Share game FM24 (PC)

Hiển thị kết quả từ 1 tói 5 trong tổng số 5

Threaded View

  1. #1
    Ngày tham gia
    05 Jan 2011
    Số bài viết
    694

    [Project lược dịch ] Tactical-analysis-of-the-barcelona

    Bài này thì có từ thời FM13 -14 cơ. Nhưng mà lúc đó mình còn trẻ trâu MNSD, anti Pep và Barca. Còn giờ già rồi, cũng sắp nghỉ game tới nơi nên dịch lại cho anh em FM dùng

    Bài siêu siêu dài, và có nhiều phần nên mọi người chịu khó theo dõi


    THE SYSTEM & INTRODUCTION

    1. TIKI - TAKA LÀ CÁI CỦA NỢ GÌ ?

    Cám ơn các anh bên 4231.vn đã dịch 1 bài đáng quý làm tư liệu tham khảo .

    http://4231.vn/series/pep-guardiola-...h-huong-vi-tri

    Đọc hết và bạn sẽ đc Pep thông não

    2. HỆ THỐNG CHIẾN THUẬT CỦA Josep Guardiola

    Nói chung, tất cả cũng từ cái gọi là "bóng đá tổng lực" của Vic Buckingham và sau này Rinus Michels đã định hình hệ thống 4-3-3. Và Johan Cruyff, nhà tư tưởng vĩ đại của bóng đá tổng lực đã đến Barcelona để truyền đạt triết lý chơi bóng Total Footall . 40 năm sau, Josep Guardiola đã hiện thực hóa những tư tưởng này và đưa sơ đồ 4-3-3 và các biến thể của nó (3-4-3, 3-1-3-3) lên đỉnh cao của thế giới bóng đá .

    Ưu điểm của sơ đồ 4-3-3

    http://bongdaplus.vn/vi-sao-4-3-3-da...275731508.html

    Tóm tắt cho ai lười đọc :

    Hai điểm mạnh đáng chú ý nhất của 4-3-3, như đã đề cập là kiểm soát tốt tuyến giữa và có thể sử dụng các tiền đạo cánh hiệu quả hơn.

    Bộ ba tiền vệ trung tâm thường được bố trí chơi gần nhau, và do đó họ thường có lợi thế so với khu trung tuyến thường chỉ có 2 người đá cặp của các sơ đồ khác. Chưa hết, với một tiền vệ được giao trách nhiệm phòng ngự rõ ràng, 4-3-3 hay 4-3-2-1 cho phép anh ta hỗ trợ các hậu vệ biên trong trường hợp không kịp lui về phòng ngự, cũng như kèm cặp cầu thủ số 10 của đối phương. Tóm lại, với 4-3-3, vị trí tiền vệ trụ sẽ giúp giải phóng nhiệm vụ phòng ngự cho hai tiền vệ còn lại cũng như các hậu vệ biên.

    Trách nhiệm kiến tạo cơ hội và ghi bàn hầu như hoàn toàn đặt lên vai bộ ba tiền đạo. Để thành công, họ cần phải thật ăn ý với nhau, cũng như tận dụng tối đa ưu thế về quân số. Ví dụ, khi tiền đạo trái tạt bóng, cả tiền đạo phải lẫn tiền đạo cắm đều phải đứng chờ sẵn để dứt điểm cũng như gây áp lực. Điều quan trọng với 4-3-3 là phải luôn duy trì được áp lực ấy ngay cả khi không có bóng, để phát huy hiệu quả tối đa ở những tình huống phản công cũng như ngăn không cho hậu vệ cánh đối phương dâng cao hỗ trợ.
    Khi sơ đồ 4-3-3 dần phổ biến, mỗi HLV đều có triết lý và phong cách chơi của riêng minh. Trong khi vị trí chiến thuật của các cầu thủ trong sơ đồ 4-3-3 được cố định, Vậy điêu gì làm nên sự khác biệt giữa ho :

    1. Cự ly đội hình được đến từ đâu - vị trí nào có trách nhiêm mở rộng cự ly đội hình - the wingers or the wing backs, fullbacks or wide midfielders?

    2. Sự di chuyển vị trí giữa các tuyến nhằm tạo ra/kiểm soát khoảng trống trong quá trình phòng ngự/ tấn công , những pha di chuyển không bóng cần thiết của các vị trí để tạo ra các "passing line" nhiều nhất có thể.

    3 Cự ly của các tiền vệ trung tâm.

    4 Cách tấn côn đối thủ thông qua viêc cầm bóng và luân chuyển bóng - passing style - short passing (Pep Guardiola) versus more direct (Tata Martino).



    Tôi đã cố gắng phác họa lại chiến thuật 4-3-3 trên FM, bằng việc sử dụng sơ đồ 2-3-2-3 với 2 Wingback nhằm tái tạo hệ thống chơi bóng của Barcelona mà Pep sử dụng qua việc tạo ra các tam giác , tứ giác chuyền bóng nhiều nhất có thể.

    1 . Vùng màu vàng là những cầu thủ thông minh chơi phong ngự bao gồm cả DM (HB).
    2. Màu xanh dương thuộc về những cầu thủ hỗ trợ - những người cung cấp đường chuyền trong quá trình "Transistion - chuyển từ trạng thái phòng ngự sang tấn công" và đưa bóng tới khu vực tấn công, bao gồm cả ST (F9). Họ gồm 1 holding midfielder ( the deep controller) , 1 playmarker chính (primary playmaker) , 1 cầu thủ sáng tạo hỗ trợ tấn công (a more attacking minded player who supports the attacking trio). Họ chính là xương sống của cả chiến thuật.
    3 . khu vực màu đỏ là những cầu thủ tấn công cánh - những người có trách nhiêm mở rộng cự ly đội hình .
    4 Khu vực màu xanh lục thuộc về những tiền đao tấn công - vị trí của họ tùy thuộc vào cách họ sẽ chơi rộng hay hẹp (wingers versus inside forwards)



    3. Biến thể 4-3-3 của Josep Guardiola


    Khi tôi theo dõi kỹ về Barcelona, bạn sẽ nhận ra . Pep luôn thử nghiệm với các hệ thống khác nhau, tìm cách phát triển liên tục chúng (đó là một trong những thế mạnh của Pep) và tạo nên đội hình chiến thuật mới (đặc biệt ở cuối thời kỳ Barca) thay đổi luôn hệ thống với nhằm mục đích ép đối thủ phải thay đối lối chơi của mình và chơi theo ý ông ấy muốn.

    Pep Guardiolas tại Barcelona có ba hệ thống khác nhau mà tôi muốn nhấn mạnh. Ở đây tôi đã thiết lập lại sơ đồ của ba hệ thống khác nhau được sử dụng từ năm 2010 - 2013 cho các bạn thấy những sự khác nhau cơ bản


    A) BARCELONA ASYMMETRIC 4-3-3 FORMATION USED PRIMARILY 2010-2011




    Sơ đồ 4-3-3 không đối xứng được Pep sử dụng trong giai đoạn 2010-2011 với việc sử dụng hậu vê cánh Daniel Alves chơi dâng cao như 1 tiền vệ cánh (Role CWB của FM ra đời ). Bằng việc dâng cao, anh ta sẽ chồng cánh với tiền vệ phải Pedro -thay thế vị trí của Pedro ở cánh phải - Pedro sẽ di chuyển vào khoảng trống ở trung lộ,nơi mà F9 - Messi tạo ra khi lùi xuống hàng tiền vệ ( Sự kết hợp của CWB - IF - F9)

    Điều này tạo nên một phản ứng dây chuyền - khi Daniel Alves dâng cao, trung vệ phải (DC right) sẽ phải dãn ra để lấp khoảng trống mà anh ta tạo ra , trung vệ trái phải di chuyển theo và tiền vệ phòng ngự chơi thấp xuống để thiết lập lại hàng phòng ngự bốn ngươi

    Trong khi Dani Alves kéo giãn cự ly đôi hình ở bên phải, bên trái Villa cũng làm việc tương tự bằng việc bám sát đường biên (Winger atack). Điều này làm cho Abidal ko cần thiết phải dâng cao, anh ấy sẽ hỗ trợ phòng ngự cùng cách trung vệ, Cover khoảng trống bên cánh trái khi Villa và Iniesta tấn công.

    Chiến thuật này trọng tâm nằm ở việc tạo áp lực cực lớn bên cánh phải để tạo khoảng trống bên cánh trái mà Villa và Iniesta là những người dc hưởng lợi


    B) BARCELONA’S 4-3-3 FORMATION WITH ATTACKING WING BACKS


    Đây là hệ thống quen thuộc nhất của Barca và sử dụng nhiều nhất trong thời kỳ của họ. 2 tiền đạo cánh lùi sâu và chơi hẹp hơn, 2 hậu vệ biên bám sát đường biên mở rộng cự ly đôi hình. Bằng cách sử dụng 2 hậu vệ biên chơi sát biên kéo giãn hàng phòng ngự đối phương, Barcelona có thể tấn công cả hai cánh trong trường hợp hàng phòng ngự đối phương lùi sâu và thu hẹp.

    Bằng cách này, họ có thể tấn công ở mọi vị trí trên sân nhưng yêu cầu cầu thủ phải kiểm soát các khu vực nhiều hơn. Nó cung tạo nên nhiều khoảng trống để cầu thủ khai thác nhưng yêu cầu cầu thủ phải biết chọn vị trí và giữ cự ly đội hình thật tốt đê đảm bảo việc luân chuyển bóng.

    Đội hinh này thường xử dụng với các đối thủ chỉ cắm 1 tiền đạo cắm như 4-1-4-1 hay 4-5-1


    C) BARCELONA 3-4-3 FORMATION WITH HALFBACK


    Hệ thống này thường được sử dụng khá thường xuyên nếu đối thủ chơi 2 tiền đạo. Busquest sẽ chơi thấp xuống, kết hợp cùng bộ đôi trung vệ tạo thành 3 hậu vệ để cover khoảng trống của 2 hậu vệ biên. Một điểm khác biệt quan trọng là Busquest không cần phải dâng lên cao từ khu vực thấp (libero) mà chỉ lùi sâu nếu cần thiết, tạo thêm không gian cho Xavi và Iniesta để sử dụng .

    Hệ thống này cung cấp nhiều cự ly và khoảng trống nếu đối phương chơi với đội hình thấp và cự ly hẹp. Việc chuyển đổi của DM và DC không ảnh hưởng nhiều đến các tam giác chuyền bóng và việc tạo khoảng trống ở 1/3 sân đối phương. Role này khá quen thuộc với chúng ta đó là Half back.

    Với Half back lùi sâu trở thành trung vệ thứ 3, 2 Wingback có thể thoải mái tấn công mà không cần phải quan tâm đến khoảng trống sau lưng họ . Half back sẽ trở thành 1 ‘playmaker’ ở hàng phòng ngự khi Barcelona build up bóng từ hàng phòng ngự (Play out of defend).


    Henry sẽ hướng dẫn thêm cho chúng ta về cách hoạt động của 3 đội hình này

    http://webthethao.vn/triet-ly-cua-pe...enry-16611.htm


    4. HÀNG PHÒNG NGỰ DÂNG CAO

    Hàng phòng ngự là 1 yếu tố cần thiết trong lối chơi của Barcelona. Mặc dù điều này để lại 1 khoảng trống vô cùng lớn sau lưng nhưng Barca sẵn sàng chấn nhận rủi ro này để làm nền tảng luân chuyển bóng tốt hơn và việc cướp lại bóng một cách nhanh nhất. Và đây là các lợi ích thật sự :

    1. Tăng chiều sâu trong việc luân chuyển bóng (in the attacking phase)
    2.Giúp cầu thủ chơi ít tốn sức hơn vì cự ly được thu hẹp
    3. Rút ngắn giai đoạn chuyển tiếp từ phòng thủ sang tấn công (transistion) hoặc tấn công sang phòng thủ và cho phép cầu thủ liên tục pressing ở vị trí cao hơn bình thường. ( press higher up the pitch )
    4. Cung cấp nền tảng vững chắc để đạt được ưu thế quân số trong tấn công và phòng ngự ở 1 khu vực nào đó và dễ dàng sử dụng lối chơi bóng ngắn hơn vì cự ly giữa các cầu thủ đã được thu hẹp.

    Với việc sử dụng hàng phòng ngự dâng cao, khoảng cách giữa các tuyến trở nên ngắn đi, khoảng trống trên sân trở nên hẹp đi. Bằng việc bóp nghệt sân bóng, barca đã thống trị các khu vực sân nhỏ hơn (tiki-taka ) và ép cầu thủ đối phương phải liên tục đuổi theo bóng. Họ đã biến một măt sân chơi bóng 105 x 68 mét trở nên cực kỳ hẹp, thậm chí chỉ còn 5 -10 m vuông trong một số tình huống.


    Đó là quan điểm của tôi về sự thiên tài của Pep. Bằng hàng phòng ngự dâng lên cực cao, ông ta đã biến một cuộc chiến 11 vs 11 người trở thành 3 vs 3, 3 vs 2, 4 vs 3 và đó là cuộc chiến mà các cầu thủ Barca nắm chắc phần thắng.


    5. Sự quan trọng của định hướng vị trí

    Phần này các bạn đọc ở đây đc rồi

    http://4231.vn/2015/05/15/phan-2-loi...-posicion.html

    http://4231.vn/2015/05/28/phan-3-anh...guardiola.html

    Lối chơi Định hướng vị trí không nhất thiết phải có những đường chuyền ngang, mà là một thứ phức tạp hơn nhiều. Mục tiêu của nó là tạo ra thế “cửa trên” giữa mỗi lớp áp lực của đối thủ. Nó có thể được thực hiện nhanh hoặc chậm, ngang hoặc thẳng, bằng nhiều hoặc ít người, nhưng cứu cánh luôn luôn là tìm kiếm thế “cửa trên”. Hoặc nói thế này cho ngắn gọn: tìm kiếm một nhân tố tự do giữa những hàng áp lực. Lối chơi Định hướng vị trí là một lối chơi có tính dàn dựng cao, được toan tính trước, suy nghĩ, nghiên cứu và thử nghiệm chi tiết. Những người thực hành lối chơi này phải biết được mọi khả năng sẽ diễn ra trong trận đấu, từ đó rút ra những thứ phải làm trong mọi trường hợp. Chính những đòi hỏi này sẽ dẫn đến việc có những người thực hành tốt hơn, có người thực hành lại tệ hơn. Sẽ có những cầu thủ không bao giờ áp dụng được lối chơi này, dù có thể họ là những cầu thủ rất giỏi và có thể cống hiến nhiều điều cho tập thể. Nhìn chung, những người thực hành lối chơi này cần nắm được “catalog” di chuyển để thực hiện một cách có chiều sâu. Cũng như một bản nhạc, nốt nhạc là duy nhất, nhưng có thể được ngân dài, nhấn ngắn, ngân vang hoặc nhẹ nhàng… Lối chơi Định hướng vị trí là một bản nhạc được chơi ở tốc độ tùy theo những người thực hành. Sau cùng, mục tiêu vẫn là tạo ra thế “cửa trên” trước sức ép của đối thủ. Đội bóng thực hành lối chơi Định hướng vị trí một cách lạ thường và đặc biệt nhất chính là Barcelona của Pep Guardiola. Khi Guardiola ra đi, Barca tiếp tục lối chơi ấy, nhưng họ dần mất đi sự định hướng và cường độ trong những chuyển động cốt lõi, dần dần cách dàn dựng trở nên quá bằng phẳn, quá dễ đoán. Họ thực hiện lối chơi với quá nhiều đường chuyền ngang, từ đó giảm đi khả năng tạo ra thế “cửa trên” giữa những hàng áp lực của đối thủ. Đây là một trong những lý do chính khiến Barca sa sút trong hai mùa 2012-13 và 2013-14.

    Xem thêm tại: http://4231.vn/2015/05/15/phan-2-loi...-posicion.html

    Nguồn : mẹ kiếp, dài như chó. Bao giờ mới xong

    Ai rảnh dịch hộ mình luôn nhé

    https://www.passion4fm.com/tactical-...er-positioning

    Lần sửa bài viết gần nhất bởi fanbongda : 23-08-2018 vào lúc 02:07 AM

Qui định gửi bài

  • Bạn không thể lập chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi bài phản hồi
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết
  •