Sơ đồ 3 hậu vệ đã trở lại ?
http://static.sportskeeda.com/wp-con...1405413826.jpg
Sơ đồ 3 hậu vệ gần như đã không xuất hiện trong thế kỉ 21, dù trong những năm 80 và 90, sơ đồ này rất thịnh hành. Sơ đồ 3 hậu vệ ra đời để chống lại sơ đồ 4-4-2 truyền thống - 1 sơ đồ rất thịnh vào thời điểm đó. 4-4-2 là 1 đội hình hoạt động dựa trên mối liên hệ giữa các cặp cầu thủ : cặp tiền đạo, cặp tiền vệ trung tâm, cặp trung vệ. Sơ đồ này kiểm soát khoảng trống trên sân rất tốt, là 1 sơ đồ tấn công mạnh với cặp tiền đạo, và phòng ngự kín với 2 lớp phòng ngự 4 người. 4-4-2 tạo khoảng trống và đột biến ở 2 cánh nhờ các cầu thủ chạy cánh, với hậu vệ biên phía sau có thể bọc lót hoặc dâng cao chồng cánh. Cặp tiền vệ trung tâm có thể dâng cao hỗ trợ tấn công hoặc lùi sâu để hỗ trợ phòng ngự.
Sơ đồ 3 hậu vệ được áp dụng để gây khó dễ cho sơ đồ 4-4-2 truyền thống ở trên. 3 hậu vệ đối đầu với 2 tiền đạo là 1 sự lợi thế, và sẽ có 1 cầu thủ tiền vệ được chơi tự do phía trên hàng phòng ngự 3 người ( 3-5-2 ), hoặc ở vị trí phía trên hàng tiền vệ ( 3-4-1-2 ). Nói 1 cách dễ hiểu, sơ đồ 3 hậu vệ là tiền đề để đội bóng khai thác khoảng trống phía trước và phía sau cặp tiền vệ trung tâm của sơ đồ 4-4-2.
1 trận đấu bất kì đơn thuần chỉ là trận chiến về khoảng trống.
Đội bóng chiến thắng là đội tạo ra được khoảng trống của đối phương và khai thác không gian đó, đồng thời bọc lót được khoảng trống của chính mình.
Vào thời điểm mà sơ đồ 4-4-2 thịnh hành ở châu Âu, việc 2 đội bóng cùng sử dụng sơ đồ 4-4-2 đối đầu với nhau là chuyện thường thấy. Và khoảng trống của cả 2 đội có được duy nhất là ở vị trí hậu vệ cánh ( Full Back ), trong khi các cầu thủ ở những vị trí khác 1 kèm 1 với nhau. Điều này là tiền đề đi đến chiến thắng của cả 2 đội . Đội bóng nào khai thác tốt nhất vị trí này thường sẽ giành chiến thắng. Các huấn luyện viên thường bố trí các cầu thủ chạy cánh bó vào trong để tạo khoảng trống cho hậu vệ biên.
Sự thịnh hành của sơ đồ 4-4-2 bắt đầu đi xuống bắt đầu vào những năm 90 tại Tây Ban Nha, khi đội bóng Deportivo de La Coruña dành chức vô địch La Liga mùa bóng 1999-2000 với sơ đồ 4-2-3-1. Deportivo đi sâu ở Champion League những năm sau đó. Cần lưu ý là Deportivo đã bắt đầu là 1 đội bóng có thể tạo nên bất ngờ ở giải Liga từ những năm đầu 90 với sơ đồ 4-2-3-1, dù đến mùa bóng 99-2000 họ mới đạt được chức vô địch.
http://jamie7mu.files.wordpress.com/.../super-cup.jpg
Sau đó là thời điểm mà 1 đội bóng khác của Liga là Valencia đã tạo nên bất ngờ ở giải đấu và châu Âu. HLV Rafael Benitez đã cùng với Valencia đoạt La Liga ngay mùa giải đầu tiên của ông. HLV Benitez đã áp dụng sơ đồ 4-2-3-1 với 1 tiền đạo cắm duy nhất là Mista, và phía sau anh là Pablo Aimar. Sau đó Valencia đã có cú đúp La Liga và EUFA Cup vào mùa giải 2013-2014. Valencia mở ra 1 giai đoạn mới của bóng đá thế giới : sử dụng 3 cầu thủ tấn công.
HLV Benitez
http://www.lfchistory.net/images/benitez.rafael/sir.jpg
1 trong những trận đấu hấp dẫn của Chamlion League, đó là trận đấu mà Real Madrid đã vượt Manchester United với tỉ số 3-2. Rea Madrid chơi với sơ đồ 4-2-3-1 trong khi Man.U chơi với sơ đồ 4-4-2 truyền thống.
http://www.dailymotion.com/video/xd3...adrid-19_sport
Hãy xem kĩ bàn thắng đầu tiên của Real xuất phát bên cánh trái của Man.U ( bắt đâu từ 4:20 ). Steve McManaman - cầu thủ chạy cánh phải của Real bó vào trung lộ buộc hậu vệ cánh của Man.U là Irwin phải theo kèm, để lại 1 khoảng trống lớn để hậu vệ biên Salgado dâng cao căng ngang bóng. Và hậu quả là R.Keane đã có 1 pha đá phản lưới không mong muốn. Trước đó, P.Scholes đã dâng lên để hỗ trợ tấn công cho cặp tiền đạo và chưa kịp lui về, tiền vệ trái của Man.U lúc đó là R.Giggs buộc phải bó vào giữa để kèm 1 tiền vệ của Real Madrid.
http://img.rasset.ie/0006cc32-642.jpg
Hệ thống phòng ngự 3 người bắt đầu trở lại, bắt đầu từ khi Mourinho về dẫn dắt Chelsea. Chelsea nổi tiếng lúc đó với sơ đồ sử dụng 3 cầu thủ tấn công, và tiền vệ phòng ngự chơi ngay phía trên cặp trung vệ và phía sau cặp tiền vệ trung tâm. Chơi ở vị trí phòng ngự khi đó là Claudio Makelele, cầu thủ chơi xuất sắc đến nỗi người ta gọi vị trí này là "vị trí Makelele". Makelele như chúng ta đã biết, là cầu thủ chỉ giỏi về...phòng ngự, và điều này làm nên tên tuổi của anh. Với sự có mặt của anh, các tiền vệ trung tâm và các hậu vệ biên có thể thoải mái dâng cao tấn công mà không phải lo bọc lót cho cặp trung vệ, vì Makelele xuất sắc nhiệm vụ này. Chelsea đã có cú đúp danh hiệu Ngoại Hạng Anh với sơ đồ này.
Mourinho và Makelele
http://s.ndtvimg.com/images/stories/...akelele300.jpg
Tại Châu Âu, nhiều clb bắt đầu chuyển từ 4-4-2 truyền thống sang 4-2-3-1/4-3-3. Và sự phổ biến này lại dẫn đến sự khai tử của sơ đồ phòng ngự 3 trung vệ. Việc sử dụng 3 cầu thủ tấn công làm mất đi sự lợi thế của sơ đồ 3 trung vệ ( khi đối đầu với 4-4-2 ). Các cầu thủ chạy cánh có tốc độ nhanh nhẹn dễ dàng khai thác khoảng trống phía sau các trung vệ trong khi không có 1 tiền vệ nào có khả năng lui về bọc lót. Nếu chơi lùi sâu, sẽ là lợi thế về mặt phòng ngự khi trong tình huống 5vs 3 ( 2 Wing Back lùi sâu ), nhưng sẽ đánh mất lợi thế khi muốn chuyển sang tấn công, hoặc rất khó để chơi phòng ngự phản công.
Vào năm 2008, tại Barcelona, huấn luyện viên trẻ Pep Guardiola đã làm cả châu Âu phải nể phục. Ông đã xây dựng Barca với sơ đồ 4-3-3 dựa trên việc kiểm soát bóng toàn diện. Xavi là tiền vệ hạt nhân lối chơi, anh làm chủ tốc độ trận đấu. Iniesta là 1 cầu thủ xử lý bóng cực tốt trong không gian hẹp, và Messi - 1 cầu thủ số chín rưỡi ( False 9 ) sẵn sàng lùi sâu để tham gia kiểm soát bóng cùng đồng đội là 1 tay săn bàn cự phách. Đối đầu với Barca thời gian đó là cảnh các cầu thủ đối phương chơi lùi sâu và gần nhau để phá lối chơi của Barca. Và để chống lại điều đó, HLV Pep đã đáp trả bằng vị trí của Sergio Busquet. Busquet chơi ở vị trí tiền vệ phòng ngự, nhưng lùi sâu ngang với cặp trung vệ. Cặp trung vệ của Barca sẽ dãn ra cánh và chơi như 3 trung vệ, 2 Full Back của Barca lúc bây giờ sẽ chơi như Wing Back. Hiệu quả của việc này là : các cầu thủ chạy cánh của Barca phía trên được phép bó vào trong để 2 Wingback dâng cao, và buộc đối thủ vốn có rất ít quyền kiểm soát bóng phải phòng ngự nhiều khoảng trống hơn ( khoảng trống Winger tạo ra để Wingback dâng lên ). Việc sử dụng Busquet như vậy phù hợp với lối chơi, triết lý của Barca. Thành công của Barca không chỉ ở La Liga mà cả Châu Âu : Champions Leagues (2008-2009, 2010-2011), 4 chức vô địch La Liga (2008-2009, 2009-2010, 2010-2011, and 2012-2013) và 2 Copa Del Ray Championships (2008-2009, 2011-2012).
Từ Barcelona
http://www.uefa.com/MultimediaFiles/.../834023_w2.jpg
đến đội tuyển
http://www.innovationsinnewspapers.c...p-match_31.jpg
Đội tuyển Tây Ban Nha cũng được hưởng lợi từ điều này, và thành công cũng đến với đội tuyển Tây Ban Nha ( Euro 2008, 2012, và World Cup 2010 ). Điểm khác biệt giữa Busquet và Makelele, đó là Busquet chơi lùi sâu hơn khi Barca tấn công, và đòi hỏi những kĩ năng cá nhân tốt hơn ( Người viết không so sánh Makelele và Busquet mà chỉ đưa ra những yếu tố của vị trí ).
Cũng trong năm 2008, ở Đức, câu lạc bộ Borussia Dortmund đã đưa về huấn luyện viên Jurgen Klopp để dẫn dắt 1 clb trên bờ vực phá sản. Trong tay của Klopp là 1 đội hình bao gồm những cầu thủ trẻ thiếu kinh nghiệm, và 1 loạt cầu thủ lớn tuổi không có nhiều kĩ năng tốt. Và trên nền tảng đó, Klopp đã xây dựng lối chơi có tổ chức, thông minh và dựa trên nền tảng thể lực.
Dortmund hoàn toàn thay đổi dưới thời hlv Kloop
http://www.squawka.com/news/wp-conte...lopp-stats.png
Nền tảng lối chơi của Klopp là chơi áp sát với tên gọi gegenpressing. Gegenpressing là tên gọi sự nâng cấp sơ đồ pressing của hlv Arrigo Sacchi của AC Milan trước đó, vốn giành 2 chức vô địch châu Âu trong 4 năm. Lối chơi dựa trên việc áp sát quyết liệt có tổ chức, và quan trọng là tất cá các cầu thủ đều tham gia việc áp sát đó. Dortmund sử dụng lối chơi này với việc các các cầu thủ chạy cánh chơi gần trung tâm, 1 hàng phòng ngự dâng cao và sử dụng bẫy việt vị. HLV Klopp xây dựng đội hình 4-2-3-1 với 1 trung phong và 1 tiền vệ tấn công, nhưng lại áp dụng hệ thống phòng ngự của 4-4-2. Khi phòng ngự, tiền đạo sẽ lui về đứng ngang với tiền vệ tấn công. 2 cầu thủ này sẽ có vai trò kèm 2 tiền vệ chơi lùi sâu nhất của đối phương, tạo điều kiện cho cặp tiền vệ trung tâm của Dortmund không cần phải bỏ vị trí để áp sát mà sẽ giự vị trí để bảo vệ cho cặp trung vệ phía sau. Lối chơi này khiến cho đối thủ không thể tấn công vào trung lộ của Dortmund, buộc họ phải chuyển ra khu vực 2 cánh, hoặc khoảng trống phía sau hàng phòng ngự của Dortmund. 2 hậu vệ cánh của Dortmund ( Attacking Fullbacks ) có nhiệm vụ tạo nên đột biến từ 2 cánh, và 2 cầu thủ chạy cánh phía trên có nhiệm vụ bó vào trung lộ để tạo nên khoảng trống. Điều này giúp cho trung lộ của Dortmund không bao giờ bị trong tình trạng quá tải.
Mùa đầu tiên của Klopp, Dortmund kết thúc ở vị trí 13. Sau đó là vị trí thứ 6, và thứ 5. Và đến mùa 2010-2011, Dortmund đã có chức vô địch đầu tiên từ sau năm 2002. Mùa giải sau đó còn tuyệt vời hơn, Dortmund có được cú đúp và vô địch với điểm số kỉ lục 81 điểm.
Cả Châu Âu bắt đầu xem Dortmund như 1 hình mẫu về lối chơi. Nhiều đội bóng đã áp dụng lối chơi này. Ưu điểm của lối chơi là không đòi hỏi quá nhiều việc kiểm soát bóng. Rất nhiều đội bóng tầm trung đến đội bóng nhỏ xây dựng lối chơi như Dortmund và bắt đầu có những thành công, dù rất hạn chế về tài chính. Thậm chí có những đội bóng lớn bắt đầu xem lối chơi này như 1 phương án B hữu hiệu.
Còn tiếp...
Kì tới : Bayern Munich, Real Madrid và Pep...
Từ: Sơ đồ 3 hậu vệ đã trở lại ?
team đá 3-5-2 hiệu quả nhất hiện nay chắc là Juve :why: cơ mà từng bị 4-2-3-1 bayern hành :troll:
Từ: Sơ đồ 3 hậu vệ đã trở lại ?
Roma năm 2000 cũng dùng 3-5-2, thời Libero còn hoàng kim sơ đồ 3-5-2 phổ biến lắm :why:. Viêt Nam thế hệ vàng cũng đá 3-5-2 :why:.
Từ: Sơ đồ 3 hậu vệ đã trở lại ?
Dạo này mình ko có thời gian xem bóng với đọc bài phân tích lắm, nhưng như những gì mình thấy ở WC vừa rồi thì mỗi lần Hà Lan bị đối phương chồng cánh thành công (với bộ đôi Zabaleta - Lavezzi) là họ lại rơi vào thế bị động, Higuain thoải mái băng cắt không có ai kèm (nhưng anh này đá như mứt). Thêm nữa phương án tấn công của họ cũng không rõ ràng. Cái hay là họ thủ cực tốt (dù trong hàng phòng ngự ko phải những người quá xuất sắc) và điều này rất hợp khi đá cup :okay:
Theo mình ở EPL khó mà chơi 3 hậu vệ nếu không có cặp FB/Defensive Winger giỏi (bao gồm cả kinh nghiệm, tốc độ, thể lực...) :okay:
Từ: Sơ đồ 3 hậu vệ đã trở lại ?
3-5-2 trong 1 vài trận dùng thì ổn hoặc ở các giải đấu đặc trưng có tốc độ chậm như ở Ý thì ok :okay: chứ sang Anh thì RIP chắc :okay:
Từ: Sơ đồ 3 hậu vệ đã trở lại ?
Trích dẫn:
Trích dẫn bài viết của
hitler1609
3-5-2 trong 1 vài trận dùng thì ổn hoặc ở các giải đấu đặc trưng có tốc độ chậm như ở Ý thì ok :okay: chứ sang Anh thì RIP chắc :okay:
Đặc trưng của giải ý là ít sử dụng tiền vệ cánh thực thụ, thay vào đó hay xây dựng sức mạnh của đội bóng dựa trên cặp tiền đạo. Các đội bóng đoạt Scudetto có ít tiền vệ cánh thực thụ. Vd gần đây là Juve 3-5-2, Milan 4-3-1-2, hay Inter 4-3-1-2... Roma là đội hiếm hoi đá cánh và có thành công, mùa trước cũng phải kể đến cả Napoli.
Từ: Sơ đồ 3 hậu vệ đã trở lại ?
Trích dẫn:
Trích dẫn bài viết của
hitler1609
3-5-2 trong 1 vài trận dùng thì ổn hoặc ở các giải đấu đặc trưng có tốc độ chậm như ở Ý thì ok :okay: chứ sang Anh thì RIP chắc :okay:
premier league trước cũng chỉ có vài team chơi, là wigan của martinez :fa:
bài về wigan :fa:
http://fm-vn.com/diendan/showthread....ADu-V%E1%BB%87
một vài cách set đh 3-5-2 :fa:
http://fm-vn.com/diendan/showthread....n-th%E1%BB%83-!!!
Từ: Sơ đồ 3 hậu vệ đã trở lại ?
3-5-2 đá ở Anh thì max nát, chồng cánh cho cái là hẹo :okay:
Từ: Sơ đồ 3 hậu vệ đã trở lại ?
MU - Swansea điển hình cho 3-5-2 bị thọt ở EPL
Từ: Sơ đồ 3 hậu vệ đã trở lại ?
Năm ngoái Liverpool cũng dùng 3 hậu vệ giai đoạn đầu, sau đó thì tạch chuyển về 4-3-3 :-?