Share game FM24 (PC)

Trang thứ 5 trong tổng số 144 trang Trang đầuTrang đầu ... 345671555105 ... Trang cuốiTrang cuối
Hiển thị kết quả từ 41 tói 50 trong tổng số 1435
  1. #41
    Ngày tham gia
    09 Dec 2007
    Đến từ
    Hm
    Số bài viết
    2,864
    Sao ko đổi Sissoko lấy Inler nhỉ


  2. #42
    Ngày tham gia
    31 Dec 2007
    Số bài viết
    420
    Thực ra Juve bây giờ để chủ động tìm người thì có lẽ nên tìm nguồn để thanh lý các con hàng Grygera, Grosso, Toni, Salihamidzic, Rinaudo, thậm chí kể cả Pepe.


  3. #43
    Ngày tham gia
    07 Nov 2010
    Số bài viết
    184
    Cảm giác mấy năm nay Juve mua bất kỳ món hàng đắt tiền nào cũng rất nghi ngờ. Tuy nhiên vụ mua Pirlo này cũng được chứ, một tiền vệ như Pirlo nếu sử dụng hợp lý vẫn có thể chơi tốt trong 2 mùa nữa là ít, miễn đừng chấn thương quá nhiều thì Pirlo vẫn là một cầu thủ rất đẳng cấp và kinh nghiệm. Thêm Sanchez và Inler thì quá ổn. Tiếc cho Giovinco khi không có cơ hội chứng tỏ khả năng.


  4. #44
    Ngày tham gia
    09 Dec 2007
    Đến từ
    Hm
    Số bài viết
    2,864
    Pirlo là chuyển nhượng tự do bạn à


  5. #45
    Ngày tham gia
    27 Jul 2010
    Số bài viết
    42
    Mình thấy cần thay physio nữa. Các bác sĩ của Juve làm ăn có vẻ không ra gì..


  6. #46
    Ngày tham gia
    29 Mar 2008
    Số bài viết
    1,180
    Trích dẫn Trích dẫn bài viết của AJ_Shigeki Bài viết
    Thực ra Juve bây giờ để chủ động tìm người thì có lẽ nên tìm nguồn để thanh lý các con hàng Grygera, Grosso, Toni, Salihamidzic, Rinaudo, thậm chí kể cả Pepe.
    Rinaudo, Pepe đều là hàng mượn mà. Không giữ là tống thôi. Ghét ông Grosso nhất, lương cao, ăn hại :daudau:


  7. #47
    Ngày tham gia
    25 Sep 2010
    Đến từ
    Emirates
    Số bài viết
    2,858
    Mượn mà ko phải trả lương ah :daudau:.Mấy tay ăn hại ở juve thì thiếu gì :daudau:.Vấn đề lớn nhất của Juve là chính sách chuyển nhượng.Mua sắm rầm rộ mà toàn ,chất chả thấy đâu :daudau:.Moggi bị án phạt mấy năm nhỉ Lão ấy tái xuất giang hồ thì lại hùng bá như xưa .


  8. #48
    Ngày tham gia
    09 Dec 2007
    Đến từ
    Hm
    Số bài viết
    2,864
    phạt 5 năm thì phải


  9. #49
    Ngày tham gia
    11 Jan 2008
    Đến từ
    nowhere
    Số bài viết
    4,029
    Trích dẫn Trích dẫn bài viết của Wilshere Bài viết
    Mượn mà ko phải trả lương ah :daudau:.Mấy tay ăn hại ở juve thì thiếu gì :daudau:.Vấn đề lớn nhất của Juve là chính sách chuyển nhượng.Mua sắm rầm rộ mà toàn ,chất chả thấy đâu :daudau:.Moggi bị án phạt mấy năm nhỉ Lão ấy tái xuất giang hồ thì lại hùng bá như xưa .
    ko chỉ chuyển nhượng, khả năng dùng người của các HLV juve cũng ví dụ như diego, thằng này trước đó đá hay kinh khủng, trình độ cũng thuộc hàng sao, sang juve xịt luôn :daudau: hoặc amauri, vốn đá cũng ko tồi, hoặc đá cho parma vừa rồi cũng đá hay, về juve xịt luôn :daudau: hoặc giovinco :daudau: v.v...

    ngoài ra còn là vấn đề huấn luyện và bác sĩ, năm nào juve cũng có khủng hoảng chấn thương :daudau:


  10. #50
    Ngày tham gia
    25 Sep 2010
    Đến từ
    Emirates
    Số bài viết
    2,858
    Lọ mọ kiếm được bài báo viết về Moggi.Post lên đây cho ae đọc,ai đọc rồi thì đọc lại
    Luciano Moggi - một ông trùm huyền thoại


    Trong những năm làm việc với Italo Allodi, Moggi đã học được mọi mánh khóe của “sư phụ” để sau này đưa vào sử dụng trong sự nghiệp của chính mình.
    Vào một ngày hè năm 2006, Luciano Moggi tươi tỉnh bước khỏi tòa. Bây giờ ông già 69 tuổi này đã có thể cất đi gánh nặng ngàn cân, bởi dù trước khi xử bị cáo buộc nhiều tội hình sự, song Moggi chỉ nhận một bản án “nhẹ như lông hồng”: không được hoạt động bóng đá trong thời hạn 5 năm. Có hề gì, chẳng phải một tháng trước phiên tòa ấy ông đã từ chức tổng giám đốc của CLB Juventus rồi đó sao? Thế là từ nay ông già có dáng vẻ bệ vệ với cái mũi khoằm, chiếc đầu hói bóng lưỡng, lúc nào cũng thoang thoảng mùi xì gà La Havana thượng hạng đã có thể tận hưởng cuộc đời đầy khoái lạc. Ông có thể nhìn cảnh biển Địa Trung Hải từ ban công ngôi biệt thự trên đồi Posillippo ở Naples, mời bạn bè “cánh hẩu” đến dự tiệc ở ngôi nhà sang trọng tại Turin, còn khi muốn yên tĩnh ông có thể nhấm nháp những cốc vang thượng hạng trên chiếc du thuyền riêng, bỏ neo gần một đảo nhỏ ở Capri. Và trong khi làm những điều ấy, Luciano Moggi – có biệt danh là Luciano “May mắn” (Lucky Luciano) – có thể hồi tưởng lại những cực nhọc của thời trẻ, những thành đạt kể từ khi đặt chân vào thế giới bóng đá, đồng thời suy tính xem mình có thể làm gì khi kết thúc án phạt. Dẫu sao thì 5 năm cũng chẳng dài gì lắm…
    Luciano Moggi còn có biệt danh là Luciano “May mắn”

    Luciano Moggi sinh ra tại Monticiano, một thị trấn nhỏ gần Siena, nằm giữa những ngọn đồi và những vườn nho bạt ngàn của vùng Tuscany. Bỏ học từ khi mới 13 tuổi, Moggi bắt đầu kiếm sống bằng những việc vặt tại một ga xép gần nhà và đến năm 20 tuổi, được giao phụ trách cùng việc bán vé tàu. Cũng như mọi đứa trẻ Ý khác, cậu bé Moggi cũng ưa bóng đá hơn mọi môn thể thao khác. Thậm chí cậu còn lọt vào “mắt xanh” của một tay săn tìm cầu thủ nghiệp dư – vốn là thợ làm bánh mì nhưng được CLB Siena giao trách nhiệm săn tìm tài năng bóng đá trẻ ở vùng Tuscany. Không có tài năng vượt trội trong việc điều khiển quả bóng, Moggi chỉ có một thời gian ngắn thi đấu cho đội bóng địa phương – ở tít hạng C2 của bóng đá Ý. Thế nhưng vào năm 27-28 tuổi, Moggi lại lộ rõ tài năng trong việc đánh giá các cầu thủ trẻ, và được một số CLB Ý – trong đó có cả Juventus – nhờ tìm cầu thủ ở những đội bóng trong vùng. Moggi “sờ” đến đâu là “ra vàng” đến đó, liên tục cung cấp cho các CLB – đặc biệt là Juventus – nhiều cầu thủ có tài mà những tay scout khác chỉ nhìn rồi bĩu môi, lắc đầu.

    Đó là “năng khiếu” mà không phải ai cũng có được, như lời Marco Travaglio – một nhà báo lâu năm ở Ý – phải công nhận: “Moggi không chỉ quan tâm đến khả năng chơi bóng của cầu thủ mà còn tìm hiểu tình hình gia đình cũng như cá tính của cậu ta trước khi quyết định mua hay không.Và khi đã mua một cầu thủ nào rồi thì Moggi luôn cư xử như một ông bố, một người anh của cậu ta. Thế là thành công”. Sau này, khi đã có được một cương vị vững chắc ở Juventus, Moggi về vùng Tuscany để tìm lại người thợ nướng bánh năm xưa – người đã đưa ông vào thế giới bóng đá – để mời ông về làm phụ tá cho mình ở Juventus. Bởi, những nguyên tắc cơ bản và bất di bất dịch trong đời của Luciano “May mắn” là: vòng đời sẽ mãi quay tròn, quay tròn, anh gãi lưng tôi thì sẽ có lúc tôi gãi lưng lại cho anh, và đã một lần là bạn thì sẽ mãi mãi là bạn.

    Tài năng của Moggi được Italo Allodi chú ý. Vào thời hậu chiến ở Ý, giới bóng đá không “sợ” thì cũng phải “nể” Allodi – người được mệnh danh là “siêu HLV” tại Inter Milan vào thời kỳ HLV lừng danh Helenio Herrera 2 lần giúp Inter vô địch cúp C1 châu Âu vào những năm 60. Lúc đó Allodi được xem là “ông trùm” không chỉ của Inter mà còn của cả bóng đá Ý (hệt như Moggi 40 năm sau tại Juventus vậy). Không phải ngẫu nhiên mà các chiến thắng của Inter tại cúp châu Âu được bao phủ bởi những lời đồn là các trọng tài đã nhận tiền của Allodi khi điều khiển các trận bán kết giữa Inter với Borussia Dortmund và Liverpool trước khi đội bóng Ý này tiến thẳng đến các trận CK và chiến thắng. Trong một cuốn sách nói về bóng đá Ý của mình, nhà báo Anh nổi tiếng Brian Glanville đã mô tả Allodi như sau: “Đó là kẻ có nhiều mánh khóe nhơ bẩn nhất mà tôi từng biết. Một kẻ trâng tráo không hề biết thế nào là xấu hổ khi đưa ra những lời nói láo. Hắn đích thị là một tội phạm”. Glanville đưa ra những lời kết án ấy sau khi điều tra một vụ hối lộ bất thành của Juventus nhằm tìm chiến thắng trước Derby County ở bán kết cúp châu Âu năm 1973.

    Con người đã làm khuynh đảo bóng đá Ý

    Lúc đó, Italo Allodi đã chuyển sang Juventus. Và ông cất nhắc Luciano Moggi lên vị trí đứng đầu nhóm chuyên gia săn tìm cầu thủ, đặc biệt là những cầu thủ trẻ có triển vọng. Trước tất cả cường quốc bóng đá ở châu Âu, từ đầu những năm 70 bóng đá Ý đã hình thành một “thượng tầng kiến trúc” với những cầu thủ siêu sao, những nhà điều hành bóng đá có quyền lực vô biên, những nhà môi giới cầu thủ có thể quyết định bất chấp ý muốn của cầu thủ cùng những trọng tài có thể “đổi trắng thay đen” các tình huống trong sân để có được một kết quả làm hài lòng các “ông trùm”… Và trong môi trường bóng đá như thế, những người như Italo Allodi đã phát huy mọi sở trường của mình, còn những kẻ “học việc” như Luciano Moggi đã tìm được đất sống và phát triển.

    Trong những năm làm việc với Italo Allodi, Moggi đã học được mọi mánh khóe của “sư phụ” để sau này đưa vào sử dụng trong sự nghiệp của chính mình. Tất nhiên là có những điều chỉnh nhất định cho “hay” hơn, “độc” hơn, “hiệu quả” hơn để phù hợp với tốc độ tiến bộ như tên lửa của bóng đá hiện đại.

    Năm 1975, Luciano Moggi chia tay Juventus để đến AS Roma. Tại đây, Luciano “May mắn” có đủ điều kiện để thi thố mọi tài năng với hy vọng sẽ đưa AS Roma lên một tầm cao mới, xứng đáng là niềm tự hào của bóng đá thủ đô.

    Trong 12 năm trị vì tại Juventus, Moggi đã thay đổi tính cách của mình theo từng giai đoạn mà ông thấy thích hợp nhất để phục vụ quyền lợi của CLB, và tất nhiên của cá nhân ông. Từ Juventus, ông lập ra một đế chế của riêng mình...

    Kỳ 2: Bước vào thế giới quyền lực

    Đến với AS Roma, Moggi như cá gặp nước khi ông tận dụng mọi cơ hội để phát huy sở trường của mình. Ông nhanh chóng làm thân với các cầu thủ, xây dựng một hệ thống săn tìm tài năng trên khắp nước Ý và tạo lập mối quan hệ rộng rãi trong giới bóng đá ở Rome. Đó là bước một, và khi đã làm được điều này trong thời gian ngắn, Moggi bắt đầu thâm nhập vào thế giới ngoài bóng đá, bởi ông xác định: quan hệ rộng rãi với những người ngoài bóng đá chính là cách hữu hiệu nhất để kiểm soát những thứ trong thế giới bóng đá.

    Những năm làm việc ở Rome đã mang tính quyết định cho sự nghiệp sau này của Moggi. Ông mở rộng mối quan hệ với các chính trị gia, các quan tòa, các luật sư thượng thặng, giới ngoại giao, các sĩ quan quân đội cao cấp cũng như những gương mặt nổi tiếng trong làng giải trí…

    Nhưng đối tượng mà Moggi đặc biệt quan tâm là giới báo chí. Nhà báo kỳ cựu Travaglio nói với vẻ thán phục: “Ông ta hiểu rõ giá trị của giới truyền thông từ rất sớm. Bởi chính họ mới là người chiến thắng sau cùng trong bóng đá và là người mở rộng của cho thời đại của công nghiệp bóng đá”. Và để đạt được mục đích, Moggi hiểu rằng mình sẽ phải kiên nhẫn nép mình trong bóng tối cho đến thời điểm thích hợp nhất.

    Hầu như Moggi không hề phạm sai lầm trong chiến lược này. Cả thủ đô nước Ý đều thích ông, bởi ông duyên dáng, có tính khôi hài đủ làm người đối diện phải thích thú, dễ làm bạn với bất cứ ai, sẵn sàng giúp mọi người và ưa ban phát ân huệ cho người khác… Nói tóm lại, Luciano “May mắn” là người rất được ưa thích ở những buổi tiệc, người mà ai cũng sẵn lòng kết bạn, sẵn sàng trải lòng mình ra. Chỉ trong vòng 3 năm, cái gọi là “hệ thống Moggi” đã kết thúc một cách hoàn hảo. Mọi thứ đều đúng như ông ta dự liệu.

    Những năm 80 của thế kỷ trước là thời gian biến động của Moggi. Sau 5 năm xây dựng nền móng đế chế bóng đá của mình, ông rời AS Roma để đến một CLB khác. Cũng là đội bóng ở Rome, nhưng đó là Lazio. Tuy nhiên đây không phải là một bến đỗ lý tưởng cho Moggi. Lazio đã bị hủy hoại bởi một scandal quá lớn vào năm 1980.

    Đó là việc dàn xếp tỷ số các trận đấu ở Calcio, mà một trong những cầu thủ chủ chốt dính dáng đến scandal này là Paolo Rossi – người bị LĐBĐ Ý cấm thi đấu, nhưng đã được ân xá trước World Cup 82 và trở thành người hùng của nước Ý tại kỳ World Cup ấy. Moggi giã từ Lazio năm 1981. Và nơi đến của ông là Naples - đất của những ông trùm, của luật omerta và của những thứ mà sau hàng trăm năm người ta vẫn chưa thể hiểu hết. Và trên hết, Naples chính là bản doanh của CLB Napoli – nơi có Diego Maradona đang thi đấu.

    Dù không phải Luciano Moggi là người đã đưa Maradona đến Napoli, nhưng hai người đã nhanh chóng kết thân với nhau. Tuy nhiên, mối thân tình cật ruột này cũng không kéo dài quá lâu, khi càng lúc những vụ tai tiếng ngoài sân cỏ của Maradona càng nhiều và càng không được dư luận chấp nhận. Ngay cả mối quan hệ rộng rãi và thân tình của Moggi với giới báo chí cũng không thể bưng bít mãi những tai tiếng của Maradona khi anh thường xuyên sử dụng cocaine trong những hộp đêm với hàng tá gái đẹp vây quanh… Và khi có 2 ông trùm mafia khai tất tần tật những điều về Maradona với các công tố viên tại Naples, Moggi hiểu rằng ông đã bất lực trong việc bảo vệ Cậu bé vàng. Với Moggi, Maradona đã phạm một tội không thể tha thứ: phản bội lại tình bạn và lòng tin của ông.

    Khi Maradona thất bại trong một lần thử doping, Moggi quyết định cắt đứt mọi quan hệ với đứa con cưng của Naples này. Ông rời vùng đất của mafia, ngược lên phía bắc để đầu quân cho Torino. Chỉ trong một thời gian ngắn, Moggi hiểu rằng Torino không phải là đất dụng võ của mình, bởi CLB từng một thời lừng lẫy này không hề tỏ ra có khát vọng tìm lại thời hoàng kim xưa. Và Moggi không cần phải đi đâu xa. Một CLB cùng thành phố Turin đã trải thảm đỏ mời ông về với chức danh tổng giám đốc. Đó là Juventus.

    Đó mới là nơi Moggi thể hiện hết tài năng. Và cũng tại đây bản chất một ông trùm mới được Luciano “May mắn” thể hiện một cách rõ nét nhất.
    Vào nửa đầu của những năm 90, phần hai của “hệ thống Moggi” bắt đầu được vận hành ở Juventus. Bấy giờ Luciano “may mắn” không chỉ là một người ai cũng muốn kết bạn mà còn là người mà chẳng ai muốn trở thành kẻ thù của mình.

    Cũng chính từ giai đoạn này của cuộc đời, Moggi càng ngày càng ít nói những lời làm êm tai người khác mà đã lộ rõ dáng vẻ của một ông trùm đầy ngạo mạn hơn. Đã không ít lần, người ta thấy ông không giấu được vẻ khoan khoái khi được ai đó gọi là Don Moggi. Bây giờ những người xung quanh Moggi không còn nghe những câu như “Tôi sẽ tìm cách giúp anh” mà thay vào đó là “Đây là đề nghị mà anh không thể từ chối!”.

    Trong 12 năm trị vì tại Juventus, Moggi đã thay đổi tính cách của mình theo từng giai đoạn mà ông thấy thích hợp nhất để phục vụ quyền lợi của CLB, và tất nhiên của cá nhân ông. Từ Juventus, ông lập ra một đế chế của riêng mình: GEA. Đây là công ty môi giới thể thao do Alessandro Moggi điều hành. Vị TGĐ tuổi trẻ tài cao này chính là con của ông trùm, là người đại diện của hơn 200 cầu thủ, HLV đang hành nghề tại Ý cùng nhiều nước khác.

    Với cha con nhà Moggi, không cầu thủ nào trong số này có thể chuyển đến một CLB khác (dù là ở Ý hay Anh, Tây Ban Nha..) mà không “nói trước một tiếng” với ông trùm. Còn CLB nào muốn có một cầu thủ đang nằm trong danh sách của GEA thì “làm ơn nhắn một lời để sau này anh em còn nhìn nhau vui vẻ”. Được thế thì dù tình trạng pháp lý của cầu thủ ấy có rắc rối đến đâu đi nữa, ông trùm cũng tìm được cách gỡ thôi.

    Càng điều tra sâu, các thẩm phán Ý càng bất ngờ. Có rất nhiều tư liệu do cảnh sát và các công tố viên thu thập cho thấy Luciano Moggi đã đóng vai trò chủ yếu (hoặc ít nhất cũng là giật dây) để Juventus có những trận thắng. Tuy nhiên, điều bất ngờ nhất là ông ta có thể dàn xếp cho những đội bóng khác nữa chiến thắng chứ không chỉ riêng Juventus, và nghiêm trọng hơn là không chỉ những trận ở Serie A mà cả những trận Champions League.


    Kỳ 3: Những con rối trong tay Moggi


    Hệ thống Moggi - hay còn được gọi là moggiopoli - được phanh phui từ năm 2004 sau những cáo giác về chuyện doping có hệ thống tại một số CLB tại Serie A. Cuộc điều tra này kéo dài nhiều tháng vẫn chưa hoàn tất thì trong khi tìm chứng cứ về chuyện doping, cảnh sát Ý lại phát hiện ra những điều khuất tất trong việc dàn xếp tỷ số trận đấu ở nhiều CLB. Họ chuyển những chứng cứ ấy cho LĐBĐ Ý (FIGC), lúc ấy chủ tịch là Franco Carrero.

    Sự việc trở nên vô cùng phức tạp khi càng lúc càng xuất hiện nhiều vị “tai to mặt lớn” dính líu đến một hệ thống gian lận được đánh giá là chưa từng có tại Ý cũng như những nước khác. Cả hệ thống tư pháp của nước Ý được huy động vào cuộc với hàng trăm công tố viên, thám tử và nhân viên điều tra đặc biệt. Chính phủ Ý đồng ý cho cơ quan tư pháp bí mật ghi âm những cú điện thoại của các nhân vật trong cuộc.

    Việc điều tra kéo dài hàng năm trời này cho thấy không những có ít nhất 4 CLB hàng đầu nước Ý dính líu đến việc dàn xếp tỷ số trận đấu, mà còn có hàng loạt quan chức điều hành cao cấp của làng bóng Ý trực tiếp dính líu đến vụ việc này. Không chỉ thế, hồ sơ còn chỉ rõ tên của những trọng tài được xem là xuất sắc nhất nước Ý (và châu Âu), hàng chục nhà báo nổi tiếng… Đặc biệt, trong hồ sơ còn nêu những nghi vấn về một chính trị gia nổi tiếng từng là bộ trưởng. Nhưng điều khiến những người làm công tác điều tra lo nhất là trong “bản danh sách đen” này có không ít cầu thủ đã được HLV Marcello Lippi chọn vào đội tuyển Ý dự *** World Cup sẽ diễn ra trong ít tháng tới.

    Bóng đá châu Âu không phải là chưa hề có scandal về việc dàn xếp tỷ số, nhưng trước đây không có vụ nào nghiêm trọng như thế. Người ta từng phát hiện một đường dây dàn xếp tỷ số bóng đá có chân rết khắp châu Âu, dính dáng đến các nước Đức, Pháp, Czech, Ba Lan, Bỉ, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và một số nước vùng Scandinavia. Tuy nhiên, hệ thống này rất đơn giản, các nhóm tội phạm dùng tiền và gái mua chuộc trọng tài và cầu thủ để tìm những kết quả đúng ý chúng. Tiền để chi những khoản này không nhiều, bởi chỉ 1 trọng tài cùng 2 cầu thủ đã có thể hình thành 1 kết quả như ý. Đã có những cầu thủ Đức thừa nhận chỉ được chi vài ngàn euro cho một trận đấu như thế, trong khi những tổ chức cá cược bất hợp pháp có thể kiếm đến hàng triệu mà không hề lo lắng.

    “Hệ thống” Moggi thì khác hẳn. Cho đến khi cuộc điều tra kết thúc, không ai tìm được chứng cứ chính xác về những món tiền được trao tay. Không có trận đấu cụ thể nào được xác định là đã được dàn xếp tỷ số trước, cũng không có trọng tài nào bị bắt tận tay là đã nhận những phong bì từ Moggi hoặc người nào khác. Và trong phiên tòa xử vụ Calciopoli, không hề có nghi can nào bị kết án hình sự. Gianni Bondini, nhà báo kỳ cựu của tờ Gazzetta dello Sport, khi được hỏi về kết quả đáng ngạc nhiên của phiên tòa, đã thản nhiên nói: “Đó là chuyện rất riêng của bóng đá Ý”.

    Chính Gazzetta dello Sport là tờ báo đầu tiên của nước Ý đưa ra công luận chuyện tai tiếng này vào tháng Tư năm 2006. Có đến 2 cuộc điều tra riêng biệt về vụ này, một do các thẩm phán ở Turin chỉ huy về chuyện doping có hệ thống của các cầu thủ Juventus, và một ở Roma sau khi các tay mafia khai với các thẩm phán về các đường dây cá cược bất hợp pháp và mua chuộc trọng tài. Cả 2 mũi điều tra này đều dẫn đến một đầu mối: Moggi và hệ thống của ông ta. Vào đầu năm ấy, các thẩm phán tìm đến FIGC để tìm hiểu thêm sự việc, nhưng rồi họ nhanh chóng nhận ra rằng tổ chức này cũng “đã nhúng chàm”. Thủ tướng Ý lúc đó là Slivio Berlusconi – cũng là chủ tịch và chủ nhân của AC Milan, CLB đang lọt vào tầm ngắm của Ủy ban điều tra – đương nhiên là chẳng thích thú gì chuyện đưa ra công luận về diễn tiến của cuộc điều tra.

    Tuy không hề có chỉ thị chính thức nào, nhưng các thẩm phán hiểu rằng đã “đụng đầu vào bức tường thép”, và họ đã chọn một cách khác: chuyển thông tin cho báo chí. Và ngay khi được cung cấp tư liệu “độc”, tờ Gazzetta dello Sport phát pháo bằng một bài dài trên trang nhất. Dư luận bắt đầu sôi lên. Đến tháng 2, đảng của ông Slivio Berlusconi không còn chiếm đa số trong cuộc bầu cử nghị viện và vị chủ tịch đầy quyền uy của CLB AC Milan phải nhường ghế Thủ tướng Ý lại cho đối thủ Romano Prodi. Lúc đó giới tư pháp Ý mới mạnh tay vào cuộc.

    Càng điều tra sâu, các thẩm phán Ý càng bất ngờ. Có rất nhiều tư liệu do cảnh sát và các công tố viên thu thập cho thấy Luciano Moggi đã đóng vai trò chủ yếu (hoặc ít nhất cũng là giật dây) để Juventus có những trân thắng. Tuy nhiên, điều bất ngờ nhất là ông ta có thể dàn xếp cho những đội bóng khác nữa chiến thắng chứ không chỉ riêng Juventus, và nghiêm trọng hơn là không chỉ những trận ở Serie A mà cả những trận Champions League.

    Không chơi những trò “cò con” của đám cá cược “nhãi nhép”, cách của Moggi thực hiện để có một kết quả đúng ý cao siêu hơn nhiều. Ai có thể nghĩ rằng ngay người phụ trách việc phân công trọng tài điều khiển các trận đấu hàng tuần tại Ý - và cả các trận đấu cúp châu Âu - lại phải xin ý kiến Moggi trước khi phân công? Và ai dám nghĩ rằng nhà báo chuyên viết bóng đá nổi tiếng nhất nước Ý phải trao đổi trước với “ông trùm” về bài bình luận mình sẽ viết cho số báo ngày mai? Thế mà Luciano “May mắn” đủ quyền lực để xem những nhân vật “đầy uy quyền” này chỉ như là những con rối trong tay ông ta.

    Có hàng trăm cuộc điện thoại gọi đến Moggi như thế, và theo cảnh sát Ý, bình quân mỗi ngày Moggi gọi và nhận đến 416 cuộc điện thoại. Ông sử dụng đến 6 chiếc điện thoại di động cùng lúc và 300 simcard. Trong 9 tháng, Moggi nhận và gọi không dưới 100.000 cú điện thoại...



    Kỳ 4: Những cuộc đối thoại kinh khủng


    Sau khi được “bật đèn xanh”, cảnh sát Ý đã bí mật ghi âm nhiều cuộc nói chuyện điện thoại của các nhân vật đáng ngờ trong vụ calciopoli. Và sau đây là một trong những cuộc nói chuyện gây sửng sốt nhất: ông trùm Luciano Moggi nói chuyện với Fabio Baldas - một trong những nhà bình luận bóng đá nổi tiếng nhất nước Ý. Tiết mục “Nhìn lại vòng đấu vừa qua” của Baldas là chương trình thể thao được ưa thích bậc nhất trên truyền hình Ý. Với sự tinh ranh của mình, Moggi hiểu rằng các nhà báo sẽ là phương tiện hữu hiệu nhất để che lấp những hành động thiên vị cho Juventus của trọng tài trên sân. Ông biết rằng dù có đến 50.000 khán giả tận mắt nhìn thấy những gì đã diễn ra trên sân thì cũng chẳng thể sánh với hàng triệu người hâm mộ nhìn trận đấu qua những gì mà Baldas bình luận trên truyền hình.

    Theo các công tố viên, hầu như Moggi và Baldas luôn bàn trước với nhau những gì “đáng nói” cũng như “những gì không nên nói” trước khi chương trình này được phát sóng. Sau đây là một cuộc đối thoại tiêu biểu giữa Moggi và Baldas mà cảnh sát đã ghi âm được. Cuộc nói chuyện ấy diễn ra vào ngày 18/10/2005, khi Baldas chủ động gọi điện cho Moggi.

    Ông thánh Moggi có thể làm mọi điều thần kỳ trong bóng đá

    - Baldas: Này Luciano, hôm nay cũng không có gì nhiều để nói đâu… À mà có đấy, liệu tôi có nên chỉ trích là Rodomonti đã điều khiển trận đấu quá tệ hại không? Tất nhiên là nếu ông đồng ý…

    (Rodomonti là trọng tài điều khiển trận Cagliari – Milan hôm ấy, sau này bị điều tra trong vụ calciopoli nhưng trắng án).

    - Moggi: Đương nhiên là thế rồi.

    - Baldas: À, mà còn nữa. Trong trận Siena – Fiorentina…

    - Moggi: Trận đó có 1 quả phạt đền phải không?

    - Baldas: Đúng thế. Ông muốn tôi nói gì về Rosetti? Ông biết ông ấy mà.

    (Rosetti là trọng tài trận Siena – Fiorentina, cũng bị điều tra trong vụ calciopoli nhưng trắng án).

    - Moggi: Không, không. Cho ông ta qua đi… Đừng nhắc gì đến trận Siena – Fiorentina.

    - Baldas: OK. Nếu sau này tôi có gì cần thì ông bạn nhớ giúp nhé…

    - Moggi: Được thôi.

    - Baldas: Nhớ gọi lại cho tôi nhé.

    - Moggi: OK. Chào.

    Có hàng trăm cuộc điện thoại gọi đến Moggi như thế, và theo cảnh sát Ý, bình quân mỗi ngày Moggi gọi và nhận đến 416 cuộc điện thoại. Ông sử dụng đến 6 chiếc điện thoại di động cùng lúc và 300 simcard. Trong 9 tháng, Moggi nhận và gọi không dưới 100.000 cú điện thoại.

    Nhưng liệu có thể khẳng định những cuộc nói chuyện của Baldas là chứng cứ của việc hối lộ? Hay đó là âm mưu dàn xếp tỷ số? Rất khó để nói như thế! Hay ít nhất cũng là những điều sai trái? Đúng là “có mùi” trong chuyện này, nhưng đâu có chứng cứ gì cho thấy là Baldas được hưởng lợi từ những cuộc nói chuyện này? Chẳng ai bắt gặp cảnh Baldas nhận tiền từ tay Moggi.

    Những gì Baldas nhận được từ Moggi có lẽ còn quý giá hơn nhiều. Làm như thế có nghĩa là Baldas đã mở được cánh cửa vào “mê cung” của Juve, nơi có những nguồn thông tin cực kỳ quý giá cho công việc của Baldas. “Luciano lúc nào cũng hữu dụng, thật sự hữu dụng. Ông ta luôn tìm được cách giải quyết khó khăn mỗi khi bạn cần giúp. Ông ta sẽ gọi lại cho bạn ngay, chỉ để nói một câu: Xong rồi nhé!”, một nhà báo tên tuổi ở Rome từng nói như thế. Moggi có bạn ở khắp nơi. Không chỉ là các quan chức cấp cao ở LĐBĐ Ý, các CLB ở Serie A, Serie B hay các cầu thủ mà ông còn có mối quan hệ thân tình với các quan chức chính phủ.

    Nhưng “ổ” thông tin về bóng đá mà các nhà báo muốn có nằm ở GEA World – công ty môi giới tiếp thị thể thao do chính Moggi lập ra, và để cho con trai là Alessandro trực tiếp điều hành. Những nhân vật quan trọng trong GEA World toàn là con cháu của những nhà đầu tư tài chính trong lĩnh vực thể thao ở Ý. Đó là con trai của chủ tịch CLB Lazio Sergio Cranogotti, con trai của HLV đội tuyển Ý thời World Cup 2006 Marcello Lippi, con gái của Cesare Geronzi – người đứng đầu tập đoàn tài chính Capitalia. Nếu Baldas hoặc một nhà báo nào khác muốn vào sân tập của Juve, hoặc nếu muốn mời một cầu thủ hay một HLV được GEA bảo trợ lên truyền hình để phỏng vấn hoặc bình luận về một sự kiện bóng đá nào đó, thì dứt khoát ông ta phải xin phép GEA. Bởi các nhà báo như Baldas chính là một mắt xích trong “hệ thống Moggi”.

    Thế nhưng những nhà báo thì không thể dàn xếp tỷ số trận đấu được. Vì thế, ông trùm mới cần đến các trọng tài.

    Cuộc đối thoại sau đây (do cảnh sát Ý ghi âm được) diễn ra một ngày sau trận Djurgaarden (Thụy Điển) gặp Juventus ở vòng loại thứ 3 Champions League tại Turin ngày 10/8/2004. Đội bóng Thụy Điển thi đấu rất hay và thủ hòa 2-2 trong trận đấu mà Juventus có 1 bàn thắng không được công nhận. Moggi gọi điện cho Pierluigi “Gigi” Pairetto – trưởng tiểu ban trọng tài của LĐBĐ Ý kiêm phó chủ tịch tiểu ban trọng tài của UEFA.

    Moggi không ưa những trọng tài giỏi như Herbert Fandel

    - Moggi: Này Gigi, ông cử lão trọng tài quái quỷ nào cho trận này vậy?

    - Pairetto: Herbert Fandel à? Ộng ta là một trong những trọng tài xuất sắc nhất châu Âu đấy…

    - Moggi: Cứ cho là thế đi, nhưng bàn thắng của Micoli là hoàn toàn hợp lệ mà…

    - Pairetty: Không.

    - Moggi: Có đấy. Đó dứt khoát là một bàn thắng.

    - Pairetto: Tình huống ấy diễn ra ngay trước mặt trọng tài mà…

    - Moggi: Anh nói cái quái gì thế…Trận đấu này đúng là một thảm họa…

    - Pairetto: Nhưng chắc ông cũng biết Fandel là một trọng tài giỏi…

    - Moggi: Dẹp cái ông Fandel quỷ tha ma bắt của anh đi. Này, tôi muốn đảm bảo là trận lượt về ở Stockholm sẽ không có gì bất rắc xảy ra nhé.

    - Pairetto: Tôi đảm bảo đó sẽ là một trận đấu nghiêm chỉnh…

    - Moggi: Không. Ý tôi là Juve phải thắng trận đó. Một trọng tài kiểu như Fandel là không thể chấp nhận được. Anh rõ rồi chứ?

    Có vẻ như đã chắc là mệnh lệnh của mình về trận đấu ở Champions League sẽ được tuân thủ. Moggi bàn sang những trận sắp tới ở Serie A. Trước hết là trận Juventus – Messina, sau đó là trận Milan - Juventus.

    - Moggi: Trận gặp Messina, cho tôi Consola, Battalia và Cassara nhé.

    - Pairetto: Xong ngay.

    - Moggi: Còn trận gặp Milan sẽ là Pieri nhé.

    - Pairetto: Chúng tôi còn chưa bàn lịch phân công trong trận ấy mà…

    - Moggi: Vậy thôi, chúng ta sẽ bàn chuyện này sau nhé.

    Sau đó mọi chuyện diễn ra đúng như ý ông trùm: trọng tài điều khiển trận Milan – Juve ngày 28/8/2004 là Pieri, với kết quả Juve thắng 1-0. Còn trận một ngày trước trận Djurgaarden gặp Juventus ở lượt về, Moggi điện cho Pairetto một lần nữa. Pairetto đảm bảo Juventus sẽ thắng 4-1 ở trận này. Sau 90 phút của trận đấu, kết quả đúng y như thế.

    Có những chuyện không ai làm được thì Moggi lại làm được. Chẳng hạn, chuyện tổ chức trận đấu ngay thời điểm Giáo hoàng Jean Paul II qua đời. Cái chết đột ngột của Giáo hoàng làm cả nước Ý (cũng như tín đồ ở tất cả các nước) phải thảm sầu. Mọi chuyện vui chơi đều gác lại để tưởng nhớ đến vị đứng đầu giáo hội. Thế mà Moggi vẫn thuyết phục được Chính phủ Ý cho phép diễn ra một trận đấu vào thời điểm này.



    Kỳ 5: Ông trùm và ngôi VĐ World Cup 2006

    Có đến 7 trọng tài và trợ lý trọng tài bị cấm hành nghề sau vụ calciopoli. Pairetto và người phó của ông ở Tiểu ban trọng tài Ý đều từ chức. Cuộc điều tra không chứng minh được là các trọng tài đã phạm tội hình sự, và dù các băng ghi âm cho thấy Moggi ưa một số trọng tài này hơn một số trọng tài khác, nhưng không thể chứng minh được là các trọng tài ấy đã nhận tiền. Có chứng cứ về một vài món quà nho nhỏ: vài chiếc vé xem opera, vài chiếc điện thoại di động… Chẳng có gì là nghiêm trọng.

    Lúc nào Moggi cũng là người chiến thắng

    Thế thì tại sao các trọng tài Ý lại làm như vậy? Chẳng phải trọng tài ở Ý đều đã trở thành chuyên nghiệp với thu nhập cao bậc nhất châu Âu đó sao? “Đó là vì họ không có lựa chọn nào khác, bởi vì họ quá yếu đuối, bởi vì họ quá tham vọng, và bởi vì họ đã dính chặt vào một mạng nhện của hệ thống tha hóa trong bóng đá”, một chuyên gia về bóng đá Ý đã kết luận như thế. Còn nhà báo lão làng Travaglio nói thẳng: “Nếu họ không thiên vị cho Juve thì họ sẽ không được chọn cho những trận đấu lớn, và nếu họ làm phật lòng Moggi thì họ có thể mất việc làm”. Ngay cả chuyện Moggi có lần nhốt một trọng tài trong phòng thay quần áo và hăm dọa đủ điều, nhưng theo tiêu chuẩn đạo đức trong bóng đá Ý thì điều đó quá bình thường. Đâu cứ phải thức dậy là thấy chiếc đầu ngựa đầy máu trên giường như trong chuyện “Bố Già” thì mới đáng sợ hãi đâu!

    Cho đội này thắng, đội kia thua có thể nói là chuyện “dễ như trở bàn tay” của Moggi, bởi có những chuyện không ai làm được thì Moggi lại làm được. Chẳng hạn, chuyện tổ chức trận đấu ngay thời điểm Giáo hoàng Jean Paul II qua đời. Cái chết đột ngột của Giáo hoàng làm cả nước Ý (cũng như tín đồ ở tất cả các nước) phải thảm sầu. Mọi chuyện vui chơi đều gác lại để tưởng nhớ đến vị đứng đầu giáo hội.

    Thế mà Moggi vẫn thuyết phục được Chính phủ Ý cho phép diễn ra một trận đấu vào thời điểm này. Đó là trận Juventus gặp Fiorentina, để tận dụng cho được “lợi thế” lúc Fiorentina có 2 cầu thủ bị treo giò và 2 cầu thủ trụ cột khác đang chấn thương. Đây cũng chẳng phải là chuyện tiền bạc gì, mà chỉ là cách “giúp nhau khi khó khăn của những người bạn mà thôi”! Bởi thế, giới bóng đá Ý kết luận: Nếu phải quan hệ với một người có quá nhiều quyền lực, được hình thành từ nhiều năm thông qua những mối quan hệ từ cấp chính quyền cao nhất đến những tay săn tìm cầu thủ ở những nơi xa xôi, thì bạn sẽ phải vào trong “hệ thống” (để lúc nào cũng cảm thấy an toàn) hoặc ở ngoài hệ thống (để bị cô lập và chẳng chóng thì chầy sẽ bị tiêu diệt). Chẳng có gì là đáng ngạc nhiên khi tất cả đều chọn cách an toàn!

    Vô địch World Cup như là sự cứu rỗi đối với BĐ Ý

    Trong thời gian diễn ra cuộc điều tra vụ calciopoli, đội tuyển Ý do Marcelo Lippi dẫn dắt đi vào giai đoạn chuẩn bị nước rút cho *** World Cup 2006. Và ngay khi *** diễn ra, đã có nhiều thành viên đội tuyển phải rời khu tập huấn để về Ý trả lời với cơ quan điều tra về những vấn đề có liên quan đến mình. Một trong những nhân vật đầu tiên phải trả lời là HLV trưởng Marcello Lippi. Ba tuần trước ngày khai diễn ***, Lippi xuất hiện trước các công tố viên để trả lời cáo buộc là ông đã bị Moggi khống chế trong việc chọn cầu thủ dự World Cup nên đã chọn ít cầu thủ Juventus đến mức có thể, để các cầu thủ Juventus tránh bị nguy cơ chấn thương khi giải diễn ra – đặc biệt là các cầu thủ do GEA đại diện. Tuy sau cùng cáo buộc này bị bác bỏ, nhưng rõ ràng ảnh hưởng của Moggi với vị HLV trưởng đội tuyển là điều không thể phủ nhận. Moggi hành xử với HLV trưởng đội tuyển cũng như cách ông ta đã dùng với các trọng tài và nhà báo thôi. Sau đó Fabio Cannavaro, Gigi Buffon – các cầu thủ có công lớn trong chiến thắng của đội Ý – cũng phải trả lời về các cáo buộc khác liên quan đến vụ án.

    Tuy nhiên điều bi thảm nhất có liên quan đến ông trùm và Juventus thời gian này chính là chuyện của Gianlucca Pessotto – người đã thi đấu 11 năm cho Juventus và đội tuyển Ý. Vừa giã từ áo cầu thủ và nhận vai trò giám đốc thể thao của Juventus hồi tháng 5/2006, nhưng chỉ hơn 1 tháng sau (ngày 27/6/2006) Pessotto đã nhảy từ lầu cao xuống đất với chuỗi tràng hạt trong tay. Anh không chết – nhờ rớt trúng đến 2 chiếc xe hơi – nhưng bị thương trầm trọng. Vợ Pessotto khẳng định chồng mình không hề làm điều gì sai trái có liên quan đến cuộc điều tra, mà chỉ muốn tự sát vì chứng trầm uất. Alessandro Del Piero và Gianluca Zambrotta – đều từng là đồng đội của Pessotto tại Juve – bay về Ý để thăm Pessotto tại bệnh viện rồi trở lại Đức ngay trong đêm. Người ta không tin là chỉ vì chứng trầm uất mà Pessotto muốn tự kết liễu đời mình, nhưng cũng không hề có chứng cứ nào cho thấy có người mưu hại anh hoặc anh lo sợ điều gì đó đến mức phải tự sát.

    Liệu Luciano “May mắn” có giữ vai trò gì trong việc tuyển Ý đoạt cúp TG cũng như trong tai nạn của Pessotto hay không? Chuyện Pessotti thì đương nhiên là cho đến giờ cũng không ai biết rõ sự thật, ngoài chính anh. Còn World Cup? Cũng không có chứng cứ gì rõ rệt ngoài lời đồn “ông trùm” đã “có vài lời khuyên” với Marcello Lippi trong việc lên danh sách tuyển thủ dự World Cup. Tuy nhiên, theo như nhà báo Ý kỳ cựu Bondini, dù gì đi nữa người Ý cũng sẽ không “quăng” cúp TG vào sọt rác.

    Bondini lý giải: “Không thể xâu chuỗi vụ tai tiếng này với World Cup lại với nhau. Không thể phủ nhận các tuyển thủ Ý đã nỗ lực hết sức cho vinh quang của đất nước. Bởi họ muốn giũ bỏ tiếng xấu cũng như nâng cao giá trị của mình trên thị trường chuyển nhượng ".


    Ông trùm cười với vẻ sảng khoái: “Tôi rất khỏe. Bà chị tôi vừa nói là chưa bao giờ thấy tôi thảnh thơi như thế này. Tất nhiên là tôi sẽ trở lại…”, rồi giọng Moggi chợt đanh hẳn lại: “Và đó sẽ là lúc tôi bóp nát những kẻ đạo đức giả nghĩ rằng thế giới bây giờ đã sạch sẽ vì không còn Moggi.


    Kỳ cuối: Giã từ chốn giang hồ


    Người Ý tin rằng nếu Berlusconi còn tại vị thì vụ calciopoli sẽ không bao giờ được phơi ra ánh sáng mặt trời. Thế nhưng, chính phủ cực hữu của Berlusconi lại thua liên minh cánh tả trong cuộc bầu cử vào tháng 4, và chức Thủ tướng Ý thuộc về Romano Prodi. Ông Prodi và những đồng minh của ông trong chính phủ quyết dùng cuộc điều tra này để chứng tỏ ông quyết tâm xây dựng những điều đàng hoàng hơn trong đời sống chính trị và xã hội ở Ý.

    Có lẽ nhận thấy không thể chối cãi qua những chứng cứ của cơ quan điều tra, Juventus tuyên bố sẵn sàng tự tước ngôi vô địch của mình và thuê một công ty tư vấn ở Anh thông báo chuyện này với báo chí. Cổ đông lớn nhất của Juventus – gia đình Agnelli sở hữu hãng xe Fiat – tăng sức ép buộc tất cả thành viên cao cấp của CLB phải từ chức, để lập ra giới lãnh đạo mới của CLB nhằm “mở một chương mới trong lịch sử CLB”, dù bị giáng xuống Serie B có nghĩa là mỗi năm Juventus thiệt hại không dưới 50 triệu euro. Nhưng không chỉ là một chương mới của riêng Juventus mà còn là của nhiều CLB khác có dính dáng đến calciopoli là Fiorentina, Lazio và AC Milan.

    Juventus thừa nhận đã làm những sai trái, nhưng các CLB khác thì không. Hệ quả của calciopoli nhanh chóng vượt khỏi giới hạn của thành Turin, và không có gì lạ: đó chính là nguyên tắc của “hệ thống Moggi”. Theo các thẩm phán xét xử vụ calciopoli, tuy AC Milan, Lazio và Fiorentina không chủ động thực hiện những hành vi để tìm thuận lợi cho chính mình, nhưng đã gián tiếp hưởng lợi từ những trận mà Moggi và các trọng tài đã dàn xếp trước. Trong phiên xử, các thẩm phán đã đưa ra một cuộn băng ghi âm cho thấy chủ tịch LĐBĐ Ý Franco Carraro có lần gọi Pairetto (trưởng tiểu ban trọng tài của LĐBĐ Ý) đến để bảo: “Này, chúng ta phải giúp Lazio một tay…”. Sau đó các công tố viên đã tìm ra chứng cứ để khẳng định trận Lazio - Chievo đã bị dàn xếp kết quả trước.

    Ngày 9/5/2006, Franco Carrero từ chức chủ tịch LĐBĐ Ý. Hai ngày sau Luciano Moggi và toàn ban giám đốc của CLB Juventus từ chức. Massimo de Santis bị rút khỏi danh sách các trọng tài được chọn điều khiển các trận đấu tại World Cup 2006. Ngày 19/5/2006, Juventus bảo vệ thành công ngôi vô địch Ý. Ngày 24/5/2006, Francesco Borelli – người đứng đầu nhóm “Bàn tay sạch” từng điều tra vụ scandal tham nhũng lớn nhất nước Ý vào những năm 90 – được Thủ tướng Prodi chỉ định đứng đầu phiên xử vụ calciopoli. Mọi phía liên quan đều cam kết hỗ trợ nhóm điều tra này, chỉ Luciano Moggi là lộ vẻ bất hợp tác. Ngày 14/7/2006, phiên xử vụ calciopoli kết thúc. Các CLB Fiorentina, Lazio, AC Mian đều bị kỷ luật trong lĩnh vực bóng đá (xuống hạng, trừ điểm trong mùa bóng mới) còn những người đứng đầu các CLB này đều bị cấm hoạt động bóng đá trong một khoản thời gian nhất định.

    Riêng Juventus bị trừng phạt nghiêm khắc nhất: bị giáng xuống Serie B; bắt đầu mùa bóng mới với 30 điểm trừ (sau đó được giảm còn 9 điểm trừ); bị tước danh hiệu vô địch Serie A các mùa 2005, 2006; cựu TGĐ Luciano Moggi và GĐĐH Antonio Giraudi đều bị cấm hoạt động bóng đá trong 5 năm. Những nhân vật có liên quan đến vụ này cũng bị trừng phạt. Pierluigi Pairetto bị cách chức trưởng tiểu ban trọng tài của LĐBĐ Ý kiêm phó trưởng tiểu ban trọng tài của UEFA. Nhà báo Fabio Baldas không còn đứng mục bình luận trên truyền hình. Ngoài ông trùm Moggi bị phạt tiền 50.000 euro, không có ai bị kết án hình sự.

    Moggi: Tôi sẽ trở lại và bóp nát những kẻ đạo đức giả...

    Ngay sau khi có phán quyết về vụ calciopoli, Moggi đã mạnh mẽ tố cáo chủ tịch CLB Inter Milan Massimo Moratti cũng chẳng sạch sẽ gì hơn mình, cũng đã có nhiều mưu toan dàn xếp tỷ số cùng những đòn bẩn không kém Juventus. Moggi nói: “Họ chỉ có thể dọn dẹp được chút đỉnh trong ngôi nhà tràn ngập rác của họ thôi, chứ đừng nghĩ là đã hoàn toàn sạch sẽ. Căn nhà ấy đã ngập rác ngay từ khi tôi còn chưa bước vào thế giới bóng đá, nhưng các ngài thẩm phán cần có một kẻ nào đó chịu trách nhiệm cho những điều dơ bẩn của bóng đá Ý nói chung. Thế là họ chọn tôi”. Moratti thề sẽ kiện Moggi về tội vu khống, nhưng rốt cuộc chẳng diễn ra vụ kiện nào như thế. Còn với nguyên chủ tịch CLB AC Milan Adriano Galliani, Moggi cũng tỏ ra rất cay độc: “Ông ta luôn tỏ vẻ hằn học với tôi. Kể từ khi biết Berluscoini từng đề nghị tôi làm việc cho ông ta, Galliani luôn chực chờ cơ hội đâm sau lưng tôi”.

    Ba ngày sau vụ xét xử, Luciano “May mắn” tiếp phóng viên tờ La Repubblica in Follonica tại ngôi nhà ở vùng quê Tuscany của ông. Khi phóng viên hỏi: “Ông khỏe không, Moggi? Khi nào ông sẽ lại hít thở không khí bóng đá đây?”. Ông trùm cười với vẻ sảng khoái: “Tôi rất khỏe. Bà chị tôi vừa nói là chưa bao giờ thấy tôi thảnh thơi như thế này. Tất nhiên là tôi sẽ trở lại…”, rồi giọng Moggi chợt đanh hẳn lại: “Và đó sẽ là lúc tôi bóp nát những kẻ đạo đức giả nghĩ rằng thế giới bây giờ đã sạch sẽ vì không còn Moggi. Tôi đã ghi sổ đầy đủ tên họ của chúng”.

    Thế đấy, Moggi có thể bị hạ bệ, nhưng đừng vì thế mà nghĩ rằng ông ta đã hoàn toàn bị loại khỏi cuộc chơi.

    bongdaso.com



Qui định gửi bài

  • Bạn không thể lập chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi bài phản hồi
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết
  •