Share game FM24 (PC)
Hiển thị kết quả từ 1 tói 8 trong tổng số 8

Chủ đề: FM-VN's Networking !

  1. #1
    Ngày tham gia
    02 Sep 2006
    Số bài viết
    119

    FM-VN's Networking

    Networking là một lĩnh vực với những đặc thù mang tính chất riêng biệt. Vì vậy topic này được lập ra nhằm tổng hợp các thông tin về giải pháp, công nghệ mạng cũng như chia sẻ những kiến thức mạng cho các thành viên FM-VN


  2. #2
    Ngày tham gia
    02 Sep 2006
    Số bài viết
    119

    Tại sao lại nối mạng ?!

    Một hệ thống mạng là 1 tập hợp của các loại máy tính Desktop, Laptop và các [B]thiết bị phần cứng khác như máy in, máy Scanner…được kết nối với nhau nhằm mụch đích cơ bản là giao tiếp và trao đổi dữ liệu. Nối mạng cũng đồng nghĩa với chia xẻ, vì nó cho phép các máy tính nối mạng có thể nói chuyện, giao tiếp với nhau, và cùng chia xẻ các nguồn tài nguyên như máy in hay các file dữ liệu.



    Lợi ích của việc nối mạng :

    Nối mạng tạo ra sự linh hoạt trong cách mà bạn làm việc cũng như sử dụng thời gian với máy tính và các thiết bị điện tử khác. Với 1 hệ thống mạng, bạn có thể:

    - Chia xẻ các kết nối tốc độ cao, băng thông rộng hoặc các kết nối Internet, cho phép tất cả mọi người đều có thể lướt Web đồng thời.

    - Chia xẻ các định dạng file, thiết lập các không gian lưu trữ chung.

    - Tiết kiệm thời gian và tiền bạc bằng cách chia xẻ với nhau các thiết bị như máy in, máy Scanner và các thiết bị ngoại vi khác…

    So sánh giữa mạng không dây và mạng có dây

    Hiện trên thế giới đang sử dụng hai loại công nghệ mạng là :

    1/Công nghệ không dây (Wireless Technology) : các thiết bị trong hệ thống mạng giao tiếp với nhau qua sóng Radio.



    2/Công nghệ có dây (Wired Technology) : các thiết bị trong hệ thống mạng giao tiếp với nhau thông qua cáp truyền dữ liệu.



    Tại sao nên lựa chọn mạng không dây

    Mạng không dây không dùng cáp cho các kết nối, thay vào đó, chúng sử dụng sóng Radio, cũng tương tự như điện thoại không dây. Ưu thế của mạng không dây là khả năng di động và sự tự do, người dùng không bị hạn chế về không gian và vị trí kết nối. Những ưu điểm của mạng không dây bao gồm :

    - Khả năng di động và sự tự do – cho phép kết nối từ bất kỳ đâu.

    - Không bị hạn chế về không gian và vị trí kết nối.

    - Dễ lắp đặt và triển khai.

    - Không cần mua cáp.

    - Tiết kiệm thời gian lắp đặt cáp.

    - Dễ dàng mở rộng.

    Mạng không dây hoạt động như thế nào ?

    Một hệ thống mạng không dây đơn giản bao gồm hai hoặc nhiều hơn các máy tính đuợc kết nối với nhau nhằm mụch đích trao đổi dữ liệu và các tài nguyên khác. Mô hình đó cũng tương tự như một hệ thống điện thoại không dây bao gồm một trạm chính cùng với nhiều các điện thoại nhánh. Nối mạng không dây hiện đang được coi là một giải pháp rất thú vị bởi bạn sẽ không gặp nhiều trở ngại như khi dùng cáp và sẽ không mất nhiều thời gian khi có nhu cầu mở rộng.

    Có hai loại mạng không dây cơ bản :

    Kiểu Ad-hoc : Mỗi máy tính trong mạng giao tiếp trực tiếp với nhau thông qua các thiết bị Card mạng không dây mà không dùng đến các thiết bị định tuyến (Wireless Router) hay thu phát không dây (Wireless Access Point).

    Kiểu Infrastructure : Các máy tính trong hệ thống mạng sử dụng một hoặc nhiều các thiết bị định tuyến hay thiết bị thu phát để thực hiện các hoạt động trao đổi dữ liệu với nhau và các hoạt động khác.



    Vài nét về các điểm Hotspot

    Hotspot là gì ?

    Hotspot là một địa điểm mà tại đó có cung cấp các dịch vụ kết nối không dây và dịch vụ truy cập Internet tốc độ cao, thông qua hoạt động của các thiết bị thu phát không dây (Wireless Access Point). Nếu bạn đang ở trong một điểm Hotspot và máy tính của bạn đã có trang bị sẵn Card mạng không dây, khi đó bạn hoàn toàn có thể tham gia vào hệ thống mạng ở đó và truy cập vào Internet. Số lượng các điểm Hotspot đang tăng nhanh theo thời gian và bây giờ bạn có thể dễ dàng tìm thấy chúng ở các khu vực như Nhà hàng, Quán Cafe, Sân bay…

    Để tham gia vào một điểm Hotspot thì bạn cần có những gì :

    Đơn giản bạn chỉ cần có máy tính hoặc máy PDA có trang bị tính năng không dây. Còn nếu máy tính hoặc máy PDA của bạn chưa có tính năng đó thì truớc hết bạn cần mua thêm các loại Card mạng không dây phù hợp để lắp vào chúng. Tại thời điểm này thì phần lớn các điểm Hotspot đều sử dụng các thiết bị thu phát không dây chuẩn B (hay 802.11b), tuy nhiên xu hướng chung trong thời gian sắp tới là các thiết bị loại này sẽ được thay thế bởi các thiết bị không dây chuẩn G nhằm đáp ứng 1 tốc độ cao hơn.


    Làm thế nào để tìm thấy các điểm Hotspot :

    Bạn có thể gọi điện trực tiếp đến các nhà cung cấp dịch vụ để hỏi thăm về địa chỉ cụ thể của các điểm Hotspot của họ, hoặc bạn cũng có thể truy cập vào Website : www.wifi-zone.org để tìm hiểu về các điểm Hotspot trên toàn thế giới.



    Làm thế nào để tham gia vào một Hotspot :

    Đối với các điểm Hotspot không thu phí, để tham gia vào đó bạn cần được cung cấp các thông tin về SSID của hệ thông mạng hay đơn giản là tên của hệ thống mạng. Còn đối với các điểm Hotspot thương mại, bạn cần thiết lập một Account trước khi tham gia lần đầu tiên, account này sẽ được cung cấp bởi những người chủ của điểm Hotspot đó.



    Vấn đề bảo mật tại các điểm Hotspot :

    Đối với các điểm Hotspot công cộng, vì mụch đích đơn giản hoá quá trình tham gia của người dùng nên hầu hết các tính năng bảo mật đều không được kích hoạt hoặc được dùng rất hạn chế, vì thế nếu bạn có nhu cầu sử dụng bảo mật tại những địa điểm này thì cần tìm hiểu xem điểm Hotspot mà bạn đang tham gia có hỗ trợ tính năng VPN Pass-through hay không ?

    Các chuẩn của mạng không dây

    Chuẩn 802.11b (Chuẩn B) : các thiết bị thuộc chuẩn này hoạt động ở tần số 2.4GHz và có thể truyền dữ liệu với tốc độ tối đa 11Mbps trong phạm vi từ 100 feet đến 150 feet ( từ 35 mét đến 45 mét )

    Chuẩn 802.11a (Chuẩn A) : các thiết bị thuộc chuẩn này hoạt động ở tần số 5GHz và có thể truyền dữ liệu với tốc độ tối đa 54Mbps nhưng chỉ trong phạm vi khoảng 75 feet ( khoảng 25 mét)

    Chuẩn 802.11g (Chuẩn G) : Các thiết bị này hoạt động ở cùng tần số như các thiết bị chuẩn B, tuy nhiên chúng hỗ trợ tốc độ truyền dữ liệu nhanh gấp 5 lần so với chuẩn B với cùng một phạm vi phủ sóng. Các thiết bị chuẩn B và chuẩn G hoàn toàn tương thích với nhau, tuy nhiên cần lưu ý khi bạn trộn lẫn các thiết bị chuẩn B và chuẩn G với nhau thì các thiết bị sẽ hoạt động theo chuẩn nào có tốc độ thấp hơn.



    Về tốc độ mạng

    Tốc độ mạng liên quan đến việc các máy tính nối mạng có thể giao tiếp và trao đổi thông tin với nhau bao nhanh.

    Các tốc độ của chuẩn không dây như 11 Mbps hay 54 Mbps không liên quan đến tốc độ kết nối hay tốc độ download, vì những tốc độ này được quyết định bởi Nhà cung cấp dịch vụ Internet.

    Với 1 hệ thống mạng không dây, dữ liệu được gửi qua sóng Radio nên tốc độ có thể bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây nhiễu hoặc các vật thể lớn. Thiết bị định tuyến không dây sẽ tự động cảm nhận cường độ tín hiệu, nếu thấy tín hiệu yếu thì nó sẽ tự động điều chỉnh xuống các mức tốc độ truyền thấp hơn (Ví dụ như từ 11 Mbps sẽ giảm xuống còn 5.5 Mbps và 2Mbps hoặc thậm chí là 1 Mbps). Dưới đây là một số điều mà người dùng cần lưu ý khi triển khai một mạng không dây để có thể thu được hiệu quả cao nhất :

    - Nên đặt thiết bị Router không dây ở vị trí trung tâm của hệ thống mạng.
    - Lắp đặt sao cho các Antenna của Adapter không dây lắp cho máy tính Desktop hoặc Laptop hướng về phía Router không dây.
    - Tránh đặt Antenna ở gần tường, trừ khi đó là chủ định của bạn, ngoài ra nếu bạn muốn duy trì kết nối ngay cả khi ở bên ngoài căn nhà thì nên lắp thiết bị Router không dây ở gần cửa sổ.
    - Trang bị thêm các thiết bị Antenna thu phát độc lập để mở rộng phạm vi phủ sóng.



    Công nghệ Speedbooster và SRX

    Trong phạm vi của chuẩn G (802.11g), Linksys đã phát triển thêm một số dòng sản phẩm mang lại cho nguời dùng sự cải thiện về tốc độ và khoảng cách. Tất cả các dòng sản phẩm này đều hoạt động tương thích với các thiết bị chuẩn B và chuẩn G.

    Speedbooster : Tốc độ trao đổi dữ liệu tăng thêm 35% so với chuẩn G khi sử dụng với các thiết bị Speedbooster khác. Bạn sẽ thấy được sự khác biệt về tốc độ khi sử dụng chung với các thiết bị chuẩn G khác.

    SRX : Nhanh hơn gấp 8 lần và phạm vi phủ sóng rộng hơn gấp 3 lần so với các thiết bị chuẩn G khi được sử dụng với các thiết bị SRX khác. SRX là viết tắt của các từ Speed (tốc độ) – Range (khoảng cách) và eXpansion (mở rộng), bên cạnh đó SRX sử dụng công nghệ MIMO theo đó thông qua một số lượng lớn các Antenna thu phát trên trạm chính và các Adapter thu phát để cải thiện tốc độ và khoảng cách thu phát.

    SRX200 : Nhanh hơn gấp 6 lần và phạm vi phủ sóng rộng hơn gấp 2 lần so với chuẩn G. Các thiết bị của SRX200 hoàn toàn tương thích với các thiết bị chuẩn B, chuẩn G và SRX khác.

    Chuẩn A+G (802.11a+g) : Các thiết bị thuộc chuẩn này hoạt động đồng thời trên cả hai tần số 2.4GHz và 5Ghz.

    Các thiết bị cần thiết để triển khai một hệ thống mạng không dây

    - Kết nối Internet tốc độ cao.
    - Modem.
    - Wireless Router hoặc Access Point.
    - Wireless Network Adapter.

    Các vấn đề cần lưu ý khi chọn mua các sản phẩm không dây

    Trước hết cần xác định xem máy tính của bạn đã có Card mạng không dây chưa, hầu hết các máy tính Laptop thế hệ mới đều đã được tích hợp sẵn Card mạng không dây, trong khi các máy tính Desktop thì chưa có. Tiếp theo bạn cần xác định rõ nhu cầu nối mạng của bản thân, cụ thể :

    - Nếu bạn chỉ đơn giản muốn lướt Web và check email thì chỉ nên mua các thiết bị không dây chuẩn B.
    - Nếu bạn muốn chơi các trò Game trực tuyến hoặc làm việc với các files đa phương tiện có dung lượng lớn thì nên dùng chuẩn G, GS hoặc GX.

    (Nguồn : Harmonyfly - Linksys.com)


  3. #3
    Ngày tham gia
    02 Sep 2006
    Số bài viết
    119

    Trở lại những vấn đề cơ bản !

    Nếu so sánh giữa hub, switch và router, thoạt đầu bạn sẽ thấy chúng khá là giống nhau và không biết phải phân biệt thế nào. Nhưng thực tế hub, swithch và router chỉ có một số tính năng cơ bản chung, còn lại hầu hết là khác nhau. Nếu bạn không thể nói về router sau khi đã hiểu về hub, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.

    Trong các thiết bị mạng thì hub là mắt xích nhỏ nhất. Thiết bị cơ bản này gắn kết các máy tính trong mạng với nhau để có được một form segment (phân đoạn) mạng đơn. Chúng được gọi là “hub” (trung tâm) vì chúng nằm ở trung tâm của một mạng, kết nối tới máy tính thông qua các cáp phân tán, tương tự như chiếc nan hoa xe đạp vậy. Tất cả máy tính trong một segment mạng đều có thể “thấy” và giao tiếp được với nhau.

    Mô hình mạng OSI


    Xin được bổ sung thêm rằng hub là thiết bị tầng 1 trong mô hình mạng OSI (Open System Interconnection), tầng Vật Lý.

    Nhiệm vụ của hub chỉ đơn giản là nhận dữ liệu đến (các frame - khung dữ liệu) và phát tán chúng trở lại các thiết bị gắn trong mạng. Hub hoạt động theo cơ chế quảng bá (broadcast), có phần hơi thừa khi phải gửi dữ liệu cho cả các thiết bị không có nhu cầu.



    Hub không có bất kỳ kiểu sắp xếp thông minh nào. Nó không xác định được cổng nào yêu cầu khung dữ liệu, cổng nào không để gửi cho từng cổng cụ thể. Vì thế nó gửi cho tất cả các cổng trong mạng, cổng nào có yêu cầu thì tự kiểm tra và tiếp nhận dữ liệu mình cần.

    Cơ chế phát tán khung dữ liệu tới mọi cổng đơn đảm bảo ít nhất mỗi khung đều được gửi tới các đích yêu cầu. Nhưng cũng chính vì thế mà hub được gọi là những kẻ câm lặng, chỉ biết phát ra mà không cần nhận lại thông tin phản hồi xác nhận.

    Vì hub là các gói đơn giản và dễ cài đặt nên người ta sử dụng chúng như là các thiết bị mức đầu vào để kết nối các máy PC với nhau. Nếu như chẳng may bạn hết cổng mạng hub, bạn có thể tạo một hub kiểu “chuỗi cánh hoa” (daisy-chain) bằng cách kết nối qua cổng “uplink”.

    Các hub hiện đại có chế độ “tự cảm nhận” (auto-sensing) và bạn có thể dùng bất kỳ cổng nào để thực hiện việc này. Nhưng hub hiện đang ngày càng bị thu hẹp với sự thay thế của switch. Sử dụng switch hiệu quả hơn nhiều, nhất là khi dùng băng thông mạng.

    Tạo một switch

    Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp mạng hiệu quả hơn, bạn sẽ cần đến switch. Switch hoạt động ở mức cao hơn hub, tại tầng 2, tầng Liên kết dữ liệu (Data Link layer). Một switch cũng tương tự như một hub, nhưng thông minh hơn. Chúng thân thiện hơn một chút và nhanh hơn nhiều.



    Không giống như hub, switch kiểm tra kỹ lưỡng từng gói dữ liệu nhận được, xác định nguồn và đích mỗi gói. Sau đó chờ các gói dữ liệu chuyển đến đích một cách chính xác. Switch sử dụng địa chỉ MAC (Media Access Control) của các thiết bị mạng để tìm ra thiết bị đích. Địa chỉ MAC là một mã ID 16 ký tự duy nhất, là địa chỉ phần cứng cố định trong từng thiết bị.

    Để hoạt động hiệu quả, mỗi switch tạo ra một link liên kết chuyên dụng tạm thời giữa nơi gửi và nơi nhận, tương tự như một kênh điện thoại chuyển mạch.

    Với cơ chế phân phối gói dữ liệu tới đúng thiết bị đòi hỏi, switch càng hiệu quả hơn khi người dùng sử dụng băng thông mạng. Tốc độ thực thi cao hơn nhiều so với hub.

    Một tính năng nâng cao ở switch nữa là khả năng giải quyết xung đột dữ liệu. Các xung đột này xuất hiện khi các máy trong mạng cùng một lúc gửi dữ liệu quảng bá tới tất cả các cổng. Chúng sẽ đột ngột làm chậm quá trình thực thi mạng. Hiện nay, với các switch có chế độ nạp điều khiển lưu lượng, các xung đột sẽ bị loại trừ. Không có xung đột tức là không phải đi tìm xung đột như các hub phải làm. Vì thế các switch có thể loại trừ phương thức truy cập phương tiện dò tìm xung đột CSMA/CD (carrier-sense multiple-access with collision detection), làm cho thông lượng được tăng lên.

    Một lợi ích khác khi dùng switch, xuất phát từ thực tế là chúng hỗ trợ phương thức truyền thông full-duplex, tức truyền thông hai chiều song song. Phương thức truyền mặc định trong mạng là kiểu chậm hơn: hafl-duplex (một chiều). Trong đó bạn chỉ có thể gửi hoặc nhận chứ không vừa nhận, vừa gửi dữ liệu cùng một lúc được.

    Sử dụng phương thức full-duplex với băng thông mạng rất hiệu quả.

    Sử dụng switch sẽ tốt hơn nhiều so với hub nếu mạng của bạn có từ 4 máy tính trở nên. Hoặc nếu mạng có các chương trình ứng dụng sản sinh một lượng đáng kể giao thông mạng, như các game đa người chơi hay chia sẻ file đa phương tiện nặng nề, bạn cũng nên dùng switch.

    Sự định hướng tốt nhất

    Như trên đã nói hub nằm ở tầng 1, switch hoạt động ở tầng 2, chắc nhiều bạn sẽ dễ dàng đoán là router hoạt động ở tầng 3. Và quả thất đúng như vậy. Một router làm việc tương tự như một switch, nhưng có một số bước tiến xa hơn. Chúng gửi các gói dữ liệu tới đích qua một “liên mạng” (internetwork), tức là mạng khác hoặc internet. Quá trình đó được gọi là quá trình định tuyến (routing).



    Để định tuyến cho các gói dữ liệu khi chuyển sang mạng khác, một router phải liên lạc với các rounter khác và sử dụng giao thức định tuyến (routing protocol). Sau đó dùng thông tin này để tạo và duy trì một bảng định tuyến (routing table).

    Bảng định tuyến bao gồm một danh sách lộ trình xác định tối ưu đích mạng, cộng thêm các dữ liệu được biết đến như là các ‘routing metrics’ (đơn vị met định tuyến) nằm trong các router. Bảng routing còn có đường dẫn tới router ‘upstream’ (dòng trên) tiếp theo.

    Router kiểm tra kỹ dữ liệu đến và có thể xác định địa chỉ đích của dữ liệu đó. Sau đó chúng sử dụng bàng ‘rounting table’. Các router không sử dụng địạ chỉ MAC để xác định đích đến dữ liệu. Chúng dùng ‘địa chỉ mạng đươc cấu hình theo kiểu phần mềm’ (software-configured network address ) để định tuyến. Cách này khiến router hoạt động hiệu quả hơn switch nhưng tại cùng một thời điểm, chúng lại khiến các router gặp nhiều vấn đề xung đột phức tạp hơn. Hiện cần có giải pháp xử lý thông minh hơn cho các router.

    Một trong những lợi ích của việc định tuyến là nó cho phép lưu lượng mạng hoặc đến, hoặc đi, đều được lọc dựa trên địa chỉ IP của người gửi và người nhận. Một router sẽ phân tích từng gói dữ liệu để xem nó thuộc kiểu gì. Sau đó gửi các gói SMTP hoặc POP3 tới các cổng được yêu cầu, chẳng hạn như cổng 25 và 110. Hoặc bạn cũng có thể gửi các gói HTTP tới các cổng khác như cổng 80 chẳng hạn, v.v…

    Hầu hết router gia đình hoặc router văn phòng phạm vi nhỏ đều là các thiết bị đa tính năng, kết hợp cả switch, firewall, dịch vụ DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol – giao thức cấu hình host động), bộ dịch địa chỉ mạng Network Address Translator và nhiều điểm truy cập Wi-Fi. Các rounter thông thường đều có cổng Ethernet phân tách cho kết nối WAN (Wide Area Network), hộp cáp đầu hoặc một kết nối không dây WiMax.



    Một biến thể của router thông thường là router ADSL. Router ADSL là sự kết hợp của router với modem ADSL nhằm đơn giản hoá kết nối tới một WAN. Với router ADSL, thay vì một cổng WAN, nó sử dụng một socket phone cho đường truyền ADSL. Kết quả khiến router ADSL hoàn toàn là một router cực nhỏ, bạn không thể dùng nó để kết nối bất kỳ modem cáp nào.

    (Nguồn : Quantrimang.com)


  4. #4
    Ngày tham gia
    02 Sep 2006
    Số bài viết
    792
    nói thiệt bác viết gì tui dek hiểu. thông cảm không phải dân IT mà bac viết bài ni làm gì thế khoe cho bọn hacker hả

    PREPARE TO RETIRE

  5. #5
    Ngày tham gia
    02 Sep 2006
    Số bài viết
    119
    Trích dẫn Trích dẫn bài viết của FM5 Bài viết
    nói thiệt bác viết gì tui dek hiểu. thông cảm không phải dân IT mà bac viết bài ni làm gì thế khoe cho bọn hacker hả
    Những bài viết mà mình post lên đều là nhưng thông tin về khái niệm Mạng rất cơ bản công nhận mới đọc thì sẽ khó hiểu thật, nhưng nếu bạn ham mê về Networking thì sẽ thấy rất thú vị và... dễ hiểu, chứ có phải khoe khoang gì với hacker đâu :say: . Những bài viết ở trong topic theo mình nghĩ sẽ giúp bạn hiểu 1 phần nào đó về mạng, cũng như giúp bạn dễ dàng trong việc lựa chọn mua thiết bị mạng. Mọi người cũng ủng hộ topic với những bài viết bổ ích nhé :loveangel:


  6. #6
    Ngày tham gia
    02 Sep 2006
    Số bài viết
    119

    Wireless USB xuất hiện tại Nhật Bản !

    Sản phẩm Wireless USB đầu tiên đã xuất hiện tại Nhật Bản.



    Hãng Y-E Data đã thông báo ra mắt chiếc wireless USB hub không dây đầu tiên sử dụng công nghệ Ultra Wideband (UWB). Sản phẩm có tên là The Y-E Data YD-300 UWB Hub

    The YD-300 sử dụng chipset UWB của Wisair và có thể thay thế bất kỳ kết nối có dây USB nào bằng bằng kết nối không dây. Với khả năng này, USB YD-300 có thể ứng dụng cho việc sử dụng như printer, scanner, digital cameras hay HDD tại bất kỳ vị trí nào trong phòng làm việc và sử dụng giao tiếp cổng USB chuẩn 2.0 với băng thông truyền dữ liệu lên tới 480 Mbps.

    Trong tương lai gần, Y-E Data có kế hoạch phát triển sản phẩm không dây sử dụng giao tiếp ExpressCard/34 và PCI Express Mini


  7. #7
    Ngày tham gia
    02 Sep 2006
    Số bài viết
    119

    Yes, we're gonna have to go right to ludicrous speed

    Tổ chức IEEE (The Institute of Electrical and Electronic Engineers) đã ủng hộ kế hoạch phát triển chuẩn băng thông mới 100Gb/s như là chuẩn tốc độ kế tiếp, với việc lưu lượng dữ liệu truyền tải ngày một tăng, việc thông qua chuẩn mới sẽ giúp việc kết nối thông tin trên toàn cầu được cải thiện về tốc độ truyền tải. Việc chính thức thông qua và hoàn thiện về công nghệ của chuẩn mới sẽ không thể sớm hơn trong khoảng thời gian năm 2009 và 2010. " Sẽ có nhiều việc phải làm với công nghệ 10G..." Giám đốc trung tâm IDC Lucinda Borovick nói :hurt:


  8. #8
    Ngày tham gia
    09 Sep 2006
    Đến từ
    Giữa trời!
    Số bài viết
    154
    Bác ơi.Em nghĩ bác nên vào diễn đàn www.3gvietnam.org để đóng góp thêm cho anh em diễn đàn đó.Mọi người ở đó cần bác lắm đấy.thanks


Qui định gửi bài

  • Bạn không thể lập chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi bài phản hồi
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết
  •