Vẫn còn quá nhiều người nghi ngờ
Trích dẫn:
Trích dẫn bài viết của
acmasocola
ko bạn thì ai mở topic :| :-??
training thì che hết ko cho nhìn :| ...:-??
Bởi vì mục đích mình muốn giới thiệu cho các bạn phương pháp huấn luyện mà vô số người khác phải trầy trật lắm để thử nghiệm, mình đã học được rồi mới chia sẻ lại chứ nếu vứt phần training đã được mình nghiên cứu HOÀN HẢO rồi thì mình mở cái topic này ra còn có ý nghĩa gì nữa?? vâng, cái này mình cũng không hề bốc phét khi dùng đến 2 chữ "hoàn hảo" đâu bởi mình có thể hãnh diện khi nói là mình đã tìm ra đựoc phương pháp tối ưu cho MỌI vị trí trên sân cho đội hình chính rồi. Và làm sao mình có thể phát hiện ra phương pháp luyện tập tối ưu CHO MÌNH nếu không nhờ cái lý thuyết huấn luyện mà mình đã trình bày ngay ở đầu bài thảo luận?
Mình khẳng định lại 1 lần nữa cách xem xét phương pháp luyện tập có tốt hay không như sau:
1: Training workload chỉ ở mức bình thường Medium trung bình mà thôi (Trừ thủ môn), tập như vậy là để TRÁNH CHẤN THƯƠNG và HẦU HẾT các cầu thủ sẽ không cảm thấy quá tải mà dẫn tới unhappy.
2: Training level OVERALL tổng luyện tập đạt mức TỐI ĐA
3: Training PROGRESS phát triển từ luyện tập CŨNG đạt mức TỐI ĐA (và cũng không có gì là ngạc nhiên vì nếu không xét vị trí thủ môn, Training level overall = Training progress, luôn luôn là vậy)
Cùng một vị trí, các bạn có thể ưu tiên luyện môn này, môn kia khác mình nhưng mục tiêu của tất cả chúng ta cho phương pháp sắp xếp huấn luyện để được hoàn hảo phải đạt được cả 3 yếu tố trên.
Mình rất thấy vọng vì đã trình bày vậy vẫn còn quá nhiều người như saycaphe nhưng không sao, đúng chính là lý do mình mở topic này. Rất mong phản hồi từ các bạn vẫn còn bán tín bán nghi về hiệu quả luyện tập như saycaphe, sayruou....... Các bạn hãy thử nghiệm xem rồi sẽ nhận ra những đột phát trong phương pháp luyện tập cho chính mình.
Tiếp tục thảo luận về phương pháp huấn luyện
Tổng quát luyện tập cơ bản
Huấn luyện cầu thủ là phần ít được bình luận có lẽ vì nhiều người có vẻ ưa thích sử dụng các chương trình huấn luyện có sẵn có tiếng như Tug's training hoặc DarkStar training nhưng đối với không ít người khác nói chung và đối với mình nói riêng, kết quả các phương pháp huấn luyện này không thực sự thuyết phục. Đã có rất nhiều cuộc thử nghiệm sắp xếp huấn luyện khác nhau ở nhiều nơi và mình may mắn có dịp thu thập và tìm tòi thêm nữa từ các phát hiện đó để khám phá ra những cách huấn luyện hoàn hảo nhất có thể và sau 1 quá trình, mình cũng đạt được đôi chút thành tựu trong công cuộc huấn luyện cầu thủ.
Với mong ước được hiểu biết thêm và đồng thời tiếp tục chia sẻ với các bạn ở đây những kết quả ít ỏi minh đạt được qua tìm hiểu, khám phá và thử nghiệm, mình sẽ tiếp tục bàn luận về cơ chế huấn luyện cầu thủ trong trò chơi Football Manager (ứng dụng từ FM07-FM09)
Đầu tiên, hãy quên 1 chút bóng đá ngoài đời thật và hiểu rằng cách sắp xếp huấn luyện các môn trong FM là quá trình chúng ta tìm cách hiểu cơ chế mã hóa lập trình huấn luyện trong trò chơi. Cái cơ chế mã hóa về lập trình huấn luyện đã được mình giới thiệu qua ở đầu bài về các ngưỡng luyện tập bắt buộc cần phải nắm khi sắp xếp phương án luyện tập trong FM. Mình gọi đó là lý thuyết 7-11-13-19.
Về phương pháp luyện tập trong trò chơi FM, điều duy nhất, và cũng là yếu tố quan trọng nhất cho công tác huấn luyện, đó là sắp xếp training workload, khối lượng luyện tập.
Khối lượng luyện tập sẽ là yếu tố quyết định để ta biết cầu thủ có thể luyện tập phát triển ra sao. Khối lượng luyện tập càng cao, các chỉ số của cầu thủ sẽ càng tăng, và phản ứng đối với chương trình huấn luyện sẽ càng rõ ràng hơn. Trong FM, mục tiêu của các manager sẽ là đẩy khối lượng luyện tập lên cao nhất để các cầu thủ có thể phát triển lên nhanh nhất và đạt điểm cao nhất. Tuy nhiên nếu khối lượng luyện tập quá nặng, các cầu thủ sẽ bị tâm lý và phản ứng xấu, chấn thương thừong xuyên.... và tất cả những yếu tố này sẽ làm ảnh hưởng tới việc luyện tập và sự phát triển của các cầu thủ.
Khối lượng luyện tập được hình thành bởi 9 môn luyện tập trong FM. Tuy nhiên, ảnh hưởng của từng bộ môn tới tổng khối lượng luyện tập lại hoàn toàn khác nhau. Phần luyện Strength và Aerobic, chúng ta chỉ cần thay đổi 1 nấc sẽ thấy ngay sự thay đổi ở tổng khối lượng luyện tập, trong khi luyện Set Pieces, ta có thể đẩy thanh luyện tập lên khá cao mới thấy cột tổng lượng luyện tập thay đổi đôi chút. Nếu tổng khối lượng luyện tập là thước đo xem các cầu thủ sẽ phát triển về lâu về dài như thế nào thì mức độ luyện tập ở từng bộ môn sẽ quyết định liệu những chỉ số thuộc bộ môn đó tăng/giảm và mức độ tăng/giảm ra sao. Mối quan hệ giữa từng bộ môn và tổng khối lượng luyện tập để phát triển liên quan và tỷ lệ thuận với nhau. Nếu ta xét 2 chương trình có tổng khối lượng luyện tập bằng nhau, sự khác biệt sẽ là mức độ luyện tập ở từng bộ môn khi huấn luyện. Nếu ta xếp tactic cao hơn thì các chỉ số về chiến thuật sẽ tăng nhanh hơn. Đó chính là lý do các cầu thủ trên sân sẽ có các chương trình luyện tập khác nhau để ưu tiên những phẩm chất quan trọng cho vị trí của mình mà không thể nào có thể tăng đồng đều tất cả các chỉ số lên giống như nhau được.
Để biết thành tựu huấn luyện của từng chương trình huấn luyện, chúng ta phải xét các yếu tố sau đây:
1) Training workload khối lượng luyện tập đạt mức đổ cao nhất
có thể training levels overall mức độ luyện tập đạt hết cỡ. Một trong những giới hạn mà ta có thể tham khảo chính là lằn giới hạn cuối cùng ở phần training levels overall.
2) Phải xếp training workload khối lượng luyện tập ra sao để không gây tâm lý nặng nề cho các cầu thủ, do đó, các cầu thủ phải "Happy with training" chứ không phải là "Unhappy"
3) Ngoại trừ vị trí thủ môn, training levels overall mức luyện tập luôn luôn bằng với training progress mức phát triển từ huấn luyện. Do đó, khi chúng ta đã cố gắng sắp xếp tổng khối lượng luyện tập hợp lý thì CHẮC CHẮN sẽ đạt được mức phát triển từ luyện tập tương ứng.
4) Dẫu cầu thủ vui vẻ với chương trình đâo tạo và mức phát triển từ huấn luyện cũng đạt tột định, nếu khối lượng luyện tập quá nặng (Heavy và Very Heavy)sẽ nâng cao tỷ lệ khả năng cầu thủ bị chấn thương trong quá trình luyện tập. Nếu cầu thủ bị chấn thương dài ngày, chắc chắn quá trình nằm viện sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của các cầu thủ. Do đó, chúng ta phải để mắt tới quá trình lịch sử chấn thương hậu quả từ luyện tập của các cầu thủ.
5) Chương trình huấn luyện phải thể hiện sự duy trì phát triển trong thời gian dài.
Đó là 5 yếu để tìm ra cách huấn luyện tối ưu cho TỪNG cầu thủ. Cá nhân mình đã tìm phương pháp khối lượng luyện tập đạt Medium là mức luyện tập training levels overall đã đạt tối đa chạm vào lằn vạch cuối cùng rồi.
Cách huấn luyện hoàn toàn không hề khó như nhiều bạn có thể nghĩ. Chúc mọi người tìm ra từng cách riêng cho bản thân mình và giải trí thư giãn với FM.
Cách huấn luyện các cầu thủ trẻ và dự bị, già trẻ lớn bé
Ở phần bên trên, mình đã bàn đến khối lượng luyện tập có ảnh hưởng ra sao tới mức phát triển từ huấn luyện cho từng cầu thủ nói chung. Bây giờ mình xin tiếp tục bàn luận tiếp về cách huấn luyện các cầu thủ trẻ (đã là Fulltime contract) và các cầu thủ trong đội hình dự bị. Bắt đầu từ phần này đều là các giả thuyết từ những khám phá và các suy nghĩ phát triển thêm của chính mình.
Về cách sắp xếp huấn luyện, mình đã nói sự phát triển có thể đạt hết mức ở ngưỡng khối lượng tập trung bình. Tuy nhiên, với các cầu thủ còn trẻ và các cầu thủ dự bị, lượng trận đấu tham gia trong mùa giải sẽ không nhiều như đôi hình chính và do đó, ta có thể đẩy khối lượng luyện tập cao hơn (đến Heavy) đội hình chính để đạt mức phát triển siêu-biến, mức phát triển hiện thị trên biểu đồ còn cao hơn cả lằn vạch cuối cùng. Tất nhiên, ta PHẢI để ý tới quá trình chấn thương của các cầu thủ, nếu các cầu thủ bị chấn thương nặng, thường xuyên và quá dài, họ sẽ không thể phát triển được tốt như khi hoàn toàn khỏe mạnh.
Để năng lực cầu thủ(Current Ability) đạt tới tiềm nằng (Potential Ability) nhanh nhất, yếu tố duy nhất để phát triển được là họ phải được ra sân thường xuyên. Đối với các cầu thủ, dù bất kỳ phương pháp huấn luyện có tuyệt vời như thế nào đi nữa cũng không bằng được việc được ra sân thường xuyên và không bị chấn thương. Phương pháp huấn luyện chỉ là cách trui rèn năng lực hiện tại cho đúng hướng.
Đối với các cầu thủ trẻ, điều quan trọng chúng ta phải huấn luyện để các chỉ số hình thể PHYSICAL đạt tối đa trong thời gian NHANH NHẤT. Sẽ rất khó tăng chỉ số hình thể đối với các cầu thủ trên 24 tuổi, do đó, khi luyện các cầu thủ trẻ, ta NÊN sắp xếp cho họ luyện THẬT NHIỀU Strength và Aerobic và giữ độ nhạy bén (match fit) cho tới 24-26 tuổi, khi các chỉ số hình thể không tăng nhanh nữa.
KHi các cầu thủ đạt 24-26 tuổi, về hình thể, họ sẽ không còn gia tăng được mấy nữa, tuy nhiên các chỉ số dừng lại CHỈ LÀ các chỉ số về TỐC ĐỘ PACE, mà không phải các chỉ số SỨC KHỎE STRENGTH. DO đó, đến độ tuổi này, chúng ta nên đẩy chỉ số Aerobic xuống mức độ duy trì để có thể gia tăng thêm các môn huấn luyện về mental tâm lý và technique kỹ thuật và giữ luyện sức khỏe cao.
KHi các cầu thủ trên 31-32 tuổi, các chỉ số hình thể sẽ bắt đầu suy giảm song song với năng lực (CA). Nếu ta luyện các cầu thủ lứa tuổi này quá nặng sẽ chỉ làm họ mệt thêm dẫn tới suy giảm năng lực mà thôi. Do đó, lúc này, chúng ta nên đẩy cả STRENGTH lẫn AEROBIC về mức duy trì và xếp hợp lý lại các môn khác(tăng luyện kỹ thuật và chiến thuật) để khối lượng luyện tập workload luôn cân bằng (với mình là ở Medium) để duy trì năng lực. Mục đích của cách huấn luyện này là ta giữ vững, cố không suy giảm các chỉ số hình thể, giữ gìn độ sắc bén (match fit) và duy trì năng lực CA càng cao càng tốt.
Độ tuổi chúng ta cần chú tâm nhất cho việc huấn luyện là lúc 18-21 tuổi bởi tuy huấn luyện nói chung là cách trui rèn năng lực hiện tại, sự phát triển ở khoảng tuổi này sẽ có những đột biến kinh hoàng, thệm chí nhiều cầu thủ sẽ "lột xác", do đó ta phải ưu tiên tận dụng các cầu thủ trong nhóm tuổi này. Cộng với lời khuyên của mình về cách luyện cho từng lứa tuổi ở phần trên, chúng ta có thể sắp xếp để các cầu thủ trẻ nâng chỉ số hình thể lên rất nhanh và năng lực đạt tới tiềm năng sớm, sau đó sẽ rèn dũa các chỉ số còn lại cho toàn sự nghiệp của các cầu thủ tương tự ngoài đời cho việc rèn luyện các cầu thủ wonderkids. Điều này cũng giống như huấn luyện ngoài đời thật, cứ phải cao to khỏe mạnh nhất có thể rồi bồi dưỡng thêm về kỹ thuật và chiến thuật. Nó tương tự như Việt nam mình toàn "tự phong" kỹ thuật, khéo léo (trong khi thực tế thì như hạch, nhất là mấy thằng Gừng) nhưng gặp các đội nước ngoài có thể hình tốt hơn, nó chỉ hích cho 1 cái là nằm bò ra ăn đất gặm cỏ luôn. Chúng ta không thể chịu nỗi "nhục" này nên phải luyện cao hơn, khỏe hơn, nhanh hơn để ngẩng cao đầu vưon lên mà đánh đầu chứ không thể để chúng nó đè đầu mình xuống mà "gặm cỏ" mãi được.
Hy vọng các bạn sẽ tìm được chút bổ ích qua các khám phá và tìm tòi của mình về phương pháp huấn luyện trong FM. Mời mọi người vào thảo luận tiếp. Rất mong các bạn như dirtyboy... không còn cảm thấy mình khó ưa như ban đầu. Mà mình có làm gì đâu nhỉ???