Share game FM24 (PC)

Trang thứ 1 trong tổng số 5 trang 123 ... Trang cuốiTrang cuối
Hiển thị kết quả từ 1 tói 10 trong tổng số 46
  1. #1
    Ngày tham gia
    21 Jan 2008
    Số bài viết
    1,783

    Chiến thuật : Những viên gạch đầu tiên của fm11 và cho các bản tiếp tới.

    Xây dựng 1 chiến thuật đầu tiên chúng ta phải xác định được chúng ta sẽ đá với đội hình nào , 4-4-2 , 4-3-3 , 4-5-1 , 4-1-2-1-2 , 5-4-1 vv…
    Mỗi 1 đội hình khác nhau cần những cầu thủ khác nhau đấy là điều hiển nhiên nhưng mình vẫn nhắc lại vì điều này sẽ liên quan mật thiết đến việc chọn cầu thủ cho vị trí , huấn luyện cầu thủ và mua bán cầu thủ của bạn. Chính vì vậy mà mình nhấn mạnh lại rằng việc đầu tiên là hãy xác định đội hình bạn muốn đá.

    Khi đã xác định được rồi chúng ta sẽ thấy phần tiếp theo là Philosophy tạm dịch – triết lý chơi.
    Có 5 triết lý chơi được áp dụng trong fm11 này là rigid, fluid , very fluid , very rigid và balance.
    Trước khi nói kỹ hơn về 5 dạng này mình xin có phần giới thiệu qua như sau : khi chơi fluid các cầu thủ của bạn sẽ có khuynh hướng chơi cá nhân , họ nghĩ thế nào là đúng thì họ sẽ làm , hậu vệ sẽ tham gia tấn công khi có thể , tiền đạo cứ lùi về tận sân nhà mà cướp bóng . điển hình như Rooney tiền đạo của MU . Khi chơi rigid , bạn sẽ ép cầu thủ chơi với đúng những gì bạn yêu cầu, điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng sáng tạo và sự “cải thiện”(những pha bóng đột biến) trong lối chơi bóng của cầu thủ .
    Điều này từ trước đến nay rất ít khi được để ý tới , ai cũng thường để fluid cho tiện hoặc balance nếu không biết nó là cái gì nhưng thực sự nó rất quan trọng đến chiến thuật và cầu thủ của bạn. Những điều sau đây mình sẽ làm sáng tỏ hơn ví dụ sinh động là đừng có hòng Berbatov phòng ngự khi mà bạn đang set chiến thuật là fluid vì anh ấy sẽ chỉ làm những gì anh ý thích , và làm tốt nhất là tấn công mà thôi.

    Balance : nó là trung bình cộng của fluid và rigid , bạn sẽ không phải lo lắng cầu thủ sẽ bỏ vị trí mà lao lên tấn công khi bạn đang chơi phòng ngự phản công hoặc phòng thủ cực sâu với số đông, nhưng vẫn không làm ảnh hưởng đến khă năng tấn công của bạn vì các cầu thủ không bị cứng nhắc 1 cách thái quá. Cầu thủ sẽ chơi với chính xác những gì bạn set cho họ đá ở phần player-duties và bạn sẽ thấy đội mình chơi vừa sắc sảo trong tấn công và vẫn vững vàng trong phòng thủ .
    Kinh nghiệm cá nhân của mình là xài balance trong những trận quan trọng sẽ rất tốt , nhất là những trận đấu kiểu C1 , chúng ta không muốn đội mình chơi mất tập trung trong những pha bóng quan trọng nhưng cũng không muốn cứng nhắc quá mà mất lợi thế tạo ra được từ sự chắc chắn vốn có.

    Fluid : Đây là triết lý tốt nhất cho những đội bóng có off the ball và positioning của cầu thủ cao . Có thể nói rằng đây là 1 phần của chiến thuật tấn công bới vì các cầu thủ tấn công sẽ di chuyển linh hoạt , roaming liên tục , các cầu thủ phòng ngự cũng sẽ di chuyển khỏi vị trí của mình khi cần nếu nó trợ giúp tốt cho lối chơi toàn đội. Cầu thủ sẽ làm những gì họ cho là đúng và bạn đang cho họ cảm thế “fê fê” trong vai trò của mình.
    Khi bạn sở hữu 1 hàng hậu vệ tốt và 1 hàng tấn công đủ mạnh thì hãn dùng cái này nhé , doping đấy.

    Very fluid : Phiên bản “năng động” hơn nữa của fluid , Cầu thủ sẽ di chuyển gần như tự do với khả năng off the ball , positioning của họ . Tấn công sẽ rất mãnh liệt nhưng cũng rất dễ bị đối phương triệt hạ lối chơi, và cho kết quả ngược lại.
    Cái này chắc chỉ kết hợp với dùng overload là hợp, còn lại thì dùng very fluid thì coi như tự bắn vào người 1 phát rồi sau đó tấn công trong điên cuồng. Dùng cho những bạn yêu bóng đá đẹp nữa , cống hiến hết mình cho từng đường bóng.

    Rigid : Trái ngược với fluid , rigid đem đến 1 thứ bóng đá “Rôbốt” , 11 robot man sẽ chiến đấu để bảo toàn mảnh lưới trước tiên rồi tiến tới việc chiến thắng. Như đã giới thiệu sơ qua ở trên , cầu thủ sẽ làm đúng theo những gì chiến thuật bảo , phòng ngự chặt , khi tấn công cũng di chuyển cho làm sao không để lộ ra khoảng trống , không để mất bóng đáng tiếc bởi những đường chuyền cẩu thả .
    Đá như thế với những đội bóng chơi tấn công thì chả sao , sẽ chắc chắn và thực dụng nhưng nếu đá với đội yếu hơn thì sẽ hơi thừa thãi. Vì lối chơi sẽ yêu cầu thể lực.

    Very Rigid : cũng như very fluid , very rigid là lối chơi tiêu cực nhất bạn có có thể tưởng tượng ra , như với Inter vs Barca hay gần đây là Liverpool vs Chelsea trong 1 trận đấu mà Liverpool đá chắn chắn và cứng nhắc với 7 hậu vệ và 2 tiền vệ đánh chặn trên sân. Cầu thủ sẽ chỉ và chỉ làm , bằng mọi cách sẽ đảm bảo chiến thuật được đề ra , chủ yếu là phòng ngự.
    Đây là triết lý mà rát hợp với những đọi bóng nhỏ , hoặc yếu hơn trông thấy muốn tạo ra bất ngờ.

    Còn tiếp …


    Chủ đề tương tự:
    Lần sửa bài viết gần nhất bởi stifler1127 : 09-03-2011 vào lúc 01:51 PM

  2. #2
    Ngày tham gia
    21 Jan 2008
    Số bài viết
    1,783
    Strategy : Chiến lược thi đấu. Hay gọi quen thuộc là chiến thuật nhưng mình sẽ dùng chiến lược để không nhầm lẫn với tactics cũng gọi là chiến thuật.

    Sau khi chúng ta đã lựa chọn được triết lý thi đấu , việc tiếp theo là chọn chiến lược thi đấu với đối thủ , có 7 chiến lược thi đấu mà chúng có lẽ quen thuộc và chả cần giới thiệu lại ai cũng biết là Attacking Contain Control Counter Defensive Overload và Standard.
    Trước tiên mình xin két nối 2 bài viết của mình lại , việc chọn chiến lược và chọn triết lý chơi liên quan mật thiết với nhau. Những sự kết hợp tốt là fluid và attacking , rigid với counter chẳng hạn , nhưng không hẳn đó mới là sự lựa chọn hoàn hảo cho đội bóng của bạn. Điều lý giải đơn giản là khi bạn cầm Arsenal , giàn cầu thủ có kỹ thuật và chiến thuật được đánh giá rất cao , nhưng trong 1 trận đấu mà bạn buộc lòng phải chơi phòng ngự phản công “counter” nhưng nếu kết hợp đúng kiểu với rigid thì bạn đã tự bắn vào chân mình rồi đó , 1 Arsenal đào hoa đá như robot , hoặc ngược lại bạn chơi Stoke mà bạn đang muốn tấn công , dĩ nhiên là attacking rồi nhưng kết hợp với fluid thì bạn đã và đang chơi với độ liều lĩnh không khác gì chơi overload- tấn công hết mình, 1 stoke người đá đi múa balet.

    Chiến lược ảnh hưởng đến lối chơi của đội , các cầu thủ sẽ di chuyển theo chiến thuật ra sao , ví dụ khi bạn đá phòng ngự thì các cầu thủ sẽ di chuyển gần nhau hơn để ít tạo ra khoảng trống , hay khi bạn đá attacking thì các cầu thủ sẽ di chuyển linh hoạt hơn để tạo ra khoảng trống trên sân hòng tạo ra cơ hội.

    Attacking : Đây là chiến lược tấn công , nó yêu cầu hi sinh sự chắc chắn của các vị trí trong đội hình , hòng nhằm 1 mục đích duy nhất là đập tan đối thủ , điều này là thích hợp nếu chúng ta đá với đội bóng nhỏ hơn và yếu hơn nhanh chóng giành 3 điểm và tạo ra 1 đòn bẩy tinh thần tốt cho đội. Nguyên lý hoạt động của chiến lược này là đẩy cao đội hình , nâng cao sự sáng tạo , kéo dãn đội hình đối phương ra tìm khoảng trống bằng việc chơi bóng rộng và bao sân , tốc độ chơi bóng cao sau cùng là kết liễu với những đường chuyền trực tiếp và di chuyển hợp lý. ( direct )

    Contain : Đây là chiến lược tử thủ. Nó yêu cầu hi sinh khả năng tấn công bằng việc dồn 11 cầu thủ của bạn về sân nhà để bảo toàn đến cùng kết quả đã và đang có , dựng lên 1 barricade (barie ) trước cầu gôn của bạn hòng chống lại những đợt tấn công khủng khiếp , phá vỡ thế công của đối phương . Đó là ý tưởng tốt cho những đội bóng yếu khi tiếp đón các đội mạnh hay chỉ là để bảo vệ thành quả cho những phút cuối trận đấu.

    Control : Đây là chiến lược tấn công đủng đỉnh nhờ việc cầm bóng và làm chủ thế trận. Cố gắng làm chủ trung tuyến , cướp bóng và quấy rối hàng phòng ngự của đối phương bằng mọi cách . Nguyên lý của nó là lùi sâu đội hình lại hơn so với attacking , kéo dãn đội hình đối phương khi đối phương đang sử dụng 1 chiến thuật phòng ngự khó chịu .

    1 Lưu ý chỉ khi sử dụng control : đây không phải là 1 chiến lược dùng hằng ngày mà là chiến lược dùng trong trận đấu thôi , nó sẽ để lại hậu quả khó lường khi dùng trong 1 thời gian đủ dài @_@ Mình cũng không rõ lắm là ảnh hưởng ra sao chỉ bị thông báo là vậy , theo suy luận cá nhân thì cầu thủ của đội sẽ không đủ quyết liệt trong tấn công cũng như phòng ngự nữa , mà điều này thì không tốt tí nào thật.


    Counter : phòng ngự phản công . Ai cũng rõ chiến lược này từ hồi mới biết xem bóng đá và những gì stif dịch ra cũng chả khác gì nên thôi xin không dịch kỹ phần này làm gì . Phòng ngự phản công đơn thuần là phòng ngự khi đối phương chơi tấn công mạnh mẽ và cứ có cơ hội là phản công , tấn công lại 1 cách mạnh mẽ nhất , với tốc độ cao nhất có thể.

    Defensive : Phòng ngự . Đơn giản là bảo vệ khung thành nhưng không đến mức thiếu tính tấn công như contain nhưng cũng không vội vàng triển khai phản công như counter. Chơi với đội hình bó vào trong trung tuyến , tốc độ bóng chậm , chắc , ngăn cản các đường tấn công của đối phương, kiếm soát đối phương và không để thủng lưới. Đây là chiến lược tốt cho những chuyến đi làm khách hoặc với những đội bóng tấn công mãnh liệt.

    Overload : Tấn công bằng moi giá. Đây chính xác là chiến lược mà bạn cần khi bạn đang thiếu bàn thắng trong việc xuyên thủng hàng phòng ngự đối phương. Cựu huấn luyện viên của Newcastle Kevin Keegan có nói rằng chúng tôi sẽ thắng hơn họ 1 bàn . Đủ thấy chiến thuật này liều lĩnh đến mức nào , nguyên lý hoạt động là hi sinh hàng phòng ngự , đẩy cao đội hình tối đa , tốc độ tối đa , sáng tạo tối đa .

    Và cũng như control , overload cũng bị khuyến cáo là không nên xài nhiều , không hay chút nào cả. Ở đây chắc là nói đến việc lơ đãng phòng ngự mà chết yểu ở 1 vài trận đấu không hay ho gì.

    Standard : Đây là sự lụa chọn cân bằng , công thủ toàn diện . Nguyên lý là phát huy tối đa sự chắc chắn của từng vị trí , cẩn thận trong tấn công và cũng chắc chắn trong phòng ngự . Theo tiếng Việt mà dịch thì gọi là chiến lược đá “thăm dò” , “cẩn trọng” .

    Bài tiếp theo mình sẽ dịch và trình bầy phần playing style , phong cách chơi bóng.


  3. #3
    Ngày tham gia
    22 May 2007
    Số bài viết
    919
    Nên viết thêm về việc tương ứng với mỗi trường hợp là ảnh hưởng đến các cầu thủ ntn ví dụ như attacking mental, creative freedom hay forward run ...


  4. #4
    Ngày tham gia
    21 Jan 2008
    Số bài viết
    1,783
    Trích dẫn Trích dẫn bài viết của Zant Bài viết
    Nên viết thêm về việc tương ứng với mỗi trường hợp là ảnh hưởng đến các cầu thủ ntn ví dụ như attacking mental, creative freedom hay forward run ...
    tối nay em viết tiếp mà , viết nhanh quá em cũng chả tải nổi.


  5. #5
    Ngày tham gia
    10 May 2010
    Số bài viết
    40
    Mình thì từ hồi chơi FM đến giờ luôn để Overload, Narrow, Shorter passing, Slow temperature .
    Ko hiểu sao đá Barca mà chơi Control ko nổi, gặp mấy bọn ngang cơ toàn bị nó làm chủ thế trận chứ ko phải mình . Chơi Overload thì thi thoảng vẫn bị hổng phòng ngự, nhưng đa phần là đối phương hầu như chỉ biết phá lên chứ khó phối hợp do mình dâng cao đội hình áp sát luôn từ sân đối phương. Với cả Barca đá Short, Roaming rồi mà vẫn ko kiểm soát bóng nhiều được trong khi sút toàn vài chục quả . Ko biết FM có lỗi j ở hệ thống Ball possession ko đây


  6. #6
    Ngày tham gia
    21 Nov 2010
    Đến từ
    ♥..::Emirates::..♥
    Số bài viết
    199
    Cầm Bayern cứ Fluid + Attacking mà chiến

    Wating

  7. #7
    Ngày tham gia
    02 Feb 2009
    Số bài viết
    22
    Thanks chủ topic nhé ! Bài viết rất hay và bổ ích cho những người mới chơi FM như mình . Tiếp đi bạn ơi ^^


  8. #8
    Ngày tham gia
    22 May 2007
    Số bài viết
    919
    Trích dẫn Trích dẫn bài viết của nta_94 Bài viết
    Cầm Bayern cứ Fluid + Attacking mà chiến
    Đây là topic dạng Tutorial
    Bayern vô đối thì lập topic mà tự sướng đi
    Roaming rồi mà vẫn ko kiểm soát bóng nhiều được trong khi sút toàn vài chục quả . Ko biết FM có lỗi j ở hệ thống Ball possession ko đây
    Ko phải lỗi đâu
    Kiên nhẫn đọc xong cái Tut này đi rồi sẽ biết


  9. #9
    Ngày tham gia
    21 Jan 2008
    Số bài viết
    1,783
    Playing style : Lối chơi.
    Chơi bóng 1 cách xì tin , chúng ta có chuyền bóng xì tin (passing style) , sáng tạo xì tin (creative freedom ), áp sát xì tin ( closing down) , tắc bóng xì tin ( tacking ) , kèm người xì tin ( marking ) , tạt bóng xì tin ( crossing ) ,và cuối cùng là biến đổi xì tin ( roaming)

    Passing Style : Khi chơi với lối direct , chúng ta đang chơi bóng tấn công , bóng sẽ được chuyền nhanh hơn , trực tiếp đến các điểm nóng trên sân. Còn khi chơi bóng ngắn – short – chúng ta đang chơi với khuynh hướng cầm bóng , kiểm soát thế trận . Còn khi chơi “mặc định” default thì đó là sự cân bằng giữa cả cầm bóng và tấn công.

    1 điều chú tâm với passing là nó liên quan mật thiết với chỉ số tempo , driect passing sẽ làm tăng tempo , hỗ trợ đắc lực cho tấn công cũng như phản công sắc bén , chơi bóng ngắn thì cũng sẽ kiểm soát được trận đấu , cầm bóng để thực hiện ý đồ chiến thắng.

    Creative freedom : Nó giống với việc chúng ta lựa chọn chiến lược thi đấu vậy. Chúng ta tin tưởng cầu thủ ra sao , tin họ sẽ tỏa sáng đến đâu thì sẽ tương ứng để họ sáng tạo bấy nhiêu , ví dụ néu tôi cầm Real Madrid thì không ngại ngần để sáng tạo hết cỡ nhưng nếu cầm Wigan thì tôi bắt buộc phải để sáng tạo về thấp nhấp.

    Chú ý nhấn mạnh lại creative freedom giống Strategy – chiến lược ở điểm là cầu thủ sẽ bỏ vị trí để làm theo những gì họ muốn hay là giữ nguyên vị trí có sẵn của họ để đảm bảo đội hình bạn đề ra.

    Closing Down : Áp sát , nếu bạn để đá pressing thì tức là bạn phải chỉnh closing down thành “ pressing more” , cầu thủ sẽ bỏ vị trí lao lên thực hiện những cú tack bóng , còn “standing-off more” là ngược lại , cầu thủ sẽ giữ nguyên vị trí kèm người chặn đường bóng di chuyển bằng cự ly đội hình, bóng đến vị trí thuận lợi hoặc thật sự nguy hiểm mới thực hiện những cú tack .

    Chú ý là lựa chọn closing down cũng là 1 trong những lựa chọn sống còn cho trận đấu của bạn. Khi bạn chọn pressing , cầu thủ sẽ để lại những khoảng trống chết người , phá vỡ cự ly đội hình 1 cách thường xuyên , đây là 1 điều sẽ khá là tai hại nếu đối phương tìm ra sơ hở và tận dụng tốt. Khi bạn chơi standing-off , có nghĩa là bạn đã và đang để cho đối phương áp sát lại mình , áp sát cầu gôn mình hơn , cầm bóng nhiều hơn nói nôm na là nhường thế trận.

    Tackling : Đây là cách duy nhất bạn duy trì kiếm soát bóng , nếu không tính đối phương sự sút ra ngoài biếu cho bạn bóng. “more aggressive” là cầu thủ của bạn sẽ khá hung dữ , khi có cơ hội là sẽ “dog” đối thủ , theo tiếng Việt gọi là “đốn giò” chứ không phải “chó” nhé . Còn “more cautious” là sẽ thận trọng trong từng cú tack bóng , pha nào chắc ăn mới tack chứ không phải tack bừa , đốn giò như aggressive. Và kết quả thì aggressive sẽ giúp ta có nhiều bóng hơn còn cautious ít bóng hơn nhưng tỷ lệ phạm lỗi nhưng thẻ phạt sẽ ngược lại. Mặc định default sẽ dung hòa 2 giải pháp trên và cũng dung hòa cả tác dụng phụ về thẻ phạt / phạm lỗi của 2 cái.

    1 Điều đặc đặc biệt lưu ý cho anh em vì stif cá là >90% anh em vẫn hiểu nhầm là chỉ số aggression cao chỉ có đem lại thẻ phạt nhưng không phải , chỉ số aggression càng thấp thì tỷ lê dính thẻ mới cao. Điều này có thể suy luận ở thực tế lẫn FM với những cầu thủ tiền đạo aggression thấp hay bị dính thẻ khi cả đội đang chơi pressing và tackling hard, mặc dù chỉ số ẩn phụ là disness đã khá là thấp. CR7 là 1 ví dụ điển hình cho ví dụ trên , disness anh ta không cao nhưng khi tack bóng anh ý không đủ quyết liệt và hay soạc nhầm địa chỉ dẫn đến thẻ vàng không đáng có dù cho pha bóng đó thường không có tính ác ý.


    Marking : Chúng ta có zonal-marking và man-marking. , zonal nghĩa là khi đối phương đang cầm bóng ở dâu , cả đội bên ta sẽ bủa vây khu vực đó bằng số đông hòng cướp bóng , còn man thì sẽ có 1 vài cầu thủ của bạn sẽ bỏ vị trí chỉ nhằm mục đích bắt chẹt 1 người đã được chỉ định.
    Mỗi cái đều có điểm bất lợi riêng và lợi điểm riêng , ví dụ zonal thì cướp bóng tốt hơn nhưng khi gặp đối thủ khéo léo , họ sẽ dễ dàng thoát khỏi “vùng kèm cặp” và chúng ta sẽ gặp nguy hiểm. Man thì đối phương sẽ không có lựa chọn nào đáng kể cho việc tấn công nếu đá đơn lẻ , nhưng nếu họ đánh tập trung đánh hội đồng vào 1 khu vực nào đó thì chúng ta cũng chết , ví dụ chỉ tập trung vào bên cánh trái , họ dồn thật nhanh 5 ngườicòn chúng ta chỉ huy động được 4 người thế là chúng ta đã có thể thua trong pha bóng đó và khung thành bị đặt vào thế nguy hiểm.


    Crossing : Tạt như thế nào. “floated crosses” là chuyền hơi bổng cho bên trong đánh đầu , chính là định nghĩa tạt cánh đánh đầu quen thuộc. Còn “drilled crosses” là chuyền bóng sệt cho bên trong băng cắt dứt điểm chạy chỗ.


    Roaming : sở dĩ stif dùng từ biến đổi vì dùng từ hoán đổi sẽ là sai , hoán đổi là swap chứ không phải roaming. Cầu thủ sẽ di chuyển hợp lý quoanh “zone” vùng của họ quản lý hay là tuân thủ đúng vị trí họ được nhân. Đơn cử chúng ta thấy Barca đá roaming nhiều , còn những đội bóng nhỏ thì họ lại giữ vị trí để không làm xê dịch đội hình.
    Lưu ý muốn đá roaming thì bạn phải có “off the ball” cũng như “positioning” tốt.
    Roaming không nhằm mục đích kiểm soát bóng nhé , nó chính là chạy chỗ , chạy chỗ có hợp lý hay không là tùy vào độ thông mình của cầu thủ , chăm chỉ của luyện tập và điều chỉnh tập của bạn.

    Bài tiếp sau : Những hiệu chỉnh đặc biệt của chiến thuật. Và sau nữa và nữa là "cách set cầu thủ theo nhiệm vụ và vai trò" mong được đón đọc


  10. #10
    Ngày tham gia
    11 Jan 2008
    Đến từ
    nowhere
    Số bài viết
    4,029
    1 Điều đặc đặc biệt lưu ý cho anh em vì stif cá là >90% anh em vẫn hiểu nhầm là chỉ số aggression cao chỉ có đem lại thẻ phạt nhưng không phải , chỉ số aggression càng thấp thì tỷ lê dính thẻ mới cao. Điều này có thể suy luận ở thực tế lẫn FM với những cầu thủ tiền đạo aggression thấp hay bị dính thẻ khi cả đội đang chơi pressing và tackling hard, mặc dù chỉ số ẩn phụ là disness đã khá là thấp. CR7 là 1 ví dụ điển hình cho ví dụ trên , disness anh ta không cao nhưng khi tack bóng anh ý không đủ quyết liệt và hay soạc nhầm địa chỉ dẫn đến thẻ vàng không đáng có dù cho pha bóng đó thường không có tính ác ý.
    stif nói thế này thì anh em lại nghĩ là cầu thủ có aggression 20 sẽ ko bao giờ ăn thẻ đấy


Qui định gửi bài

  • Bạn không thể lập chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi bài phản hồi
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết
  •