Share game FM24 (PC)
Trang thứ 1 trong tổng số 2 trang 12 Trang cuốiTrang cuối
Hiển thị kết quả từ 1 tói 10 trong tổng số 13
  1. #1
    Ngày tham gia
    26 Oct 2011
    Đến từ
    TPHCM
    Số bài viết
    1,209

    10 thay đổi của bóng đá hiện đại

    Phần 1: Sự sụp đổ và lên ngôi của tiền vệ kiến tạo

    Năm 2004, Gabriele Marcotti đã viết một bài báo cho tờ The Times về huyền thoại ở Barcelona Pep Guardiola. Không phải để nhìn lại sự nghiệp của ông hay nói về khả năng chơi bóng ở mức cao nhất dù đã ở bên kia sườn dốc, thách thức tất cả những nhà phê bình, như Paolo Maldini đã làm được. Nó nói về điều gì khiến Pep đã trở nên ko còn hữu dụng ở những năm 2004.


    Bài báo của Gabriele Marcotti

    Bài báo này không phải để phủ nhận công lao của ông ở mặt cầu thủ, xin nhấn mạnh rõ điều này. Một cầu thủ không nổi trội lắm với thể lực dồi dào, chơi phía trên hàng phòng ngự và thường tung ra những đường chuyền vượt tuyến cho những đồng đội nổi tiếng của ông – như Michael Laudrup, Hristo Stoichkov và Romario – những tên tuổi lớn nhất có thể kể đến. Khi Marcotti viết bài này, Pep đã 33 tuổi nhưng lại ở trên đỉnh của sự nghiệp.


    Nhưng sự thật tàn nhẫn là … không ai muốn anh ấy. Những năm đầu của thế kỉ 21, Châu Âu bị ám ảnh bởi chiến thuật với 2 loại cầu thủ chơi ở trung tâm – một tiền vệ phòng ngự mạnh mẽ với những cú tắc bóng chính xác, và loại thứ 2 là tiền vệ kiến tạo Số 10 cổ điển. Những cái tên lẫy lừng theo kiểu kẻ hủy diệt – nghệ sĩ kiến tạo này có thể kể đến Davids – Zidane của Juventus, hay Kean – Scholes của Manchester United. Và vì thế, những tiền vệ phát động tấn công như Pep Guadiorla không có chỗ!


    Trong bài báo có đoạn:
    “Những kĩ năng chơi bóng như kiểu anh ấy đã lỗi thời… Bóng đá hiện đại đã khép cánh cửa đối với những cầu thủ dạng Guardiola… mặc dù đang chơi thứ bóng thăng hoa nhất trong sự nghiệp, không có chỗ nào dành cho anh ấy… Thật đáng suy nghĩ, một hình mẫu phức tạp của những cầu thủ qua ví dụ về Pep khiến cho những fan hâm mộ nhỏ tuổi bị mất phương hướng và thất vọng”
    Và một đoạn Pep tự thú nhận:
    “Tôi không thay đổi gì… kĩ năng của tôi cũng không giảm đi. Chỉ là bây giờ bóng đá đã khác quá. Nó tốc độ hơn và cần nhiều thể lực, sức mạnh hơn nhiều. Chiến thuật cũng khác đi, bạn phải là một tiền vệ tranh cướp bóng, hoặc một cầu thủ tắc bóng chính hiệu, như Patrick Viera hay Edgar Davids. Nếu bạn còn có thể chuyền banh, thì, đó là một tí gia vị. Nhưng xin nhấn mạnh rằng, khi nhắc đến vị trí tiền vệ trung tâm, là nhắc đến khía cạnh phòng thủ… những cầu thủ như tôi đang dần bị tuyệt chủng”

    Guardiola khi còn là đội trưởng Barcelona


    Đó là vào năm 2004. Và giờ - ở năm 2010, đương kim vô địch Châu Âu ở mức độ CLB đang được dẫn dắt bởi Pep Guardiola, người đang làm thấm nhuần phong cách chơi bóng của mình vào Barcelona. Mùa giải này ông thường xuyên chơi với ba cầu-thủ-kiểu-Guardiola ở trung tâm hàng tiền vệ - Xavi Hernandez, Andres Iniesta và Sergio Busquets (dù Busquets có thiên hướng phòng ngự hơn). Xavi và Iniesta cũng là cặp đôi tạo nên nhà Đương kim vô địch Châu Âu – Tây Ban Nha ở cấp độ đội tuyển. Chỉ sáu năm sau khi tâm lí chiến thuật của Guardiola được cho là đã chết, nay trở thành cách để chơi bóng đá.


    Đáng lưu ý là đã có rất nhiều thay đổi chỉ trong một thời gian ngắn. Nhân tố lớn nhất làm sống lại cầu-thủ-kiểu-Guardiola là việc chuyển từ sơ đồ 4 – 4 – 2 ở giữa những năm 2000, sang 4 – 2 – 3 – 1 và 4 – 3 – 3, đều có ba tiền vệ trung tâm. Điều này dẫn đến có nhiều đất hơn ở khu vực giữa sân, và bộ đôi kẻ hủy diệt – nghệ sĩ kiến tạo giờ có thêm “người chuyền bóng” ở giữa. Kẻ suýt giành chức vô địch thi đấu một cách tuyệt vời – Liverpool là một điển hình với Mascherano ( kẻ hủy diệt) Alonso (người chuyền bóng) và Gerrard ( nghệ sĩ kiến tạo).


    Nhưng có lẽ còn có những thay đổi nhiều hơn thế nữa – giữa những năm 2000, người ta ám ảnh to lớn về việc tìm kiếm mẫu cầu thủ như Makelele đã dẫn đến sự suy giảm về tiền vệ kiến tạo – một số 10 chính hiệu( khi những cầu thủ loại này bị kèm sát đến mức không còn đất diễn) – và nó tự dẫn đến việc ‘mẫu cầu thủ Makelele’ trở nên ít quan trọng hơn (vì còn ai để kèm đâu?). Cho nên, ‘nghệ sĩ kiến tạo’ giờ lùi sâu hơn, chuyền banh cơ bản hơn. Ví dụ điển hình, Cecs Fabregas hoặc Andres Iniesta chơi ở đỉnh của một bộ ba tiền vệ tam giác – trong khi đó tiền vệ cầm banh cũng chuyển từ một kẻ tắc bóng, thành một cây chuyền chính hiệu – với Busquest và Micheal Carrick là một thí dụ. Và tự nhiên, cuộc chiến ở giữa sân không còn là ‘thể lực’ hay ‘giành banh’ nữa – mà tất cả chuyển thành ‘chuyền banh’, với Barcelona và Arsenal là hình mẫu.


    Tất nhiên, ta không nên rơi vào suy nghĩ rằng loại cầu thủ này đơn thuần do Barcelona tạo ra. Còn có rất nhiều tiền vệ kiểu này khắp Châu Âu đã thành công; Andrea Pirlo là một ví dụ rõ ràng nhất, dù cho Pirlo cũng nằm trong bài viết của Marcotti. Guardiola thừa nhận rằng vị trí của Pirlo ở Milan là hoàn toàn cần thiết vì họ chơi ‘thứ bóng đá hoàn toàn khác’. David Pizraro ở Roma là một điển hình khác, nhưng một lần nữa, Roma đã chơi một thứ bóng đá vô cùng độc đáo những năm gần đây. Pizarro gặp vấn đề ở Inter khi họ chơi đội hình 4 – 4 – 2 tiêu chuẩn; vì thế ta có thể suy ra tiền vệ chơi banh (ball – playing midfield) này chỉ phù hợp với những chiến thuật không thường gặp suốt cả thập kỉ qua.


    Cũng không nên suy luận rằng Guardiola đã tạo nên Iniesta và Xavi – họ đã tự khẳng định bản thân ở CLB rồi. Tuy nhiên phải thừa nhận rằng họ đã được truyền cảm hứng bởi Guardiola khi còn rất trẻ, và không phải lúc nào họ cũng được ra sân khi Barcelona thi đấu dưới thời HLV Frank Rijkaard - ở lần vô địch C1 năm 2006, cả hai đã ngồi ghế dự bị khi Barcelona thi đấu với hai tiền vệ trung tâm.



    Guardiola hướng dẫn một trong những thành công của ông - Xavi Hernandez


    Cho nên dù cho mọi người có mong chờ điều gì trong thời khắc chuyển giao thế kỉ, sức mạnh vẫn không thể thắng được mưu mẹo. Trên thực tế, điều ngược lại đã xảy ra – yếu tố kĩ thuật chưa bao giờ quan trọng đến như vậy. Đọc lại những dòng trích từ Pep Guardiola lần nữa, người ta sẽ nghĩ những gì ông mô tả chắc từ một thế giới khác. Và từng ở vị thế là một sự thừa thãi khi làm cầu thủ 6 năm trước, nay triết lí của Guardiola đã trở thành hình mẫu cho toàn Châu Âu khi trên cương vị của một HLV.


    Một sự mỉa mai không thể tệ hơn? Khi Pep Guardiola nắm quyền Barcelona ông mới chỉ 37 tuổi – như đã đề cập ở trên, thể lực của ông là rất tuyệt vời ( cộng với sự chuyên nghiệp tột bực có thể giúp ông duy trì khả năng chơi bóng tốt của mình), và khả năng chuyền bóng có thể giúp ông tiếp tục sự nghiệp quần đùi áo số. Vì thế, không lí do gì một cầu-thủ-37-tuổi Guardiola lại không thể chơi bóng ở La Liga hay Serie A ở vị trí tiền vệ. Sự nghiệp cầu thủ của ông có thể kết thúc hơi sớm, nhưng tuyệt vời làm sao nó lại giúp ông phát triển triết lí bóng đá của mình thành một biểu tượng như vậy.


    Và vì thế cái hấp dẫn nhất trong chiến thuật của những năm đầu thế kỉ 21 là sự sụp đổ - và trỗi dậy của nghệ-thuật-Guardiola.

    Bài báo nguyên thủy của Gabriele Marcotti ở đây


    Xin lưu ý mọi người là trong bài viết có những đường liên kết tới những thông tin ngoài lề cho ai muốn tìm hiểu thêm hoặc xác minh lại. Tất cả đều được link dưới dạng gạch chân màu xanh

    còn tiếp...

    Nguồn Zonalmarking.net

    Chủ đề tương tự:
    Lần sửa bài viết gần nhất bởi phat123ma : 08-11-2012 vào lúc 11:47 AM

  2. #2
    Ngày tham gia
    26 Oct 2011
    Đến từ
    TPHCM
    Số bài viết
    1,209
    Phần 2: Khó khăn của ‘chiếc áo số 10’


    Thời kì đầu thập kỉ, hầu hết nói đến bóng đá là nói đến tấn công. Euro năm 2000 là giải đấu đầu tiên của kỉ nguyên bóng đá hiện đại. Cả 4 đội lọt vào bán kết đều dùng tới một số 10 ‘đúng nghĩa’ – cầu thủ chơi ở khoảng trống giữa hàng thủ và hàng tiền vệ đối phương (có thể chơi dạt cánh, có thể bó trung lộ). Pháp có Zinedine Zidane, Ý có Francesco Totti, Manuel Rui Costa của Bồ Đào Nha và Dennis Bergkamp của Hà Lan, tất cả đều rất nổi tiếng. Và đây gần như là vị trí sống còn cho thành công ở giai đoạn này.



    Manuel Rui Costa

    Còn giờ đây, hai ‘Cầu Thủ Xuất Sắc Nhất Thế Giới’Lionel Messi và Cristiano Ronaldolại chủ yếu chơi dạt biên và cắt vào trong. Hẳn nếu như Messi và Wayne Rooney bắt đầu sự nghiệp một thập kỉ trước, họ chắc chắn sẽ được chọn để chơi như một trequartista (cầu thủ kiến tạo hay hộ công). Thật vậy, hầu hết những tuyển thủ trẻ mong muốn được chơi hộ công đều phải xác định lại và chọn một vị trí khác, đa phần là dạt biên. Vì khi chơi dạt biên họ chỉ cần có tốc độ, như Messi, Rooney, Andriy Arshavin hay Franck Ribery là được, và thế là họ có vị trí trong đội hình. Hoặc nếu giống Ronaldo, Rooney, Arshavin, Messi và Totti thì cũng có thể lùi xuống và chơi như một tiền đạo ảo (false nine – tiền đạo lùi rất sâu về tạo thành hàng tiền vệ 6 người) khi cần.


    Tuy nhiên, loại cầu thủ nào có thể vừa có những phẩm chất cần thiết để chơi ở trung tâm, cũng như tốc độ và sự ma quái để dạt biên? Những ‘Maradona mới’ như Juan Riquelme, Pablo Aimar, Andres D’Alessandro hoặc Javier Saviola chăng? Ồ, họ sẽ làm bạn rất thất vọng đấy! Bởi vì họ không thể phát triển hết được tiềm năng của mình. Cũng không thể phủ nhận rằng họ đã thành công trong một khoảng thời gian nhất định – Aimar và Saviola đã chơi rất tuyệt khi còn đá cho Valencia và Barcelona – nhưng cũng không thể chối bỏ rằng cả 4 người trên không ai đạt được những gì ta mong chờ ở họ.


    Có thể nguyên nhân là do những khác biệt về chiến thuật của bóng đá Nam Mỹ và bóng đá Châu Âu. Trequartista vẫn là ‘vị trí quan trọng’ – Một vị trí hết sức quan trọng – trong hầu hết các đội bóng ở Nam Mỹ, tuy nhiên Châu Âu phần lớn đã tránh xa sử dụng một số 10 chơi sau lưng hàng tiền đạo. Chả trách mà quá nhiều ‘Maradona mới’ đến từ Argentina đã gặp khó khăn khi muốn để lại dấu ấn lâu dài ở trời Âu, duy chỉ có một trường hợp (đã) đạt được hầu hết những danh hiệu – Lionel Messi. Anh đến Châu Âu khi chỉ 13 tuổi và vì thế rõ ràng phong cách nơi đây đã thấm nhuần anh.



    Juan Roman Riquelme

    Jonathan Wilson đã mô tả Riquelme như là ‘cầu thủ kiến tạo kiểu cũ cuối cùng’, so sánh anh với Luka Modric‘người đầu tiên của thế hệ (hộ công) mới’, một cầu thủ chăm chỉ hơn, thích ứng nhanh và đáng tin cậy hơn . Wilson chỉ ra rằng với lợi thế ‘trời ban’ là một nghệ sĩ kiến tạo thứ thiệt, đội bóng trở nên quá phụ thuộc vào anh ấy (Riquelme). Người ta (đặc biệt ở Argentina) tin rằng những cầu thủ chơi ở vị trí này thật sự là những nghệ sĩ bí ẩn – người có những ‘khoảnh khắc thiên tài’ – và tự nhiên họ được mong chờ sẽ là cầu thủ chơi ổn định nhất trong đội. Đó có thể khả dĩ khi chơi với sơ đồ 4-4-2 cộng với một cuộc chiến đơn giản giữa ‘kẻ hủy diệt & nghệ sĩ kiến tạo’, tuy nhiên khi 4-3-3 lại phổ biến hơn, khu vực giữa sân trở nên tắc nghẽn, đơn giản là không thể chơi ở vị trí mà những Zidane, Rui Costa hay Totti đã từng làm.


    Bao nhiêu số 10 kiểu cũ đang chơi cho một CLB có tiếng ở những giải đấu hàng đầu Châu Âu? Kaka là một, chắc chắn rồi, mặc dù hầu hết sự nghiệp anh ấy chơi bóng tại Milan – đội bóng có phong cách khác hẳn tất cả các đội bóng khác ở đây. Họ có thiên hướng tập trung vào tiền vệ kiến tạo trung tâm – tùy vào 4 người bọn họ - nghĩa là Kaka không phải là kẻ duy nhất kiến tạo ở trung tâm, và Milan vẫn sẽ chơi tốt nếu Kaka thi đấu tồi. Vì vậy, ngay cả khi ở đỉnh cao Kaka vẫn không chơi ổn định – chắc chắn là không bằng Ronaldo và Messi khi họ nhận giải ‘Cầu Thủ Xuất Sắc Nhất Thế Giới’. Giờ thì anh ấy gặp khá nhiều khó khăn ở Real Madrid và không còn nổi tiếng như trước nữa.


    Diego – đồng hương của anh – đang thi đấu cho Juventus là một ví dụ khác – một cầu thủ tài năng tuyệt vời, nhưng gặp rất nhiều khó khăn để chơi bóng đỉnh cao kể từ khi kí hợp đồng với Juve, trong khi Totti giờ thi đấu như một tiền đạo hơn là một hộ công. Wesley Sneijder đang chơi hay hơn ở vị trí số 10 mùa này, tuy nhiên anh cũng có thể dạt ra chơi cánh bất cứ khi nào cần, rất giống Pavel Nedved đã làm. Những người khác cũng chơi vị trí tiền vệ kiến tạo trung tâm – Cesc Fabregas, Steven Gerrard và Frank Lampard – tuy nhiên họ lại hoàn thiện hơn, cần mẫn hơn Riquelme. Chắc chỉ có Yoann Gourcuff là tiền vệ kiến thiết kiểu cũ nổi bật nhất Châu Âu thôi – tuy nhiên chỉ ở giải Ligue 1 – nếu muốn được công nhận là một cầu thủ đẳng cấp thế giới anh ta phải trình diễn ở một giải khá hơn hoặc ở những giải đấu quốc tế.



    Yoann Gourcuff trong màu áo tuyển Pháp



    Và vì thế ta đi đến kết luận, sẽ không có – hoặc rất hiếm những ‘Rui Costa mới’ hoặc ‘Dennis Bergkamps mới’ – trừ khi chiến thuật trở về thời coi trọng những ‘số 10 cổ điển’. Hãy tập làm quen với những thuật ngữ như ‘Cristiano Ronaldo mới’ hay ‘Wesley Sneijder mới’ mà thôi.
    còn tiếp...




    Bonus thêm clip của zidane





    :loemat: mời các bạn đón xem tập tiếp theo của bộ tài liệu dài tập do mình biên soạn và dịch :loemat: sẽ còn những thay đổi lớn lao gì nữa của những năm 2000, 2001 đến nay?

    Lần sửa bài viết gần nhất bởi phat123ma : 22-11-2012 vào lúc 11:58 PM

  3. #3
    Ngày tham gia
    26 Oct 2011
    Đến từ
    TPHCM
    Số bài viết
    1,209
    Phần 3: hàng phòng thủ ba người nay còn đâu?


    Những năm gần đây, hàng phòng thủ ba người đang trở nên lỗi thời, đó là một việc hết sức đáng tiếc. Bởi vì hầu hết những chiến thuật loại này đều thú vị và đa dạng hơn nhiều so với hàng thủ bốn người. Về cơ bản nó vẫn làm nhiệm vụ tương tự vậy – nhưng với một người ít hơn (được đẩy lên cao), nó cho phép đội bóng làm chủ khu vực trung tuyến.


    Thường thường, hàng thủ này làm việc rất hiệu quả khi đụng 4-4-2. Nếu dùng chiến thuật phòng thủ ‘kèm người’ (man-marking), họ sử dụng 2 cầu thủ để kèm và một trung vệ thòng (trung vệ quét - sweeper). Khi phòng thủ ‘khu vực’ (zonal marking), cả 3 sẽ cùng di chuyển từ bên này qua bên kia tùy theo trái bóng đang ở đâu. Trung vệ phía bên phải luôn luôn sẵn sàng di chuyển sang vị trí hậu vệ cánh phải khi cần, để cho 2 người còn lại trong vòng cấm địa, một trung vệ che chắn ở cột dọc gần và người kia che chắn cột dọc xa (far post). Đối thủ của những đội có hàng-thủ-3-người này thường cố gắng lật cánh thật nhanh để đánh vào khoảng trống ở biên, tuy nhiên không dễ dàng cho những cầu thủ dạt biên vì những wing back (giống hậu vệ cánh nhưng chơi cao hơn) sẽ theo kèm sát họ, khiến họ hoạt động kém hiệu quả. Vì thế đội-bóng-với-3-trung-vệ vẫn còn dư người để kiểm soát khu vực trung lộ.



    Hàng thủ 3 người của đội đỏ làm việc rất hiệu quả với sơ đồ 4-4-2 của đội xanh, để một trung vệ thòng ở sau lưng
    và một tiền vệ tổ chức tấn công



    Vấn đề của hàng phòng thủ 3 người là nó chỉ hoạt động tốt với hàng công 2 tiền đạo – ngoài ra thì ... tạch. Nếu đối phương chơi với 1 tiền đạo: 3 kèm 1 nghe có vẻ thuận lợi nhỉ? Nhưng không phải rõ ràng là nó sẽ để lại nhiều khoảng trống ở đâu đó hai bên cánh sao? Còn khi đối mặt với 3 tiền đạo (1 ở giữa và 2 ở cánh), thì họ không có phương án nào để kèm người cả. Nếu xài wing back (trong 3-4-1-2) kèm tiền đạo cánh, họ cũng sẽ bị rắc rối tương tự, bị dồn cục ở trung lộ. Còn nếu dùng trung vệ để kèm, họ sẽ bị kéo dãn ra hai biên (nếu chơi man-marking) hoặc chừa quá nhiều khoảng trống và thời gian cho tiền đạo cánh (nếu chơi zonal-marking). Chưa kể khi bị kéo dãn ra ở hai cánh, tiền vệ đội bạn sẽ có nhiều khoảng trống để đột phá trung lộ cũng như thực hiện những đường chọc khe cho tiền đạo trung tâm (theo người dịch - tp)


    Hơn nữa, sự gia tăng về tốc độ, cách di chuyển, và cầu thủ tấn công đa năng trong những trận cầu hiện đại càng làm cho hàng thủ 3 người bị mất đi hiệu quả. 3-5-2 hay 3-4-1-2 thường bất lực trước hậu vệ cánh tham gia tấn công của đối phương, để họ tự do và không thể ngăn chặn được các pha lên bóng, tuy nhiên 3-4-3 thì đỡ gặp rắc rối này hơn.



    Tuy nhiên, như ở đây ta thấy, khi hàng thủ 3 người gặp 4-3-3,
    hàng phòng thủ của đội đỏ gặp vấn đề lớn với những tiền đạo hoạt động riêng lẻ

    Nếu wing back của đội đỏ kèm tiền đạo cánh của đội xanh thì họ không còn những bài tấn công biên nữa, và sẽ kiểm soát bóng rất ít.
    Còn nếu để việc đó cho trung vệ, hàng thủ sẽ rời rạc không liên kết


    Ở giải ngoại hạng Anh thời kì nửa sau những năm 90, có một sự ám ảnh khó hiểu với hàng thủ 3 người, khi đa số các đội đều dùng nó. Ngay cả một Arsenal nổi tiếng cũng dùng khi Arsene Wenger lên nắm quyền – dù vậy ông đã đổi về hàng thủ 4 người ngay mùa giải trọn vẹn đầu tiên vô địch. Việc này cũng có một phần nguyên nhân do ở Euro 96, Đức đã thi đấu cực kì hay khi sử dụng sơ đồ 3-4-1-2, chơi thiên hướng phòng ngự với 2 wing back tràn đầy năng lượng và một libero năng động Matthias Sammer (đoạt giải quả bóng vàng Châu Âu cùng năm). Nguyên nhân khác là do hầu hết các đội ở Premiership bấy giờ toàn dùng 2 tiền đạo, nên một hàng thủ 3 người là phù hợp nhất.


    Còn giờ đây, không một đội nào dùng hàng thủ 3 người thường xuyên ở Premiership nữa. Bởi vì một lẽ, có quá nhiều đội bóng Anh sử dụng một hoặc ba tiền đạo, và dù cho hàng thủ 3 người có làm việc hiệu quả đến đâu khi gặp 4-4-2, cũng thật khó cho bất kì đội bóng nào để chuyển từ 4 sang 3 hậu vệ trong trận đấu. Ở Serie A chiến thuật phòng ngự 3 người được Genoa, Napoli và (thỉnh thoảng) là Palermo sử dụng. Tuy nhiên tất cả các cầu thủ lẫn HLV đều phải thuần phục khi chuyển từ sơ đồ 3-4-1-2 sang 4-3-1-2 khi cần thiết – điều mà các đội bóng Anh không có khả năng.


    Ở cấp độ quốc gia, 4 cầu thủ phòng ngự là lựa chọn hàng đầu của những đội bóng Châu Âu, và hầu hết những ứng cử viên cho chức vô địch WolrdCup. Trong khi Chile là một ngoại lệ, dưới thời Marcelo Bielsa họ dùng đội hình 3-3-1-3. Thật thú vị khi xem những đội bóng khác sẽ đối mặt với hàng thủ 3 người-rất-hiếm-gặp này như thế nào?


    Ai Cập dính với đội hình 3-4-1-2 dưới thời Hassan Shehata và vô địch giải Châu Phi ba lần, khi các đội khác ở đây hầu như vẫn dùng những phiên bản cải tiến của 4-4-2. Tuy nhiên Ai Cập vẫn gặp những vấn đề tương tự khi đụng các đội hình khác. Họ sẽ không có mặt ở Wolrd Cup khi đã thua trận play-off trước một đối thủ yếu hơn nhiều (trên giấy tờ) Algeria, vì Algeria dùng 3-4-1-2. Nghĩ lại những lần mà đội tuyển Anh chơi tệ hại trên sân nhà trước Ai Cập, thật thú vị khi tưởng tượng viễn cảnh Anh sẽ chật vật và gặp nhiều khó khăn trước Algeria, hay biết đâu họ đã đúc kết được kinh nghiệm cho mình?


    Hàng-phòng-thủ-3-người là một vẻ đẹp toàn mỹ khi được sắp xếp hợp lí và đúng đắn. Serie A lôi cuốn vì ba đội kể trên đã dùng những chiến thuật loại này, và hi vọng nếu Chile làm được kì tích ở World Cup, chiến thuật của Bielsa sẽ được nhận được sự ưu ái và nhân rộng toàn thế giới.



    Lưu ý:
    Bài viết này được viết vào ngày 24/03/2010 nên có thể hiểu WC ở đây là WC 2010.
    Xem thêm bài viết của SuperFM về đội hình 3-4-3đội hình 3-3-1-3
    Xem thêm Đội hình của thập kỉ trên trang Zonalmarking nếu muốn tìm hiểu thêm. Roma năm 2000/2001Brazil năm 2002 là những đội chơi với đội hình này
    Bài viết có thêm chú thích của người dịch và một số nhận xét mang tính cá nhân :loemat: nếu có gì sai sót đừng ném gạch em nhỏ tội nghiệp


    PS: Hiện tại những link được đưa tới liên kết ngoài đều có dạng gạch chân chữ xanh, ai có nhu cầu tìm hiểu thêm hoặc không tin tưởng có thể click vào link trên để xem thêm thông tin


    Clip kèm người của Marcelo Bielsa (Bibao vs Barcelona)



    còn tiếp...

    Lần sửa bài viết gần nhất bởi phat123ma : 23-11-2012 vào lúc 12:06 AM

  4. #4
    Ngày tham gia
    26 Oct 2011
    Đến từ
    TPHCM
    Số bài viết
    1,209
    Phần 4: Di chuyển không bóng


    Di chuyển không phải là điều gì mới mẻ trong bóng đá – ở cuốn sách ‘Inverting the Pyramid’ của Johnathan Wilson, ông đã nhắc đến đội tuyển Hungary huyền thoại năm 1953 – từng đả bại Anh Quốc 6-3 – khi cầu thủ của họ có khuynh hướng di chuyển ra khỏi vị trí và đổi chỗ với nhau. Vì thế họ làm đối phương bối rối – ‘biết phải kèm ai bây giờ?’


    Và dường như ‘di chuyển không bóng tốt’ đang dần hồi sinh, trở nên phổ biến và quan trọng hơn. Tác động chính của di chuyển không bóng là nó kéo đối phương ra khỏi vị trí của mình, tạo nhiều khoảng trống ở khu vực trọng yếu. Nếu bạn là một tiền đạo, bị kèm bởi trung vệ đối phương, thì khi bạn di chuyển về khu vực giữa sân, sẽ (a) giúp bạn thoát khỏi kèm cặp và nhận những đường chuyền hoặc (b) kéo trung vệ đội bạn theo kèm và để lại những khoảng trống ở trung tâm hàng thủ.

    Tuy nhiên phương án (b) chỉ thật sự hiệu quả khi có người biết khai thác khoảng trống này. Ví dụ điển hình ở sơ đồ 4-4-2, một tiền đạo đá cao, ‘mang theo’ bên mình một trung vệ luôn kèm sát, và rồi tiền đạo còn lại ở bên cạnh sẽ di chuyển vào khoảng trống mới được tạo ra. Mặc dù vậy đó chỉ là trên lý thuyết, vì giữa các vị trí trong đội hình 4-4-2 cách nhau khá xa, nên việc hai tiền đạo đổi chỗ cho nhau là hơi bị khó khăn.

    Việc chuyển đổi sang sơ đồ 4 cầu thủ hậu vệ có tác dụng thu hẹp kẽ hở giữa tiền đạo và các tiền vệ tấn công, đồng nghĩa với việc khai thác khoảng trống mà tiền đạo tạo ra trở nên dễ dàng hơn nhiều. Trong khi 4-4-2, đơn thuần chỉ là trường hợp một tiền đạo hỗ trợ cho một tiền đạo thì với 4-2-3-1, pha di chuyển của tiền đạo sẽ tạo khoảng trống cho cả 3 cầu thủ kiến tạo phía dưới, và khoảng cách giữa các cầu thủ cũng ngắn hơn so với 4-4-2.

    Và dĩ nhiên chiều ngược lại cũng có thể xảy ra (tiền vệ cánh tạo khoảng trống cho tiền đạo), hoặc hơn thế nữa (tiền vệ tấn công tạo khoảng trống cho tiền vệ phòng ngự). Cùng với sự phát triển của hậu vệ cánh tham gia tấn công, tiền vệ cánh còn có thể tạo khoảng trống cho các hậu vệ này. Trên thực tế, đội hình 4 trung vệ đá ‘rơ’ hơn đội hình với 3 trung vệ, cho nên nó thúc đẩy sự phát triển của nghệ thuật ‘chạy chỗ không bóng’.


    Sự hồi sinh này có thể xuất phát từ Milan dưới thời HLV Arrigo Sacchi. Như Pablo Maldini từng nói (cũng trích trong cuốn sách Inverting The Pyramid):

    “Trước khi Sacchi đến Milan, yếu tố quan trọng nhất để ghi bàn là … sự mắc lỗi của hai trung vệ đối phương, nhưng với ông ta, tất cả chỉ là chạy chỗ chạy chỗ và chạy chỗ mà thôi. Thế là chúng tôi thắng”
    Tiền vệ thời nay có xu hướng cầm banh nhiều khiến cho việc chạy chỗ của các tiền đạo có giá trị hơn. Bên cạnh đó, tốc độ của những trận đấu đã tăng lên đáng kể, hầu hết đều chơi phản công nhanh (chủ yếu tạo ra nhiều khoảng trống để khai thác ) v.v… là những yếu tố góp phần làm cho di chuyển không bóng trở nên quan trọng.



    Pedro Pauleta


    Tất cả các vị trí đều cần chạy chỗ tốt, đặc biệt là tiền đạo. Khi sơ đồ một tiền đạo cắm đang dần phổ biến, những cầu thủ mong muốn chơi tốt vị trí này đều phải ‘biết’ chạy chỗ. Một chuyên gia có thể kể đến là Pedro Pauleta (hình trên), tiền đạo người Bồ Đào Nha. Trong khi 10 năm trước, nhiệm vụ của tiền đạo cắm là giữ banh – thì nay, họ lại cần di chuyển chiến thuật thông minh – điều đó lý giải vì sao những Rooney hay Liedson đều chơi tốt ở vị trí này, và một phần nào giải thích lí do mà false nine phát triển (false nine – tiền đạo lùi sâu về chơi như một tiền vệ, tạo thành đội hình 4-6-0 - ND)


    Khi mà mọi người mong mỏi được xem những thứ bóng đá đẹp mắt, Arsenal phần nào đã thể hiện được điều đó. Ở đây tác giả lấy ví dụ là 2 đoạn clip của Ars xưa và nay nhưng đều bị expired hoặc blocked. Nên mình xin mạn phép lấy một đoạn clip từ youtube. Có thể đoạn clip không phù hợp với ý của tác giả nhưng nó giúp ta phần nào nhìn được bao quát hơn tầm quan trọng của việc chạy chỗ tạo khoảng trống - ND





    Ở đoạn clip thứ 2 này (cũng ở youtube & Barcelona) tác giả đã chỉ rõ và khá giống với những gì bài viết mô tả. Hãy cùng quan sát:





    Công bằng mà nói, chạy ‘có’ bóng cũng có thể tạo được khoảng trống cho đồng đội. Và cũng không có tiền đạo nào làm điều này tốt hơn Alberto Gilardino của Fiorentina. Đoạn video ngắn sau đây chỉ ra làm cách nào bằng một pha di chuyển rất, rất đơn giản lại có thể tạo cơ hội cho Del Piero ghi bàn. Gilardino sau pha di chuyển thông minh đã có 2 lần nhấp nhẹ bóng vào trung tâm, khiến cho trung vệ đội bạn di chuyển về phía sau khoảng 4,5m, rồi đẩy bóng nhẹ cho Del Piero đang băng lên bên trái.





    Còn tiếp...


    Kết thúc phần 4, cám ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bộ series này. Nếu thấy hay nhớ bấm nút thank phía dưới. Hẹn gặp lại các bạn vào tuần sau :loemat:

    Lần sửa bài viết gần nhất bởi phat123ma : 23-11-2012 vào lúc 12:12 AM

  5. #5
    Ngày tham gia
    26 Oct 2011
    Đến từ
    TPHCM
    Số bài viết
    1,209
    Phần 5: Trở lại với sơ đồ “4 tầng”!



    Bóng đá từ xưa đến nay nhìn chung vẫn được chia ra làm 3 loại: hậu vệ, tiền vệ và tiền đạo. Khi vào bất cứ trang web về bóng đá nổi tiếng nào, hoặc trang danh sách đội hình của UEFA, bạn sẽ thấy ngay các cầu thủ được chia thành 3 nhóm nêu trên. Và điều này trái hẳn với những gì mà bóng đá hiện đại đang phát triển, khi mà trên sân các đội bóng thường chia ra làm 4 khu vực (tầng).


    Để cho dễ hiểu, 4 khu vực ở đây nôm na là hàng tiền vệ được chia thêm thành 2 phần: hỗ trợ phòng ngự và hỗ trợ tấn công (kết hợp với những tiền đạo có khả năng lùi sâu về). Kì lạ thay, đội hình kiểu này về cơ bản là đội hình được sử dụng… 50 năm về trước, khi mà chiến thuật W-M (thường là 3-2-2-3) chiếm thế thượng phong.

    Sự quay trở lại này có thể bắt nguồn từ khi những tiền đạo lùi (deep-lying forward - DLF), chơi quá thành công, tạo ra đội hình 4-4-1-1. Nếu những DLF này được hỗ trợ bởi hai cầu thủ chạy cánh (winger) thì nó lại trở thành sơ đồ 4-2-3-1, ví dụ rõ ràng nhất là Arsenal dưới thời HLV Wenger, dù cho The Gunner sử dụng dạng biến thể của 4-4-2 và 4-2-3-1 của họ là kiểu cổ điển.

    Khi đó, những DLF này được yêu cầu lùi về chơi ở vị trí tiền vệ trung tâm hoặc thậm chí là hậu vệ nếu cần, chỉ để ‘hợp’ với sơ đồ 4 tầng – cho dù đó là sao chép sơ đồ 4-2-3-1, hoặc 4-3-3 made-in-Chelsea (đúng nghĩa là 4-1-2-3) – và thế là cả 2 đội đều thi đấu với sơ đồ 4 tầng. (đoạn này đọc hơi rắc rối nhưng đại khái là DLF được kéo về sâu để chơi hợp với đội hình bên kia, và thế là cả 2 đều thi đấu với 4 lớp)


    Micheal Ballack, chơi tốt cả hai vị trí


    Điều này gây khó khăn cho hai loại cầu thủ, một là loại vừa có thể hỗ trợ tấn công hoặc phòng thủ. Đầu tiên, những tiền vệ con thoi (box-to-box midfielder) đang dần biến mất (những tiền vệ có nhiệm vụ vừa hỗ trợ phòng ngự vừa tần công, xem thêm ở đây), như Jonathan Wilson cũng nói. Tiền vệ phòng ngự thì phòng thủ, tiền vệ tấn công thì lo tấn công. Nhưng có những cầu thủ vừa có thể phòng ngự vừa có khả năng tấn công, và có thể chơi ở cả 2 ‘tầng’ ở giữa sân (Balack và Anderson là những ví dụ), tuy nhiên để làm cả 2 việc một lúc là bất khả thi. Có lẽ bởi vì tốc độ của bóng đá hiện đại đã tăng lên đáng kể - càng ngày càng có nhiều đội chơi phản công, và những đợt phản công này diễn ra với tốc độ ánh sáng! Đơn giản là không có bất kì một cầu thủ nào có thể chạy từ vòng cấm địa của đội nhà sang của đối thủ suốt 90’! 20 năm trước, khi các trận đấu diễn ra chậm hơn, nó còn thực hiện được.

    Trong số các comment ở phía dưới của bài gốc, Roberticus đã chỉ ra rằng dường như những tiền vệ con thoi này đã chuyển thành/ biến thành hậu vệ cánh tham gia tấn công (Attacking full back), họ chạy mọi lúc, phủ khắp mặt sân, và lãnh nhiệm vụ vừa tham gia tấn công vừa phòng ngự hiệu quả hơn bất kì cầu thủ nào trên sân

    Loại thứ hai bị ảnh hưởng đó là, những tiền vệ tự do (wide midfielder) thiếu tốc độ. Cầu thủ có tốc độ có thể dạt cánh và chơi như những tiền vệ cánh (winger) trong sơ đồ 4-3-3 hoặc 4-2-3-1. Tuy nhiên nếu chơi tấn công ở cánh mà thiếu đi tốc độ thì thật khó. Ví dụ cổ điển nhất là David Beckham. Trong sơ đồ 4-2-3-1 anh sẽ chơi ở vị trí nào? Tiền vệ giữ banh (1) hay tiền vệ cánh tấn công (2)? Anh ấy không có khả năng phòng ngự để chơi ở (1) lẫn tốc độ để chơi ở (2). Khi Beckham chuyển tới Milan mùa giải này, không ai biết anh ấy sẽ chơi như nào. Beck cũng có vẻ không thoải mái lắm khi đá dạt biên cánh phải, hay ở trung tâm hàng tiền vệ. Mặc dù được gọi lại vào tuyển Anh, Beckham khó có thể có được vị trí bên cánh phải trong đội hình xuất phát (trong một sơ đồ được gọi là 4-4-2 nhưng thật chất là 4-2-3-1) – chỉ vì không có tốc độ. Dễ hiểu vì sao những Aaron lennon, Theo Walcott, thậm chí là Shaun Wright – Phillips là những thứ tự ưu tiên cho vị trí này.


    David Beckham - chơi được cả 2 vị trí?


    Tương lai bóng đá sẽ như thế nào đây? Khi mà những đội hình không-tiền-đạo đang dần phát triển, chúng ta biết đâu sẽ thấy những đội hình như 4-3-3-0 phủ bỏ vai trò tiền đạo truyền thống. Hoặc đơn giản là chúng ta sẽ thấy nhiều hơn những kiểu đội hình như của Brazil , không thể phân loại và vì thế khó cho hàng thủ đối phương để hiểu và theo kèm ai.


    Lời người dịch:
    - Nguyên văn comment của Roberticus đã khiến cho tác giả viết bài này phải thêm một đoạn chữ nghiêng vào:
    Roberticus on March 9, 2010 at 3:47 am
    I think the box-to-box role has effectively been displaced and transferred…out to the attacking full-backs. After all, they are the hyperactive players whose impulsiveness can be harnessed out wide and without destabilising the structure of the team through the middle. You now even see the likes of Maicon, Ashley Cole, Evra, Alves et al storming diagonally through the centre.. all the advantages of a box-to-box midfielder but without the tactical chaos.
    Tạm dịch: Tôi nghĩ tiền vệ con thoi đã bị thay thế và chuyển hóa… thành những hậu vệ biên tham gia tấn công. Sau hết, họ là những cầu thủ tràn đầy năng lượng có khả năng khai thác ở biên mà không gây mất ổn định cho cấu trúc đội hình ở giữa sân. Bạn có thể thấy những ví dụ như Maicon, Ashley Cole, Evra hay Alves đã gây ra bão táp thế nào khi chơi cắt vào trung lộ… Họ có tất cả những yếu tố của tiền vệ con thoi nhưng lại không gây hỗn loạn cho chiến thuật.

    - Bài viết được viết vào năm 2010 khi Bec chuyển tới Milan theo một hợp đồng cho mượn từ LA Galaxy, mình không muốn thay đổi nguyên văn của bài viết nên vẫn để vậy.

    - Một điều thú vị (hoặc đáng tiếc) là trong bài có đoạn: “Mặc dù được gọi lại vào tuyển Anh, Beckham khó có thể có được vị trí bên cánh phải trong đội hình xuất phát”, khi tác giả viết bài này vào 8/3/2010, anh đang được triệu tập vào đội tuyển Anh, Nhưng đáng tiếc thay, vào một trận đấu gần cuối mùa giải ở Milan, anh gặp chấn thương đứt dây chằng gối phút 88, khiến giấc mơ trở thành cầu thủ Anh đầu tiên tham dự bốn kì WorldCup tan vỡ thành mây khói



    Clip về Beckham




    - Bài này (và những bài trên) mình đều có link dẫn tới những thông tin có liên quan. Nếu bạn nào không tin, hoặc chưa hiểu, hoặc muốn tìm hiểu thêm chỉ cần di chuột vào chữ có gạch chân màu xanh và click để đi tới liên kết.


    Hết phần 5

    Còn tiếp...

    Lần sửa bài viết gần nhất bởi phat123ma : 23-11-2012 vào lúc 12:30 AM

  6. #6
    Ngày tham gia
    26 Oct 2011
    Đến từ
    TPHCM
    Số bài viết
    1,209
    Phần 6: ‘Cái chết’ của những ‘thợ săn’ (poacher)



    Nếu bạn có thể quay ngược thời gian trở về thời kì giữa những năm 90 và hỏi 100 tín đồ túc cầu giáo rằng ai là người dứt điểm tốt nhất ở Premiership, bạn sẽ nhận được phần lớn câu trả lời là ‘Robbie Fowler’. Anh ấy không cao, anh ấy không nhanh, anh ấy không mạnh mẽ và anh ấy cũng không lưu động, nhưng khi bạn đưa banh cho Robbie, anh ấy sẽ cho nó vào lưới – nỗi khiếp sợ của hàng thủ đối phương.


    Robbie Fowler khi còn chơi cho Liverpool

    Nhưng ngày nay khi nhìn vào Premiership, thật khó để xác định những cầu thủ giống như Robbie chơi ở đẳng cấp cao. Có một số cầu thủ là cây săn bàn tuyệt vời, nhưng không ai thiếu cả tốc độ lẫn kĩ thuật như Fowler. Những tiền đạo được miêu tả là ‘dứt điểm hoàn hảo’ thì vẫn có tốc độ, như Fernando Torres, Jermain Defoe hay Darren Bent. Những người còn lại thì sút toàn ‘ra ngoài và ra ngoài’ như Bobby Jamora hay Emily Heskey, nhưng bù lại họ có khả năng cầm bóng tốt. Đơn giản bây giờ chỉ là kẻ săn bàn không là chưa đủ, bạn còn phải đóng góp vào lối chơi chung cho cả đội.

    Thật không thể tin nổi khi Fowler mới chỉ 34 tuổi – ngang với David Beckham. Bekham vẫn còn giữ được vị trí của anh ở tuyển Anh (xem phần lời ND cuối bài trước), trong khi Fowler đang mài quần trên băng ghế dự bị của North Queensland Fury giải Australian A – League. Thể lực là một phần khiến cho anh ấy đi xuống, nhưng sự thật là anh ấy bị bỏ rơi bởi tốc độ, di chuyển và lối chơi thông minh của bóng đá hiện đại. Sự nghiệp chơi bóng đỉnh cao của cầu thủ này đã kết thúc khi anh mới khoảng 27, lúc kí hợp đồng cho Manchester City của Kevin Keegan năm 2003. Liệu Michael Owen, người thường xuyên chấn thương với một ít tốc độ, là một câu chuyện tương tự? Có thể, mặc dù Owen đã cố gắng thay đổi nhiều, trở thành một dạng cầu thủ toàn diện hơn để hòa nhập.

    Mặc dù rất nổi tiếng, nhưng bạn sẽ rất hiếm khi nghe những tài năng trẻ được mô tả là một ‘Robbie Fowler’ mới. Cái mác này được gán cho Eduardo khi anh ấy kí hợp đồng với Arsenal, một tiền đạo vô danh với cái chân trái ma thuật và một kỉ lục ghi bàn đáng nể, tuy nhiên Eduardo thì hoàn thiện hơn thế, và thường chơi vị trí tiền đạo cánh trái trong sơ đồ 4-3-3, điều mà Fowler có lẽ không bao giờ làm được.

    Nếu được chọn một cầu thủ trong Premiership đơn thuần là một ‘kẻ kết liễu’ (finisher), có thể Tim Cahill của Everton là phù hợp nhất, tuy nhiên anh ấy lại là một tiền vệ (không phải tiền đạo), người thường hay xâm nhập vòng cấm địa đối phương.



    Ruud Van Nistelrooy

    Ngay cả Ruud Van Nistelrooy, một thợ săn kiểu cổ điển và tốp 3 cây săn bàn hiệu quả nhất mọi thời đại ở giải ngoại hạng (xem bảng số 2), vẫn bị đào thải khỏi Manchester United một cách không thương tiếc; chỉ vì anh ấy không phải là một mẫu tiền đạo toàn diện có thể đóng góp cho đội bóng. Kỉ lục ghi bàn của Nistelrooy là tuyệt vời không có gì bàn cãi – 150 bàn/ 219 trận, tuy nhiên những thông số quan trọng lại thể hiện màn trình diễn của cả đội.


    Manchester United vô địch giải ngoại hạng 3 lần liên tục trước khi anh ấy đến, và lại vô địch 3 lần nữa liên tục sau khi anh ấy đi. Nhưng khi anh ấy thi đấu cho đội? MU chỉ vô địch 1 lần duy nhất (2002 - 2003).

    Mẫu tiền đạo mà chúng ta biết như kiểu của Ruud đã chết.


    Lời ND:

    - Năm 2011 Robbie Fowler đã chuyển về thi đấu cho đất nước láng giềng chúng ta, Thái Lan đội Muang Thong United với số tiền 20 triệu baht (~660k $)
    - Thông tin về David Bekham được dự tuyển Anh đã được đề cập ở bài trước
    - Khi xem bảng tốp 3 cây săn bàn hiệu quả nhất mọi thời đại ở Premiership, mọi người cũng có thể tham khảo thêm tốp 100 cầu thủ ghi bàn nhiều nhất Premiership (bảng 1). Lưu ý khi xem bảng 2 cột đầu là thông số trận/bàn thắng chứ không phải bàn thắng/trận giống như FM.
    - Nistelrooy gia nhập Mu mùa giải 2001-2002 và đầu quân cho Real Madrid mùa 2006-2007, những gì tác giả viết là hoàn toàn đúng.
    - Ngày 14/5/2012 vừa qua, Ruud Van Nistelrooy đã tuyên bố giã từ sự nghiệp, sau khi giúp Malaga lần đầu tham dự Champion League nhờ vị trí thứ 4 tại La Liga, bỏ lại sau lưng một sự nghiệp hoành tráng


    Nistelrooy’s top 20 goals



    Hết phần 6
    Còn tiếp...

    Lần sửa bài viết gần nhất bởi phat123ma : 16-05-2012 vào lúc 02:07 PM

  7. #7
    Ngày tham gia
    26 Oct 2011
    Đến từ
    TPHCM
    Số bài viết
    1,209
    Phần 7: Luân chuyển đội hình


    Mặc dù phần này không liên hệ trực tiếp tới chiến thuật trên sân, nhưng khái niệm luân phiên đội hình đã trở nên bắt buộc đối với tất cả các CLB hàng đầu Châu Âu, và có ảnh hưởng lớn tới sự lựa chọn đội hình của các HLV.


    Mùa giải 1980/81, Aston Villa giành chức vô địch Ngoại Hạng Anh, lần đầu tiên trong lịch sử sau 71 năm chờ đợi. Điểm nhấn đáng chú ý nhất của họ không phải là tổng điểm đạt được, cũng không phải “số bàn thắng ghi được” hay “số bàn để lọt lưới” mà là số cầu thủ họ dùng trong mùa giải. Trong cả thảy 42 trận đấu, họ chỉ dùng đúng 14 cầu thủ - con số này nếu ở thời điểm hiện tại là số cầu thủ ra sân trong một trận đấu của bất kì đội bóng ở Premiership. Bremner, Cowans, Deacy, Evans, Geddis, Gibson, McNaught, Morley, Mortimer, Rimmer, Shaw, Swains, Williams, With – bạn có thể đếm. Đúng 14 người. 7 trong số này thi đấu đủ 42 trận.


    Bạn nghĩ Sir Alex Ferguson dùng bao nhiêu cầu thủ để Manchester United vô địch mùa vừa rồi (2008/09)? Hãy đoán và trả lời ở phía dưới xem?

    Thực vậy, Ferguson đã cách mạng hóa đội hình cho hai giải đấu lớn khác nhau ở hai mùa giải mà United vô địch Champion league. Mùa 1998/99, United là đội bóng đầu tiên có 4 tiền đạo xứng đáng có tên trong đội hình xuất phát – Dwight Yorke và Andy Cole là một cặp trời sinh, nhưng Teddy Sheringham và Ole Gunnar Solskjaer lại được đánh giá cao hơn, điều này đồng nghĩa với việc Ferguson có thể cho nghỉ ngơi những tiền đạo chính của mình mà không làm mất đi chất lượng hàng công. Ngay cả trận đá lại bán kết FA Cup trước Arsenal ở Villa Park, Ferguson tự tin đến mức cho nghỉ cả những ngôi sao của mình – Andy Cole không được cho vào sân, với Paul Scholes, Dwight Yorke và Ryan Giggs – những người có thể vào sân để ghi bàn thắng đó – tất cả đều ngồi dự bị.

    Khái niệm này đã tạo nên một âm vang trong kỉ nguyên bóng đá tiếp theo, tuy nhiên, sau khi họ vô địch cả Champion league và Premiership mùa 2007/08, United đã làm người ta nhớ đến vấn đề này một lần nữa. Thật ngạc nhiên, họ không dùng một đội hình bất di bất dịch suốt cả mùa giải – vì thế, không có đội hình ra sân gồm 11 cầu thủ (first choice XI) nào được công bố, và họ vẫn có thể vô địch 2 giải đấu quan trọng bật nhất.

    Một đội bóng tương tự là Barcelona của Pep Guardiola. Mùa giải này, họ cũng không ra sân với một đội hình giống nhau ở các trận đấu. Guardiola chỉ lên danh sách giống nhau đúng 2 lần trong mùa giải này. Rafa Benitez bị nhận những lời trỉ trích liên miên ở Liverpool vì luân chuyển những cầu thủ của mình, nhưng thực tế không phải vì lí do đó – mà là do đội hình họ thiếu chiều sâu và thiếu chất lượng khi Gerrard và Torres không ra sân, thế nên việc luân phiên đội hình không đạt hiệu quả




    Thế vì sao mà việc thay đổi đội hình liên tục lại trở nên sống còn đến vậy?

    Đầu tiên, việc cúp C1 mở rộng quy mô đồng nghĩa với việc những đội bóng lớn phải đá nhiều trận hơn, chắc chắn sẽ gây mỏi mệt đối với các cầu thủ, đồng nghĩa với việc bạn không thể cho ra sân một đội hình y xì từ trận này sang trận khác. (Thật vậy, mùa giải mà Villa vô địch với 14 cầu thủ, họ tiếp tục giành được chiếc cúp C1, nhưng lại gây tổn thất khá lớn cho giải quốc nội, khi họ kết thúc mùa giải tiếp theo ở vị trí … 11). Nếu bạn muốn thi đấu ở nhiều mặt trận khác nhau, bạn sẽ phải đối mặt với khoảng 60 trận đấu một mùa, đó gần như là không thể ngoại trừ những cầu thủ thể lực tuyệt vời nhất trình diễn hết sức có thể ở hầu hết những trận đấu.

    Nguyên nhân chính, hẳn nhiên rồi, đó là sự gia tăng tốc độ và áp lực ở những trận cầu, đòi hỏi ở cầu thủ nhiều điều hơn. Mặc dù vẫn có quan niệm sai lệch cho rằng cứ để cầu thủ nghỉ thì sẽ hết “mệt”. Mệt ở đây chưa hẳn là từ chính xác nhất, mệt hàm chứa ý nghĩa rằng một cầu thủ không thật sự khỏe mạnh, hoặc nói cách khác là họ không thể chơi hết 90’ trên sân. Thật ra ý nghĩa đúng nhất là cầu thủ đó không thể chơi 100% sức mạnh của mình cho mỗi trận đấu. Tốt hơn nhiều nếu có 2 cầu thủ có thể thay thế nhau, và thể hiện được 100% khả năng của mình mỗi lần họ ra sân. Hơn là chỉ có một cầu thủ chơi tất cả các phút trên sân ở tất cả trận đấu nhưng hiệu suất của anh ta chỉ đạt được 70%.

    Theo Rui Fara, HLV thể lực tin cẩn của Mourinho (bên trái), giải thích:


    HLV Jose Mourinho và Fitness coach Rui Fara

    “Để thực hiện việc luân chuyển cầu thủ, bạn cần nghĩ đến hai hoặc ba trận đấu sắp tới cùng một lúc. Bình thường bạn thay ba cầu thủ, bốn là tối đa, mà không làm thay đổi cấu trúc và sự cân bằng của đội bóng. Hậu vệ trái cho hậu vệ trái, tiền vệ phải cho tiền vệ phải. Vấn đề được đặt ra là bạn phải hiểu rõ đội bóng của mình cần gì và cầu thủ đó chơi như thế nào ở thời điểm hiện tại”
    Một lý do khác khiến bạn phải thay thế đội hình là các cầu thủ ngày nay bị chấn thương thường xuyên hơn. Bởi vì họ càng ngày càng sung sức. Nghe thì có vẻ nghịch lý – tuy nhiên nếu so sánh sự giống nhau với giải đua xe công thức 1, nơi có khoảng một phần tư số xe bị hỏng mỗi giải Grand Prix – mỗi giải có quãng đường dài đến 200 dặm. Tưởng tượng nếu bạn lái một chiếc Ford Focus đi Birmingham đến Luân Đôn 20 lần và nó bị hỏng 5 lần, bạn chắc chắn sẽ rất không hài lòng. Nhưng cũng giống như việc làm ra một chiếc F1 đi nhanh như vậy thì bạn phải trả giá bằng sự thiếu an toàn của nó, thì việc nhạy cảm với chấn thương là cái giá phải trả cho những cầu thủ quá sung sức. Mick McCarthy bị chỉ trích nặng nề vì bê y xì đội hình dự bị vào để đá với Manchester United hồi tháng 12, nhưng ông ấy hẳn có lý do riêng:

    “Tôi đọc một bài viết của Carlo Ancelotti nói rằng khả năng để có một cầu thủ chấn thương trong một trận đấu là 10%, và nó sẽ tăng lên 30 đến 40% nếu có 2 trận đấu căng thẳng liên tiếp trong 3 hoặc 4 ngày. Tôi tin điều đó, vì nó xuất phát từ phòng nghiên cứu trung tâm Milan do AC Milan thành lập.”

    Luân phiên đội hình vẫn chưa được hoàn toàn chấp nhận bởi các CĐV, và chắc chắn không được lòng xu hướng của báo giới. Khi một cái tên đình đám được đưa về mà vị trí ấy đã có đầy đủ, một vấn đề nảy sinh là: “anh ấy sẽ đá ở đâu”, mà quên mất sự thật là, khái niệm “đội hình chính thức” (first team) không còn quan trọng như hồi đầu nữa, giống như Manchester United và Barcelona đã thể hiện. Tương tự vậy, các BLV thường thông báo đội hình xuất phát bằng câu “hôm nay United có 4 sự thay đổi…” trước khi nói những thay đổi đó là gì và chuyển sang đội đối phương luôn, họ cho rằng chúng ta biết được đội hình thi đấu trận trước đó rồi.

    Vì vậy, một hệ thống luân phiên đội hình tốt là một phần không thể thiếu cho bất kì đội bóng hiện đại đỉnh cao nào.

    Câu trả lời cho vụ Manchester United là – không thể tin được – 33 cầu thủ, hơn gấp đôi so với Villa mùa 80/81. Anderson, Berbatov, Brown, Campbell, Carrick, Da Silva, De Laet, Eckersley, Evans, Evra, Ferdinand, Fletcher, Foster, Gibson, Giggs, Hargreaves, Ji-Sung, Kuszczak, Macheda, Manucho, Martin, Nani, Neville, O’Shea, Possebon, Ronaldo, Rooney, Scholes, Tevez, Tosic, Van Der Sar, Vidic and Welbeck đều được ra sân. Trong khi Villa có 7 cầu thủ chơi tất cả các trận đấu, United không có một ai. United đá 38 trận giải ngoại hạng, chỉ mình Ronaldo và Vidic là nằm trong đội hình xuất phát 30 trận.


    Lời người dịch:

    - Trận đá lại bán kết FA cup năm 1999 trong phần trên là một trong năm trận đấu kinh điển giữa Arsenal và Manchester United (theo the Telegraph)

    Video trận đấu:



    "Trận bán kết đá lại cuối cùng trong lịch sử FA cup diễn ra vô cùng kịch tính. Peter Schmeichel cứu thua cho MU quả Penalty của Bergkamp ở những phút cuối thời gian thi đấu chính thức, trước đó thì cầu thủ người Hà Lan và David Beckham đã ghi cho mỗi bên 1 bàn. Ryan Giggs vào sân trong hiệp phụ và ghi một bàn thắng tuyệt vời đưa MU vào lịch sử khi lập cú ăn ba."

    - Lưu ý là trước đó United bị mất Roykean sau khi anh nhận thẻ đỏ.


    Dwight Yorke and Andy Cole, một cặp trời sinh:



    Hết phần 7.
    Còn tiếp...

    Lần sửa bài viết gần nhất bởi phat123ma : 23-11-2012 vào lúc 12:35 AM

  8. #8
    Ngày tham gia
    26 Oct 2011
    Đến từ
    TPHCM
    Số bài viết
    1,209
    Phần 8: Tốc độ


    Không có gì phải giải thích nhiều về thuật ngữ này – tựa đề đã nói lên tất cả. Tốc độ từ 10 năm trở lại đây đã trở thành một trong những yếu tố tối quan trọng mà những cầu thủ trẻ cần có.


    Lý do đơn giản chỉ là vì ngày càng nhiều những đội bóng chơi phòng ngự phản công. Ý tưởng phản công nhanh không phải là một phát minh mới – từ thời Herbert Chapman của Arsenal năm 1930. Người ta tin rằng một đội bóng có thể tấn công quá lâu, và điều đó hoàn toàn có lợi: khi kéo cầu thủ đội bạn chơi trên phần sân của mình, bạn sẽ tạo ra được nhiều khoảng trống cho tiền đạo khai thác. Tuy nhiên ở bóng đá hiện đại – khi mà các cầu thủ ngày càng giàu chất kĩ thuật, sân bóng rộng rãi để triển khai những đường chuyền, và các hậu vệ buộc phải phạm lỗi nhiều hơn – đã dẫn đến khái niệm phản công nhanh trở thành một nhân tố cốt yếu của bất kì đội bóng đỉnh cao Châu Âu nào, và tốc độ nghiễm nhiên đóng vai trò chìa khóa.


    Theo Walcott trong màu áo Arsenal


    Arsenal 70 năm sau cũng cho một cái nhìn so sánh tốt. Ta có Theo WalcottSebastian Larsson (cùng chơi cho Arsenal, Larsson đá từ mùa 2001 – 2004), ai là người giỏi hơn? Walcott là một chuyên gia rê dắt, trong khi Larsson lại có những đường chuyền cực kì thông minh. Tuy nhiên khi mà Theo Walcott có thể tăng tốc 100m chỉ tốn 11s thì Larsson lại khá chậm chạp (so với mặt bằng chung của giải đấu), Walcott đã được trao cơ hội để chứng tỏ mình xứng đáng một vị trí chính thức suốt 4 năm liền (đến nay đã là 6 năm) thì Larsson đã bị đào thải chỉ sau 3 mùa bóng. Theo lí giải của HLV Arsenal thì bởi vì việc thiếu một chút tốc độ của Larsson đã khiến anh không hoạt động ăn ý với chiến thuật của họ.

    Nếu bỏ qua vấn đề về tốc độ, không có gì quá khác biệt khi so sánh 2 cầu thủ này. Thực lòng mà nói, Walcott chủ yếu dựa vào tốc độ của mình nhiều giống như bất cứ cầu thủ nào chơi ở Premiership ngày nay – Pete Gill bình luận trên trang Football365 ở trận Arsenal thua Chelsea 0 – 3 (có lẽ hơi quá cay nghiệt) rằng: “Thật không thể tin nổi khi những cầu thủ tầm cỡ như Theo Walcott lại có quá ít tài năng như vậy. Nếu không có tốc độ của mình thì anh ấy không bao giờ trở thành cầu thủ chuyên nghiệp được. Anh ấy không có thứ gì khác”. Cha của Walcott thì lịch sự hơn,cho rằng “tốc độ là thứ vũ khí lợi hại nhất của nó so với những cầu thủ khác”.

    Tuy nhiên không vì vậy mà bạn được bỏ qua vấn đề tốc độ, đây là lí do vì sao Larsson đang chơi cho một CLB ở giữa BXH còn Walcott vẫn đang thi đấu ở một trong những CLB hàng đầu nước Anh.


    Một câu hỏi nho nhỏ liên quan đến chủ đề trên. Ở mùa giải 2003/2004, Arsenal đã thực hiện một bài mini test ở đầu mùa cho từng cầu thủ của họ. Tất cả phải tăng tốc trong một quãng đường dài 60m trong thời gian nhanh nhất có thể. Và vị trí thứ nhất thuộc về Thierry Henry, thứ hai là Jermaine Pennant. Thế nhưng ai ở vị trí thứ 3? Mười lựa chọn cho bạn: Dennis Bergkamp, Gael Clichy, Ashley Cole, Edu, Gilberto Silva, Lauren, Freddie Ljungberg, Robert Pires, Patrick Vieira, Sylvain Wiltord

    Hãy xem tốc độ có lợi thế như thế nào trong những trận cầu nhé:








    Câu trả lời cho câu hỏi trên là – thật bất ngờ phải không – Dennis Bergkamp.

    Hết phần 8
    Còn tiếp…

    Lần sửa bài viết gần nhất bởi phat123ma : 23-11-2012 vào lúc 12:39 AM

  9. #9
    Ngày tham gia
    26 Oct 2011
    Đến từ
    TPHCM
    Số bài viết
    1,209
    Phần 9: Những cầu thủ tấn công đa năng

    Các cầu thủ tấn công nối tiếng giai đoạn nửa sau những năm 1990 rất dễ dàng xác định được vị trí của họ. Gabriel Batisuta, George Weah và Ronaldo là những tiền đạo cắm; Zinedine Zidane và Manuel Rui Costa là tiền vệ kiến tạo trung tâm. Luis Figo, Ryan Giggs hay Marc Overmars là những tiền vệ cánh. Còn ngày nay, ngay cả những cầu thủ nổi tiếng nhất vẫn khó có thể xác định được vị trí thực sự của họ là gì? Cristiano Ronaldo là một tiền vệ cánh chính gốc, nhưng giờ đây anh liên tục được đẩy lên cao, Lionel Messi khởi đầu là một tiền vệ kiến thiết, sau được nhiều người biết đến khi chuyển sang vị trí tiền đạo cánh, giờ thì anh lại được đá cao nhất trên hàng công. Có lẽ không một ai khẳng định được vị trí của Wayne Rooney – hỗ trợ đằng sau một tiền đạo? Hay đá cắm? Hay một tiền đạo dạt cánh để theo kèm hậu vệ cánh đối phương? Dĩ nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ - Zlatan Ibrahimovic, Fernando Torres là những tiền đạo không thể chối cãi, tuy nhiên nó không thể phủ nhận sự thật rằng rất nhiều cầu thủ đỉnh cao không có một “vị trí sở trường” nào thực thụ.


    Lionel Messi - trequartista/đá cánh /tiền đạo



    Có năm lý do dẫn đến kết quả trên:

    Đầu tiên, đa số các đội ở Châu Âu đã thay đổi chiến thuật, từ 4-4-2 sang 4-5-1, hoặc 4-3-3, 4-2-3-1. Điều này đồng nghĩa với việc các mẫu tiền vệ cánh kiểu cũ như David Beckham bị suy giảm, và sự gia tăng của các cầu thủ dạt cánh có thể đá trên cao (tiền đạo cánh) – họ phải có tốc độ, kỹ thuật cũng như khả năng dứt điểm. Cùng lúc đó, các tiền đạo trung tâm bắt buộc phải nhanh nhẹn và xử lý bóng tốt (vì tốc độ của những trận đấu đã tăng lên đáng kể so với lúc trước – xem thêm phần 8 ), dẫn tới việc không tránh khỏi sự trùng lặp và tương tự nhau của hai loại tiền đạo trên (cũng vì lẽ trên mà cả Thierry Henry hay Andriy Arshavin có thể chơi thoải mái ở vị trí tiền đạo cắm hay cánh, nhưng không thể đá cánh trong sơ đồ 4-4-2). Có một cách giải thích đơn giản hơn, đó là bóng đá hiện đại ngày nay chia sân ra làm 4 khu vực (4-2-3-1), thay vì 3 như hồi xưa (4-4-2), cho nên khoảng cách giữa các tiền đạo với các cầu thủ dạt cánh trở nên nhỏ hơn (và vì thế dễ dẫn đến sự giống nhau) - xem thêm phần 5


    Cristiano Ronaldo - đá cánh/ tiền đạo


    Thứ hai, sự trỗi dậy của việc xoay vòng đội hình (phần 7 – đọc ở đây). Khi mà chiều sâu và chất lượng của những đội bóng hàng đầu ngày càng được cải thiện to lớn trong vòng mười năm qua thì luân chuyển đội hình không còn là một câu hỏi nữa mà là một điều phải làm. Vì thế nên, một phép tính đơn giản cũng có thể chỉ ra rằng, nếu bạn có bốn tiền đạo tranh chấp cho 3 suất đá công, bạn cần ít nhất một (hoặc hơn) cầu thủ có khả năng đá nhiều vị trí, bằng không bạn buộc lòng phải loại một người ra khỏi chiến thuật xoay vòng đó, và cho anh ta đá tất cả các trận. Và vì thế những cầu thủ dạng như Ronaldo, có thể chơi ở những vị trí khác nhau, là một điều sống còn cho đội bóng, chứ ko đơn thuần là cần thiết nữa.

    Thứ ba, bóng đá hiện đại nêu bật sự cần thiết của việc chạy chỗ không bóng (phần 4 – đọc ở đây). Chạy chỗ thông minh giúp bạn phá giải được hàng phòng ngự của đối phương. Điều này đồng nghĩa với việc (a) Cầu thủ sẽ phải dứt điểm ở nhiều vị trí khác nhau so với vị trí ban đầu mà HLV sắp bạn ra sân và sau đó quay lại chỗ cũ cùng với (b) khi việc này được lặp đi lặp lại một thời gian dài, cầu thủ ấy sẽ có khả năng đá được nhiều vị trí.

    Thứ tư, sử dụng các cầu thủ chơi tấn công ở nhiều vị trí khác nhau “là” chiến thuật của bóng đá hiện đại. Khi mà hầu hết các đội bóng lớn ở Châu Âu đều sử dụng 4 hậu vệ và (ít nhất) là hai tiền vệ trung tâm, rất hiếm gặp những đội dùng hàng thủ 3 người (phần 3) , thì buộc lòng HLV phải sử dụng những cầu thủ tấn công của mình ở các vị trí khác nhau để khắc chế đối phương và gây bất ngờ cho họ.


    Wayne Rooney - tiền đạo/ hộ công/ đá cánh


    Và cuối cùng, công tác huấn luyện vị trí chiến thuật cho đội trẻ ngày càng được nâng cao, đặc biệt là nước ngoài (tác giả ở Anh). Những cầu thủ người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha hay Hà Lan là một trong số các nước thích nghi với đội hình 4-2-3-1 hay 4-3-3. Trong khi ở Anh người ta chỉ dạy cầu thủ chơi theo đội hình 4-4-2 hoặc 4-4-2 có tiền đạo cắm, điều này đồng nghĩa với việc các CLB nước ngoài huấn luyện cho cầu thủ trẻ của mình càng đa năng càng tốt. Như Mourinho cũng từng nói “Tôi không tin nổi là ở Anh người ta không dạy cho các cầu thủ trẻ biết cách chơi ở nhiều vị trí. Với họ, cầu thủ chỉ cần biết chơi một vị trí và chơi ở vị trí đó. Với tôi, tiền đạo không đơn thuần là một tiền đạo. Anh ấy phải biết di chuyển, phải biết tạt, và là người biết chơi cả ở 4-4-2 hoặc 3-5-2, khi mà 2 chiến thuật ấy khác nhau hoàn toàn”.

    Dĩ nhiên, việc các cầu thủ tấn công chơi đa năng không phải là một phát kiến gì mới mẻ - Bobby Charlton, lấy ví dụ, đã chơi ở rất nhiều vị trí trong suốt sự nghiệp của mình. Tuy nhiên ngày nay, chơi đa năng là yếu tố quyết định. Những năm 1990, không phải ngạc nhiên khi thấy một số cầu thủ chơi thoải mái ở vị trí khác mặc dù có một chút đau lòng, đặc biệt ở cấp độ quốc gia như Paul Merson hay Enrico Chiesa, khoảng 10 năm trước khi tới giai đoạn vinh quang của họ

    Hết phần 9
    Còn tiếp...
    Series chiến thuật đã trở lại :yeah2: Chỉ còn một phần cuối trong 10 thay đổi của chiến thuật thế kỉ 21. Cùng chờ xem nhé Cám ơn các bạn đã quan tâm theo dõi

    Lần sửa bài viết gần nhất bởi phat123ma : 23-11-2012 vào lúc 12:45 AM

  10. #10
    Ngày tham gia
    26 Oct 2011
    Đến từ
    TPHCM
    Số bài viết
    1,209
    Phần 10: Những hậu vệ cánh tham gia tấn công


    Những năm 2000 người ta thấy trong đội hình của tuyển Anh ở các trận đấu đầu tiên là sự xuất hiện của cặp đôi nhà Neville ở vị trí hậu vệ cánh. 10 năm sau, cũng ở vị trí hậu vệ cánh này là cặp đôi Ashley Cole và Glen Johnson. Sự chuyển giao của hai thế hệ đó – từ một bên là thiện chiến và chắc chắn sang một bên là tốc độ, có khả năng tấn công – không thể không đc nhắc đến.


    Thật khó để xác định chính xác từ khi nào mà các hậu vệ cánh tham gia tấn công lại quan trọng đến vậy. Tuy nhiên lí do mà họ trở nên sống còn thì rất dễ biết, vì họ là cầu thủ duy nhất trên sân thường xuyên có nhiều khoảng trống. Nếu 4-4-2 đối đầu 4-4-2, chạy cánh kèm chạy cánh, hậu vệ cánh là những cầu thủ còn lại có khoảng trống trước mặt để dâng cao (hình dưới) đồng nghĩa với việc họ sẽ nhận được nhiều bóng nhất trong số các cầu thủ trên sân. Cũng vì vậy mà thông số các trận đấu thường chỉ ra rằng các cầu thủ đá vị trí này di chuyển nhiều nhất trên sân.





    Điều này cơ hồ xuất phát từ đội hình Arsenal dưới thời HLV Wenger thời kì đầu của thập kỉ này. Được thừa hưởng hai hậu vệ cánh “kiểu cũ” Lee Dixon và Nigel Winterburn, ông Wenger đã mạnh tay thay hai cầu thủ này bằng hai cầu thủ khác thậm chí… không biết chơi phòng thủ. Ashley Cole là một tiền đạo hứa hẹn của đội trẻ Arsenal, trong khi Laurent gây ấn tượng cho Mallorca khi chơi vị trí tiền vệ cầm bóng. Ông Wenger đã tính toán rất kĩ khi quyết định đưa hai cầu thủ có khả năng tấn công xuống chơi vị trí hậu vệ cánh, chứng tỏ các kĩ năng chơi bóng là cần thiết thế nào khi đá ở vị trí này. Điều tương tự đã diễn ra ở khắp Châu Âu. Gianluca Zambrotta, một tiền vệ cánh (phải) trẻ đầy tài năng ở Bari và Juventus, đã được chuyển sang chơi hậu vệ cánh trái bởi Marcello Lippi, và trở thành một trong những hậu vệ cánh hay nhất trên thế giới.

    Jonathan Wilson, một cây bút lừng danh chuyên viết về chiến thuật bóng đá, giờ đã tin rằng hậu vệ cánh là một trong những cầu thủ quan trọng nhất trong đội.

    Nhưng mọi chuyện đã tiến triển phức tạp hơn thế nhiều lần. Tiền vệ cánh bây giờ chủ yếu được xếp ra sân để ngăn chặn những pha lên bóng của các hậu vệ cánh – Sir Alex Ferguson là người làm việc này tốt hơn thảy. Wayne Rooney và Park Ji Sung chơi tốt nhất khi được xếp đá ở đây, trong khi Antonio Valencia cũng là một lựa chọn không tồi.

    Không theo kèm họ - những hậu vệ biên - đồng nghĩa với tự sát – Tottenham đã đầu hàng Arsenal tại sân Emirates chỉ vì họ chơi mà không có một tiền vệ cánh trái, tạo khoảng trống cho Bacary Sagna kiến tạo 2 bàn thắng. Trong khi Arsenal lại mắc lỗi lầm tương tự khi đối đầu với Chelsea, bỏ hở Ashley Cole, và hai quả tạt trong 3 phút đã đưa đến hai bàn thắng cực kì quan trọng cho The Blues.

    Triều đại của các hậu vệ cánh “tấn công” này sẽ kéo dài bao lâu – khi mà ngày càng nhiều đội bóng sắp những cầu thủ sáng tạo nhất, nguy hiểm nhất của mình đá trên cao phía bên cánh (Ronaldo, Messi, Andrey Arshavin, Ronaldinho), có lẽ các hậu vệ cánh cần phải “biết” phòng thủ hơn. Chả bù với những năm 2000, khi mà các cầu thủ dạt cánh khá khan hiếm và người ta sử dụng nhiều hơn những tiền vệ kiến thiết trung tâm.

    Nói gì thì nói, những năm 2000 đánh dấu sự thay đổi vai trò to lớn của các hậu vệ cánh. Và cầu thủ tiêu biểu nhất có thể lấy ví dụ là Maicon của Inter – một hậu vệ phải đầy tài năng của cái nôi đã sản sinh ra những Carlos Alberto hay Cafu. Đây là một ví dụ ở trận derby thành Milan đầu tiên của anh.



    Chúng ta hãy cùng xem sự lợi hại của Maicon trong tình huống này nhé




    Hết


    Rất cám ơn các bạn đã theo dõi và đánh giá bài viết này Có gì góp ý các bạn hãy để lại cm bên dưới nhé Thời gian tới mình sẽ triển khai kế hoạch "Kết hợp chiến thuật ngoài đời và trong FM" để các bạn cùng chia sẻ kinh nghiệm cầm quân của mình, những gì bạn đã áp dụng được khi đọc các bài phân tích của các tác giả trên nhé Hi vọng được mọi người giúp đỡ

    P/S: thành thật xin lỗi một số bạn vì phải del post của bạn để lấy #10 cho bài viết liền mạch và mọi người dễ đọc các bạn vui lòng góp ý kiến lại bên dưới nhé mình hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp, khen chê


    Lần sửa bài viết gần nhất bởi phat123ma : 22-11-2012 vào lúc 11:51 PM

Qui định gửi bài

  • Bạn không thể lập chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi bài phản hồi
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết
  •