thứ tư của mình, và cuối mùa bóng thứ năm tại Old Trafford, anh đã đạt đến mốc 150 bàn trong chưa tới 200 lần xuất phát chính thức.

    Tuy vậy, ban đầu United đã phải rất kiên nhẫn để có anh. Ruud đánh dấu sinh nhật thứ 22 của mình bằng việc ký hợp đồng trị giá 4,2 triệu bảng với PSV Eindhoven từ Heerenveen, một kỷ lục chuyển nhượng giữa các CLB Hà Lan ở thời điểm đó.

    Bàn thắng đầu tiên anh ghi được cho PSV là trận đấu với CLB cũ của anh vào tháng 8/1998, và tháng 11 cùng năm anh được gọi vào tuyển quốc gia trong trận hoà 1-1 với Đức. Trong 2 mùa sau Ruud ghi 60 bàn cho PSV, và việc đó đã thu hút sự chú ý của các CLB hàng đầu Châu Âu, trong đó có United và Real Madrid.

    Sir Alex đã rất quyết tâm để có được van Nistelrooy. Hơn thế nữa, ông đã giữ liên lạc với Ruud trong một năm – thời gian cầu thủ này hồi phục chấn thương dây chằng mà anh gặp phải trong khi tập luyện với PSV. Quá trình này xảy ra nhiều ngày sau khi việc kiểm tra y tế với United vào tháng 4/2000 gặp thất bại. Sau sự hồi phục chấn thương đáng chú ý, cuối cùng Quỷ đỏ đã có sự phục vụ của anh vào ngày 23/4/2001 với giá 19 triệu bảng.

    Ruud ghi 36 bàn trong mùa đầu tiên, một thành tích “dễ sợ” vốn sau đó được lặp lại một cách đáng ngạc nhiên trong mùa giải 2002/2003 khi anh 44 lần chọc thủng lưới đối phương để đưa United đến chức vô địch Premiership. 30 bàn nữa được ghi trong mùa giải thứ ba của anh.

    Chấn thương đã phá hỏng mùa bóng 2004/2005 của anh, tuy vậy, anh vẫn kịp ghi 16 bàn trong 27 lần ra sân và trở thành vua phá lưới Champions League với 8 bàn thắng.

    Mùa giải 2005/2006 cũng song hành với sự thất vọng. 10 bàn trong 12 trận đánh dấu khởi đầu tuyệt vời của Ruud. Đến tháng 12, anh ghi 17 bàn trong 26 trận ra sân. Nhưng sự hồi phục thể lực lẫn phong độ của Loius Saha khiến Ruud mất suất chính thức.

    Anh đã không được tung ra sân từ ghế dự bị trong trận chung kết Carling Cup, không có tên trong danh sách ra sân trận gặp Charlton trong ngày thi đấu cuối cùng của mùa giải với việc Sir Alex nói rằng những vấn đề xung quanh “tinh thần của đội bóng” là lý do Ruud bị ngồi ngoài.

    Tiền đạo người Hà Lan rời khỏi Old Trafford vào mùa hè năm 2006 và tiến thẳng tới Tây Ban Nha đầu quân cho đội bóng hoàng gia Real Madrid.


    Lần sửa bài viết gần nhất bởi maradola : 07-03-2008 vào lúc 10:50 PM

  6. #6
    Ngày tham gia
    05 Mar 2008
    Đến từ
    Tp HCM
    Số bài viết
    177
    14.Ole Gunnar Solskjaer


    Ngày sinh: 26/02/1973
    Ngày ký hợp đồng: 29/07/1996
    Trận đấu ra mắt: 25/08/1996 gặp Blackburn (H) tại Premiership
    Tổng số bàn thắng: 126
    Tổng số lần ra sân: 366
    Vị trí: Tiền đạo
    Ngày rời United:
    Quốc tịch: Na Uy


    Sự trở lại của Ole Gunnar Solskjaer trong trận hòa Birmingham 2-2 vào tháng 12/2005 giúp cho mùa bóng 2005/06 của Manchester United bớt ảm đạm đi rất nhiều.

    20 tháng dài đằng đẵng vật lộn với chấn thương đầu gối tưởng như đã làm cạn tất cả mọi hy vọng được trở lại khoác màu áo đỏ của tiền đạo người Na Uy, thế nhưng rồi cuối cùng Solskjaer cũng trở lại. Sự xuất sắc của hàng tấn công Quỷ Đỏ kể từ đó cũng hạn chế nhiều sự góp mặt của Ole trong nửa cuối của mùa giải 2005/06, nhưng dù sao đi chăng nữa, ác mộng cũng đã đi qua với anh - một tượng đài của sân Old Trafford.

    Nickname trìu mến "sát thủ với gương mặt trẻ thơ" tại sân Old Trafford đã nói đủ những gì nổi bật nhất về Ole Gunnar Solskjaer. Dù hơn 300 lần ra sân trong màu áo Man United, nhưng quá nửa trong số đó đến từ ghế dự bị, anh vẫn ghi được tới hơn 100 bàn thắng - đó cũng là lí do tại sao anh còn được gọi là "siêu dự bị". Chính siêu dự bị có mái tóc xoăn này đã đưa về cho sân Old Trafford chiếc Cup vô địch châu Âu thứ 2 trong lịch sử CLB, sau hơn 30 năm chờ đợi. Anh là tác giả bàn thắng lịch sử ở những giây cuối cùng trong trận chung kết Champions League năm 1999 trên sân Nou Camp, đánh dấu cuộc lội ngược dòng vĩ đại trước Bayern Munich.

    Cái tên "siêu dự bị" Ole Gunnar Solskjaer còn gắn với lịch sử Man United bởi một kỳ tích khác - ghi liền 4 bàn sau khi vào sân từ ghế dự bị vào lưới Nottingham Forest ở mùa giải 1997/98, góp phần vào chiến thắng trên sân đối phương kỷ lục 8-1.

    Trong thời gian chấn thương, Ole Gunnar Solskjaer đã hoàn thành khóa học huấn luyện nhằm phục vụ cho tương lai lâu dài. Sau 10 năm gắn bó với United kể từ khi rời quê hương năm 1996, anh vẫn được coi là một thành viên quan trọng của đội bóng, minh chứng bằng bản gia hạn hợp đồng kéo dài thêm 2 năm ngay sau khi anh bình phục chấn thương. Theo như anh tâm sự, sau khi treo giày, anh sẽ sẵn sàng đảm nhận một vị trí trong đội ngũ đào tạo tài năng trẻ của Manchester United.

    15.Andy Cole


    Ngày sinh: 15/10/1971
    Ngày kí hợp đồng: 12/01/1995
    Trận đấu ra mắt: 22/01/1995 gặp Blackburn (H) tại Premiership
    Tổng số bàn thắng: 121
    Tổng số lần ra sân: 275
    Vị trí: Tiền đạo
    Ngày rời United: 29/12/2001
    Quốc tịch: Anh


    Thành công không phải lúc nào cũng đến ngay tức khắc - và bất cứ người yêu mến Quỷ Đỏ nào đã từng mong muốn Alex Ferguson thuyết phục được Stan Collymore của Nottingham Forest về vị trí tiền đạo mới trong kỳ chuyển nhượng mùa bóng 1995 đều không thể không tỏ ra thất vọng về Andy Cole.

    Một khởi đầu không thực sự thuận lợi cho sự nghiệp của anh ở Old Trafford trong trận đấu ra mắt, nhưng ngay sau đó tiền đạo sinh ra tại Nottingham đã kịp thời chứng tỏ giá trị của mình khi liên tục nổ súng với tỉ lệ trung bình hai trận đấu/một bàn, một hiệu suất cao chưa từng thấy ở "Nhà hát của những giấc mơ" kể từ thời kỳ vàng son của Denis Law. Và tất nhiên vấn đề chỉ là thời gian mà thôi. Phong độ là nhất thời, đẳng cấp mới là mãi mãi.

    Cole trước đó đã rất nổi bật ở St. James' Park khi ghi đến 68 bàn chỉ trong 74 trận bao gồm cả 41 bàn trong mùa giải 93/94. Một khi anh đã ra sân và cất những bước chạy, sự hỗ trợ từ Cantona, Ryan Giggs và Sharpe khiến anh chơi bóng như một giấc mơ. Cole thực sự đáng giá từng xu mà CLB đã bỏ ra trong bản chuyển nhượng kỷ lục thời đó, £6.25 triệu.

    Mùa bóng đầu tiên đó đã chứng kiến Cole ghi đến 5 bàn trong trận thắng 9-0 trước Ipswich Town tại Old Trafford - một kỷ lục ghi bàn của cá nhân cũng như của một đội bóng ghi được trong lịch sử Premier League.

    Andy Cole đã ghi được 11 bàn trong mùa giải 95/96 và cùng United có một mùa giải đáng nhớ khi đã "hớt tay trên" chiếc cúp vô địch từ những người đồng đội cũ tại Newcastle.

    Mùa giải thành công tiếp theo là vào năm 1996/97, một mùa bóng bị cản trở bởi căn bệnh viêm phổi cũng như là hai vụ gãy chân. Rồi những ngày tháng tươi đẹp nhất của anh cũng đã đến với sự góp mặt của Dwight Yorke từ Aston Villa cho một mùa bóng 98/99 thần kỳ, một sự thật đã không thể khác hơn.

    Cole và Yorke đã thật sự bùng nổ khi được chơi cùng nhau. Họ đã ghi được 35 bàn tại Premier League khi "cơn bão" United không chừa một ai trên con đường đến "cú ăn ba" của họ. Một Dwight Yorke khỏe và đầy mưu mẹo, một Andy Cole nhanh nhẹn và sỡ hữu một khả năng săn bàn xuất sắc đã tạo nên một sự ăn ý tuyệt vời mà điểm nhấn chính là chiến thắng 8-1 tại Nottingham Forest vào tháng 2/1998 - đây cũng là trận đấu mà Ole Gunnar Solskjaer đã có được 4 bàn thắng sau khi vào sân từ băng ghế dự bị.

    Tuy nhiên, khi khoác lên mình chiếc áo ĐTQG, Andy Cole lại không thể tỏa sáng như trong màu áo Quỷ Đỏ. Thật sự vẫn còn những nghi ngờ về việc Andy có phải là một trong những tiền đạo hay nhất của CLB cũng như của bóng đá hiện đại hay không. Hiện tại, anh vẫn tiếp tục ghi những bàn thắng đẹp mắt ở Manchester City sau những khoảng thời gian ngắn lưu lạc tại Blackburn và Fulham.


    Lần sửa bài viết gần nhất bởi maradola : 07-03-2008 vào lúc 10:54 PM

  7. #7
    Ngày tham gia
    05 Mar 2008
    Đến từ
    Tp HCM
    Số bài viết
    177
    17.Sir Bobby Charlton


    Ngày sinh: 11/10/1937
    Ngày kí hợp đồng: 01/06/1953
    Trận đấu ra mắt: 06/10/1956 gặp Charlton (H) tại First Division
    Tổng số bàn thắng: 249
    Tổng số lần ra sân: 759
    Vị trí: Tiền đạo
    Ngày rời United: 01/05/1973
    Quốc tịch: Anh


    Chưa một ai là hiện thân cho những giá trị của Manchester United tuyệt vời hơn Sir Bobby Charlton. Sống sót từ tai họa thảm khốc tại đường băng Munich khi mới chỉ 20 tuổi, ông đã chơi bóng như thể mọi trận đấu đều là để tưởng niệm cho những người đồng nghiệp đã khuất của mình, vượt qua những chấn thương để vươn tới những đỉnh vinh quang của cả CLB cũng như của đất nước.

    Trong sự nghiệp 17 năm thi đấu cho United, ông đã lập một kỷ lục với 754 trận đấu, ghi được 247 bàn. Dường như những thành tích vĩ đại của ông sẽ khó có ai có thể bì kịp. Bất chấp mọi sự mời mọc, vẫy gọi của các CLB trên toàn quốc, Charlton trẻ tuổi - cháu của tiền đạo Newcastle United vĩ đại Jackie Milburn - vẫn quyết tâm trung thành với màu áo đỏ khi chuyển sang ký hợp đồng chuyên nghiệp cho United vào tháng 10 năm 1954 và ngay lập tức giành được FA Youth Cup vào năm 1954, 1955 và 1956.

    Trận ra mắt đội 1 của ông đến vào ngày 6/10/1956 gặp Charlton tại Old Trafford và anh chàng trẻ tuổi này ngay lập tức đã tạo được ảnh hưởng của mình khi ghi được 2 bàn thắng cùng với một chấn thương. "Ông Busby hỏi tôi rằng tôi có ổn không," Sir Bobby hồi tưởng lại. "Thực sự thì tôi đã bị bong gân mắt cá chân, nhưng tôi không muốn thừa nhận điều đó và tôi chắp tay lại và nói 'có'."

    Nhưng cho dù đã có màn ra mắt ấn tượng, Charlton vẫn không thể có được một vị trí thường xuyên trong đội hình cho tới giai đoạn sau của mùa bóng 1956/57 được đánh dấu bằng 10 bàn thắng khi Busby Babes giành được danh hiệu vô địch đầu tiên. Cuộc cạnh tranh một chỗ đứng trong đội hình 1 diễn ra vẫn rất quyết liệt, nhưng 1 cú hat-trick vào lưới Bolton Wanderers vào tháng 1 năm 1958 đã chứng minh được năng lực của ông, và Busby cảm thấy càng ngày càng cảm thấy khó khăn hơn khi gạt tiền đạo trẻ đầy tài năng này ra khỏi danh sách.

    Một tháng sau, Charlton ghi được 2 bàn thắng trong trận hòa 3-3 của United trước Partizan Belgrade giúp Busby Babes có được một vé vào bán kết European Cup. Nhưng cũng đúng trên đường trở về thì tai họa đã xảy ra, và Charlton nằm trong số những người bị thương. Tuy vậy, vết thương của ông cũng tương đối nhẹ, vì vậy nên ông chỉ cần có 1 tháng để trở lại với sân cỏ. Charlton đã trở thành một thành phần cốt cán trong cuộc xây dựng lại sau thảm họa khi mà phần còn lại của đội bóng đều phải thiết lập lại từ đầu.

    Việc được chuyển sang đá cắm đã khai thác được tất cả những điểm mạnh nhất của ông, và ông chính là người đã truyền cảm hứng khi mà United giành được các giải vô địch năm 1965 và 1967. Những thành công này đã chắp cánh cho những vinh quang cùng đội tuyển Anh. Ngay trước World Cup 1966, Charlton đã được nhận giải thưởng cầu thủ xuất sắc nhất của năm do hội đồng nhà báo tổ chức và liền sau đó là giải cầu thủ Châu Âu xuất sắc nhất năm. Ông tiếp tục tỏa sáng để cùng với đội bóng của Alf Ramsey giành được chức vô địch năm đó khi ghi được 2 bàn thắng trong trận thắng bán kết trước Bồ Đào Nha. Charlton tiếp tục có được thành tích 106 lần khoác áo đội tuyển quốc gia - trong đó 3 lần là đội trưởng - và vẫn đang là tay săn bàn hàng đầu trong lịch sử của nước Anh với 49 bàn thắng.

    Mặc dù giành được chức vô địch World Cup được coi là thành tích danh giá nhất trong bóng đá, nhưng những giờ phút hoàng kim nhất của Charlton tại cấp CLB đến vào tháng 5 năm 1968 khi ông đưa United đến với chiến thắng tại European Cup. Sir Bobby đã ghi được 2 bàn thắng trong chiến thắng ở những phút đá hiệp phụ với tỉ số 4-1 trước Benfica tại Wembley. Đối với Charlton thì chuyến thắng này chính là lời động viên đối với cuộc tái xây dựng sau thảm họa Munich, thế nhưng ông đã bỏ lỡ bữa tiệc ăn mừng sau trận đấu để một mình đi tưởng niệm những người bạn đã khuất.

    Sir Bobby tiếp tục cống hiến khi trở thành một phần trong bộ 3 nổi tiếng Best - Law - Charlton, một sự kết hợp của 3 trong số những tài năng lớn nhất trong lịch sử, trước khi trở về nghỉ hưu vào năm 1973. Ông đã có 2 năm làm HLV và cầu thủ kiêm HLV tại Preston North End trước khi từ chức vào tháng 8 năm 1975.

    Ông đã có 1 khoảng thời gian ngắn ngủi chơi bóng cho Waterford tại Cộng Hòa Ai Len vào năm 1976 bước khi chấp nhận vào một vị trí trong BHL tại Wigan Athletic, nơi mà ông cũng chỉ gắn bó ít lâu trong vai trò HLV tạm thời ở mùa bóng 1982-83.

    Vào tháng 6 năm 1984, Charlton trở thành giám đốc của Manchester United, vị trí mà ông vẫn gắn bó cho tới ngày hôm nay. Sau khi được trao tặng OBE (quan chức của đế quốc Anh) và CBE (sĩ quan thống lĩnh của đế quốc Anh), ông trở thành "Sir" Bobby Charlton vào tháng 6 năm 1994. Một đại sứ danh dự cho CLB của mình, cho bóng đá Anh và bóng đá toàn cầu, ông chính là đầu tàu, một cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai của đội bóng thành Manchester.


    Lần sửa bài viết gần nhất bởi maradola : 07-03-2008 vào lúc 10:53 PM

  8. #8
    Ngày tham gia
    29 Aug 2006
    Đến từ
    FCN-VN
    Số bài viết
    684
    Ké tí đất:
    1. Chỉnh sửa lại bài viết cho đẹp chú em. Có 1 vài hình ảnh minh họa nhìn sẽ hay hơn
    2. Mỗi post chú chỉ cần giới thiệu 1 người là được, nhưng đầy đủ và trình bày đẹp là được.
    3. Topic sẽ là bộ sưu tập yêu cầu không bàn bạc tại đây



  9. #9
    Ngày tham gia
    10 Nov 2007
    Đến từ
    NEVERLAND
    Số bài viết
    2,089
    Tui thấy để xứng với chữ "huyền thoại" thì chỉ được 1 vài người ở trên thôi (góp ý tí thôi)

    Tiếp chiêu

    Sir Matt Busby



    Tên đầy đủ : Matthew Busby
    Ngày sinh : 26 tháng 5 1909
    Nơi sinh : Orbiston, Glasgow
    Thành tích của United dưới thời Busby 1945-1969 :
    Trận Thắng Hòa Thua
    Giải vô địch quốc gia 924 481 162 281
    Cúp FA 98 61 17 20
    Các cúp Châu Âu 58 35 11 12

    Danh hiệu cho United :
    Vô địch cúp FA 1948
    Vô địch giải hạng nhất ( bằng ngoại hạng bây giờ ) 1952, 1956, 1957
    Vô địch cúp FA 1963
    Vô địch giả hạng nhất ( bằng ngoại hạng bây giờ ) 1965, 1967
    Vô địch cúp C1 1968

    Đằng sau phía Đông của Old Trafford có bức tượng của Ngài Matt Busby đứng đó. Nhiều người đi qua nó trong những ngày có trận bóng có thể ko nhận ra rằng nếu không có ông ta thì họ có lẽ đã không ở đây. Họ rất có thể đang cổ vũ cho 1 câu lạc bộ khác. . Những thành công của Ngài Alex Ferguson đã biến Manchester United trở thành người khổng lồ trong thế giới bóng đá hiện nay nhưng nó đã được dựng nên trên những nền tảng đã đi vào huyền thọai của Busby.
    Busby là người đã biến Manchester United thành 1 cái tên nổi tiếng thế giới trong những năm 50. Ông ta đã thiết lập đội bóng 1 cách có tư tưởng, chơi bóng theo phong cách và triết lý, trong quá trình xây dựng 2 trong những đội bóng xuất sắc nhất nước Anh từ trước đến nay.

    Sinh tại Orbiston, Lanarkshire, Busby đã là 1 huyền thoại được cắt ra từ chung 1 tảng đá với những huấn luyện viên huyền thoại người Scotland khác Bill Shankly, Jock Stein và tất nhiên là ngài Alex Ferguson.

    Khi còn là cầu thủ ông đá vị trí trung vệ , được đá cho đội tuyển Scotland 1 lần vào năm 1933 và có 1 chức vô địch FA với Manchester City 1 năm sau đó. Thật mỉa mai là Busby đã đá cho những kình địch của United : Manchester City từ năm 1929 đến 1936 và Liverpool 1936 đến 1939. Sự nghiệp bóng đá củ ông đã phải kết thúc sớm bởi sự bùng phát của chiến tranh, khi mà ông phải phục vụ cho đoàn rèn luyện thể lực của quân đội.

    Năm 1945 ở độ tuổi còn khá trẻ 36, ông đã được mời làm trong đội ngũ huấn luyện tại sân Anfield. Và thật may mắn là ông đã từ chối để nhận chức huấn luyện viên trưởng của Manchester United . Đó là 1 nhiệm vụ rất dễ gây chán nản bởi bởi lúc đó câu lạc bộ đang trong lộn xộn. Old Trafford đã bị tàn phá nặng nề bởi bom đạn trong thế chiến thứ 2 và câu lạc bộ đang rất nghèo, chỉ có 1 chút thành công trong 15 năm trước và đang đứng thứ 14 trong bảng xếp hạng giải hạng nhất ( ngang ngọai hạng bây giờ ).

    Cũng công bằng khi ví Manchester United lúc đó như là Sheffield Wednesday hay Man City hiện tại. 1 câu lạc bộ lớn ở phía Bắc với tiềm năng nhưng chưa đạt thành công như mong đợi và ko thật sự được giúp đỡ bên ngoai hay được sở hữu ở ngoài thành phố của họ. United đã ko vô địch từ năm 1911, 1 khoảng thời gian 34 năm. Không thể phủ nhận Arsenal là câu lạc bộ mạnh nhất ở nước Anh những năm 30 với 4 chức vô địch giải hạng nhất.

    Đội hình vĩ đại đầu tiên của Busby :

    Busby chuẩn bị thay đổi mọi thứ. Ông luôn tin vào thứ bóng đá tấn công khoáng đạt, ông muốn đội bóng không chỉ thành công mà phải làm cả người xem phải cuồng nhiệt. Phương pháp này đã đặt nền móng cho phong cách chơi bóng của United ngày nay.

    Đội bóng đã chơi tại sân Main Road trong 3 năm đầu tiên của ông tại đây bởi Old Trafford đã bị đánh bom trong chiến tranh. Trong khi sân vận động đang được xây dựng lại , đội bóng cũng được như vậy vào năm 1947, 1 chính sách lớn về cầu thủ trẻ đã được thiết lập và hệ thống tuyển trạch được mở rộng và tổ chức lại. Bằng kế hoạch khéo léo, mua bán hợp lý Busby đã tạo nên 1 đội hình tiến đến trận CK cúp FA năm 1948 và đánh bại Blackpool 4-2 .

    Những người đã tạo nên 1 United vĩ đại trước chiến tranh Carey, Mitten, Pearson and Rowley. Từ thành công này và tiếp đó sau nhiều năm phải đứng thứ 2, United đã chiến thắng trong giải vô địch quốc gia 1952, ghi được hàng tá những bàn thắng trên con đường của họ.

    Busby The Man :

    Không giống như những người tiền nhiệm trước đó, Scott Duncan hay nhũng huấn luyện viên ở những giai đoạn khác nhau , Busby là 1 sự chuyển giao lớn với phương pháp quản lý hiện đại. Ông luôn thích mắc quần áo thể thao và huấn luyện cầu thủ trên sân tập, cách đó ông có thể truyền đạt ý tưởng trực tiếp đến các cầu thủ.

    Hình ảnh của Busby luôn như là 1 người ông tận tình, nhân ái người luôn thích để trợ lý của mình là Jimmy Murphy làm công việc kỷ luật. Sự thật đó là hình ảnh của Busby với công chúng nhưng trong việc riêng ông ta có thể không khoan nhượng với bất kỳ ai..

    Sẽ là ngây thơ nếu nghĩ 1 người nào đó với trái tim sắt đá có thể chiến thắng trong thế giới bóng đá khốc liệt này. Không giống như mọi người, ông ta luôn không ủng hộ việc tăng thêm quyền lực cho cầu thủ bằng lương hay thưởng. Trong khi ông rộng lượng với tài năng bướng bỉnh George Best thì ông lại trừng phạt rất nặng với các cầu thủ khác, điển hình là Charlie Mitten vì việc bước ra khỏi sân bóng ngầm chống lại uy quyền lãnh đạo của ông.

    Những cậu bé của Busby và Munich :

    Sau mùa giải 1952 thành công, Busby cảm thấy đội của ông đã mất sự sắc bén, sự bùng nổ và tinh tế đã không còn. Để cứu vãn ông đã có 1 quyết đinh rất nổi tiếng và có tác động manh mẽ đó là thay thế hầu hết các cầu thủ ở đội hình 1 bằng những cầu thủ trẻ triển vọng : Những cậu bé huyền thoại của Busby ra đời từ đây.

    1 đội hình với phần lớn là cầu thủ trẻ đã làm mưa làm gió ở giải vô địch quốc gia, mang đến lạc quan với 1 luồng sinh khí trong sạch đến với nước Anh khắc khổ sau chiến tranh. Với những tài năng như Bobby Charlton, Duncan Edwards, Eddie Colman, Dennis Viollet, Tommy Taylor, Bill Foulkes và Jackie Blanchflower họ có đầy lòng say mê, tài năng và sức công phá. 2 chức vô địch quốc gia năm 1956 và 1957, Busby huyền ảo đưa United vào cúp Châu Âu C1.

    Là câu lạc bộ đầu tiên làm vậy, Busby đã đúng khi nhìn ra giải đấu Châu Âu là tương lai của 1 câu lạc bộ , bất chấp sự phản đối của các câu lạc bộ trong nước. Ý kiến đó đã không được tán thành bởi tư tưởng hẹp hòi của 1 số tổ chức bóng đá lúc đó. Họ chẳng giúp gì United trong việc làm lịch thi đấu, có nghĩa là đội bóng đã luôn bị kìm nén với các trận đấu ở Châu Âu bằng rất ít sự chuẩn bị.

    Sau khi quay về sau trận đấu tại cúp Châu Âu với Sao Đỏ Belgrade năm 1958, bi kịch đã xảy ra khi máy bay gặp nạn tại sân bay Munich, cướp đi rất nhiều sinh mạng của hành khách trên chuyến bay, bao gồm 8 cầu thủ và chấn thương nghiêm trọng với Busby. Đội bóng vô địch nước Anh 2 mùa trước đã gần như bị xóa sổ.

    “Những cậu bé của Busby” tan rã, thế giới đã bị cướp mất những tài năng như Edwards và Taylor mãi mãi.Bi kịch đó đã có tác động sâu xắc đến người dân Anh thời đó. Munich không chỉ là thảm họa với Manchester United mà còn là 1 thảm họa quốc gia. Trong thời khắc tuyệt vọng đó, 1 làn sóng khổng lồ của lòng cảm thông và động viên đã dành cho United. Cổ động viên trên toàn thế giới giờ đã biết đến 1 đội bóng vĩ đại tại Manchester vừa bị cuốn đi. Những người vẫn dõi theo bước chân của đội bóng đã cảm thấy tồi tệ cho đội, nhũng người mà từ trước chưa theo United thì giờ đã có 1 vị trí quan trọng trong trái tim họ dành cho United.

    Busby trở lại chinh phục Châu Âu :


    Sau những hoài nghi về khả năng ông có thể tiếp tục, hồi phục sau chấn thương và chuẩn bị làm đội hình vĩ đại thứ 3 và vĩ đại nhất trong tất cả. Người có thể làm được những việc mà cục cưng của ông ta chưa bao giò làm được.. 1 lần nữa chính sách cầu thủ trẻ đã thiết lập và United đã khám phá ra tài năng của những Stiles, Brennan, Kidd và George Best xuất chúng.

    Cùng với người sông sót sau thảm họa Munich Bobby Charlton, mua về Crerand và Denis Law, United đã sớm quay lại thời kỳ đỉnh cao vô địch cúp FA 1963 và 2 danh hiệu vô địch quốc gia 1965 và 1967. Chơi như những cục cưng trước đó, với phong cách, tài năng, sự tinh tế và tấn công đẹp mắt. Những năm 60 United của Charlton, Best và Law đã thu hút vô số các cổ động viên và là hình tượng của cổ động viên bóng đá toàn cầu.

    Chiến thắng năm 1967 có thể là vết nứt cuối của chiếc cốc thiêng liêng mà chúa dùng trong bữa cơm tối cuối cùng, và vào tháng 5 ngày 29 năm 1968, đội hình vĩ đại nhất trong 3 đội hình của ông vô địch cúp C1 Châu Âu, đánh bại Benfica 4-1. Cả nước Anh đêm đó đã ở đằng sau United, mọi người đều muốn họ thắng để bù đắp nỗi đau Munich. Đây chính là thành tích vĩ đại nhất của Busby, đội bóng Anh đầu tiên chiến thắng tại giả đấu này, làm tan biến đi hết những bóng ma ám ảnh của Munich, bây giờ Manchester đã trở thành đế chế của 1 quốc gia.

    Busby đuợc phong hiệp sĩ vào năm 1968 bởi những thành công ông đã đạt được, nghỉ hưu với cương vị là huấn luyện viên trưởng của United năm 1969, những vẫn tiếp tục điều hành đội đến năm 1971, Busby đã được vào ban lãnh đạo của đội. Thật buồn là sau đó, những người kế tục ông toàn sống dưới cái bóng của ông và ko thể đưa đội bóng lên 1 tầm cao như ông đã làm. Là những ngôi sao từ những năm 60 nghỉ hưu hay vẫn tiếp tục đá , họ đã không có sự kế tục xứng đáng.

    Đội bóng đã xuống dốc rất nhanh và chính thức xuống hạng năm 1974. Chỉ 6 năm sau khoảnh khắc vĩ đại nhất, United lại quay trở lại thời kỳ của họ những năm 30. Và cuối cùng United đã quay lại con đường chiến thắng nhưng chưa ai có thể đạt gần đến thành tích của Busby cho đến tân năm 1986 khi một người Scotland khôn ngoan khác vượt qua biên giới của họ, tiến xuống phía Nam, Alex Ferguson. Busby trở thành chủ tịch câu lạc bộ năm 1982 có 1 vị trí cao trong liên đoàn bóng đá Anh.

    Sự kết thúc :

    Vào ngày 20 tháng 1 năm 1994, Busby qua đời ở tuổi 85, nhưng ông ta đã sông đủ đến khi thấy được 1 triều đại Quỷ Đỏ mới bắt đầu được tạo ra dưới tay ông. Ông ta đã có sự thoả mãn tột đỉnh khi là chủ chì của công cuộc phục hưng mà Alex Ferguson tạo ra cho United, chơi với phong cách, sự tinh tế điều mà ông rất yêu quí trong đội hình cũ của mình. United đã trở thành đội bóng hùng mạnh nhất trong nước 5 năm sau đó, vào ngày sinh nhật của ông năm 1999, họ đã có thành tích tốt hơn cả của ông năm 1968 với cú ăn ba C1, Ngoại hạng và cúp FA.

    Những di sản của Busy là ông đã mang đến nền tảng vững chắc, triết lý, phong cách và niềm đam mê tất cả đã biến 1 câu lạc bộ bình thường ở vùng công nghiệp cằn cỗi phía Bắc nước Anh thành một trong những câu lạc bộ nổi tiếng nhất, quyến rũ nhất, giàu có nhất và ko phải bàn cãi : vĩ đại nhất trên thế giới. Ngài Matt Busby đã tạo ra truyền thuyết về Manchester United, và bởi lẽ đó, ông ta mãi mãi là huyền thọai trong lịch sử bóng đá thế giới.

    Source : manutdzone.com


  10. #10
    Ngày tham gia
    10 Nov 2007
    Đến từ
    NEVERLAND
    Số bài viết
    2,089
    Duncan Edwards



    Quốc tịch Anh
    Ngày sinh 1/10/1936
    Số lần khoác áo 175
    Số bàn thắng 21

    "Mười phút đã trôi qua ,bàn thắng cũng chưa cũng chưa được ghi tại Highbury .Viollet đã nhận được bóng ,anh đã vượt qua người kèm mình và đang dần quay hướng tấn công về khung thành của Arsenal , anh cũng đã nhìn và chuyền một đường bóng sang cánh cho Morgan và bây giờ Edward đã gia nhập vào đợt tấn công ,Morgans đưa bóng tới Edwards ,Edwards chỉnh điều khiển bóng và sút...VÀO ! Đó là một bàn thắng tuyệt vời từ một cú sút sắc như "dao cạo" trong vùng cấm địa. Jack Kelsey không có cơ hội với cú sút đó,đó là điều tất nhiên....."

    Edwards đã không biết rằng đó là trận đấu và bàn thắng cuối cùng của anh ấy ở giải đấu này và hơn trên hết là tình yêu dành cho Manchester United. Bốn ngày sau trận thắng nổi tiếng 5-4 trên sân Hyghbury, Edwards giúp United vào đến vào đến bán kết của cúp Châu Âu sau trận đấu lượt về đầy khó khăn 3-3 với câu lạcbộ "sao đỏ Belgradge".

    Ngay ngày hôm sau, 6 tháng 2 năm 1958 chiến thắng lớn của "Bushy Babes" (đội quân của Sir Matt Bushy) đã biến thành thảm họa. Tai nạn thảm khốc trên bầu trời Munich đã cướp đi của thế giới bóng đá một dàn cầu thủ tuyệt vời, và 15 ngày sau đó có thể nói rằng United đã mất đi một cầu thủ một tài năng lớn nhất -Ducan Edwards.

    Sau 46 năm và từ Manchester tới Madrid ,Edwards mãi mãi được nhớ đến. Nhưng sự trưởng thành của một cầu thủ được gán cho cái tên "The Tank" lại bắt đầu ở một tầng lớp bình dân ở Dubley thuộc Phía Tây Trung Du Nước Anh một trong những thị trấn được xem như là của chung "Black Country" nơi đã từng là thời hoàng kim của các ống khói từ các nhà máy trong một vùng công nghiệp lớn.

    Ngày nay nhiều nhà máy đã đóng cửa khi sự sản xuất chuyển sang phần đóng tàu. Người khổng lồ trong các của hàng Merry Hill đã được xây dựng ở trung tâm của Dubley vào những năm của thập kỉ 1980 nhưng bây giờ nó chỉ được biết đến như là một nền tảng của "hustling & bustling". Tuy đã có nhiều thay đổi nhưng những con người mến khách và nhiệt tình này không thể nào quên và trong họ dường như còn tự hào vì nơi đây đã sản sinh một người con trai nổi tiếng nhất.

    Ducan đã được sinh ra vào ngày mồng 1 tháng 10 năm 1936 với cha là Gladstone và mẹ Sarah. Họ cũng đồng thời có một con gái là Caorl Anne người mà ít hơn anh ấy 10 tuổi tuy nhiên cô bé đó đã mất sau 14 tuần. Ewards đã hoàn thành khóa học tiểu học của mình ở Priory và trường trung học cơ sở Wolverhamton Street nơi mà một chàng trai đã sớm bộc lộ tài năng với đôi chân to khỏe, tốc độ nhanh và những cú sút đầy uy lực.

    Eric Booth,một giáo viên ở trường Parks và sau đó là thư kí của English School FA, đã đến vùng Dubley. Ông ấy đã đứng ra bảo trợ cho Ducans và đồng thời là huấn luyện viên cho anh.Edwards sớm trở thành người có thể trở chơi hai chân như nhau. Người giáo viên này sau đó đã viết thư cho một người bạn và thỏ lộ: "tôi đã nhìn thấy một cậu bé lớp 11 chơi bóng và sẽ có một ngày anh ta chơi cho đội tuyển Anh".

    Nhưng bóng đá là một phần trong huyết quản của gia đình Edwards. Cha của Ducan chơi ở hàng hậu vệ cánh phải và anh trai của ông ta chơi ở cánh trái trong đội hình của câu lạc bộ trong vùng trong giải Cardlley Health League..và bác của ông cũng đã từng chơi cho Bolton và đội tuyển Anh vào thập niên 1930.

    Phần lớn mọi người trong vùng đều tin tưởng rằng Duncan sẽ chơi cho đội bóng Wolves khi họ đã là một clb thành công và hơn thế nữa từ đội bóng về nhà của Ducan chỉ mất có 12 miles.Tuy nhiên,United đã có một hành động liều lĩnh khi ban huấn luyện đến nhà Edwards và đánh thức gia đình anh ấy dạy vào đúng 3ham để bảo đảm có bằng được chữ kí của Ducan.



    Để rõ vì sao United lại có hành động như vậy như xin nghe câu chuyện sau:

    Vào đầu mùa giải United đã có ý định kí hợp đồng với cầu thủ Alec Farrall, và nếu như vậy Ducan Edwards sẽ không bao giờ có cơ hội mặc chiếc áo số của MU? .Một ngày muộn của câu lạc bộ trợ lý huấn luyện viên Sir Jimmy Murphy đã nhắc lại một lần nữa với Sir Matt Bushy lúc đó đang là huấn luyện viên về sự tha thiết có được Farrall trong đội hình tấn công nhưng người bạn thân của Sir Joe Mercer huấn luyện viên ở trường nam sinh đã nói về một cậu bé với viễn cảnh và triển vọng tốt hơn nhiều.

    "Cậu ta là cầu thủ tốt nhất trong trường quốc tế Nam Sinh" và "cậu ta sẽ trở thành người chiến thắng thế giới nếu tôi là người phán xử của các tài năng trẻ.Tên cậu ta là Duncan Edwards". Vì vậy Bushy cảm thấy háo hức một cách kì lạ,ông nghĩ mình cần phải gặp cậu bé và cha mẹ cậu ta những người mà có tầm ảnh hưởng không nhỏ trong vấn đề này.Và cuối cùng ông cũng đã rời nhà Edwards với một lời hứa của Duncan: "United là một một câu lạc lớn trên thế giới.Tôi mong muốn được chơi cho đội bóng của các ngài". Từ lời hứa của mình, Duncan đã từ chối hai câu lạc bộ mà đang tìm cách để có ông: Wolves và Bolton nơi là người họ hàng của Duncan đang chơi Dennis Steven.

    Sir Murphy và Sir Bert Whalley là hai nhân vật đại diện cho United đã đến nhà Ewards đề giải quyết vấn đề kí hợp đồng này một cách trọn vẹn vào một buổi sáng khác. Đi xuống buồng ngủ của mình, Duncan nói United là câu lạc bộ duy nhất mà ông muốn chơi và đã kí một bản hợp đồng với họ ngay ở đó và sau đó chính thức ở văn phòng của United vào ngày 2/6/1952. Ông đã kiếm được £15 một tuần trong suốt mùa giải và giảm xuống còn £12 vào cuối mùa .

    Trong suốt mua giải 1952/1953 ông chơi cho đội hình A bên cạnh là giải trẻ các câu lạc bộ trực thuộc trong hệ thống các giải đấu của Liên Đoàn, và là một một cầu thủ có vai trò chính trong trận thắng 23-0 với Nantwich ở FA CUP (giải trẻ), ông cũng ghi được 5 bàn trong trận này.Tuy nhiên vẫn chỉ là một cầu thủ nghiệp dư và mới chỉ 16 tuổi. Sau đó ông đã được đưa lên đội hình 1 và có trận đấu ra mắt đầu tiên ở sân Old Trafford với Cardiff City vào tháng 4 năm 1953. United đã có một cuộc trình diễn tệ hại và để thua đến 4-1 nhưng,cuộc ra mắt của Ducan được đánh giá là "...một cầu thủ mang lại tương lai sáng lạng dành cho United.." và vào tháng 10 năm 1953 ông đã kí hợp đồng thi đấu chuyên nghiệp với Man Utd dưới sự huấn luyện của Sir Busby.

    Trở thành cầu thủ được thi đấu thường xuyên trong màu áo câu lạc bộ "những con quỉ đỏ" và U23 tuyển Anh trước khi ông tổ chức sinh nhật lần thứ 18. Một năm sau đó ông trở thành tuyển thủ đội tuyển Anh (cầu thủ trẻ nhất trong thế kỉ 20 trước khi M.Owen kế bước), anh đã có buổi ra mắt trong trận thảm bại 7-2 của Scotland. Đó là lần đầu xuất hiện đầy đủ của 18 chữ cái.

    Edwards cũng đủ tư cách để chơi 1/3 mùa giải ở đội trẻ trong giải FA cup và là nhân tố nổi bật trong việc giành danh hiệu cho "quỉ đỏ". Sự thành công của Duncan là quá tốt vì vậy đã có nhiều câu hỏi được đặt ra về một huyền thoại mới,và công bằng để có thể nói rằng trong suốt thời gian ở đội trẻ Edwards là người đứng đầu và là chỗ dựa vững chắc cho các đồng đội.

    Ông nhanh chóng trở thành một trong các cầu thủ toàn diện nhất của Vương Quốc Anh với sức mạnh, uy tín lớn, và có thể lực ổn định.. ông cũng nhanh chóng có sự cân bằng hoàn hảo, có thể tấn công và dẫn bóng dài như một điều quá đơn giản. Ông cũng chơi rất tốt ở trên không, có một trong những cú sút được đánh giá là tuyệt nhất trong lịch sử United, là một người có nhiều may mắn cũng như sự khắc phục những hạn chế rất nhanh. Không chỉ là một cầu thủ nguy hiểm và linh hoạt trong vòng cấm địa, ông còn là một nhà tổ chức thực sự ở hai bên cánh.

    Ewards chứng minh sự thành công của mình trong đội hình "Busby Babes",chiến thắng hai cúp ở ngoại hạng anh hay còn gọi là League champions, 2 Charity Shields cup, và một FA cup.Một điều không may, ông không thể thêm vào bộ sưu tập thành tích của mình thêm một chiếc cup nào nữa khi cùng 7 đồng đội ra đi mãi mãi trong vụ nổ máy bay kinh hoàng ở Munich. Mặc dù đã được tổ chức y tế ở nước Đức cố gắng cứu chữa nhưng sau 2 tuần từ vụ nổ, Ewards đã ra đi vào ngày 21/2/1958 mới chỉ 21 tuổi...

    Ewards đã ra đi khi còn rất trẻ nhưng những gì về anh sẽ được giữ mãi trong tiềm thức của các cổ động viên những người luôn theo dõi những bước đi của câu lạc bộ.Một nhà tổ chức tuyệt vời nhất tuy nhiên đí không phải là tất cả ,điều hiển nhiên anh sẽ không bao giờ chết.

    Một vài lời nhận định về Duncan của cac huấn luyện viên và những bình luận viên nổi tiếng:

    Sir Matt Bushy: "một cầu thủ hòan hảo ở Vương Quốc Anh và thậm chí cả thế giới".

    Nobby Stiles: "Ewards là một cầu thủ tuyệt vời nhất tôi đã từng xem.Nếu United bị dẫn trước anh ấy có thể chơi ở trung tâm hàng tấn công. Nếu United đang gặp phải sự tấn công quyết liệt anh có thể chơi ở trung tâm hàng tiền vệ. Anh ấy có thể làm được mọi thứ".

    Sir Bobby Charlton: "Nếu tôi phải chơi cho cuộc sống của tôi và chỉ có thể chọn một người đi cùng, đó chỉ có thể là Duncan Edwards.Anh ấy là một cầu thủ tuyệt nhất tôi đã từng gặp".

    Tommy Docherty: "Bạn có thể giữ những cầu thủ tuyệt vời nhất dành cho bạn: Best, Peles, Maradonas và Duncan Edwards".

    Sir Bobby Robson: "Anh ấy chơi bóng đầu tiên là giống một người đàn ông - trên hết là một người rất tinh khôn. Duncan là một trường hợp đặc biệt nhanh chóng trở thành một con người lớn và dường như không thể dừng lại. Khi Edwards tấn công bạn sẽ nhìn thấy anh giống như một cỗ xe tăng".

    Terry Venables: "Duncan chơi cùng vị trí với Bobby More và chỉ gia nhập đội tuyển đội tuyển ở độ tuổi 29 vào năm 1966. Tuy nhiên nếu cả khi Bobby được chơi cho đội tuyển cùng thời gian với Duncan anh ấy sẽ phải nhận một vị trí khác và bạn sẽ không abo giờ nhìn thấy Moore ở đằng trước Edwards.Duncan là huyền thoại ở mọi nơi mà anh có mặt".






Qui định gửi bài

  • Bạn không thể lập chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi bài phản hồi
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết
  •