Share game FM24 (PC)
Hiển thị kết quả từ 1 tói 4 trong tổng số 4
  1. #1
    Ngày tham gia
    10 Nov 2007
    Đến từ
    NEVERLAND
    Số bài viết
    2,089

    Các huyền thoại của bóng đá châu Âu (khác)

    Mở đầu cho các huyền thoại của bóng đá châu Âu mà không thuộc các cường quốc là thủ lĩnh của đội hình Hungary huyền thoại :

    THIẾU TÁ SIÊU TỐC FERENC PUSKAS


    Hồ sơ :

    Ferenc Puskás Biró sinh ngày 2 tháng 4 năm 1927 – mất ngày 17 tháng 11 năm 2006) tại thành phố Budapest, thủ đô Hungary.

    CLB : Kispest A.C. (1943–1949) Honvéd (1949–1955) Real Madrid (1958–1966 )
    ĐTQG : Hungary 84 trận (từ 1945 đến 1956) / 83 bàn thắng. Tây Ban Nha 4 trận (1961-1962) / 0 bàn


    Thành tích :
    Giải VĐQG Hungary 354 trận (1943-1956) / 357 bàn, Real Madrid 179 trận (1958-1966) / 154 bàn

    6 chức vô địch Hungary
    5 chức vô địch Tây Ban Nha
    4 giải thưởng Pichichi
    1 Cúp C1
    1 Cúp liên lục địa (năm 1960)
    1 Cúp Nhà vua
    Điều đáng tiếc nhất với Puskas là chưa giành được danh hiệu Quả bóng vàng châu Âu, mặc dù ông rất xứng đáng với giải thưởng này.


    Thông tin :


    Cầu thủ mà ngay cả Johan Cruyff hay Franz Beckenbauer cũng luôn thán phục; còn Ronaldo, Raul, Ronaldinho luôn "nép mình" kính phục khi được diện kiến. Đó chính là Ferenc Puskas


    Puskas khởi nghiệp với tư cách cầu thủ trẻ của CLB Kispest - nơi cha ông làm HLV. Ban đầu, trước khi được ký hợp đồng chính thức vào năm 12 tuổi, huyền thoại này đã phải chơi dưới cái tên bí mật Miklós Kovács. Cùng gia nhập Kispest với Puskas còn có ban thân thủa nối khố József Bozsik - cầu thủ mà sau đó cũng trở thành một phần quan trọng của "đế chế bóng đá" Hungary. Năm 1949, được bộ quốc phòng Hungary tiếp quản, AC Kispest trở thành đội bóng quân đội với cái tên mới là Honvéd Kispest. Vì các thành viên cũng được coi như một quân nhân nên chẳng mấy chốc nhờ thành tích đá bóng xuất sắc, Puskas được thăng hàm thiếu tá. Và biệt danh "thiếu tá siêu tốc" cũng ra đời từ đó.Do có thể tuyển quân từ nguồn lính trẻ nhập ngũ, Honved tập hợp được vô số tài năng của bóng đá Hungary. Trong số này có cả hai ngôi sao Zoltán Czibor và Sándor Kocsis. Cùng với họ, Puskas đã giúp CLB giành được 5 chức vô địch quốc gia. Ngoài ra, ông còn giành 4 danh hiệu vua phá lưới ở các mùa bóng 1947-48, 1949-50, 1950-1951 và 1952-1953 (với số bàn lần lượt là 50, 31, 25, và 27). Nếu chỉ tính mùa bóng 1947-1948, Puskas là cầu thủ ghi được nhiều bàn thắng nhất tại một giải vô địch quốc gia thuộc châu Âu.


    Khoác áp đội tuyển quốc gia lần đầu tiên vào ngày 20/8/1945 (khi mới hơn 18 tuổi), Puskas đã khởi đầu sự nghiệp quốc tế vẻ vang của mình bằng cách ghi bàn trong trận đè bẹp Áo 5-2. Từ đây, ông trở thành “cỗ máy dội bom” không thể ngừng lại của đoàn quân được mệnh danh "những phù thủy Magyar". Tính tổng cộng trong 85 lần khoác áo đội tuyển Hungary, Puskas đã có 84 lần phá lưới đối phương (một kỷ lục nếu xét về tính hiệu quả).

    Tài năng của Puskas thăng hoa nhanh chóng và tên của ông dần được cả châu Âu ghi nhớ. Tuy nhiên, khả năng chơi bóng "ma thuật" cùng kỹ năng ghi bàn bẩm sinh với cái chân trái khéo léo của Puskas chỉ thực sự được cả Thế giới thừa nhận sau màn trình diễn tuyệt vời tại sân Wembley, Anh. Đội tuyển Anh kiêu hãnh đã phải đón nhận một trận thua "tâm phục khẩu phục" với tỷ số 3-6 trước đội khách từ Đông Âu với màn trình diễn ấn tượng của Puskas và các đồng đội. Đó cũng là trận thua đầu tiên trên sân nhà của ĐT Anh trước một đối thủ không thuộc liên hiệp Anh.



    "Đó như là cuộc đấu giữa những con ngựa đua và những con ngựa nuôi. Đó là đối thủ khó nhất mà ĐT Anh từng phải đối mặt, một đội bóng tuyệt vời với một chiến thuật mà chúng tôi chưa từng gặp gặp trước đó."Tiền vệ cánh Tom Finney của đội chủ nhà thốt lên sau trận. Hungary vào thời điểm đó sử dụng sơ đồ tấn công 4-2-4 với bộ tứ tấn công trứ danh Puskas, Joszef Bozsik, Nandor Hidgekuti và Sandor Kocsis. Cũng chính những con người này sau đó 1 năm đã tiếp tục cho ĐT Anh "phơi áo" với tỷ số 1-7 tại Budapest.

    Cùng với Zoltán Czibor, Sándor Kocsis, József Bozsik và Nándor Hidegkuti, chàng thủ quân còn có một biệt danh khác là "người anh nhỏ" đã làm nên một đội tuyển quốc gia mạnh khủng khiếp trong lịch sử với chuỗi 32 trận bất bại liên tiếp. Cho đến nay, đấy vẫn là một kỷ lục hầu như không thể phá vỡ. Trong hành trình đoạt chiếc HCV Olympic 1952 (có thể coi như chức vô địch thế giới không chính thức vì các nước đều cử đội tuyển quốc gia), Hungary đã đánh bại ứng cử viên nặng ký là Nam Tư, bằng tỷ số 2-0 trong trận chung kết diễn ra tại Helsinki (Phần Lan). Puskas đã ghi 4 bàn ở giải này, trong đó có bàn mở tỷ số trận quyết định tranh huy chương vàng. Trong năm 1953, Hungary cũng thêm Cúp "Dr. Gero" - một danh hiệu dành cho các đội tuyển thuộc khu vực Trung Âu. Giải đấu bắt đầu từ năm 1948 và kéo dài suốt 5 năm. Cuối cùng, Hungary đứng đầu với 11 điểm. Puskas kết thúc giải cùng danh hiệu vua phá lưới (10 bàn), trong đó có hai bàn giúp Hungary đoạt Cúp bằng trận thắng Italy 3-0 ngay tại Rome. Với những thành tích đó Hungary đã tới Thụy Sĩ với tư cách là ƯCV số 1 và duy nhất cho chức vô địch World Cup 1954...

    "Tôi vẫn chưa hiểu tại sao ĐT Hungary của Puskas lại không thể giành chiếc cúp vàng năm 1954!"HLV Alex Ferguson của Man Utd, một người rất ngưỡng mộ tài năng của Puskas, cho biết. Quả thực, việc "Đội tuyển Vàng" của Hungary với những chiến thắng như "chẻ trẻ" trước đó không giành được chức vô địch World Cup 1954 là một bất ngờ lớn.


    Mọi chuyện diễn ra suôn sẻ khi Hungary "vùi dập" Hàn Quốc tới 9-0 và "tàn sát" Tây Đức với tỷ số 8-3 trong 2 trận đầu tiên. Tuy nhiên, chấn thương gót chân ở trận gặp Tây Đức đã khiến Puskas phải nghỉ đến trước trận đấu cuối cùng.
    Trước trận chung kết với chính Tây Đức, khả năng ra sân của Puskas vẫn bị bỏ ngỏ. Tuy nhiên, sau đó, người ta vẫn thấy ông với băng đội trưởng trên tay góp mặt vào trận chung kết. Lúc đó, đã có nhiều ý kiến cho rằng, sự xuất hiện của Puskas không thật sự hợp lý bởi hàng công 4 người gồm Hidegutki, Kocsis, Budai và Czibor của Hungary đã thi đấu rất ăn ý và hiệu quả trong những trận trước đó. Mọi nghi ngờ tan biến chỉ sau 6 phút khi Puskas tận dụng cú sút đập chân hậu vệ của Kocsis để sút tung lưới Tây Đức từ cự ly gần. Tưởng như mọi chuyện tiếp tục suôn sẻ với Hungary khi Czibor tận dụng đường chuyền về bất cẩn của một hậu vệ Tây Đức để nâng tỷ số lên 2-0.

    Thế nhưng, cũng bằng một sai lầm của hàng thủ, Morlock đã nhanh chóng gỡ lại 1-2 cho ĐT Đức sau 10 phút thi đấu. Tinh thần Tây Đức lên cao và chỉ 8 phút sau bàn gỡ 1-2, Rahn đã đưa trận đấu trở về vạch xuất phát. Kể từ đó, hàng thủ Tây Đức từng để thua 8 bàn trước Hungary tại vòng bảng bỗng chơi hết sức chặt chẽ. Cùng với một chút sự trợ giúp từ trọng tài, Hungary của Puskas đã không thể thêm một lần chọc thủng lưới đối thủ. Và bi kịch đến ở phút 84 khi Uwe Rahn với một cú dứt điểm quyết đoán và hiểm hóc đã mang về chiến thắng kịch tính 3-2 cho Tây Đức. Trong những phút cuối cùng, Hungary đã vùng dậy một cách mạnh mẽ. Tuy nhiên, cơ hội tốt nhất của họ là pha ghi bàn của Puskas đã không được trọng tài công nhận do lỗi việt vị. Dù phản ứng rất quyết liệt nhưng tỷ số 3-2 nghiêng về Tây Đức cuối cùng cũng đã được ấn định cho trận chung kết World Cup 1954.


    Năm 1956, Honvéd tham dự Cúp C1 và gặp Athletic Bilbao ở vòng đầu tiên. Trong khi để thua 2-3 trên sân khách, thành phố đóng đô của CLB ở quê hương (thủ đô Budapest) đã trở nên hỗn loạn vì bất ổn chính trị. Sau khi phải "trả giá" vì quyết định chọn sân trung lập Heysel để thi đấu trận lượt về (hòa 3-3 và Honved bị loại bằng kết quả chung cuộc 5-6), các cầu thủ đã không chọn con đường trở về. Họ tập hợp gia đình, bất chấp lệnh cấm của FIFA cũng như liên đoàn bóng đá Hungary, để tổ chức chuyến du đấu vòng quanh thế giới, tới Italy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, và Brazil. Sau khi trở lại châu Âu, Honved hùng mạnh đã "tan đàn xẻ nghé". Một số cầu thủ, trong đó có Bozsik, trở về Hungary, trong khi số còn lại bao gồm cả Czibor, Kocsis và Puskás, đã đầu quân cho các CLB Tây Âu. Ở tuổi 29, đời cầu thủ của Puskas tưởng chừng sắp đi xuống bên kia sườn dốc lại bước sang một trang mới vẻ vang hơn.

    Quãng thời gian hòa nhập với cuộc sống mới không thực sự suôn sẻ đối với "thiếu tá siêu tốc". Sau vài trận thử việc ở Espanyol, Puskas đã bị liên đoàn bóng đá châu Âu cấm thi đấu hai năm vì quyết định từ chối trở về Hungary. Khoảng thời gian thử thách này thực sự vất vả đối với cầu thủ đã đi quá nửa sự nghiệp. Anh phải lang thang tới Áo, rồi sang Italy - nơi có tin Juve và Milan muốn kiểm chứng tài nghệ của ngôi sao hay nhất Đông Âu. Nhưng cuối cùng, chẳng biết bằng cách nào và quyết tâm lớn đến đâu, Real Madrid đã dũng cảm ký hợp đồng với lão tướng 31 tuổi. Đó là một tân binh vừa trải qua hai năm tròn không được chơi bóng đỉnh cao nhưng lại là nhân vật chính của một trong những quyết định đúng đắn nhất mà CLB Hoàng gia từng đưa ra.


    Trong 8 mùa bóng khoác áo "kền kền trắng", Puskas đã ghi được 156 bàn trong 180 trận tại La Liga. Về khoản danh hiệu nội địa, ngoài 5 chức vô địch Tây Ban Nha liên tiếp (1961-1965), "thiếu tá siêu tốc" còn sưu tập thêm 4 giải thưởng Pichichi (vua phá lưới) ở các năm 1960, 1961, 1963, 1964 (khi đã 37 tuổi) với số bàn thắng lần lượt là 26, 27, 26 và 20. Trên đấu trường Cúp C1, tuy gánh nặng tuổi tác đè chặt, nhưng Puskas vẫn kịp chơi 39 trận và ghi được 35 bàn. Đáng kể nhất trong số này là 7 lần lập công bàn ở hai trận chung kết. Đầu tiên là ở mùa bóng 1959/1960, thời điểm ông bùng nổ cùng Di Stefano giúp CLB đè bẹp Frankfurt 7-3 (Puskas 4 bàn, Di Stefano 3 bàn). 3 bàn còn lại được ông ghi trong trận chung kết diễn ra 2 năm sau, khi Real bị Benfica đánh bại với tỷ số 5-3. Tuy chỉ giành một chiếc Cúp C1 cùng Real nhưng tên tuổi Puskas vĩnh viễn được xếp vào hàng ngũ huyền thoại của CLB này cũng như trong lịch sử bóng đá châu Âu.

    Puskas nhận hộ chiếu Tây Ban Nha vào năm 1961 và chơi cho ĐTQG nước này 4 trận nhưng không ghi được bàn thắng nào, trong đó, có 1 trận thắng và 2 trận thua tại VCK World Cup 1962 tại Chile. Ferenc Puskas "treo giày" vào 30/06/1967 trước khi tiếp tục góp mặt trong một trận chung kết cúp châu Âu khác cùng Panathinaikos trên cương vị HLV và để thua 0-2 trước Ajax Amsterdam. Sự nghiệp huấn luyện của huyền thoại bóng đá người Hungary này sau đó còn gắn bó với AEK Athens (Hi Lạp), Sol (Paraguay) và Colo Colo (Chile) trước khi ông trở về Hungary năm 1993 và tham gia huấn luyện ĐTQG nước này trong một thời gian ngắn. Ngày 17 tháng 11 năm 2006,ông mất do bệnh viêm phổi tại Budapest, thọ 79 tuổi.


    Puskas luôn theo dõi bóng đá, thường đi xem các trận đấu nhưng không nhận thấy thứ bóng đá mà ông từng say mê. "Bóng đá đã mất đi tính hiếu khách của nó. Tôi chẳng hạn, tôi là bạn của những cầu thủ đã cùng chơi nhưng nhiều người trong số ấy là đối thủ trên sân của tôi. Tôi không tin mọi người bây giờ lại cư xử với nhau như vậy. Bây giờ sau buổi tập mọi người về nhà còn trước kia chúng tôi thích ngồi lại với nhau. Bây giờ ở Hung có nhiều cầu thủ giỏi nhưng họ không tin vào những điều chúng tôi đã tin và không nghe các lời khuyên. Bóng đá thay đổi nhiều quá". Ông không hài lòng với tình hình nhưng Pancho đáng yêu không hề bực mình. Ông trung thành với những kỉ niệm ("nếu tôi 20 tuổi tôi vẫn sẽ chơi cho Honved hoặc Real" - ông khẳng định), với lối chơi mà ông đã đem lại vinh quang cho nó, với những bạn chí cốt ở ĐT Hung vĩ đại mà hiện chỉ còn sống có 5 người kể cả ông. Thực ra con người giản dị và kín đáo này bỗng bằng lòng với những gì mình đã có và để biểu hiện điều đó ông lại dùng hình ảnh của bóng đá "Đã từ lâu tôi hiểu rằng người ta không thể ngày nào cũng đặt quả bóng vào 1 chỗ..."


    Chủ đề tương tự:

  2. #2
    Ngày tham gia
    10 Nov 2007
    Đến từ
    NEVERLAND
    Số bài viết
    2,089
    Người thứ 2 trong danh sách này sẽ là người gốc Phi duy nhất có mặt trong top 10 cầu thủ vĩ đại nhất thế kỉ 20 :

    BÁO ĐEN EUSEBIO

    Hồ sơ :

    - Tên đầy đủ: Eusebio da Silva Ferreira
    - Sinh ngày 25/1/1942 tại Lourenco Marques, Mozambic
    - Cao 1,77 m
    - Vị trí thi đấu: Tiền đạo
    - Biệt danh: Viên ngọc đen, Báo đen
    - Các CLB: Sporting Lourenco Marques (1957-1960), Benfica (1960-1975), Rhode Island Oceaneers (1975), Boston Minutemen (1975), Monterrey (1975-1976), Beira-Mar (1976-1977), Toronto Metros-Croatia (1976), Las Vegas Quicksilver (1977), New Jersey Americans (1977-1978), Uniao Tomar (1977-1978)
    - Với ĐT Bồ Đào Nha (1961-1973): 64 trận/41 bàn

    Thành tích:
    Hạng ba thế giới 1966; Vua phá lưới World Cup 1966; Cúp C1 châu Âu (1962); 10 lần VĐ Bồ Đào Nha (1963, 1964, 1965, 1967, 1968, 1969, 1971, 1972, 1973, 1974); Cúp QG Bồ Đào Nha (1962, 1964, 1969, 1970, 1972); VĐ Mexico (1976); VĐ giải Bắc Mỹ NASL (1976); Quả bóng vàng châu Âu (1965); Quả bóng bạc châu Âu (1962, 1966); Vua phá lưới giải VĐ Bồ Đào Nha (1964, 1965, 1966, 1967, 1968, 1970, 1973); Chiếc giày vàng châu Âu (1968, 1973), Cầu thủ xuất sắc nhất Bồ Đào Nha (1970, 1973);

    Thông tin :

    Eusebio chính là tên tuổi vĩ đại nhất của bóng đá Bồ Đào Nha. Sinh ra ở Mozambique, Eusebio trở thành cầu thủ gốc Phi đầu tiên đạt "tầm quốc tế" ở vị trí tiền đạo trung tâm. Người ta thường gọi ông là "con báo đen" trước khung thành đối phương, hay "viên ngọc đen" của bóng đá Bồ Đào Nha.

    Năm 15 tuổi, Eusebio đã bắt đầu chơi trong đội trẻ của Lourenco Marques. Năm 18 tuổi, Eusebio được đôn lên chơi ở đội hình 1 của Lourenco Marques. Ngay trong mùa bóng đầu tiên chơi cho Lourenco Marques, Eusebio đã giành danh hiệu vua phá lưới của giải, còn Câu lạc bộ Lourenco Marques đoạt chức Vô địch quốc gia Mozambique.

    Vào thời điểm kết thúc mùa bóng đầu tiên của Eusebio trong đội hình chính của Lourenco Marques, một câu lạc bộ cực kỳ nổi tiếng của Brazil là Sao Paulo có một chuyến du đấu ở châu Âu. Nhưng trước khi tới châu Âu, câu lạc bộ này có một chặng dừng chân ở Mozambique và thi đấu với một đội bóng của địa phương. Là đương kim vô địch quốc gia sau giải đấu trong năm vừa mới kết thúc nên Câu lạc bộ Lourenco Marques của Eusebio được vinh dự cử ra thi đấu với Sao Paulo. Trong trận đấu đầy tính hữu nghị này, cầu thủ dội bom của giải Mozambique, chàng trai Eusebio, đã không bỏ lỡ cơ hội ghi luôn hai bàn thắng vào lưới Sao Paulo. Huấn luyện viên của đội Sao Paulo khi ấy là Jorge Bauer lập tức đưa ra đề nghị với Câu lạc bộ Lourenco Marques, xin mua lại Eusebio. "Được thôi - những người lãnh đạo Câu lạc bộ Lourenco Marques nói - chỉ cần đặt lên bàn 20.000 USD phí chuyển nhượng, các anh sẽ có ngay Eusebio!". Thế nhưng Chủ tịch Câu lạc bộ Sao Paulo gạt phắt. Việc gì phải bỏ ra tới 20.000 USD cho một chàng trai tỉnh lẻ vô danh chưa ai biết tới!


    Sao Paulo tiếp tục cuộc du đấu theo như lịch trình tới thủ đô Lisbon của Bồ Đào Nha và ở đây, một lần nữa sự ngẫu nhiên lại là yếu tố quyết định số phận của Eusebio. Chỉ do một sự run rủi tình cờ mà hôm ấy, huấn luyện viên của Câu lạc bộ Benfica Bela Guttmann đi vào một tiệm cắt tóc ở Lisbon, đúng tiệm mà Jorge Bauer cũng đang ngồi chờ cắt tóc. Trong câu chuyện phiếm, Bauer đã kể lại câu chuyện ông ta mua hụt một chàng trai ở xứ Đông Phi. "Này, chàng trai ấy có thể là một thiên tài bóng đá đấy" - Bauer kết thúc câu chuyện của mình như vậy. Trở về Benfica, Bela Guttmann lên gặp Chủ tịch của câu lạc bộ và nói: "Nếu như Bauer nghĩ rằng chàng trai đó xứng đáng với cái giá 20.000 USD thì hẳn đó phải là một cầu thủ khá. Tôi muốn tự mình xem xét đánh giá và sẽ đưa ra quyết định".

    Năm tuần sau, Bela Guttmann bay tới Lourenco Marques và sau khi chứng kiến Eusebio dượt vài cữ trên sân cỏ, Guttmann quyết định phải có bằng được viên ngọc thô này. Vốn là một nhà đàm phán cáo già, Bela Guttmann tỉnh bơ mặc cả với những người trong ban lãnh đạo câu lạc bộ và cuối cùng, giá chuyển nhượng được xác định là 7.500 bảng Anh. Để nắm chắc, Guttmann yêu cầu hợp đồng Eusebio thi đấu cho Benfica phải được ký ngay. Eusebio - người vốn rất sợ đi máy bay - cùng với Guttmann bay về Lisbon và khi ấy những rắc rối bắt đầu.

    Câu lạc bộ Sporting Lisbon nghe phong thanh chuyện đối thủ của nó là Benfica vừa mới ký hợp đồng với một cầu thủ trẻ tài năng ở Mozambique liền lập tức cho điều tra và xác định ngay được rằng cầu thủ đó là Eusebio, từ Câu lạc bộ Lourenco Marques. Vốn là câu lạc bộ "mẹ" của Lourenco Marques nên Sporting Lisbon liền lớn tiếng tuyên bố rằng Eusebio là người của Sporting, rằng Benfica đã tổ chức "bắt cóc" cầu thủ của họ và cuộc chuyển nhượng là bất hợp pháp. Sporting Lisbon đem vụ việc lên khiếu nại ở Liên đoàn bóng đá Bồ Đào Nha và khi thấy không ăn thua gì liền đưa vụ việc ra tòa án.

    Đó quả thật là một trong những vụ tranh chấp cầu thủ đầu tiên gay gắt nhất trong lịch sử bóng đá thế giới xoay quanh vấn đề chuyển nhượng. Vụ việc kéo dài tới hơn bảy tháng trời và dữ dội tới mức trong suốt thời gian đó, Eusebio phải đi... trốn! Cùng với hai người trong ban huấn luyện của Benfica, Eusebio được bí mật đưa tới một khách sạn đơn sơ ở một làng chài nhỏ yên bình nằm tại khu vực bờ biển Algarve, miền nam Bồ Đào Nha. Trong suốt hơn bảy tháng trời, Eusebio quanh quẩn cùng với những người dân chài hiền lành, thui thủi tập luyện một mình với bóng trên bãi biển. Đó quả thật không phải là cái hình ảnh mà Eusebio vẫn thường tưởng tượng ra trong những giấc mơ về việc chuyển sang châu Âu thi đấu!


    Khi cuộc tranh chấp ngã ngũ, Eusebio chính thức trở thành cầu thủ Benfica năm 1961 với giá chuyển nhượng khoảng 20.000 USD. Đây là một thất bại mất mặt của Sporting Lisbon cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, nhất là khi họ phải chứng kiến Eusebio đã góp phần lớn thế nào vào thành công của Benfica.

    Eusebio là mẫu tiền đạo độc lập. Với tốc độ, kỹ thuật và sức mạnh, ông biết tự tạo cơ hội cho mình chứ không quá phụ thuộc vào sự hỗ trợ của tuyến dưới. Với khả năng tăng tốc mạnh mẽ và xử lý bóng ma thuật như mèo vờn chuột, ông luôn có những pha rê dắt bóng lắt léo và rất khó ngăn chặn. Chúng đã trở thành một vũ khí hoàn hảo trước bất kỳ hàng phòng ngự nào ngay từ những trận đấu ngoài đường phố trong tuổi thơ ở Mozambic và cũng nhanh chóng bộc lộ sức công phá khi tới Bồ Đào Nha.

    Eusebio đã có bàn thắng đầu tiên ngay trong trận thứ hai ra sân chơi cho đội 1 Benfica. Trong trận CK giải giao hữu ở Paris đó (Benfica thua Santos 3-6), Eusebio đã có một hat-trick vào lưới đội bóng Brazil mà lúc đó có một cái tên đã trở thành ngôi sao từ World Cup 1958, Pele. Một ngôi sao mới đã được phát hiện sau trận đấu này. Tốc độ tia chớp và cái chân phải lợi hại của của Eusebio đã làm Pele và cả thế giới kinh ngạc.



    Những bàn thắng tuyệt vời đó chỉ là điểm khởi đầu cho một chuỗi dài bất tận các bàn thắng mà Viên ngọc đen xứ Mozambic cống hiến cho “Những chú đại bàng” - biệt danh của Benfica. Eusebio ghi được 727 bàn trong 715 trận khoác áo Benfica, trong đó có 317 bàn trong 301 trận chơi ở giải VĐ Bồ Đào Nha. Ảnh hưởng to lớn của Eusebio đến thành công của Benfica được thể hiện rõ từ năm 1962. Khi không có ông, đội ĐKVĐ Cúp C1 đã thất bại 1-3 trong trận tứ kết lượt đi gặp Nuremberg. Với sự trở lại của Eusebio, Benfica đã có chiến thắng thuyết phục 6-0 ở lượt về. Ở tuổi 20, ông đã trở thành nguồn cảm hứng đằng sau chiến thắng của Benfica ở Cúp C1 châu Âu, đặc biệt là 2 bàn trong chiến thắng 5-3 của đội bóng Bồ Đào Nha trước Real Madrid hùng mạnh của huyền thoại Alfredo Di Stefano. Ông cũng cùng Benfica có thêm 3 lần nữa lọt vào tới CK Cúp C1 dù không giành được chiến thắng (các năm 1963, 1965 và 1968).

    Với phong độ ghi bàn xuất sắc ở Benfica, Eusebio được bầu chọn là Cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu năm 1965 và tới năm 1968 là người đầu tiên nhận giải thưởng Chiếc giày vàng dành cho cầu thủ ghi bàn xuất sắc nhất ở các giải VĐQG châu Âu. Ông cũng là 7 lần là vua phá lưới giải VĐ Bồ Đào Nha, giúp Benfica giành 10 chức VĐQG và 5 Cúp QG.


    Eusebio chơi trận đầu tiên cho ĐTQG BĐN gặp Luxembourg ngày 19/10/1961 trong khuôn khổ vòng loại World Cup 1962, trận đấu mà BĐN đã thua 2-4. Thế nhưng phải tới vòng loại World Cup 1966 thì Eusebio mới thực sự tạo được dấu ấn khi ông ghi 7 bàn để giúp Bồ Đào Nha lần đầu tiên lọt vào một VCK World Cup. Mặc dù được bầu chọn là Cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu năm 1965 nhưng chính ở sự kiện bóng đá quốc tế lớn nhất hành tinh vào năm sau đó thì Eusebio mới thực sự được công nhận như một hiện tượng, một tài năng hiếm có trong môn thể thao vua, và đi vào lịch sử bóng đá thế giới với tư cách một trong những người vĩ đại nhất.

    Ở trận đầu ra quân, Bồ Đào Nha hạ gục Hungary với tỷ số 3-1. Mặc dù trận đấu này, Eusebio không ghi được bàn thắng nào, nhưng ở trận đấu với Bulgarie, ông đã để lại dấu ấn bằng bàn thắng nâng tỷ số lên 2-0 cho đội nhà. Trận đấu đó, Eusebio và các đồng đội giành thắng lợi chung cuộc 3-0. Nhưng đó chưa phải là những gì ghê gớm nhất của "báo đen" ở mùa giải năm đó. Trong trận đấu thứ 3 ở vòng bảng, đối thủ của ông và các đồng đội là Brazil với Pele trong đội hình. Tuy nhiên, sự nổi tiếng của tiền đạo xứ sở Samba cũng không giúp được Brazil tránh được thất bại trước đội bóng được biệt danh là "Brazil của châu Âu", và người tỏa sáng nhất trong trận đấu đó không ai khác, chính là Eusebio với cú đúp ở các phút 27 và 85.


    Ngôi sao của Bồ Đào Nha năm đó tiếp tục thể hiện một phong độ gây sửng sốt làng bóng đá thế giới ở trận tứ kết với Triều Tiên. Với 4 bàn thắng của Eusebio, Bồ Đào Nha đã hoàn thành cuộc lội ngược dòng sau khi đã bị dẫn trước 3-2 ở hiệp một. Chiến thắng 5-3 trong trận đấu đó không chỉ giúp Bồ Đào Nha lọt vào trận bán kết mà còn khẳng định thêm tài năng hiếm có của "viên ngọc đen" xuất sắc xuất xứ từ Mozambique. Mặc dù đội bóng này cuối cùng cũng đã phải dừng chân trước đội chủ nhà Anh quốc trong trận bán kết, nhưng Eusebio cũng đã kịp ghi thêm một bàn thắng nữa ở chấm phạt đền trong trận thua 1-2 của đội nhà. Cộng thêm bàn thắng mở tỷ số trong trận thắng Liên Xô 2-1 (tranh giải ba), Eusebio đã trở thành cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất của giải đấu năm đó, với 9 bàn thắng tất cả. Sau này, khi nói về chiến công lẫy lừng năm 1966, Eusebio cho biết: "World Cup năm đó là một trong những giây phút tuyệt vời nhất trong sự nghiệp thi đấu của tôi. Mặc dù chúng tôi đã không vượt qua được đội chủ nhà, nhưng như thế là quá đủ để bóng đá Bồ Đào Nha có thể ăn mừng."

    Với 9 bàn thắng, Eusebio trở thành Vua phá lưới của giải. Ngoài ra, Eusebio cũng lập kỷ lục năm đó về số quả đá penalty thành bàn là 4 (không tính đá luân lưu 11m). 4 bàn thắng của Eusebio trong trận gặp CHDCND Triều Tiên ở trận tứ kết cũng giúp Bồ Đào Nha san bằng kỷ lục về lội ngược dòng để chiến thắng sau khi bị dẫn (3 bàn, ngang với Áo năm 1954). Dù thắng Bồ Đào Nha nhưng những người Anh quá ấn tượng với những màn trình diễn của Eusebio nên ngay lập tức đã bổ sung ông vào danh sách bộ sưu tập người sáp của bảo tàng sáp lừng danh Madame Tussauds. Tuy nhiên, Eusebio không còn cơ hội chơi thêm ở một VCK World Cup nào nữa dù ông đã tham gia các chiến dịch vòng loại 1970 và 1974. Trận cuối cùng của ông cho ĐTQG Bồ Đào Nha là trận hoà 2-2 với Bulgaria ngày 19-10-1973 tại vòng loại World Cup 1974.

    Nhìn lại, có lẽ điều đáng tiếc lớn nhất cho sự nghiệp thi đấu trong màu áo ĐTQG của Eusebio chính là việc cầu thủ xuất chúng này đã không có được những đồng đội đẳng cấp thế giới để vươn tới vinh quang ở những World Cup sau đó, khi mà họ thậm chí còn không đủ sức vượt qua vòng loại. Nếu may mắn hơn, Eusebio hoàn toàn có khả năng trở thành cầu thủ ghi bàn xuất sắc nhất ở các VCK World Cup xét theo tài năng và thực tế là ông đã có được tới 9 bàn chỉ trong một VCK.

    Chia tay Benfica năm 1975 do chấn thương đầu gối nghiêm trọng, Eusebio vẫn kéo dài được sự nghiệp thi đấu vài năm nữa ở các CLB nhỏ hơn. Sau khi sang Mỹ, chỉ trong phần còn lại của năm 1975, ông đã lần lượt chơi cho 2 CLB là Rhode Island Oceaneers và Boston Minutemen. Sau đó là 10 trận chơi cho CF Monterrey ở giải VĐ Mexico và 12 trận cho SC Beira-Mar ở giải hạng nhì Bồ Đào Nha trước khi trở lại giải VĐ Bắc Mỹ (NASL) trong màu áo Toronto Metros-Croatia (1976). Mùa bóng thành công nhất của ông ở NASL chính là năm 1976 với Toronto Metros. Eusebio ghi bàn trong chiến thắng 3-0 để giành chức VĐ NASL.

    Mùa bóng sau đó (1977) ông ký hợp đồng chơi cho Las Vegas Quicksilver. Đây có thể coi là điểm kết thúc đáng thất vọng trong sự nghiệp thi đấu lừng lẫy của Eusebio. Vào thời gian này, các chấn thương không ngừng hành hạ “Viên ngọc đen” và ông liên tục phải nhờ cậy tới bộ phận y tế khi chơi cho Quicksilvers. Trong mùa bóng đó, ông chỉ ghi được 2 bàn. Mặc dù những cái đầu gối bất trị đã cướp đi của ông khả năng tiếp tục chơi ở NASL, Eusebio vẫn chưa muốn thôi. Ông lần lượt đầu quân cho New Jersey Americans ở Mỹ rồi Uniao Tomar ở Bồ Đào Nha song đều không một lần được ra sân vì sức khoẻ không đảm bảo. Ở tuổi 36, báo đen Mozambic buộc phải treo giầy song vẫn tiếc nuối khi phải dừng cuộc chơi.


    Để tôn vinh cầu thủ vĩ đại nhất của bóng đá Bồ Đào Nha, một bức tượng đồng tạc hình “báo đen” Eusebio đã được đặt tại một vị trí trang trọng bên ngoài SVĐ Ánh sáng (Estadio da Luz) của Benfica. Ngày ngày, những người hâm mộ bóng đá từ khắp nơi lại hân hoan tới chụp ảnh bên bức tượng của một thiên tài.



  3. #3
    Ngày tham gia
    18 Feb 2008
    Số bài viết
    175
    Số 3 là 1 huyền thoại của sân Old Trafford

    George Best

    Sau những tháng ngày cống hiến cho Manchester United, George Best được biết đến như một trong những tài năng lỗi lạc nhất của bóng đá châu Âu nói riêng và thế giới nói chung. Ở quê hương ông, Belfast, Bắc Ailen, những người hâm mộ có một khẩu hiệu rằng" Maradona tuyệt vời, Pele xuất sắc hơn, còn Best là số 1".

    Sinh ngày 22 tháng 5 năm 1946 ở Belfast, Bắc Ailen, George Best chính là một trong những cầu thủ vĩ đại nhất thế giới mọi thời đại. Ông có những khả năng tuyệt vời mà một cầu thủ chạy cánh cần đến: khả năng chọn địa điểm, khả năng điều tiết trận đấu, những pha bứt tốc độ nhanh khủng khiếp, thuận cả hai chân, nhạy bén trong việc ghi bàn và khả năng đánh bại những cầu thủ phòng ngự siêu đẳng nhất. Đó chính là những gì khiến Best trở thành "số 1" trong lòng những người hâm mộ bóng đá. Đặc biệt là những ai yêu mến Manchester United - CLB mà ông đã để lại tên tuổi của mình trên bầu trời "túc cầu giáo". Điểm sáng nhất đối với George Best là chức vô địch châu Âu của "Quỷ đỏ" năm 1968. Cùng năm đó, ông "lên ngôi một mình" ở danh hiệu "Cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu". Chỉ có điều, cũng giống như không ít những tên tuổi lớn khác, George Best chưa một lần cùng ĐTQG tham dự một kỳ World Cup nào trong sự nghiệp cầu thủ của mình. 37 lần ra sân và 9 bàn thắng là những gì George Best để lại cho ĐTQG Bắc Ailen.

    Khi George Best 15 tuổi, ông đã được chuyên gia săn tìm tài năng của Manchester United, Bob Bishow phát hiện. Ông đã nói với HLV trưởng của MU lúc đó là Sir Matt Busby rằng: "Tôi đã tìm được cho ngài một thần đồng bóng đá." Mặc dù bị chê là quá nhỏ và... nhẹ cân so với tuổi 15, nhưng cuối cùng giám đốc nhân sự Joe Amstrong cũng đã quyết định ký hợp đồng với cầu thủ người Bắc Ailen này.

    Hai năm sau, vào ngày 14 tháng 9 năm 1963, George Best có trận đấu đầu tiên của mình trong màu áo "Quỷ đỏ". Khi đó MU đối đầu với West Bromwich Albion và có chiến thắng tối thiểu 1-0. Sau đó hai tuần, Best có bàn thắng đầu tiên cho đội chủ sân Old Trafford bằng pha lập công vào lưới Burnley. Kết thúc mùa giải năm đó, Best ghi được 6 bàn cho MU, và cùng với CLB này về nhì ở giải vô địch quốc gia, ngậm ngùi nhìn Liverpool lên ngôi. Nhưng chỉ một năm sau, George Best đã được nếm mùi vinh quang trên đỉnh cao của bóng đá Anh, khi cùng các đồng đội trong màu áo MU lên ngôi và ngạo nghễ nhìn sự xuống dốc thê thảm của Liverpool (năm đó The Kop đứng ở vị trí thứ 7).

    George Best chính thức đi vào lòng người hâm mộ khi ông 20 tuổi. Đó là màn trình diễn không thể xuất sắc hơn trong trận tứ kết cúp C1 với Benfica năm 1966. Hai bàn thắng trong trận đấu đó đã khiến tên tuổi của ông được tung hô trên rất nhiều các mặt báo thể thao ở Anh cũng như một số nước khác. Tài năng của George Best đã được các phương tiện thông tin đại chúng đưa lên tận mây xanh. Ông còn được gọi là thành viên thứ 5 của Beatle. Với mái tóc dài, khuôn mặt điển trai và cuộc sống khá "ngông" ngoài sân cỏ, George Best ngày càng nổi tiếng và nhận được rất nhiều sự quan tâm của giới mộ điệu. Thậm chí ông còn được mời tham gia chương trình Top of the Pops - một chương trình trên truyền hình chỉ dành riêng cho các ngôi sao ca nhạc ở Anh. Ngoài cái nickname "Người Beatle thứ 5", Best còn được gọi yêu mến là "cậu bé Belfast" nơi quê nhà.

    Mùa bóng 1966/67 cũng là một năm thành công của Best và MU, khi ông cùng "Quỷ đỏ" lên ngôi sau khi tạo ra khoảng cách 4 điểm chung cuộc với đội đứng sau. Nhưng một năm sau mới là đỉnh cao của huy hoàng đối với người đàn ông đến từ Belfast. Lần đầu tiên MU lên ngôi ở đấu trường châu Âu, cũng là lần đầu tiên George Best nâng cao chiếc cúp vô địch C1 trong đời. Đặc biệt hơn, ông cũng là người ghi bàn trong chiến thắng 4-1 của MU trước Benfica trong trận chung kết. Tất cả những tinh hoa mà Best thể hiện trong mùa giải năm đó đã khiến ông được nhận giải thưởng "Cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu". Một phần thưởng nữa dành cho Best là danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất trong năm do Hiệp hội các cây bút thể thao bầu chọn.
    Tuy nhiên, đó cũng là những điều tuyệt vời nhất mà "Belfast Boy" làm được trước khi sa đà vào những scandal ngoài sân cỏ. George Best mở liên tiếp 2 hộp đêm ở Manchester là Oscar's và Slack Alice's (sau này đổi tên thành Hộp đêm phố 42). Ông còn hợp tác với cầu thủ của Manchester City, Mike Summerbee mở những cửa hàng thời trang. Tuy nhiên, George Best thành công hơn ở những "lĩnh vực": cờ bạc, người đẹp và rượu. Chính điều đó đã khiến sự nghiệp của ông xuống dốc không phanh. Sau 466 lần ra sân với 178 bàn thắng, George Best chia tay MU vào năm 1974, khi đó ông 27 tuổi. Với 11 năm khoác áo "Quỷ đỏ", Best là cầu thủ ghi bàn nhiều nhất cho MU trong 6 năm liên tiếp. Mùa bóng 1967/68, ông có danh hiệu "Vua phá lưới giải ngoại hạng Anh". Trong hơn một thập kỷ sau, Best đầu quân cho 11 CLB khác nhau, nhưng không ở đâu ông có thể lại là chính mình như khi còn là một cầu thủ của MU.

    Năm 1999, Best được Liên đoàn thống kê và lịch sử bóng đá thế giới (IFFHS) xếp thứ 11 trong danh sách những cầu thũ vĩ đại nhất châu Âu, và thứ 16 trong danh sách những cầu thủ vĩ đại nhất thế giới của thế kỷ trước. Vào năm 2004, năm kỷ niệm 100 năm ngày tổ chức bóng đá lớn nhất thế giới (FIFA) ra đời, huyền thoại Pele cũng đã đề tên George Best trong danh sách 125 cầu thủ vĩ đại nhất mọi thời đại hiện còn sống. Đó là những danh hiệu vinh quang mà ông xứng đáng được nhận sau những gì đóng góp cho nền bóng đá châu Âu và thế giới.

    Cuộc sống xa hoa và trác táng ngoài sân cỏ đã cướp đi sức khỏe của George Best. Ông không tránh khỏi số phận của một cầu thủ "lắm tài nhiều tật" và đã từ giã cõi đời vào ngày 25 tháng 11 năm 2005 vì bệnh sơ gan do uống quá nhiều rượu. Mặc dù không còn nhìn thấy George Best trên cõi đời, nhưng những hình ảnh, những khoảnh khắc tuyệt vời trên sân cỏ của ông sẽ mãi mãi trong tâm trí những người hâm mộ môn thể thao Vua. Những gì thuộc về cuộc sống cá nhân ngoài sân cỏ của ông không thể nào làm lu mờ đi được điều tuyệt diệu mà ông mang đến cho thế giới bóng đá, cho những phút giây khiến cả cầu trường sôi động và bất ngờ với những pha bứt phá đầy tốc độ và không kém phần khéo léo của ông. Hãy yên nghỉ nhé George Best! Hình ảnh của ông luôn ở trong tim những người hâm mộ bóng đá thế giới. Đối với một góc nào đó trong cái cộng đồng yêu mến "túc cầu giáo" rộng lớn này, ông mãi mãi là BEST, mãi mãi là số 1...


    The man who practices virtue never has intention to injure another
    And if the harmony can be ontained with retreat, he withdraws

  4. #4
    Ngày tham gia
    18 Feb 2008
    Số bài viết
    175

    Oánh cả cụm nào : bộ tứ vệ huyền thoại của Arsenal

    Lee Dixon

    Tên đầy đủ: Lee Michael Dixon
    Ngày sinh: 17/03/1964
    Nơi sinh: Manchester, Anh
    Vị trí: hậu vệ

    Đội trẻ: Burnley

    Thi đấu chuyên nghiệp*
    Năm Câu lạc bộ Số trận (bàn thắng)
    1982-1984 Burnley 4 (0)
    1984-1985 Chester City 57 (1)
    1985-1986 Bury 45 (5)
    1986-1988 Stoke City 71 (5)
    1988-2002 Arsenal 458 (24)

    Tuyển quốc gia**
    1990-1998 Anh 22 (1)

    * Số trận và bàn thắng cho câu lạc bộ ở giải trong nước tính đến ngày
    27/08/2006.
    ** Số trận và bàn thắng ghi đươc cho tuyển quốc gia tính đến ngày
    27/08/2006.
    Sự nghiệp thi đấu
    Lee Michael Dixon (sinh ngày 17/3/ 1964 tại Manchester, Anh) là một thành viên của hàng phòng ngự lừng lẫy của Arsenal trong những năm 90 và về sau.

    Lee Dixon sinh trưởng tại Manchester và là cổ động viên Manchester City. Dixon đến với bóng đá đỉnh cao khá muộn - anh đã chơi cho Burnley (nơi anh đá ở đội 2), Chester City, Bury và Stoke City trước khi được huấn luyện viên của Arsenal ông George Graham đưa về vào 1/1988.

    Arsenal tìm người thay thế cho hậu vệ người Anh Viv Anderson, người đã bị bán sang Manchester United, thế là Dixon được đưa lên đội 1 ở Highbury. Với hậu vệ kì cựu Kenny Sansom ở bên trái, hậu vệ trái Nigel Winterburn đã thi đấu rất thành công ở vị trí hậu vệ phải đầy lạ lẫm, Dixon đã có trận ra mắt khi gặp Luton Town vào 2/1988 và chơi tổng cộng 6 trận trước khi mùa bóng kết thúc. Trong mùa hè, Sansom rời Arsenal và Winterburn được trả về vị trí, Dixon được mang áo số 2, ở vị trí mà anh đã chơi rất tốt trong hơn 10 năm.

    Khi lối chơi phòng ngự không còn làm vừa mắt khán giả, những cái đầu lọc lõi đã chuyển lối chơi Arsenal thành 4 hậu vệ, theo cách họ đã chơi ở những năm 90. Dixon và Winterburn chơi tại hai cánh, trong khi đôi trưởng Tony Adams và trung vệ kì cựu David O'Leary trấn giữ ở giữa. Năm 1989 họ đón nhận Steve Bould, người cũng như Dixon, đã được Graham đưa về từ Stoke City. Thế là 5 hậu vệ thường xuyên chơi tại các vị trí khác nhau của hàng phòng ngự, (hơn cả 4 hậu vệ truyền thống) là sự thay đổi quan trọng của Arsenal khi họ đoạt chức vô địch quốc gia năm 1989, danh hiệu đầu tiên từ sau cú đúp năm 1971, khi mà Graham vẫn còn là cầu thủ.

    Dixon là chuyên gia cướp bóng bên cánh phải, bất cứ lúc nào cũng sẵn sàng hỗ trợ cầu thủ chạy cánh David Rocastle và kỹ năng tấn công của anh rất có tiếng ngay cả khi nhiệm vụ chính của anh là phòng ngự (và ưu thế chính bên cánh). Anh cũng có một ảnh hưởng mạnh mẽ trong suốt thời kỳ này khi anh là một chuyên gia sút Penalty của câu lạc bộ. Arsenal bị vượt qua tại League championship cho tới ngày cuối cùng của mùa bóng khi họ đối mặt với Liverpool tại Anfield vào tối thứ 6 một ngày cuối tháng 5.

    Trận đấu bị hoãn lại và mang lại rất nhiều lợi thế cho Liverpool, đội đã vượt qua nỗi ám ảnh khung khiếp về thảm họa Hillsborough và đoạt FA Cup, giữa Arsenal chỉ còn lại họ và cú đúp nữa. Arsenal đã trải qua rất nhiều các giải đấu bị ngăn chặn bởi Liverpool, cần phải thắng với cách biệt ít nhất là 2 bàn, đó là điểm khác biệt ghê gớm giữa 2 đội. Nếu không chức vô địch là của Liverpool.

    Trận đấu được duy trì với tỉ số 1-0 cho đến khi đồng hồ chỉ tới phút 90. Dixon một mình nhận bóng và thấy có cơ hội kết thúc 1 đường tấn công. Nhận thấy tiền đạo cắm Alan M. Smith đã dạt sang cánh phải, Dixon phất một đường bóng dài chuẩn xác đến ngực anh. Những bước chạy của Smith đã lôi kéo hậu vệ Liverpool chạy theo và tiền vệ Michael Thomas của Arsenal chọc ngay vào khe hở đó, nhận cú chuyền bóng hoàn hảo của Smith và bấm bóng qua đầu thủ môn Bruce Grobbelaar. Quá muộn cho Liverpool bắt đầu lại và chức vô địch là của Arsenal, danh hiệu đầu tiên trong bộ sưu tập của Dixon.

    Arsenal đã chiến đấu để bảo vệ chức vô địch (không thể tham dự Cup châu Âu bởi lệnh cấm các câu lạc bộ Anh sau thảm họa Heysel) nhưng niềm vui đến với Dixon khi anh có trận ra mắt tuyển Anh vào 4/1990 tại trận đấu trước World Cup gặp Czechoslovakia. Anh đã chơi tốt, nhưng hy vọng được gọi vào tuyển cho giải đấu lớn nhất hành tinh là rất nhỏ nhoi khi anh chỉ là sự lựa chọn thứ 3 sau Gary Stevens và Paul Parker. Chỉ có chấn thương xảy đến cho một trong 2 người mới mở ra cánh cửa cho Dixon tới Italy và điều đó đã không xảy ra.

    Sau World Cup, huấn luyện viên mới Graham Taylor ngay lập tức thay thế Stevens và Parker bằng Dixon, người đã ghi 1 bàn tại Wembley trong trận đấu thứ 6 của vòng loại Euro 92 trước Cộng hoà Ireland. Trận đấu kết thúc với tỉ số hòa 1-1. Cũng trong mùa bóng này, hàng thủ khét tiếng của Arsenal (bấy giờ David Seaman chơi ngay sau họ) ngày một tiến bộ, với chỉ 1 trận thua trong mùa bóng họ lại đoạt chức vô địch.

    Hết năm 1991, Dixon đã chơi 11 trận cho tuyển quốc gia, bao gồm tất cả các trận vòng loại Euro 92. Anh đã lọt vào vòng chung kết tổ chức tại Thuỵ Điển. Khi vòng chung kết diễn ra, Dixon gặp một chấn thương, do đó Stevens được gọi thay thế. Taylor điền tên Dixon thay vì Stevens trong danh sách dự tuyển, thế nhưng chấn thương đã đến trong một trận đấu. Stevens được gọi lại, cho đến khi hậu vệ của Rangers cũng gặp một chấn thương. Đội Anh phải thi đấu mà không có một hậu vệ cánh phải thực thụ trong đội hình và cũng chẳng vượt qua được vòng bảng.

    Sau mùa hè, Dixon trở lại tuyển Anh khi mà hàng phòng ngự của câu lạc bộ đang lỏng lẻo. Với O'Leary sắp giải nghệ, Graham đã bổ sung cho vị trí trung vệ khi đem về Martin Keown từ Everton –đáng chú ý ở chỗ đây chính là cầu thủ được gọi bổ sung cho vị trí hậu vệ phải tại Euro 92 sau khi cả Dixon và Stevens không thể thi đấu.

    O'Leary có trận cuối cùng ở vị trí hậu vệ phải của Dixon trong trận chung kết League Cup năm 1993 với Sheffield Wednesday do Dixon không đảm bảo thể lực. Arsenal thắng 2-1. Dixon trở lại trong trận chung kết FA Cup, trận đấu mà Arsenal dành thắng lợi sau khi đá lại, vì trận trước đã kết thúc với tỉ số hòa 1-1. Không may, vào năm 1993 tuyển quốc gia Anh thi đấu không tốt và thất bại tại vòng loại World Cup 1994 tổ chức tại Mĩ.

    Trận đấu thứ 21 của Dixon là chiến thắng 7-1 trước San Marino tại vòng loại WC ( một trận đấu thủ tục), cũng là trận cuối cùng dưới sự dẫn dắt của Taylor trước khi Terry Venables lên thay. Cuộc thử nghiệm với các hậu vệ phải chỉ kết thúc khi Gary Neville thi đấu thành công năm 1995, vị trí đó được duy trì đến bây giờ.

    Năm 1994, Dixon vô địch cúp Châu Âu để bổ sung vào bộ sưu tập chiến tích một hậu vệ huyền thoại của Arsenal, người luôn luôn dùng những khả năng của mình để ngăn chặn thành công lối chơi lắt léo của các cầu thủ khác. Một lần nữa, lối chơi phòng ngự hiếm khi là 1 cuộc trình diễn thế nhưng cái cách mà Dixon, Winterburn, Bould và Adams nỗ lực chứng tỏ được trình độ của mình trước những Tomas Brolin, Gianfranco Zola và Faustino Asprilla của câu lạc bộ Italia Parma thật là thú vị ngay cả đối với những khán giả tôn thờ chủ nghĩa bóng đá tấn công. Arsenal sớm ghi bàn trong trận chung kết European Cup Winners Cup tại Copenhagen và để hàng phòng ngự nghỉ ngơi, chung cuộc họ thắng 1-0.

    Dixon lại mang chiếc áo số 2 khi Arsenal tiếp tục sa sút vào năm 1995 nhưng họ đã vào chung kết Winners Cup một lần nữa. Mặc dù hàng thủ ở Paris đã bị Real Zaragoza chọc thủng, Arsenal nhanh chóng lập lại thế cân bằng và trận đấu phải đá thêm giờ. Hậu vệ hoàn thành nhiệm vụ nhưng lại xảy ra một cú sút rất tức cười tận đường biên gần giữa sân ở phút cuối cùng, thực hiện bởi Nayim (người vừa trở lại sau chấn thương, cựu cầu thủ Spurs) và giằng cup ra khỏi tay các Gunners.

    Cuối năm 1996, Arsène Wenger tới Highbury và bắt đầu tiến hành xây dựng lối chơi và chiến thuật của mình cho đội hình Arsenal, thay đổi hoàn toàn nhãn quan và cả chế độ dinh dưỡng. Điều này cho phép hàng thủ của Arsenal có thể kéo dài phong độ đỉnh cao. Ông Wenger ngay lập tức thay đổi cách chơi của các hậu vệ và yêu cầu họ chơi nhanh hơn, hợp lí hơn. Dixon và các đồng đội luôn luôn bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn đối với Wenger sau những chỉ bảo của ông để có thể kéo dài sự nghiệp.

    Arsenal lại đoạt cú đúp năm 1998 và Dixon đã được trao 1 kỉ niệm chương vì đã tham gia đầy đủ các trận đấu của Arsenal trong mùa giải đó. Anh cũng nhận được món quà bất ngờ khi được gọi lại vào tuyển Anh dưới sự dẫn dắt của Howard Wilkinson, người lên nắm quyền sau sự ra đi của Glenn Hoddle. Dixon đã chơi trong trận thua 2-0 trước đội Pháp ở Wembley, sau đó anh biến mất một cách lặng lẽ khỏi tuyển quốc gia và không bao giờ quay lại. Anh đã khoác áo tuyển quốc gia 22 lần nhưng không được tham gia giải đấu lớn nào.

    Dixon chơi tại UEFA Cup năm 2000, giải đấu Arsenal đã lọt vào trận chung kết cũng tại sân vận động Copenhagen nơi họ đã đoạt Winners Cup 6 năm trước đó. Trong trận đấu này họ đã bị đánh bại trong loạt penalty trước Galatasaray của Thổ Nhĩ Kì. Năm tiếp theo Arsenal lọt vào chung kết FA Cup nhưng thất bại trước Liverpool với tỉ số 2-1 tại sân vận động Thiên niên kỉ ở Cardiff - Dixon lúc đó đã 37 tuổi và sắp giải nghệ, anh không thể hoàn thành nhiệm vụ khi để cầu thủ Michael Owen 21 tuổi ghi 1 bàn thắng.
    Sau khi giải nghệ
    Dixon giải nghệ ngay trong mùa bóng mà Arsenal đoạt được 1 cú đúp khác. Cùng với sự ra đi của Adams, chỉ còn Seaman và Keown tiếp tục phục vụ cho câu lạc bộ kể từ ngày hàng phòng ngự trở thành hàng thủ được kính trọng nhất giải vô địch Anh. Sau khi O'Leary giải nghệ năm 1993, Bould là người tiếp theo của hàng phòng ngự trứ danh ra đi vào năm 1999 và Winterburn cũng rời Highbury một năm sau đó.

    Dixon gây ấn tượng sâu sắc ở Arsenal khi chơi 458 trận ở giải trong nước với 25 bàn thắng, hoàn thành bộ sưu tập huy chương khổng lồ.

    Sau khi giải nghệ và li dị, anh thử sức trong một số lĩnh vực kinh doanh trong đó có cửa hàng Riverside Brasserie ở Bray, Berkshire, cùng người bạn Heston Blumenthal. Anh tập chơi golf mỗi ngày ở câu lạc bộ Woburn. Anh cũng trở thành bình luận viên đài BBC, và gần đây bắt đầu kiếm được công việc chỉ đạo trong chương trình bóng đá Match of the Day.

    2. Tony Adams
    Tên đầy đủ: Tony Alexander Adams, Tước hiệu Hiệp sĩ
    Sinh ngày: 10/10/1966 - Tại Romford, London
    Nick name: Mr.Arsenal

    Vị trí khi còn là cầu thủ: Trung vệ
    Hiện tại: trợ lí HLV Portsmouth.
    Gia đình: Vợ: Poppy, có một con trai tên Atticus năm nay 2 tuổi.
    Thành tích:
    - Khi còn là cầu thủ:
    Từ 1984–2002 chơi cho Arsenal , tham dự 504 trận đấu và ghi được (32) bàn
    Từ 1987–2000 cùng Tuyển Anh tham dự 66 trận đấu và ghi được (5) bàn
    - Huấn luyện:
    2003–2004 Wycombe Wanderers
    2006–nay Portsmouth (trợ lý)
    Sự nghiệp cầu thủ
    Adams sinh ra tại Romford, London. Anh ham mê bóng đá từ khi còn là một cậu bé. Adams gia nhập Arsenal năm 1980 khi còn đang đi học phổ thông. Tại đây anh đã gắn bó cả sự nghiệp cầu thủ 22 năm của mình với câu lạc bộ. Trận đấu đầu tiên Adams được đá chính là trận gặp Sunderland ngày 5 tháng 11 năm 1983 khi anh mới 17 tuổi. Lee Dixon, Nigel Winterburn, Steve Bould và Tony Adams đã hợp thành bộ tứ nổi tiếng ở hàng phòng ngự của Arsenal thời George Graham, người nổi tiếng về kỉ luật và bẫy việt vị.

    Ở tuổi 21 Adams trở thành người đội trưởng trẻ tuổi nhất của câu lạc bộ và anh tiếp tục giữ vị trí đó 14 năm liền.

    Với một hàng phòng ngự mạnh chơi trong một phạm vi rộng, Arsenal đã dành League Cup mùa giải 1986-87, sau đó họ tiếp tục leo lên những vị trí đầu năm 1988-1989, và tiếp tục thành tích đó ở mùa giải 1990-1991 và 1992-1993.

    Adams trở thành người đội trưởng đầu tiên của câu lạc bộ dành được cả hai danh hiệu League Cup và FA Cup. Và năm sau đó anh lại cùng Arsenal có được chiếc Cup C2 Châu Âu.

    Cũng trong thời điểm đó anh cũng đặt dấu ấn trong sự nghiệp thi đấu quốc tế của mình trong trận Anh gặp Tây Ban Nha năm 1987. Đó là trận đấu đầu tiên của Adams cho đội tuyển Quốc gia và sau đó là tham dự Euro 88. Sau khi sớm thành công trong sự nghiệp thi đấu quốc tế Adams gặp phải một chút rắc rối. Anh vắng mặt một cách ngạc nhiên tại World Cup 1990 bởi huấn luyện viên Bobby Robson, sau đó bở lỡ Euro 92 do bị chấn thuơng. Tuy vậy anh vẫn là cầu thủ không thể thiếu ở hàng phòng ngự. Sau khi Gary Lineker tiền đạo đội tuyển Anh giã từ sân cỏ năm 1992, Adams chia sẻ cho David Platt giữ chức đội trưởng không chính thức, mặc dù trước đó Adams đảm nhiệm tất cả ở Euro 96 khiến vị trí của Platt trở nên không chắc chắn. Đội tuyển Anh lọt vào đến vòng bán kết nhưng sau đó lại để thua Đức trên chấm phạt đền.

    Tuy vậy, cùng thời điểm đó vợ của Adams rất suy sụp vì chứng nghiện rượu của chồng. Adams thường xuyên la cà trong những quán rượu hay những hộp đêm và đã không ít lần lái xe loạng choạng gây tai nạn. Năm 1990 anh phải vào trại cai nghiện rượu trong ba tháng. Sau Euro 96 anh thừa nhận rằng mình là một người nghiện rượu trở nên tĩnh tâm hơn sau khi được điều trị. Anh tiếp tục theo học và còn tham gia những lớp piano. Anh đã vượt qua được chính bản thân mình và năm 1998 Adams trở lại là chính mình.

    Có lẽ cho đến giờ anh vẫn đội ơn Arsene Wenger bởi khi đến với Arsenal năm 1996 ông đã giúp Adams không nhỏ trong việc động viên dìu dắt anh. Ông trở thành người hướng dẫn lối sống mẫu mực cho các cầu thủ. Wenger đã tin tưởng anh và vẫn giao cho anh chức đội trưởng, sự ân cần của người thầy khiến Adams cảm thấy hình ảnh Wenger trở nên đẹp hơn bao giờ hết. Anh hiểu và đã làm được điều anh cần phải làm. Anh đã cùng Arsenal hai lần dành cú đúp Premiership và FA Cup những năm 1997-1998 và 2001-2002. Anh trở thành cầu thủ đội trưởng duy nhất trong lịch sử bóng đá Anh cùng câu lạc bộ dành chức vô địch ở cả 3 thập niên.

    Trong khi đó huấn luyện viên Glenn Hoddle của đội tuyển Anh đã trao băng đội trưởng cho Alan Shearer năm 1996. Một quyết định làm cho Adams không khỏi ngạc nhiên và tức giận cũng như để lại cho những cổ động viên đội tuyển Anh những câu hỏi khó hiểu. Adams vẫn tiếp tục thi đấu trong màu áo đội tuyển Quốc gia và cuối cùng cũng được tham giự World Cup 1998. Tại Euro 2000 đội tuyển Anh cũng không thành công. Sau khi Shearer không thi đấu cho đội tuyển quốc gia nữa Adams lại trở về với chiếc băng đội trưởng quen thuộc. Tuy nhiên trong những tháng đó đội tuyển Anh đã để tuột mất cơ hội đến Đức tháng 10/2000. Trận đấu cuối cùng được tổ chức trên sân Wembley trước khi sân vận động đó được xây lại. Trận đấu đó là lần thứ 60 Adams chơi trên mặt sân Wemley, một kỉ lục.

    Sau này, dưới thời của HLV Sven-Göran Eriksson vị trí của Adams được thay thế bởi Rio Ferdinand. Adams đã giã từ sự nghiệp thi đấu quốc tế của mình trước khi Eriksson lên nắm quyền HLV.

    Sau cú ăn đúp năm 2002 cùng Arsenal, Adams quyết định giã từ sân cỏ. Trận đấu cuối cùng của anh là trận chung kết FA cup 2002. Anh đã chơi 668 trận cho Arsenal (chỉ sau có David O'Leary) và là người đội trưởng thành công nhất trong lịch sử câu lạc bộ.

    Chiếc áo số 6 của “Mr Arsenal” đã không được sử dụng tới từ mùa 2001-2002 nhưng tới mùa giải 2005-2006 chiếc áo số 6 đó đã có người kế thừa - Philippe Senderos.

    Tháng 5 năm 2002 Adams trở thành cầu thủ Arsenal danh dự tham gia trận đấu với Celtic. Trận đấu có sự góp mặt của các huyền thoại Ian Wright, John Lukic. Và Adams trở lại cùng với bộ tứ huyền thoại Dixon, Winterburn và Bould. Trận đấu kết thúc với tỉ số hòa 1-1 với bàn thắng của Lee Dixon, trận đấu cuối cùng của anh trong màu áo The Gunners.

    Năm 2004 Admas được nhận vào English Football Hall of Fame với sự công nhận tầm ảnh hưởng của anh trong những trận đấu tại Anh.
    Sự nghiệp HLV
    Sau khi kết thúc một khóa học đào tạo quản lí thể thao tại trường đại học Brunel, Adams trở thành người quản lí chính thức của Wycombe Wanderers năm 2003. Tháng 11 năm 2004 anh từ chức.

    Ngày 7/7/2005 Adams nhận lời làm huấn luyện viên đào tạo học viên cho Feyenoord của Hà Lan. Anh đảm nhận một đội trẻ của Feyenoord. Sau đó anh có một thời gian ngắn ngủi làm huấn luyện viên trưởng cho Utrecht vào khoảng 15/1 đến 2/2 năm 2006.

    Ngày 28/6/2006 Admas tới Portsmouth với cương vị là trợ lí HLV của đội bóng, vị trí kế nhiệm Kevin Bond
    Những công việc từ thiện
    Tháng 9/2000, với những kinh nghiệm về hậu quả của rượu, Adams đã lập ra một phòng khám chuyên khoa trong thể thao, một tổ chức với mục đích từ thiện chuyên cung cấp những phuơng pháp điều trị, những hướng dẫn và sự giúp đỡ những vận động viên thể thao có thể chấm dứt những vấn đề liên quan đến việc cai nghiện rượu, ma túy hay chất kích thích.

    3. Martin Keown

    Tên đầy đủ: Martin Raymond Keown
    Ngày sinh: 24 – 7 – 1966
    Nơi sinh: Oxford
    Vị trí: hậu vệ

    Keown là mẫu cầu thủ bóng đá truyền thống của Anh trong khi lại là người gốc Ailen và đã gắn bó phần lớn sự nghiệp của mình trong màu áo Arsenal.
    Sự nghiệp thi đấu
    Trong vai trò là một hậu vệ, Keown đã chơi cho một vài câu lạc bộ địa phương khi còn nhỏ trước khi gia nhập Arsenal theo một thoả thuận vào năm 1980, cho dù sau đó anh đã đá trận đầu ra mắt trong sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp cho Brighton & Hove Abilon theo hợp đồng cho mượn vào năm 1984. Keown đã quay trở lại Arsenal và chỉ kịp xuất hiện có 22 lần trước khi bị ngài chủ tịch mới của Arsenal khi đó là George Graham bán cho Aston Villa vào năm 1987.

    Keown đã chơi cho Aston Villa 3 mùa giải trước khi chuyển tới Everton vào mùa hè 1989. Tại Everton anh đã được lần đầu tiên thi đấu trong màu áo đội tuyển quốc gia trong trận gặp Pháp năm 1992. “Nhờ“ chấn thương của Mark Wright mà Keown đã được triệu tập vào đội tuyển Anh thi đấu tại Euro 92 và đã đá trong cả 3 trận của tuyển Anh.

    Tháng 2-1992, Keown đã kí một bản hợp đồng mới để quay trở lại câu lạc bộ cũ Arsenal với giá chuyển nhượng là 2 triệu bảng. Keown phải cạnh tranh vị trí hậu vệ trung tâm thứ hai để đá cặp với Tony Adams. Anh không xuất hiện trong màu áo Arsenal tại cả cúp FA và League Cup năm 1993 theo luật "cup-tied" và chỉ được thay vào trong trận thắng Parma giành cúp C2 một năm sau đó. Tuy nhiên anh đã trở thành một phần không thể thiếu trong cú đúp (gồm chức vô địch giải Ngoại hạng và vô địch cúp FA) năm 98 và 2002 của Arsenal dưới triều đại Arsene Wenger.

    Những thành công từ rất sớm của Keown trong màu áo đội tuyển quốc gia khi Graham Taylor còn dẫn dắt không được phát huy khi Terry Venables lên thay thế. Ông đã không trọng dụng anh. Cho đến tháng 3-1997 cơ hội mới lại đến với anh khi Glenn Hoddle làm HLV trưởng đội tuyển Anh. Sau đó Keown tiếp tục được tham dự World Cup 98 nhưng lại không được thi đấu. Phải đến triều đại của Kevin Keegan Keown mới thực sự được trọng dụng (đeo băng đội trưởng trong trận đấu gặp Phần Lan) và được chơi 2 trận tại Euro 2000. Khi Sven-Goran Eriksson trở thành HLV trưởng đội tuyển Anh, tuổi tác trở thành một vấn đề bất lợi cho Keown và cho dù vẫn có tên trong danh sách thi đấu tại World Cup 2002, một lần nữa anh chỉ là cầu thủ dự bị. Vắng mặt một số trong một số trận đấu đầu tiên dưới triều đại Eriksson vì lý do chấn thương nhưng anh đã quay lại đầy ấn tượng trong trận gặp Mexico và sau đó là trận gặp Hi Lạp tại vòng loại World Cup. Anh đá khá cặp khá ăn ý với Rio Ferdinand trong một dàn cầu thủ trẻ tuổi và phải cạnh tranh vị trí với Sol Campbell. Trong 43 lần khoác áo đội tuyển quốc gia Anh, Keown ghi được 2 bàn thắng.

    Keown chơi cho Arsenal cho đến năm 2004 cùng với Arsenal đạt được một chiếc cúp vô địch Ngoại hạng. Sau đó anh rời khỏi Arsenal theo một bản chuyển nhượng tự do. Anh đã ký hợp đồng với Leicester City nhưng lại rời bỏ chỉ sau đó hơn 6 tháng (có tin đồn rằng anh mâu thuẫn với chủ tịch của Leicester – Micky Adams) và tới chơi cho Leading từ tháng 1-2005 cho tới cuối mùa giải và rồi từ giã sự nghiệp cầu thủ.

    Keown gia nhập hội đoàn huấn luyện của Newbury vào tháng 8-2005 nhưng hiện nay anh đang tham gia công tác đào tạo tại Arsenal và được HLV cũ của Arsenal – Terry Neill tin dùng, coi là chìa khoá đằng sau thành công của hàng phòng thủ kiểu mới có vẻ còn non kinh nghiệm (được dùng đến như một phương sách để đối phó với vấn đề chấn thương) trong mùa giải 2005-06 mà đáng kể nhất là kỷ lục 919 phút không để thủng lưới tại Champions League.

    Tính đến lần thứ 400 khoác áo Arsenal trong chiến thắng giành cúp FA Community Shield trước MU đầu mùa giải 2002-03 Keown đã ghi được tổng cộng 8 bàn thắng cho câu lạc bộ.
    Danh hiệu
    Vô địch Ngoại hạng: 1998, 2002, 2004
    Vô địch cúp FA: 1998, 2002, 2003
    Á quân cúp UEFA: 2000
    Á quân cúp FA: 2001
    43 lần khoác áo đội tuyển quốc gia Anh

    4. Nigel Winterburn

    Cầu thủ vùng trung du nước Anh đã phục vụ câu lạc bộ trong 13 năm, luôn có vị trí chắc chắn trong "Bộ tứ hậu vệ" từ cuối thập niên 1980 đến hết thập niên 1990. Sự chuyên nghiệp và khát khao chơi bóng của ông đã giành được sự ngưỡng mộ của các cổ động viên trong suốt sự nghiệp tại Highbury cho đến khi ông rời khỏi câu lạc bộ vào những tháng đầu tiên của thế kỉ 21. Ở tuổi 36, Winterburn chuyển đến West Ham với một khát khao vẫn bùng cháy. Quan điểm của ông là muốn tìm cho mình một câu lạc bộ có thể cho ông tiếp tục sự nghiệp của mình ở cấp độ cao nhất.

    Winterburn được kí hợp đồng để thay thế cho Kenny Sansom đã lớn tuổi nhưng ông đã phải trải qua lớn thời gian của mùa giải đầu tiên ở đội hình dự bị. Ông đã chơi rất ấn tượng và giành một suất trong đội hình chính thức. Thay thế một cầu thủ như Sansom không phải là việc dễ dàng, Nigel đã làm nên điều khác biệt.

    Mặc dù nổi tiếng là hậu vệ trong một đội bóng có lối chơi chắc chắn, Winterburn không ngần ngại lên bóng ở cánh trái. Ông làm điều đó và cũng có thể dứt điểm. Những pha bóng hủy diệt trước Chelsea và Norwich luôn sống mãi trong kí ức, cũng như cầu thủ với cái chân phải không thuận trước câu lạc bộ cũ Wimbledon trong khoảng thời gian cuối của cuộc chạy đua đến chức vô địch 1988/89.

    Nhưng 12 bàn thắng của ông chỉ như một chú lùn khi so sánh với ngọn núi những đường kiến tạo mà Winterburn đã thực hiện. Ông có những đường chuyền vô cùng chính xác từ biên và có sở trường qua mặt hàng hậu vệ với những đường chuyền vượt tuyến sắc sảo. Có lẽ đường chuyền từ tình huống cố định tiểu biểu nhất là khi ông tạt cho Alan Smith ghi bàn đầu tiên trong cái đêm huy hoàng ở Anfield vào tháng năm 1989.

    Ở tuyến sau, cầu thủ từng hai lần khoác áo đội tuyển Anh là một người truy cản mạnh mẽ, ông có một nguồn thể lực và sự khôn khéo khiến cho các tiền đạo đối phương hiếm khi nào qua mặt được.

    Sự hiện diện của Winterburn trong đội hình giành cú Double năm 1998 là phần thưởng xứng đáng cho những năm tháng công hiến của ông cho CLB. Ông trải qua mùa giải có vẻ bất chấp những năm tiếp theo, loại bỏ những dấu hiệu của khả năng bị tấn công đã dần bộc lộ trong các trận đấu trước khi Arsène Wenger đến Arsenal.

    Winterburn rời khỏi đội bóng phía bắc London với rất nhiều danh hiệu - ba chức vô địch giải quốc gia, hai FA Cup, một League Cup và một European Cup Winners Cup - và tiếp tục làm việc cho câu lạc bộ ở bộ phận phát thanh.

    Hồ sơ
    Họ tên: Nigel Winterburn
    Ngày sinh - Nơi sinh: 11/12/1963. Nuneaton.
    Vị trí: Hậu vệ cánh trái
    Sự nghiệp tại Arsenal: 1987-2000
    Số lần khoác áo Arsenal: 584
    Số bàn thắng ghi được cho Arsenal: 12
    Danh hiệu cùng Arsenal: League Championship 1989, 1991, 1998
    FA Cup 1993, 1998
    League Cup 1993
    European Cup Winners Cup 1994

    The man who practices virtue never has intention to injure another
    And if the harmony can be ontained with retreat, he withdraws

Qui định gửi bài

  • Bạn không thể lập chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi bài phản hồi
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết
  •