Share game FM24 (PC)
Hiển thị kết quả từ 1 tói 8 trong tổng số 8

Threaded View

  1. #1
    Ngày tham gia
    05 Jan 2011
    Số bài viết
    694

    Tìm hiểu về Gegenpressing

    Nguồn : 4231.vn

    Phần I: Pressing là gì
    http://fm-vn.com/diendan/showthread....%C3%A0-g%C3%AC

    - Cái gì đã đánh bại “tiki-taka”?

    - Lối chơi “gegenpressing”


    Với thành công vang dội của Borussia Dortmund trong những năm gần đây, hình ảnh của đội bóng vàng-đen vùng Ruhr cũng như huấn luyện viên của họ, Jurgen Klopp, được gắn liền với cụm từ “gegenpressing”. Dần dần, “gegenpressing” được sử dụng rất nhiều trên các phương tiện truyền thông – nhưng thực chất, không phải ai cũng hiểu về nó.

    1. “Gegenpressing” là gì?

    “Gegenpressing” không có nghĩa là chạy liên tục, chạy thật nhiều, đá thật nhanh. Nó cũng không hẳn là lối chơi. Nó là hành động của một đội bóng: áp sát đối phương, một cách có tổ chức, ngay sau khi bị mất bóng. Mục đích khi thực hiện “gegenpressing” là vừa để chống phản công, vừa để giành được bóng để tổ chức phản công ngay.

    2 Triết lý "Gegenpressing"


    Một đội bóng lớn cần có bản sắc và triết lý bóng đá riêng, thứ mà Chelsea hay PSG vẫn đang vật vã đi tìm. Điều này thì Dortmund lại không thiếu. Tương tự như lò La Masia của Barcelona, tất cả các tuyến trẻ từ U-9 đến U-19 của Dortmund đều tập luyện ở trung tâm Hohenbuschei cùng với đội hình chính, mà như Watzke giải thích thì nhằm 2 mục đích.

    Thứ nhất, “chúng tôi muốn các cầu thủ trẻ được tận mắt nhìn thấy thần tượng của chúng”, và quan trọng hơn, “để áp dụng một triết lý bóng đá thống nhất cho toàn đội bóng”. Như Lewandowski thừa nhận, triết lý bóng đá ấy được Dortmund copy từ Barcelona và ĐTQG TBN, nhưng đó là một sự copy có chọn lọc.

    “Die Borussen” không cố gắng bắt chước phong cách chuyền bóng qua lại đôi khi lâu đến mức nhàm chán và không thật sự giàu tính sát thương của những người TBN. Thay vào đó, họ học theo phương pháp pressing toàn sân với tốc độ cao mà Barca dưới thời Pep Guardiola từng đưa lên tầm huyền thoại.

    “Mỗi khi mất bóng, tất cả các vị trí phải lao vào đoạt lại bóng ngay lập tức, cho dù anh ta là hậu vệ hay tiền đạo. Nhờ thế, nếu chúng tôi giành được bóng thì khoảng cách đến khung thành đối phương chỉ là 30m thay vì 80m như bình thường” – lời Marco Reus.

    Không chỉ rút ngắn con đường đến khung thành, phương pháp là người Đức gọi là Gegenpressing (tạm dịch: phản pressing) này còn giúp duy trì sức bền cho các cầu thủ vì, như lời Klopp, :“Đúng là các cầu thủ phải chạy rất nhiều, nhưng thông thường họ chỉ tăng tốc trong một quãng đường ngắn và hiếm khi phải thực hiện một đoạn nước rút dài 60-70m”.

    Và cũng giống như Barca, đội Dortmund của Klopp luôn luôn tin tưởng vào triết lý bóng đá của mình. Lượt đi mùa giải 2009/10, họ từng trải qua một giai đoạn 6 trận liền không thắng và đã có những ý kiến cho rằng việc pressing mạnh ngay từ phần sân đối phương có thể khiến hàng phòng ngự trở nên mong mạnh trước các đợt phản công.

    Để đáp lại, Klopp thậm chí còn yêu cầu các học trò… chạy nhiều hơn. Ông triệu tập cả đội lại và tuyên bố kỳ nghỉ Đông của họ sẽ được kéo dài thêm 3 ngày nếu như toàn đội có thể chạy nhiều hơn 118km/trận trong 10 trận đấu săp tới. Kết quả,

    Dortmund thắng tới 8/10 trận đó và mỗi cầu thủ được nghỉ thêm 3 ngày như đã hứa. Còn nếu tính từ đầu mùa 2011/12 đến nay, tổng quãng đường mà các cầu thủ Dortmund đã chạy trong các trận đấu tương đương với 2 lần khoảng cách từ Dortmund tới tận Moscow. Nên nhớ, không ít đội bóng đã tìm cách học theo Barca, nhưng chỉ có Dortmund (và ở chừng mực nào đó là Bayern) thành công.


    Chủ đề tương tự:
    Lần sửa bài viết gần nhất bởi fanbongda : 04-11-2014 vào lúc 09:57 AM

Qui định gửi bài

  • Bạn không thể lập chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi bài phản hồi
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết
  •