Share game FM24 (PC)

Hiển thị kết quả từ 1 tói 1 trong tổng số 1
  1. #1
    Ngày tham gia
    28 Aug 2008
    Đến từ
    Hà Nội
    Số bài viết
    142

    [Tactics] Khuôn mẫu phòng ngự: "Đẩy chúng nó ra biên!"





    Mời mọi người qua topic gốc thảo luận: CLick vào đây

    Sunliang



    KHUÔN MẪU PHÒNG NGỰ

    Thuật ngữ “khuôn mẫu phòng ngự” của một đội đơn giản là hình dạng đội hình của họ khi họ phòng thủ. Thường được miêu tả bằng một sơ đồ, nó thể hiện khuôn mẫu của đội cũng như các vị trí mà các cầu thủ sẽ chơi khi đội đối thủ cầm bóng.

    Ý nghĩ của việc xây dựng một khuôn mẫu phòng ngự là để phần nào áp đặt lối chơi tấn công của đối thủ để đối phó và thu hồi bóng. Để làm được điều này, các đội bóng cần đảm bảo có thể ép đối thủ ra càng xa khung thành mình càng tốt. Ép càng cầu thủ đối phương ra biên là cách tốt nhất để làm điều này vì đơn giản là khung thành nằm ở giữa sân và nếu các đội bóng tấn công buộc phải tấn công cánh vì khuôn mẫu phòng ngự của bạn thì thật tốt vì ghi bàn từ các pha tạt cánh không còn hiệu quả trong bóng đá hiện đại như 10 năm trước nữa rồi.

    Trước khi các đội bóng bắt đầu nghĩ về ý tưởng ép đối thủ ra biên, mọi người vẫn cho rằng cách phòng thủ tốt nhất là dùng một khuôn mẫu cân bằng khắp sân đấu và vì vậy sử dụng hai hàng bốn cầu thủ trong sơ đồ 4-4-2, giữ cân bằng cả sân đấu và không có điểm nóng trên sân nào là không có cầu thủ trông coi cả.

    Sơ đồ 4-4-2 giúp ta bao phủ sân đấu rất tốt, một cầu thủ ở mỗi khu vực, 2 cầu thủ ở giữa sân. Tuy nhiên biến thể thành 4-5-1 giúp có lợi thế hơn trong thời đại này vì nó giúp ta có ba tiền vệ trung tâm ăn hai tiền vệ trung tâm của sơ đồ 4-4-2. Điều này giúp các đội bóng chơi sơ đồ 4-5-1 có thể làm mọi thứ dễ dàng hơn: áp sát, kiểm soát thế trận, đẩy các đợt tấn công của đối phương ra biên và giữ vững khuôn mẫu ở trung lộ.

    Sơ đồ 4-5-1 có một khuôn mẫu phòng thủ tốt hơn rất nhiều và tấn công hay hơn một sơ đồ 4-4-2 vì một lợi thế hơn một người ở tuyến giữa. Tuy nhiên, vẫn là rất quan trọng để xem xét cách mà sơ đồ này sử dụng lợi thế hơn một người. Bằng cách nhìn vào đội hình 4-5-1 của Barca hoặc Chelsea hay sơ đồ 4-1-2-3, chúng ta sẽ có một cái nhìn rõ nét về cách mà họ sử dụng lợi thế này để phòng thủ.


    Khuôn mẫu phòng ngự của Chelsea

    Như bạn có thể thấy, tam giác được tạo bởi Mikel và hai trung vệ khác ép đối thủ phải tấn công biên, vì gần như việc qua được ba cầu thủ phòng ngự giỏi là không thể nên họ phải tấn công ra cánh, và khi họ dồn bóng ra cánh thì họ sẽ gặp những thủ đá cánh (Malouda/Mata), tiền vệ trung tâm (Ramires/Lampard) và hậu vệ cánh (Cole/Bosingwa) trong một tam giác họ tự tạo ra để gây sức ép lên cầu thủ đội bạn cho đến khi ta lấy được bóng.

    Ý nghĩa khuôn mẫu phòng thủ của họ là đẩy các đợt tấn công của đối phương ra hai cánh giúp họ đối mặt với những tình huống ít nguy hiểm hơn và dành lại bóng với ba cầu thủ luôn sẵn sàng đuổi theo dành lại bóng của họ như đã mô tả ở trên.

    Một sơ đồ khác với ý tưởng tương tự là sơ đồ 4-2-3-1. Manchester United là một ví dụ hay:


    Khuôn mẫu phòng thủ của Manchester United

    Bạn có thể thấy khuôn mẫu phòng thủ của Manchester United ở đây, họ sử dụng vòng tam giác của họ cao hơn nhiều so với của Chelsea giúp họ ép đối thủ ra biên sớm hơn và cả đội hình của họ đều dựa vào tam giác này.

    Rooney hoạt động rất tích cực, anh theo bất kì cầu thủ nào lọt vào tuyến giữa trong khi Anderson và Cleverley có nhiệm vụ bọc lót. Tuy nhiên, Anderson và Cleverley cần phải chọn vị trí thật sự chuẩn xác và không thể áp sát bất kì ai một cách tùy tiện. Đây không phải là những cầu thủ tốt nhất cho công việc này nên Manchester United có thể sẽ gặp khó khăn khi đối đầu với những đối thủ mạnh hơn nếu họ để lọt các đợt tấn công của đối thủ vào khu vực trung lộ.

    Sơ đồ này còn thiệt mất một cầu thủ áp sát ngoài cánh khi so sánh với sơ đồ 4-1-2-3 của Chelsea. Giờ chỉ có cầu thủ chạy cánh (Nani/Young) và hậu vệ cánh (Smalling/Evra) làm nhiệm vụ áp sát chứ không còn một tiền vệ trung tâm hỗ trợ như hệ thống của Chelsea. Đáng chú ý rằng đây là những cầu thủ khỏe và nhanh nhất của họ nên đây là lí do tại sao họ có được những thành công trong công cuộc phòng ngự.

    Vậy nên sự lựa chọn của các huấn luyện viên giữa hai sơ đồ 4-1-2-3 và 4-2-3-1 ở bóng đá hiện đại thường phụ thuộc vào vị trí họ muốn đặt vòng tam giác của họ trên sân đấu - cao hay thấp cũng như liệu các tiền vệ trung tâm của họ có đủ tốt để bọc lót hiệu quả không. Những đội như Chelsea có xu hướng sử dụng những cầu thủ trâu bò, tốc độ và khỏe ở vị trí tiền vệ trung tâm, Ramires, Essien và Meireles đều phù hợp và họ có một tiền vệ trụ tuyệt vời là John Obi Mikel nên không có gì phải bất ngờ khi đây là sơ đồ ưa thích của AVB.

    Sir Alex Ferguson, mặt khác, không có một cầu thủ nào có khả năng càn quét thật sự xuất sắc. Carrick có thể làm khá tốt công việc này (mặc dù anh ấy không thực sự phù hợp với sơ đồ 4-2-3-1) nhưng vì không có một ai thực sự tốt hơn nên họ có thể thay Cleverley hoặc Anderson bằng Carrick và để cho Rooney chơi thấp hơn, một lần nữa, sẽ không có gì bất ngờ nếu họ chơi sơ đồ 4-2-3-1, đặc biệt khi họ có những cầu thủ chạy cánh cũng như có các hậu vệ cánh trâu bò và cần mẫn để tận dụng.

    Vậy là chỉ từ một điều chỉnh hợp lý từ sơ đồ 4-4-2 thành 4-5-1, các đội bóng đã thay đổi hoàn toàn cách phòng thủ của họ. Nó từng là đảm bảo có đủ người ở mỗi khu vực trước khi chuyển thành việc hình thành một khuôn mẫu để tạo ra lợi thế ở khu vực giữa sân để đảm bảo đối phương không tấn công vào khu vực này, và buộc họ phải đẩy ra cánh nơi mà các cầu thủ khỏe mạnh của chúng ta liên tục áp sát tạo áp lực để dành lại bóng. Tóm lại dù chỉ là một chi tiết nhỏ như một khuôn mẫu phòng thủ trong một đội hình cũng đã được nghiên cứu và phát triển trong bóng đá hiện đại. Thế giới chiến thuật bóng đá thật thú vị phải không nào?



    Chủ đề tương tự:
    Lần sửa bài viết gần nhất bởi sunliang : 23-10-2013 vào lúc 11:07 AM Lý do: add link topic gốc

Qui định gửi bài

  • Bạn không thể lập chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi bài phản hồi
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết
  •