Pháp là đất nước đã sản sinh ra WC, nhưng bóng đá Pháp chỉ có tiếng nói trên đấu trường quốc tế khi trong màu áo lam xuất hiện 1 nhân vật kiệt xuất :

HOÀNG TỬ MICHEL PLATINI



Hồ sơ :

Michel Francois Platini sinh ngày 21 tháng 6, 1955 tại Jœuf, Pháp

CLB : AS Nancy (1972–1979) Saint-Étienne (1979–1982) Juventus (1982–1987 )

Đội tuyển quốc gia Phap (1976–1987) 72 trận 41 bàn thắng

Thành tích

-VớI tuyển Pháp:

Vô địch EURO 1984
Hạng 3 World Cup 1986
Hạng 4 World Cup 1982

-VớI Nancy

175 trận, 98 bàn
Cúp QG Pháp(1978)

VớI AS.Etienne(1979-1982)

107 trận, 58 bàn
VDQG 1981.

- VớI Juventus( 1982-1987)

147 trận, 68 bàn
Cúp QG 1983
Scudetto 1984, 1986
Cúp C2 1984
Siêu cúp châu âu 1984
Cúp C1 1985
Cúp liên lục địa 1985

Danh hiệu cá nhân:


- 2 lần Cầu thủ xuất sắc nhất nước Pháp 1976, 1977.
- Cầu thủ xuất sắc nhất SerieA 1984
- 3 lần Vua phá lướI Serie A (82/83: 16 bàn, 83/84: 20 bàn, 84/85: 18 bàn)
- 1 lần Vua phá lướI cúp C1 (1984/1985: 7 bàn)
- Vua phá lướI EURO 1984( 9 bàn)
- 3 lần Quả Bóng Vàng châu Âu France Football (1983,1984,1985)
- 3 lân Cầu thủ xuất sắc nhất thế giớI-Onze vàng (1983,1984,1985)
- 2 lần Cầu thủ xuất sắc nhất thế giớI _World Soccer(1984,1985)
- Cầu thủ xuất sắc nhất trong lịch sử bóng đá Pháp.(1997)
- Cầu thủ xuất sắc nhất trong lịch sử Juventus.(1997)


Thông tin :



Những năm đầu thập niên 80, bóng đá thế giớI có 3 chàng hoàng tử, mỗI chàng có 1 phong cách khác biệt nhau. Arthur Atunes “Zico” như 1 lãng tử phiêu du, Diego Maradona tinh quái và đầy “ma thuật”, còn Michel Platini thì nổI bật vớI phong thái điềm đạm và đường bệ. Ngoài Zico có phần hơi kém sút, giớI hâm mộ khi ấy vẫn thường so sánh giữa Maradona và Platini. Cả 2 đều sút phạt giỏi,có nhãn quan chiến thuật sắc bén, đọc trận đấu tuyệt hay và kiến thiết bóng cực chuẩn xác. Nếu như Maradona vượt trộI về kỹ thuật thì Platini lạI xuất sắc hơn về kỹ năng ghi bàn, hiếm có 1 tiền vệ nào lạI đăng quang ngôi vua phá lướI nhiều như ông.


Platini xuất thân trong một gia đình người Ý di cư sang Pháp. Ông nội của Platini đã rời Piemonte vào cuối thế chiến thứ nhất để đến Lothringen và làm nghề thợ gạch. Cha Michel Platini, ông Aldo Platini là một cựu cầu thủ và là một huấn luyện viên bóng đá. Chính ông Aldo là người đã có công khơi dậy những tiềm năng bóng đá của cậu con trai.

Có một điều ít ai biết rằng nguyên nhân khiến Platini có khả năng đi bóng uyển chuyển và mềm dẻo như một vũ công samba là do ông trưởng thành từ bóng đá đường phố. Chính nhờ những năm tháng rong ruổi ngoài đường, Platini mới có được sự thanh tao của một nghệ sĩ bóng đá, không như những người bạn đồng trang lứa bị khô cứng trong các học viện bóng đá từ quá sớm. Mãi đến năm 11 tuổi, tức là sau 6 năm chơi bóng ngoài đường, Platini mới gia nhập CLB bóng đá địa phương AS Joeuf.

Thật ra, Michel Platini không phát triển tài năng ở tuổi quá sớm. Như ông tâm sự mới đây: "Ở tuổi 17 tôi không được gọi vào đội tuyển quốc gia bởi vì tôi chưa hoàn thiện được hết các kỹ năng cần thiết". Đó là khi ông 17 tuổi. Mọi chuyện còn tệ hơn khi Michel Platini 14 tuổi.

Năm 1969, khi đó mới 14 tuổi, Michel Platini đã có màn trình diễn tồi tệ tại một giải đấu dành cho cầu thủ trẻ. Không nản chí, Platini miệt mài tập luyển và đã phát triển rõ rệt sau 2 năm. Khi 16 tuổi, Platini đã chơi khá tốt trong màu áo đội trẻ của Jeouf trận gặp đội trẻ của Metz. Điều này gây ấn tượng với HLV của Metz.

Metz muốn ký hợp đồng với cầu thủ trẻ tài năng này nhưng một chấn thương đã ngăn Platini đến với Metz. Sau khi hết chấn thương, HLV của Metz đã chuyển đi nơi khác và vị HLV mới chưa muốn có một Platini còn non kinh nghiệm và kỹ thuật. Platini vẫn phải an phận tại Jeouf.

Rất khao khát được chơi cho Metz, CLB hâm mộ từ nhỏ của mình nhưng trong suốt sự nghiệp, Platini chưa bao giờ có được diễm phúc này. Duyên số không cho phép Platini được khoác áo đội bóng mơ ước. Platini không thể vượt qua được kỳ kiểm tra sức khỏe cuối cùng khi mọi thủ tục chuyển nhượng về Metz đã xong xuôi. Lần này bác sĩ của Metz chê dung tích phổi của Platini nhỏ, gặp trục trặc về đường thở và tim yếu.

Tháng 9 năm 1972, khi 17 tuổi, Platini gia nhập đội hình dự bị của Nancy và ngay lập tức chứng tỏ được giá trị của bản thân. Với thành tích ấn tượng, Platini ngay lập tức được đôn lên đội hình một. Tuy nhiên hoa hồng vẫn chưa đến với Michel Platini. Trong trận đấu đầu tiên ở đội hình một, Platini được vào sân từ băng ghế dự bị trong trận gặp Valenciennes và bị nhận rất nhiều vật thể lạ ném từ khán đài. Mọi chuyện chưa dừng ở đó, vài ngày sau, trong trận đấu ở đội hình hai, Platini bị một cú vào bóng ác ý dẫn đến chấn thương mắt cá khá nặng.

Và cuộc sống của ông gắn với giường bệnh. Mãi đến ngày 3-5-1973, Platini mới được ra sân trở lại trong trận gặp Nimes, lần này ông được ra sân ngay từ đầu. Thi đấu chưa đầy tròn năm, chấn thương chân vẫn còn nóng mới thì Platini nhận tiếp một chấn thương gãy tay khiến ông phải nghỉ thi đấu cho đến hết mùa bóng.

Có thể nói đây là bước ngoặt trong cuộc đời bóng đá của Platini. Trở lại sau chấn thương, Platini trở thành cầu thủ quan trọng nhất của Nancy trong mùa bóng 1973-1974, ghi được 17 bàn thắng mà rất nhiều trong số đó là từ pha đá phạt trực tiếp, giúp Nancy vô địch giải hạng nhì, thăng hạng nhất.

Vừa đưa Nancy trở lại giải hạng nhất, Platini nhận giấy báo quân dịch vì vậy số trận ông góp sức cho Nancy giảm hẳn. Dù không thi đấu tốt ở giải vô địch quốc gia nhưng Nancy đã gây tiếng vang ở Cúp QG Pháp. Tại Joinville, trại quân sự của các vận động viên Pháp,Michel Platini gặp gỡ 2 đồng đội tại Nancy là Olivier Rouyer và Jean-Michel Moutier cùng với Maxime Bossis, người sau này là đồng đội của Platini trong tuyển Pháp.

Với sự góp mặt xuất sắc của Platini, Nancy đã gây bất ngờ ở giải đấu này khi loại St.Etienne bằng 2 bàn thắng của ông nhưng rồi sau đó thất bại thảm hại 1-4 trước Marseille ở bán kết (bàn thắng duy nhất của Nancy do Platini ghi được từ một pha đánh đầu).

Năm 1976, Platini tham dự Olympic Montreal nhưng không đạt được thành tích gì đáng kể. Và cũng trong năm này, Platini đã ký hợp đồng chuyên nghiệp đầu tiên trong sự nghiệp với Nancy, kéo dài hai năm. Cuối cùng thì chức vô địch cũng đến với Michel Platini. Trong năm cuối cùng khoác áo Nancy, ông đã đưa CLB đến chiếc Cúp QG Pháp bằng bàn thắng duy nhất trong trận chung kết gặp Nice.

Sau khi hết hợp đồng với Nancy, Inter Milan, St.Etienne và Paris Saint German đều lao vào cuộc đua giành chữ ký của Platini. Ngay cả Nancy cũng không muốn Platini ra đi. Cuối cùng Platini ký hợp đồng kéo dài 3 năm với St.Etienne, CLB tha thiết muốn có Platini nhất.


Platini được St.Etienne rước về với kỳ vọng sẽ lập lại được thành tích của đội bóng trong mùa 1976 khi lọt vào chung kết cúp C1 châu Âu. Tuy nhiên có thể nói Platini đã làm thất vọng St.Etienne khi chỉ giúp CLB một lần vô địch quốc gia Pháp cùng với hai lần lọt vào chung kết Cúp QG Pháp trong hai năm liên tiếp 1981 và 1982. Trận chung kết năm 1981, St.Etienne thua Bastia còn năm 1982 St.Etienne thua Paris Saint German. Và đó là lần cuối cùng ông thi đấu cho một CLB Pháp.

Có thể nói sự nghiệp của Platini phát triển rực rỡ nhất là dưới màu áo Juventus. Tuy nhiên ít ai biết được rằng khi mới đến Bà Đầm Già, các cầu thủ nước ngoài mà trong đó có Platini đã chịu sự tỵ nạnh và chén ép của những ngôi sao trong nước. Năm 1982 Ý vô địch World Cup và dĩ nhiên trong đội hình của Juventus, hầu hết là những nhà vô địch thế giới. Lạ nước lạ cái, chưa thích nghi với lối chơi cũng như cuộc sống mới, Platini đã thi đấu khá tệ trong mùa bóng đầu tiên và trở thành mục tiêu chỉ trích của báo chí Ý. Dưới quá nhiều sức ép, thậm chí Platini đã định rời khỏi Juventus vào mùa đông năm ấy, tức là chưa đầy 6 tháng chơi cho Bà Đầm Già.


Nhưng Platini đã ở lại, hợp cùng tiền đạo người Ba Lan Boniek, tạo thành thế lực ngôi sao nước ngoài và tạo một cuộc cách mạng buộc Juventus phải thay đổi lối chơi. Kết quả là Juventus giành chiếc Cúp QG và lọt vào chung kết cúp C1. Sau này ai cũng biết đó chỉ là phần mở bài của một bài luận văn đầy ắp những danh hiệu mà Platini viết nên mà đáng kể nhất là 3 Quả bóng vàng châu Âu liên tiếp.


Đáng nhớ nhất trong sự nghiệp của Platini có lẽ không phải là chức vô địch Euro 1984 mà là trận chung kết cúp C1 châu Âu tại Brussel Bỉ. Trong cuộc ẩu đả giữa cổ động viên Juventus và Liverpool trước trận đấu trên sân Heysel, nơi không đáp ứng tốt các điều kiện an toàn, một bức tường đã sập xuống làm 39 cổ động viên chết, sáu trăm người bị thương. Trận đấu không bị hoãn lại mà chỉ thi đấu muộn với bàn thắng duy nhất ghi được từ cú sút phạt đền thành bàn của Platini. Người tạo ra quả phạt đền không ai khác là Boniek.

Rất vui mừng khi đoạt được Cúp C1 đầu tiên trong lịch sử nhưng các cầu thủ Juventus đã bị chỉ trích rằng đã ăn mừng trên xương máu của các cổ động viên. Nói về cảm giác thi đấu tại thảm họa Heysel, Platini cho biết: "Năm 1985, tại sân Heysel Stadium ở Brussel, họ đã cho trận đấu tiếp tục và tôi nghĩ tốt hơn là làm như vậy. Đối với những người xem trận đấu qua truyền hình, họ không hiểu được tại sao chúng tôi còn tâm trạng để thi đấu. Tại sao ư? Bởi vì chúng tôi không biết đã xảy ra một thảm họa trên sân vận động. Chúng tôi được đưa vào phòng thay đồ khi nhận lệnh trận đấu sẽ tạm hoãn. Chúng tôi chỉ biết được sự thật khi hôm sau, về nhà và giở báo ra đọc".

Ngày 16-11-1977, trên sân Công viên các hoàng tử, ở trận đấu gặp Bulgaria trong khuôn khổ vòng loại World Cup 1978, Pháp thắng 3-1. Dù không thật sự tỏa sáng nhưng Platini đã khiến người hâm mộ tin rằng nước Pháp đã tìm ra một thủ lĩnh trên sân cỏ. Đối với tuyển Pháp đây là lần đầu tiên sau 12 năm họ được tham dự World Cup. Còn đối Platini và đồng đội thì đây là lần đầu tiên trong sự nghiệp.

Có ai nghĩ rằng sẽ đánh bại được thủ môn huyền thoại Dino Zoff hai lần trong một trận đấu mà quan trọng hơn là từ cùng một vị trí. Ngày 8-2-1978, tại Naple trong trận giao hữu Pháp - Ý, Platini đã làm được điều đó. Cả hai cú sút phạt trực tiếp của ông, một được công nhân và một thì không đã chui gọn vào lưới của thủ môn Zoff. Sau trận đấu này, tên tuổi Platini bắt đầu được chú ý tại khắp châu Âu mà đặc biệt là Ý. Có rất nhiều CLB như Paris Saint-Germain, Saint Etienne, Juventus, Inter Milan, Napoli, Barcelona, Valencia và Arsenal muốn sở hữu Platini.

Tài năng của Platini thật sự chín muồi tại World Cup 1982. Một bàn thắng từ pha đá phạt trực tiếp của Platini trong trận đấu vòng loại quan trọng với Hà Lan, đã giúp Pháp “mua” được chiếc vé tới Tây Ban Nha.


Đội Pháp đến World Cup 1982 với tư thế của một ứng cử viên vô địch nhưng họ đã bị chặn lại tức tưởi ở vòng bán kết bởi Tây Đức. Trong trận đấu đó đã có một bức ảnh Platini chỉ tay lên trời rất nổi tiếng. Đó không phải là hành động ăn mừng bàn thắng mà là một cử chỉ cầu xin khẩn thiết, một hành động đòi công lý đối với trọng tài Charles-Coerver sau khi ra một quyết định không chính xác mà sau này vẫn còn lưu lại trong kho tàng truyền miệng lịch sử World Cup.

Đôi mắt nâu của Platini như sống lại khi ông kể về những chi tiết trong trận bán kết World Cup kinh điển diễn ra tại Sevilla năm 1982. "Đó là trận đấu đẹp nhất trong lịch sử. Tất cả những gì diễn ra trong 2 giờ thi đấu chứa đựng tất cả cung bậc tình cảm của một con người. Đáng lẽ trọng tài phải rút thẻ đỏ cho Schumacher khi thủ môn này va chạm với Patrick Battiston và chúng tôi đã có thể lọt vào trận chung kết, và thậm chí giành chức vô địch. Nhưng ông ta đã không thấy lỗi đó và dĩ nhiên thẻ đỏ không được rút ra. Lúc đó tôi có thể làm được gì?". Dù Pháp thua nhưng Platini được bầu là cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu.


Chiến tích huy hoàng nhất của Platini là chiếc cúp vô địch Euro cùng tuyển quốc gia Pháp vào năm 1984. Ghi bàn trong tất cả các trận đấu (tổng cộng 9 bàn), ghi bàn từ mọi tư thế: đánh đầu, sút xa, sút gần và phạt trực tiếp..., giúp Pháp toàn thắng cả 6 trận tại giải, Platini đã làm được một điều mà chưa một huyền thoại nào, dù đó là Pele, Maradona, Cryff hay Beckenbauer làm được. Thật không ngoa khi nói rằng Euro 1984 là đỉnh cao trong sự nghiệp quốc tế của Michel Platini. Ở tuổi 29, độ tuổi chín muồi nhất trong đời cầu thủ, Platini đã buộc châu Âu phải quỳ phục và trao vương miện cho nước Pháp.


Ngoài ra còn phải kể đến 2 cú hattrick liên tiếp mà có lẽ trong lịch sử bóng đá chỉ có mỗi Platini thực hiện được. Hai hattrick trong hai trận liên tiếp (gặp Bỉ và Nam Tư) tại một giải đấu quốc tế là một điều rất khó đằng này đây lại là hattrick-bộ với một bàn bằng đầu, một bàn bằng chân phải và bàn còn lại bằng chân trái. Nhưng có lẽ đọng lại nhất trong tâm trí mọi người về Platini tại Euro 1984 là bàn thắng vào lưới Tây Ban Nha trong trận chung kết. Không ai có thể quên được hình ảnh thủ môn Luis Arconada quá bất ngờ trước cú sút của Platini đã để bóng chui qua người đi vào lưới.


Tham dự World Cup 1986 tổ chức tại Mexico, dù không đạt được phong độ vì bị đau háng và phải tiêm thuốc trước khi thi đấu nhưng Platini vẫn là linh hồn của đội Pháp. Tuy vậy những gì Platini thể hiện là không thể chê trách. Tuyển Pháp của Platini vẫn thắng như chẻ tre và biến Ý thành cựu vô địch ngay ở vòng hai, với một bàn thắng của ông.

Dù đất Mexico không phải là miền đất lành đối với Platini và các đồng đội – xét theo một góc độ nào đó - nhưng có lẽ Platini phải cám ơn quốc gia Trung Mỹ này vì nó là nơi đã tổ chức cho ông một ngày sinh nhật nhiều cảm xúc bóng đá nhất.

Ông đã ghi bàn thắng cuối cùng trong sự nghiệp quốc tế, sút hỏng một quả luân lưu trong trận tứ kết Pháp – Brazil và cuối cùng Pháp lọt vào bán kết. Tất cả diễn ra trong sinh nhật lần thứ 32 của Michel Platini. Nến sinh nhật, bánh sinh nhật rồi cũng tàn, quà sinh nhật cũng đã mở, sinh nhật hạnh phúc rồi cũng qua. Thêm một tuổi, Platini nhận thêm một niềm đắng tại World Cup. Loại Brazil ở tứ kết để rồi gặp lại Tây Đức ở bán kết. Nợ cũ chưa trả lại vay thêm nợ mới, một lần nữa Pháp lại thua. Một lần nữa Platini không vượt qua được Tây Đức. Lại là Tây Đức! Kẻ ngăn mọi ước mơ của người Pháp và của Michel Platini


Phong độ của Platini sa sút rõ rệt sau 1 World Cup đắng cay, trong mùa bóng 86-87, vua phá lướI Serie A ngày nào chỉ ghi được vỏn vẹn 2 bàn thắng. Không muốn cho ngườI hâm mộ phảI chứng kiến 1 “Michel tàn tạ”, Platini quýêt định treo giày ở tuổI 32. “ Tôi không còn năng lực nữa” ông tuyên bố sau trận đấu cuốI cùng trước Brescia” Tôi đã thi đấu chuyên nghiệp 15 năm qua, đã trảI qua những chấn thương. Tôi yêu những bàn thắng, nhưng tuổI tác giờ đây không còn cho phép tôi thi đấu như những chàng trai trẻ nữa rồI”. Ngày 29-4-1987, Platini thi đấu trận cuốI cùng trong màu áo tuyển quốc gia, gặp Iceland.

1 năm sau khi từ giã bóng đá, Platini trở thành HLV của tuyển Pháp. TạI vòng loạI EURO 92, Platini dẫn dắt độI tuyển toàn thắng tất cả các trận( Lần đầu tiên và duy nhất đến nay 1 độI bóng toàn thắng trong vòng loạI EURO). Tuy nhiên, khi vào đến vòng chung kết ở Thụy Điển, Pháp lạI thi đấu tệ hạI và bị loạI ngay vòng đầu. Platini từ chức sau đó.

Từ năm 1992 đến 1998, Platini là đồng chủ tịch ủy ban tổ chức World Cup 1998. Năm 1995, ông được bầu làm thành viên ban chỉ đạo Liên đoàn bóng đá Pháp, từ năm 1998 là Giám Đốc Thể Thao, cố vấn đặc biệt cho chủ tịch FIFA. Và hiện nay là chủ tịch Liên đoàn bóng đá châu Âu UEFA

Để kết lại bài có thể lấy câu phát biểu của ông Michel Platini khi nhậm chức chủ tịch UEFA. "Bóng đá là một trò chơi trước khi là một món hàng. Là một môn thể thao trước khi là một thị trường, một màn trình diễn trước khi là công việc. Bóng đá là một kho báu, một trò chơi đơn giản và phổ biến mà tất cả mọi trẻ em trên thế giới đều muốn chơi. Tôi đã chuẩn bị để bảo vệ và bảo tồn kho báu này".


Chủ đề tương tự: