[TT&F'09]Các trường phái chiến thuật và hệ thống tâm lý
Hai chỉ đạo chiến thuật chính (mentality và creative freedom) là những phần khó nhất để diễn đạt sang ngôn ngữ của bóng đá. Thật khó để tưởng tượng làm thế nào một huấn luyện viên có thể mô tả chính xác một cầu thủ nên có mức độ tấn công ra sao hoặc được phép xa rời bao nhiêu so với chỉ đạo chiến thuật của manager. Mức độ về tính chính xác này đã gây rất nhiều tranh cãi giữa những “FM managers" và thường bị phàn nàn là quá phức tạp. Trong nỗ lực tháo gỡ tính phức tạp này, tôi đưa ra một hệ khái niệm mới mô tả những trường phái huấn luyện khác nhau dựa vào chiến thuật của đội bóng.
Một manager độc đoán và một manager theo xu hướng tự do chủ nghĩa là hai thái cực của các trường phái chiến thuật hiện nay. Một nhà độc tài trên sân quyết định mọi khía cạnh về lối chơi của đội và muốn các cầu thủ tuân thủ chặt chẽ chỉ đạo của mình đến từng chữ. Cấu trúc tâm lí được thiết kế riêng cho từng cầu thủ và sự sáng tạo của từng cá nhân gần như là không có. Đội bóng sẽ chơi rất chính xác, kiểm soát bóng hạn chế sáng tạo vào dựa rất nhiều vào các tình huống cố định để ghi bàn. Trong khi đó, một huấn luyện viên tự do chủ nghĩa đưa ý tưởng cơ bản về cách đội bóng sẽ chơi trong một trận đấu cụ thể và cho phép cầu thủ xử lí các tình huống. Đội bóng này sẽ chơi một thứ bóng đá phóng khoáng và bàn thắng có thể đến từ mọi tình huống.
Trên thực tế, hai kiểu huấn luyện viên này, mặc dù sẽ thành công trong một giai đoạn ngắn nhưng sẽ hụt hơi trong một khoảng thời gian dài vì có cách tiếp cận trận đấu quá chân phương. Cũng tương tự như thế, một FM manager sẽ cần phải học cách cân bằng hệ thống chiến thuật với sự tin tưởng vào những cầu thủ có thể sáng tạo để thể hiện bản thân mà không làm mất đi kết cấu chiến thuật chung. Biết được mình là dạng manager nào sẽ cho phép bạn lựa chọn hay sáng tạo ra một hệ thống tâm lí phù hợp với phong cách của bạn.
Không có một lối chơi nào là hoàn hảo. Tuy nhiên, đâu đó sẽ có một lối chơi phù hợp với sở thích và tầm nhìn của bạn. Phần sau của bài viết sẽ đưa ra một số hình thức chiến thuật đã hoạt động khá thành công ở những phiên bản trước đây, đi đôi với các hình thức huấn luyện tương đương. Hệ thống tâm lý sẽ được sắp xếp theo thứ tự, từ kiểu huấn luyện viên độc đoán nhất đến huấn luyện viên tự do nhất. Các cấu trúc tâm lí này sẽ mô tả chính xác nhất cách thức thông thường mà đội bóng sẽ chơi. Tuy nhiên, dựa vào từng cầu thủ, đội hình cụ thể mà những sắp đặt này không cần phải được tuân thủ quá chính xác. Nếu là một manager thận trọng, những trung vệ (DCs) của bạn có thể được set mentality ở mức 5. Nếu muốn quyết liệt hơn, bạn có thể để mức mentality thấp nhất là 11. Để tạo ra một chiến thuật tấn công, đơn giản tăng cột metality lên từ 4-8 nấc và giảm từ 4-8 nấc nếu muốn phòng ngự.
Sau đây là một số trường phái chiến thuật tiêu biểu :
The Nike Defence
Kiểu Huấn luyện viên : Jose Mourinho
Mặc dù cấu trúc mentality này cơ bản dựa trên sự áp dụng của Rule of One, nó thực sự rất lý tưởng cho những ai muốn đội bóng chơi theo phong cách của Mourinho. Nó mang tính vượt trội về khả năng kiểm soát định hướng trận đấu và chi tiết về những thiết lập cá nhân cho từng cầu thủ hơn những hệ thống khác. Nó phản ánh chiến thuật của Jose qua 2 cách. Đầu tiên, bạn cần một trung vệ lực sĩ để hỗ trợ cho một trung vệ chơi rắn khác như sự kết hợp của cặp Carvalho/Terry tại Chelsea. Thứ hai, tiền vệ phòng ngự MCd lùi hơi sâu hơn so với chiến thuật Rule of One, giống như cách mà Mourinho sử dụng Makelele. Như mọi chiến thuật Rule of One, nó phù hợp với phong cách của Mourinho, thành công mà không cần lối chơi quá sang tạo
GK: 7
DCd: 6
DC: 8
FB: 10
MCd: 9
ML/R: 11
MCa: 12
FCs: 13
Credit: Justified
The Libero Defence
Kiểu huấn luyện viên: Fabio Capello
Giống như Nike Defence, chiến thuật Libero Defence cũng là một biến thể của Rule of One. Như Mourinho. Capello rất chỉ đạo chi tiết về cách mà ông muốn từng cầu thủ của mình chơi bóng và luôn luôn sử dụng một tiền vệ đá lùi. Tuy nhiên, không giống như Mourinho, ông khuyến khích một trong những trung vệ (DCs) của mình dâng lên với bóng theo kiểu của một libero truyền thống, như cách mà Rio Ferdinand đang chơi dưới thời của Capello tại tuyển Anh. Cho phép một hang phòng ngự sâu hơn Nike Defence, chiến thuật Libero Defence phù hợp với lối chơi chủ động, nắm thể trận mà Capello yêu thích trái ngược với cách tiếp cận trực tiếp, cơ bắp của Mourinho.
GK: 8
DC: 8
DCa: 13
FB: 9
MCd: 8
MR/L: 11
MCa: 13
FCs: 14
Credit: Jaswarbrick
Rule of One (RoO)
Kiểu huấn luyện viên: Martin O'Neill
Rule of One cơ bản dựa trên chiến thuật của Martin O’Neill (MO). Giống như Mourinho và Capello, MO khá khắt khe về chiến thuật và yêu cầu từng cầu thủ phải đáp ứng đầy đủ nhiệm vụ cho từng vị trí. Tuy nhiên, việc không có nhiều cơ hội làm việc với các cầu thủ siêu sao đẳng cấp thế giới đã khiến ông phải thay đổi hệ thống chiến thuật chung nhằm khiến các cầu thủ đẳng cấp thấp hơn có thể hòa nhập được. Chỉ đạo chi tiết về mentality và hướng dẫn riêng cho từng cầu thủ, MO có thể thành công mà không cần đến một cầu thủ có khẳ năng sang tạo cao hay lanh lẹ trong sơ đồ tấn công của mình. Cơ cấu chỉ đạo chi tiết giúp MO dễ dàng sử dụng những cầu thủ không có khả năng sang tạo cao mà không làm giảm đi sự hiệu quả trong lối chơi.
GK: 7
DC: 8
FB: 9
MCd: 10
ML/R: 11
MCa: 12
FCs: 13
Credit: wwfan
Bands of Two
Kiểu Huấn luyện viên : Sir Alex Ferguson
Sir Alex là huấn luyện viên đầu tiên đột phá ra khỏi hệ chiện thuật chặt chẽ thong thường. Hệ thống chiến thuật của Manchester United, đặc biệt là những năm có sự xuất hiện của Queiroz, vận hành dựa trên bốn nhóm. Trong khi các trung vệ được chỉ đạo chủ yếu để phòng ngự (không giống như khi chơi cho Capello, Ferdinand đá lùi xuống), các hậu vệ biên và tiền vệ phòng ngự hỗ trợ có chiều sâu dọc khu vực mà họ có nhiệm vụ phòng thủ. Các tiền vệ tấn công và tiền vệ cánh gần như có thể hoán đổi vị trí cho nhau trong nhóm có tính hỗ trợ cao, và thường xuyên tận dụng khả năng sang tạo của mình. Nhóm cuối cùng là các tiền đạo mũi nhọn, mà lí tưởng là các cầu thủ có thể chơi thoải mái cả không chiến lẫn xử lí bằng chân.
GK: 8
DC: 8
FB: 10
MCd: 10
ML/R: 12
MCa: 12
FCs: 14
Credit: wwfan & Millie
Role Theory
Kiểu huấn luyện viên: Arsene Wenger
Đi sâu hơn vào hệ thống chỉ đạo về metality, trong đó cơ cấu chủ động gắn liền với nhiệm vụ cá nhân, chúng ta tìm thấy Arsene Wenger. Không giống như các trường phái chiến thuật khác, đây là cấu trúc tâm lí phù hợp với vị trí của các cầu thủ trong khuôn khổ chiến thuật chung của toàn đội và vì thể phụ thuộc vào số cầu thủ được giao những vị trí đặc biệt.
Khi áp dụng một sơ đồ tấn công, năm vị trí tấn công có mức độ metality ngang nhau và điều này cũng đúng khi áp dụng chiến thuật phòng ngự hơn. Vị trí của cầu thủ chứ không phải là kĩ năng cá nhân trở thành yếu tố quan trọng nhất trong lối chơi. Khi mọi thứ được xếp đặt và các vị trí có sự lien kết chặt chẽ, thứ bóng đá ma thuật đuợc khởi động.
Defensive Roles: 8
Supporting Roles: 11
Attacking Roles: 14
Credit: wwfan & Millie
2‐6‐2 Mentality
Kiểu huấn luyện viên: Marcelo Lippi
Đội hình của Lippi đã trở thành một biểu tượng trong làng bóng đá Italia, một phần là nhờ tính cách thu hút của Lippi trong việc dấy lên tinh thần của đội bóng nhưng quan trọng hơn còn là nhờ tính linh hoạt của ông trong việc tiếp cận chiến thuật. Hệ thống 2-6-2 cho phép sự linh hoạt đáng kể ở trung tâm hàng tiền vệ với sáu cầu thủ liên kết vững chắc trong cả công lẫn thủ. Như cách tiếp cận trận đấu của người Ý, hệ thống gây khó chịu cho đối thủ bởi sự kiểm soát bóng áp đảo có chiều sâu với việc 2 hậu về lien kết với hàng tiền vệ tạo ra hệ thống 8 cầu thủ chuyền bóng, dễ dàng ngay tức khắc chuyển từ phòng ngự sang tấn công cùng với 2 tiền đạo bất ngờ chớp cơ hội.
GK: 8
DCs: 8
FBs: 11
MCd: 11
ML/R: 11
MCa: 11
FCs: 14
Credit: zagallo
5x5 Theory
Kiểu huấn luyện viên: Rafa Benitez
Mặc dù Benitez không hoàn toàn là một manager theo xu hướng tự do, cấu trúc tiếp cận trận đấu của ông rất đơn giản, dựa vào năm cầu thủ tấn công và 5 cầu thủ phòng ngự. Mặc dù ông đã biến Liverpool thành một đội bóng rất khó đánh bại, vẫn có những chỉ trích xung quanh ý đồ tấn công và thiểu chiều rộng trong cách chơi. Với tính cách TBN điển hình, Benitez muốn năm cầu thủ ở trên chơi nhanh và sáng tạo, phá vỡ tuyến phòng ngự đối phương bằng những đường chuyền nhanh. Không có những cầu thủ có tầm quan sát và nhạy cảm trong khu vực hẹp , chiến thuật này không thật hiệu quả. Tuy nhiên, nếu có đầy đủ những cầu thủ sáng tạo cần thiết ở phía trên, lối chơi tấn công sắc xảo sẽ hỗ trợ nhiều cho hang phòng ngự vốn kiên định.
GK: 8
DC: 8
FB: 8
MCd: 8
ML/R: 12
MCa: 12
FCs: 12
Credit: Asmodeus
Global Mentality
Kiểu Huấn luyện viên: Kevin Keegan
Metality toàn cầu thích hợp với các manager muốn để các cầu thủ chơi theo cách họ muốn và phụ thuộc nặng nề vào khả năng tạo động lực cho cầu thủ thi đấu một cách tốt nhất. Khi đội bóng chơi tốt, hệ thống toàn cầu này hoạt động hết sức thành công. Tuy nhiên, nó tương đối thiếu sự hỗ trợ phòng ngự và có xu hướng bị dồn nén, có nghĩa là khi tình hình xấu đi, đội bóng dễ hở sườn khi bị phản công hoặc bị cóng khi tấn công. Để chống lại tình trạng đó cần phải có sự sáng tạo của các cầu thủ có khả năng trong khuôn khổ kỉ luật chung toàn đội. Cùng với sự tự tin của manager trong team-talks và media interaction, chiến thuật này sẽ là một hệ thống tuyệt vời.
All Players: 11
Bài viết dich và chỉnh sửa dựa trên tài liệu Tactical Theorems and Frameworks ‘09 - A Comprehensive Tactical Design and Match Strategy Guide for Virtual Football Managers [Richard Claydon (wwfan) & Gareth Millward (Millie)]
Người dịch : [Fm-vn]Maxi
+ 10.000 cho bài dịch tốt