Share game FM24 (PC)
Hiển thị kết quả từ 1 tói 2 trong tổng số 2
  1. #1
    Ngày tham gia
    26 Oct 2011
    Đến từ
    TPHCM
    Số bài viết
    1,209

    [Đội hình của thập kỉ] Số 18: Autralia, 2006

    Autralia, 2006



    Công bằng mà nói, HLV Guus Hiddink đã có thể có 3 đội hình trong danh sách này – cuộc phiêu lưu đi đến Bán kết World Cup 2002 cùng tuyển Hàn Quốc của ông có thể là thành tích tốt nhất thập kỉ, trong khi tuyển Nga năm 2008 lại là đội hình tốt nhất của Thầy Phù Thủy.

    Tuy nhiên, đội hình có mặt trong list này lại là tuyển Australia (Úc) năm 2006 – đội bóng lần đầu tiên lọt vào vòng chung kết WC kể từ năm 1976. Và dĩ nhiên, năm đó (2006), họ phải chiến đấu với Uruguay trong 2 trận playoff để tranh vé vớt, chứ không được dễ dàng như những gì họ làm đc ở 1976.




    Họ đạt được thành quả này là nhờ sử dụng một đội hình rất lạ xuyên suốt chiến dịch, được thay đổi theo từng trận, nhưng luôn tuân thủ 2 quy tắc bất dịch: một hàng thủ 3 người và một tiền đạo cắm. Điều này đồng nghĩa với sơ đồ 3-6-1. Trong thực tế, nó trông giống 3-3-3-1 hơn – với 2 wing-back và một tiền vệ cầm bóng lùi rất sâu, cùng với bộ 3 tiền vệ tấn công làm nhiệm vụ hỗ trợ cho Mark Viduka đá cắm. Tuy nhiên, với 6 tiền vệ ở giữa sân, Hiddink có thể dễ dàng chuyển từ sơ đồ phòng ngự sang tấn công. Điều này thể hiện rõ nhất ở 2 trận đấu lội-ngược-dòng trước Nhật Bản và Croatia ở vòng bảng. Kéo một tiền vệ lùi xuống phòng ngự đồng nghĩa với 3-4-2-1, trong khi đẩy 2 cầu thủ cánh dâng cao sẽ tạo ra một sơ đồ mạo hiểm 3-3-1-3.

    Guus Hiddink cũng có vẻ khá dễ dàng khi đổi vị trí các cầu thủ cho nhau. Điều này cũng dễ hiểu khi mà những Brett Emerton, Harry Kewell, Mark Bresciano và Mile Sterjovski đều là những cầu thủ đa năng. Chỉ có Schwarzer – Neill/Moore – Cahill – Viduka là các cầu thủ chơi một vị trí.

    Ích lợi to lớn nhất mà đội hình 3-6-1 đem lại cho Úc đó là sự vượt trội trong quyền kiểm soát bóng trước Nhật Bản (55%), Croatia (56%) và Italia (58%). Ngay cả khi đối mặt với một Brazil lừng danh có thể chuyền banh suốt ngày không biết mệt, họ vẫn giữ được bóng đến 47%, một con số chấp nhận được.

    Đội hình này làm nhiệm vụ phòng thủ tốt hơn so với khâu tấn công – họ mất tới 85 phút để hạ gục một Nhật Bản nghèo nàn – và bàn thắng ghi vào lưới Croatia thì không hề dễ dàng một chút nào. Cuối cùng, quan trọng nhất, họ đã phải trả giá vì không thể ghi bàn vào lưới một Italia thi đấu với 10 người và không có cầu thủ chạy cánh. Khi trận đấu còn 10 phút, Guus Hiddink quyết định rút tiền vệ cánh phải mình ra và thay bằng tiền đạo thứ hai. Chắc không có gì quá ngẫu nhiên khi bàn thắng ở những phút cuối của Ý đến từ một hậu vệ cánh trái-ít-khi-dâng-cao Fabio Grosso, người được trao nhiều khoảng trống khi không còn ai theo kèm.


    Người ta nói, đó là một quả penalty gây quá nhiều tranh cãi khi nó trực tiếp tiễn Australia về nước, nhưng Guus Hiddink đã chứng tỏ được rằng một đội bóng ở chiếu dưới cũng có thể gây nhiều khó khăn cho đối thủ. Và với sơ đồ 3-6-1 ( với nhiều biến thể khác nhau), họ kiểm soát bóng tốt hơn và hiệu quả hơn.

    Phút giây thăng hoa nhất có lẽ là bàn thắng gỡ hòa của Harry Kewell giúp họ lọt vào vòng knock-out, một bàn thắng không thật sự gắn kết nhưng chứng tỏ được người Úc đã làm rất tốt – sử dụng số đông ở tuyến giữa để đưa bóng ra hai biên, sau đó tạt vào cho 4 cầu thủ ở trong.








    Chủ đề tương tự:

  2. #2
    Ngày tham gia
    26 Oct 2011
    Đến từ
    TPHCM
    Số bài viết
    1,209

    Từ: [Đội hình của thập kỉ] Số 18: Autralia, 2006

    http://fm-vn.com/diendan/showthread....ant-possession

    Đây là tac đã build, hiệu quả về possession khỏi phải bàn, mong đợi kết quả test từ các bạn.


Qui định gửi bài

  • Bạn không thể lập chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi bài phản hồi
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết
  •