Share game FM24 (PC)
Trang thứ 1 trong tổng số 5 trang 123 ... Trang cuốiTrang cuối
Hiển thị kết quả từ 1 tói 10 trong tổng số 43
  1. #1
    Ngày tham gia
    22 Oct 2006
    Số bài viết
    1,005

    Icon3

    "Quy tắc 2-6-2" - Một phương pháp tạo dựng chiến thuật (P.2)

    Tác giả
    Zagallo - Nhân vật "tôi"

    Sự trở lại của các chiến thuật "đồng phẳng"


    Tựa gốc của phần 2 là "The rise of the flat". "The flat" ở đây hiru nghĩ là việc ám chỉ sự dăng ngang đồng đều ở cả hàng tiền vệ và hậu vệ (như ở chiến thuật 4-4-2 cổ điển ấy...). Nhưng ở trong bài viết, hiru thấy chiến thuật này...làm gì "phẳng" cho lắm . Đang băn khoăn không biết dịch sao cho sát nghĩa, nên đành phải tạm dịch như thế này (ít nhất là cho đến khi tìm ra từ thích hợp sẽ sửa lại).


    Sự kiện ban đầu

    Ý tưởng của tôi đến từ những chiến thuật bóng đá đương đại ở đời thực và cố gắng chuyển biến nó vào trong game. Chiến thuật này cũng có thể gọi là "phòng thủ khối" (team defense) khi cả đội cùng có trách nhiệm phòng thủ cũng như tấn công và 3 vị trí "Gây sức ép" (Pressure) - "Bọc lót" (Cover) - "Cân bằng" (Balance) là nên tảng của quy tắc này.

    Mục đích là xây dựng một hệ thống giúp kiểm soát bóng, chặt chẽ ở hàng phòng ngự, sử dụng các Fullbacks (FB-hậu vệ cánh) như là những nòng cốt xây dựng-triển khai những đòn tấn công, hỗ trợ chuyền và liên lạc với tuyến giữa để tạo cơ hội cho tiền tuyến.

    Việc trích dẫn những ví dụ ở đời thực vào (xem phần 1) đã dẫn tới một số tổng kết về việc thiết lập chiến thuật. Và tôi có đưa ra chiến thuật mẫu của tôi 4-4-2 "kim cương" (diamond) hay có thể gọi là 4-1-2-1-2 với passing ở mixed và phân chia hệ thống mentality ra thành:

    - 2 DC được cố định ở defensive mentality
    - 6 cầu thủ (FB và tuyến tiền vệ) dựa vào team mentality
    - 2 FC được duy trì ở một mức attacking thích hợp.

    Tôi vừa vui và cũng ngạc nhiên khi đã có rất nhiều bạn đã áp dụng quy tắc này cho các chiến thuật của riêng mình và có những phản hồi đóng góp để phát triển quy tắc này. Xin chân thành cảm ơn các bạn!

    Những điều phức tạp

    Sau bài viết đầu tiên đã có những câu hỏi được nêu ra, một số câu hỏi tôi cũng xin trả lời luôn.

    #1. Đây liệu có phải là một "siêu chiến thuật" không?

    Hoàn toàn không. Có nhiều cách thức để tự tạo dựng những chiến thuật riêng và nó có những điểm thành công riêng. Quy tắc 2-6-2 của tôi là một ý tưởng dựa trên việc thiết lập một cơ cấu mentality cho đội bóng, kết hợp với những suy nghĩ logic về những thiết lập cá nhân và toàn đội. Ý tưởng được dựa trên những suy nghĩ và quan sát từ thực tại của bóng đá đương đại. Tuy nhiên, cũng có thể tồn tại khả năng là quy tắc này vừa mang vào game những lợi điểm của chiến thuật bóng đá đời thực cũng như vừa mang cả những bất lợi hay khuyết điểm. Thực tế, trò chơi vẫn chỉ là trò chơi và cũng tồn tại những giới hạn riêng của nó.

    #2. Liệu nó có thể đem lại thành công cho mọi đội bóng?

    Thú thực: tôi cũng không thể biết được. Những đội tôi đã thử đều thu được thành công, từ những đội trung bình thấp cho đến các CLB cấp độ châu lục. Một vài phản hồi từ người chơi cũng cho thấy những thành công khi áp dụng quy tắc này vào chiến thuật với các đội ở các giải hạng thấp. Một vài người có những vấn đề về sự ổn định nơi hàng thủ (đặc biệt là khi họ sử dụng những hậu vệ không sở hữu một tốc độ tốt) hoặc tính hiệu quả của các tiền đạo phía trên. Thực tế là: cơ cấu này bản thân nó không thể giúp chiến thắng mọi trận đấu, nhưng nó có thể nâng tầm những màn trình diễn trên sân cỏ của đội bóng. Nó không thể cải thiện được chất lượng của các cầu thủ, nhưng có thể giúp họ có những màn trình diễn tốt hơn.

    Nhưng nếu hệ thống không được sử dụng trên những cầu thủ thích hợp, đội nhà có thể gặp khó khăn. Vì thế đối với từng đội, bạn nên tinh chỉnh lại thiết lập một chút cho phù hợp với những gì mà đội bóng và các cầu thủ có.

    Bạn có thể áp dụng những điều logic mà bạn đúc kết được ở quy tắc 2-6-2 để có thể cho ra đời những quy tắc mới (quy tắc 3-5-2 chẳng hạn...với một DMC hoặc MC/d có mức defensive mentality như của các DC hoặc thay đổi thiết lập Closing-down, zonal hoặc man marking và các lựa chọn creative freedom).

    #3. Liệu nó có phù hợp với 8.0.2 không?

    Có chứ. Phần 2 này lúc đầu được thử nghiệm trên bản 8.0.1 nhưng sau đó bản 8.0.2 tung ra, và quy tắc này đã có cơ hội thử nghiệm trên 8.0.2.

    Tôi cũng đã restart lại game để thử cả với chiến thuật "kim cương" (xin xem trang 3 trong topic "Quy tắc 2-6-2" (P.1)) và có những hiệu chỉnh mới cho chiến thuật đó.

    #4. Bây giờ là câu hỏi cuối cũng và cũng là quan trọng nhất: Liệu nó có phù hợp với 1 chiến thuật 4-4-2 "đồng phẳng" (hàng tiền vệ giăng ngang) hay không?

    Chiến thuật 4-4-2 "đồng phẳng" có thể coi là một trong những thách thức lớn nhất cuả game. Có vài lý do để giải thích cho điều này:

    1. Chiến thuật này chỉ sử dụng 3 "phân khu" (zone), trong khi những chiến thuật khác sử dụng nhiều hơn và do đó có sự dàn trải vị trí tốt hơn.

    2. Cơ cấu 3 "phân khu" khiến việc di chuyển từ "phân khu" này sang "phân khu" khác khó khăn hơn.

    3. Ít tranh chấp dạng "tay đôi" với đối phương hơn, cơ cấu này cần một sự tổ chức thật tốt (chỉ số mental) trong game.

    4. Khi sở hữu bóng, cơ cấu này gặp khó khăn hơn trong việc hình thành những tam giác phối hợp.

    5. Khoảng trống giữa hàng thủ và hàng tiền vệ lớn hơn ở các đội hình sử dụng DMC và có thể dễ dàng bị khai thác.

    6. Nhiều đội sử dụng chiến thuật 4-4-2 như một chiến thuật mặc định, vì thế để chống chiến thuật này với một thiết lập tương tự thường gặp khó khăn trong việc tìm khoảng trống để khai thác.


    Những điều này có lẽ chả xa lạ gì đối với những tay chơi FM có kinh nghiệm. Nhưng bây giờ hãy thử chấp nhận thử thách này và xem liệu rằng quy tắc 2-6-2 ra sao khi thử áp dụng vào một chiến thuật 4-4-2 "đồng phẳng" hiện đại.

    Đi tìm "công thức"

    Nhìn lại những điểm mạnh của chiến thuật 4-4-2:

    1. Chiến thuật này đem lại một sự cân bằng, đội bóng có thể vừa có được chiều sâu cũng như một độ dàn trải hợp lý cùng một thời điểm.

    2. Chiến thuật này tạo điều kiện "khích lệ" các cầu thủ phối hợp theo "cặp" ở những khu vực nhất định trên sân (FBR+MR, MC/a+MC/d...).

    3. Khi phòng thủ, chỉ hàng tiền đạo mới bị áp đảo về số lượng.

    4. Khối lượng công việc có phần nhẹ hơn, bởi các cầu thủ không bị bó buộc với đối phương mà lệ thuộc vào trái bóng.

    5. Nếu được tổ chức tốt, sơ đồ này có kết cấu chặt chẽ (khoảng cách tự hậu vệ đứng thấp nhất đến tiền đạo đứng cao nhất khoảng từ 32 cho đến 36 m). Với 3 "phân khu" được bố trí gần hơn, đối thủ cũng sẽ không có nhiều khoảng không để tận dụng cũng như việc giành lại bóng dễ dàng hơn.

    6. Cự ly giữa các cầu thủ tạo ra một trận "sống mái" ở khu vực trung tuyến nhưng cũng có nhiều cơ hội cho những đường chuyền tuyệt đẹp và đầy tốc độ xuất hiện cũng như việc chuyển biến linh hoạt từ phòng ngự sang tấn công.

    7. Sự phòng ngự ở sơ đồ 4-4-2 thường được tổ chức bằng phòng thủ khu vực chia đều trên nửa phần sân của đội nhà (tuy nhiên điều này còn phụ thuộc nhiều vào chất lượng cầu thủ).

    8. Việc hiện diện 4 cầu thủ ở hàng thủ và 4 cầu thủ ở hàng tiền vệ tạo điểm kiện cho đội bóng dàn trải rộng trên sân.


    => Như vậy tổng quát mà nói quy tắc 2-6-2 cũng có thể hỗ trợ cho một sơ đồ 4-4-2 giăng ngang. 6 cầu thủ được thiết lập chung một mức team mentality để giữ cự li đội hình phù hợp. Hàng tiền vệ chơi gần nhau, 2 FB đá sát lên với hàng tiền vệ để có thể hình thành cặp hoặc tam giác phối hợp ở cả 2 bên (xem hình phía dưới).

    Mặt khác, giả định rằng 4-4-2 thiếu chặt chẽ ở hàng thủ cũng là một lời nhận xét đáng lưu tâm. Một hàng thủ chặt chẽ là nền tảng của lối đá hiệu quả. Vì thế để kiểm chứng thông tin, chúng ta cần nhìn lại triết lý phòng thủ của 4-4-2 trên nhiều khía cạnh.

    Hàng thủ của 4-4-2 "giăng ngang" thường không sử dụng trung vệ quét (sweeper-libero), nhưng bù lại các DC sẽ phối hợp với FB tạo ra những vị trí "bán nguyệt" - vị trí cơ bản. Bởi nó đem lại những lựa chọn cho việc chuyền bóng tới FB khi mà các DC đang phải chịu sức ép của đối thủ.


    Picture Link
    Hình trái: 4-4-2 khởi tạo với những vị trí "bán nguyệt".
    Hình phải: 4-4-2 tấn công với những vị trí "bán nguyệt".


    Picture Link
    Hình trái: Các cặp đôi phối hợp.
    Hình phải: Các tam giác phối hợp.

    Điều này khá tương đồng với cách thức mà AI sử dụng khi tấn công bằng sơ đồ 4-4-2 mà tôi được chứng kiến.


    Picture Link
    Chú ý quan sát các vị trí trên sân.

    => Thiết lập cho cặp DC ở mức defensive mentality cố định và giữ họ ở lại phía sau của hàng phòng ngự trong sơ đồ 4-4-2 "giăng ngang".

    Ngày nay, đa phần các đội bóng đều chọn một cách chơi chủ động và "định hướng trái bóng"-"ball oriented" (lấy trái bóng làm "tâm điểm") khi phòng thủ, và cố gắng giữ kết cấu chặt chẽ.

    Khi sử dụng lối chơi "định hướng trái bóng", cả khối phòng thủ sẽ di chuyển "bủa vậy" chặn mọi ngả đường (từ chuyền bóng cho tới rê dắt bóng hoặc sút xa) của cầu thủ đối phương đang cầm bóng. Khi đối phương di chuyển vào khu vực của một cầu thủ phòng ngự, cầu thủ phòng ngự gần nhất sẽ tiến ra và nhanh chóng truy cản pha tấn công. Anh ta phải cố gắng duy trì sức ép lên trái bóng và đoạt bóng cũng như loại bỏ lựa chọn chuyền bóng của đối phương. Cầu thủ phòng ngự gần thứ 2 sẽ phải bọc lót cho cầu thủ phòng ngự thứ nhất, còn các cầu thủ khác phải tạo lập vị trí "cân bằng" (đặc biệt là ở hai vị trí lưng của các FB trong trường hợp bị phản công sau 1 pha chồng cánh không thành công). Ngoài ra, các FB cũng có thể trám vào các vị trí của các DC trong trường hợp cần thiết.


    Picture Link
    GK dâng lên tăng thêm 1 lựa chọn cho việc chuyền bóng. 3 cầu thủ phòng ngự đang di chuyển "định hướng trái bóng", FB đang tham gia tấn công.

    Mục đích là để tạo ra một lợi thế về quân số ở khu vực xung quanh trái bóng, khiến khu vực bóng nhỏ hơn (closing down), làm giảm bớt nguy hiểm từ việc thất bại trong các tình huống 1:1. Hàng tiền vệ lui về, hàng thủ kiểm soát "mọi ngả đường" xung quanh của cầu thủ đối phương đang sở hữu bóng tăng cơ hội giành lại bóng. Khi giành được bóng, đội nhanh chóng chuyển từ lối chơi phòng ngự sang tấn công với các FB dâng lên ở 2 cánh.


    Picture Link
    Phòng ngự ở hàng tiền vệ với MC và DC đang gây sức ép, còn FBR/L và MR/L đang thực hiện các phương án dự phòng chống "hở sườn".

    => Cho dù vài phần của pha phối hợp này có thể được tái hiện lại trong game với các thiết lập thích hợp, nhưng một phương thức "đinh hướng trái bóng" hoàn toàn là không thể. Các cầu thủ trong game dựa vào những vị trí nhất định trên sân và dù ít dù nhiều họ vẫn chỉ di chuyển trong khu vực này mà thôi. Việc kéo closing down lên high cũng không mang lại nhiều kết quả như mong muốn mà còn có thể phản tác dụng. Vì thế, đây có thể là mức cao nhất mà chúng ta giành được.

    Bây giờ đến phần cốt lõi: càng gần với trái bóng, các cầu thủ phòng ngự càn kèm người chặt hơn. Khi gần với cầu thủ cầm bóng, thực tế sự kèm người không còn mang tính "khu vực" (ngay ở cả thiết lập zonal marking), mà là một sự kèm người chủ động. Khi một cầu thủ tấn công ở đối phương áp sát khu vực cấm địa và "rình bóng" thì các cầu thủ phòng ngự của ta phải chạy vị trí "gây sức ép" và kèm người, khoảng cách từ cầu thủ tấn công của đối phương tới vị trí trái bóng càng lớn thì càng bị nhiều cầu thủ của ta phong tỏa khu vực.

    => Nếu điều này có thể biến chuyển được vào trong game, chúng ta càng có điều kiện để tạo ra một hàng phòng ngự vững chắc. Vậy câu hỏi đặt ra là: làm sao chúng ta có thể thiết lập được điều này nghĩa là làm sau để làm cho các cầu thủ phòng ngự phòng thủ khu vực nhưng chuyển sang kèm người chặt chẽ khi ở vị trí gần với trái bóng mà không bị "dụ dỗ" mất vị trí an toàn?

    Câu trả lời nằm ở trong lộ trình chạy vị trí của đối thủ. Khi sử dụng một cơ cấu với những FB có thiên hướng tấn cong, chúng ta có một lợi thế to lớn khi tấn công bởi sự áp đảo vệ số lượng ở cánh. Nhưng đồng thời lại cũng để ngỏ trung lộ và đối thủ có thể khai thác được điều này. Điều đó làm dấy lên mối lo sợ về những đường chuyền hiểm hóc thọc vào sau lưng hàng thủ.

    Tuy nhiên, dù cho đó có thể là điều tồi tệ nhất xảy đến với một hàng phòng ngự "giăng ngang", nhưng nó cũng đem đến 1 sự gợi ý về cách thiết lập sự kèm người cho hàng thủ sử dụng phòng ngự khu vực:

    Các FB dâng lên cao hơn và khi ở biên thì dường như họ đa phần chỉ phải đối chọi với một cầu thủ của đội đối phương. Các FB phải ngăn chặn "đối thủ" của mình vòng ra sau lưng bằng mọi cách bởi khi đó những "đối thủ"-những tiền vệ cánh của đối phương gần như là đã "chui qua" được cả hàng phòng ngự.

    => Closing down: own half
    => Marking: man
    => Tight marking: được sử dụng (hoặc Tackling: hard (khi có những FB chất lượng cao)


    Các DC đá thấp hơn, họ hiểu rằng đa phần những đợt tấn công sẽ bị khai thác từ trung lộ và dẫn đến vị trí của họ. Họ phải giữ vị trí của mình, tất nhiên là phải "định hướng trái bóng" nếu kho học có thể bị lôi ra khỏi vị trí của mình và để lại những lỗ hổng cho đối phương khai thác.

    => Closing down: own area
    => Marking: zonal
    => Tight marking: không sử dụng, (đối với những trận đấu "căng thẳng" hơn thì nên sử dụng)


    Một sự lưu tâm đối với việc sử dụng tight marking cho các DC: sử dụng tight marking cho các DC cũng có thể đem lại sự nguy hiểm, bởi họ có thể bị lôi ra khỏi vị trí an toàn. Nhưng DC càng tốt, thì biện pháp này lại càng hiệu quả. Đặc biệt trong những trận đấu khó khăn khi các đối thủ tấn công trung lộ. Trong những "trận đánh" như vậy, cả hàng phòng thủ sẽ chơi thiên về thủ nhiều hơn và đá thấp hơn. Vì thế khi một DC rơi vào nguy cơ mất vị trí của mình, các cầu thủ phòng ngự khác phải cố gắng để trám vào lỗ hổng đó làm giảm bớt sự nguy hiểm của việc sử dụng tight marking. Một ví dụ:


    Picture Link
    Hàng phòng ngự bọc lót cho các "tight marking DC".
    Hình trái: DC đang "theo người", FB trám vào vị trí của DC, các cầu thủ phòng ngự khác chạy vị trí "bọc lót/cân bằng".
    Hình phải: DC đang "theo người", FB trám vào vị trí của DC, các cầu thủ phòng ngự khác (cả các cầu thủ đá cánh) chạy vị trí "bọc lót/cân bằng".

    Vậy liệu rằng điều này sẽ tạo ra được lối "đinh hướng trái bóng" không? Chưa đủ. Nhưng chúng ta có thể sử dụng thêm những thiết lập khác để tạo ra lối đá tương tự: đó là oppostion instruction trước mỗi trận đấu.

    Những pha di chuyển của hàng thủ đều nằm trong 2 chủ đích: có thể là kèm người hoặc phong tỏa khoang trống. Chúng ta có thể chuyển điều này vào những chỉ dẫn trong game. Player instruction lên quan tới khía cạnh không gian, còn opposition instruction liên quan tới khía cạnh cầu thủ. Vì thế nếu chúng ta sử dụng opposition instructions 1 cách phù hợp chúng ta có thể tiến gần tới những gì đang có ở đời thực.

    Một ví dụ về thiết lập oppostion instruction cho FB:

    => Tight marking
    => Closing down always
    => Show on weaker foot



    Picture Link
    Pha di chuyển phòng ngự của FB và DC. DC lao ra gây sức ép, FB về trám chỗ của DC, winger khép vòng vây.

    Ví dụ về thiết lập opposition instruction cho DC

    => Tight marking
    => Closing down always


    Những thiết lập này khá phổ biến và kết hợp với player instruction chúng tạo ra một hàng thủ chặt chẽ với lối chơi "định hướng trái bóng".

    Một điều cần lưu tâm nữa đó là: Một tiền đạo dạng "tia chớp" với kỹ năng rê dắt tốt có thể biến "Closing down: always" của các cầu thủ phòng ngự đội nhà thành lợi thế cho chính anh ta. Vì vậy nếu hàng thủ của bạn không thực sự nhanh và kỹ thuật thì đừng sử dụng nó trước các đối thủ như vậy.

    Mặt khác: không phải chúng ta chơi 4-4-2 mà sự thật là 1-4-4-2. Thủ môn cũng có sứ mệnh quan trọng ở đây. Hàng hậu vệ giăng ngang với các FB có xu hướng tấn công đòi hỏi phải có một thủ thành thận trọng và có thể đảm nhiệm thêm 1 ví trí libero, chúng ta gọi là SK (xin xem bài "FM Insight: Thủ môn hay libero? - Link). Anh ta sẽ "túc trực" ở khu vực 16m50 để sẵn sàng quét bất cứ đường chọc khe nào của đối thủ (xem hình thứ 4 từ trên xuống). Một chỉ số Rushing-out và one-on-one tốt sẽ rất có ích cùng với các thiết lập chính xác sẽ làm cho hàng thủ trở nên ổn định hơn.

    => Mentality: team (dù sử dụng lối chơi normal hay attacking)
    => Closing down: 1/2 own half
    => Cross from: mixed
    => Forward runs: mixed nếu chơi với đối thủ yếu hơn hoặc được đấu trên sân nhà còn lại thì nên để rarely.


    Một điều nữa về lối chơi khu vực là khi sử dụng nó, vị trí của mọi cầu thủ được "quyết định" bởi vị trí của trái bóng chứ không phải đối thủ trực tiếp của họ. Điều này thực sự đồi hỏi các cầu thủ không chỉ sử dụng đôi chân của mình mà còn phải sử dụng cả "cái đầu". Họ phải nhận thức nhất định được lối chơi khu vực của họ phải là do chủ động chứ không phải do bị động hoàn cảnh ép buộc.

    Vì thế những chỉ số quan trọng cho việc sử dụng lối đá phòng thủ khu vực là: Anticipation, Decisions, Positioning. Nếu những chỉ số này quá thấp, thì có lẽ nên áp dụng chiến thuật kèm người (cần Concentration, Marking và Tackling). Trong trường hợp này, chỉ nên sử dụng tight marking ở DC trong những trận cầu khốc liệt.

    Về phần của hàng tiền vệ, họ phải giữ vững cự ly với các "phân khu" khác và duy trì vị trí cơ cấu của sơ đồ chiến thuật. Đồng thời họ phải giúp hàng phòng ngự giảm thiểu sức ép của đối phương. Khi đối phương sở hữu bóng, họ đá sát với FB. Cùng với các winger và và các MC để tổ chức dựng nên hàng rào ở trung lộ.

    Mục tiêu ở đây là ngăn chặn đối phương tạo ra những đòn chọc khe nguy hiểm và khiến đối thủ phải nhả bóng ra biên. Điều này sẽ đem lại thời gian cũng như không gian cho đội nhà để hàng phòng ngự có thể ổn định lại vị trí và "giám sát lãnh địa" của mình.

    => Closing down: từ mức trung bình của own half cho tới whole pitch.

    Nếu các cầu thủ tiền vệ không giành được bóng họ có thể phải phạm lỗi "chiến thuật" để ngăn cản việc bị chọc khe vào trung lộ, bạn nên sẵn sàng tâm lý nếu các cầu thủ của mình bị nhận thẻ.

    Các winger phải ở tại vị trí của mình, như thế sẽ không bị đối thủ vượt qua từ phía bên ngoài. Đồng thời nó cũng ép các đối thủ phải chuyền hoặc rê bóng vào trung lộ - khu vực "chật chội" hơn và có nguy cơ mất bóng cao hơn. Nhưng mặt khác, đôi khi các winger cũng phải di chuyển vào trong hoặc để cắt vào trung lộ khi tấn công hoặc làm giảm diện tích trung lộ khi phòng thủ.

    => Creative freedom: little, đôi khi normal.
    => Closing down: whole pitch.



    Picture Link
    Các winger tham gia phòng thủ.

    Mục tiêu cơ bản là để có được 8 cầu thủ lui về phòng ngự khi bị mất bóng. Hàng hậu vệ và tiền vệ được điều động khi đội phải phòng ngự. Với các cặp phối hợp trên sân bạn có tổng cộng 4 cặp đôi tham gia bảo vệ khung thành. Và sẽ là 6 cầu thủ có thể tham gia tấn công.


    Picture Link

    Khi tấn công, sự tổ chức và các pha di chuyển của các tiền vệ trung tâm phụ thuộc vào chỉ số của họ. Khi MC/d có thiên hướng thủ, anh ta có thể tham gia bảo vệ hậu tuyến nhưng MC/a thì lại phải đá thấp và sử dụng nhiều đường chọc khe hơn là các pha dẫn bóng. Anh ta sẽ không thể di chuyển khắp mặt sân bởi có thể sẽ tạo ra các lỗ hổng nơi trung tuyến.

    Khi mà cả 2 tiền vệ trung tâm đều là những tay chuyền bóng cự phách, MC/a sẽ có thể tự do đá dâng lên hoặc có thể thay đổi FWR của họ (tùy thuộc vào tình huống trận đấu). Điều này có thể đem lại thành công khi mà đối thủ đang tập trung và gây sức ép lên chàng MC/a sáng tạo nhưng lại bỏ ngỏ những khoảng trống cho anh thanh niên MC/d tận dụng khai thác các khoảng trống cũng như có thể tung những cú nã đạn tầm xa. Nhưng dù gì, họ vẫn phải có trách nhiệm hỗ trợ hàng phòng ngự phía sau. Một hàng tiền vệ mạnh phải giành được chiến thắng trong các pha tranh chấp và tạo ra các cơ hội cho hàng công.


    P.s: Chủ nhà bank mà cũng ko được post...hơn 10 hình trong 1 topic àh. Bất cập quá >"<

    (Continue)


    Picture Link

    Hàng tiền vệ cũng là những người tổ chức lối chơi. Họ nên trải rộng trên sân. Trong tình huống không có khả năng tạo ra những pha tấn công khả thi, họ luân chuyển bóng một cách nhanh chóng và chuyển cánh. Vị trí của họ nên ở những góc mà có thể dễ dàng đón/nhận các đường chuyền.

    Những ví dụ về thiết lập:

    Những thiết lập quan trọng cho MC/a:

    Creative freedom: high
    Closing down: mức trung bình own half
    Tackling: easy
    FWR: often nếu hội tủ các chỉ số thích hợp (còn lại ở mức mixed)
    RWB: often
    Through balls: often
    Cross from: mixed
    Free role: có thể sử dụng nếu có các chỉ số phù hợp
    Tight marking: không sử dụng

    Những thiết lập quan trọng cho MC/d:

    Creative freedom: low
    Closing down: whole pitch
    Tackling: normal
    FWR: mixed
    RWB: mixed
    Through balls: often
    Cross from: mixed (tấn công), deep (thận trọng)
    Free role: không sử dụng
    Tight marking: có sử dụng (cân thận trọng có thể sẽ phải nhận thẻ)

    Nếu gặp phải đội mạnh có AMC tốt, thì MC/d của ta có thể sử dụng một Barrow kéo về vị trí của DMC và sử dụng tight marking, giảm FWR xuống mức rarely.

    Cuối cùng là về các tiền đạo. Nhiệm vụ của họ là dứt điểm. Nhưng đồng thời học cũng là những người đầu tiên tham gia phòng thủ và gây sức ép khi đội nhà phải giành quyền kiểm soát bóng. Vậy xuất hiện một câu hỏi: khi nào thì họ nên bắt đầu gây sức ép? Câu trả lời là: điều này phụ thuộc vào phẩm chất của hàng tiền đạo, sức mạnh của đối thủ và tình huống trận đấu.

    Gây sức ép mạnh mẽ lên đối phương có thể sẽ giúp cản trở đối phương trong việc triển khai bóng. Điều này rất hữu hiệu khi đá với các đối thủ yếu hơn hoặc đang dẫn trước. Còn khi chống lại một đội hình có chất lượng thì điều này lại rất khó để kiểm chứng bởi các cầu thủ phòng ngự của họ có khả năng giữ bóng tốt và có thể tung ra những đường chuyển nguy hiểm.

    Một sức ép ở mức trung bình xuất hiện ở nửa sân của đối thủ cần phải có một hàng tiền vệ thông minh với anticipation cao và các tiền đạo có chỉ số heading tốt. Hàng tiền vệ sẽ cố gắng ép đối phương chơi bóng dài và trông cậy hàng thủ giành được bóng nhanh chóng. Và nếu đối thủ di chuyển ra khỏi nửa phần sân của họ, đội ta sẽ gây sức ép mạnh mẽ hơn để giành quyền kiểm soát lại bóng. Chiến thuật nên dựa trên sự kiểm soát bóng, tấn công biên và creative freedom ở mức cao hơn.

    Sức ép ở mức thấp hơn áp dụng cho một chiến thuật cẩn trọng hơn. Nó đem lại một sự bọc lót tốt hơn cho các cầu thủ phòng ngự và cũng khó bị đột phá hơn. Các cầu thủ tấn công có nhiều không gian hơn và nên có một tốc độ tốt hoặc những chỉ số dứt điểm tốt. Chỉ số đánh đầu tốt cũng có thể hữu dụng nhưng không bắt buộc. Chiến thuật này nên được sử dụng khi đang dẫn trước hoặc đối thủ là dạng "có sừng có mỏ" và đội nhà phải đá cẩn trọng hoặc đội nhà không ở trạng thái điều kiện thể lực tốt nhất.

    Khi có bóng họ phải cố gắng duy trì quyền kiểm soát để toàn độ có thể đủ thời gian lên tham gia tấn công. Tất cả các pha di chuyển của họ với mục đích là để tạo khoảng trống hoặc để di chuyển vào khoảng trống.

    Hàng tiền đạo hoạt động như 1 đơn vị và nên có vị trí khởi điểm trung tâm, ít nhất cũng nên có một cầu thủ đá cao ở mức có thể. Khi nhận bóng họ nên ở trung lộ bất cứ khi nào có thể. Điều này khiến họ gần với khung thành của đối phưong hơn, ở vị trí có thể gây nguy hiểm cho đối phương hơn. Đồng thời thu hút để tạo ra những khoảng trống hai bên cánh cho các winger lao lên hỗ trợ tấn công.


    Picture Link

    Và một điều cuối cùng mà tôi muốn nói về các thiết lập đó là phải có những cách tổ chức tình huống đá phạt hiệu quả. 4-4-2 ngày nay phụ thuộc nhiều vào sự hiệu quả của các pha đá phạt - các tình huống cố định.

    Tâm điểm

    Để làm câu chuyện "dài dòng" được ngắn lại, tôi cũng sẽ đưa ra những thiết lập ví dụ cho 4-4-2 giăng ngang như đã từng làm với 4-4-2 kim cương áp dụng quy tắc 2-6-2.

    Về mentality:

    GK - team

    DC - defensive (3 từ trái sang)
    DC - defensive (3 từ trái sang)

    FBR - team
    FBL - team
    MR - team
    MCd - team
    MCa - team
    ML - team

    FR - attacking (3 từ phải sang)
    FL - attacking (3 từ phải sang)

    Team mentality có thể điều chỉnh được thông qua thanh kéo ở mục team instruction. Điều này sẽ làm cho việc chỉnh lại mentality của "khối" cầu thủ trung tâm dễ dàng hơn tùy theo lối chơi, đối thủ và tình huống trận đấu mà không phải thay đổi lại toàn bộ chiến thuật.

    Hiện tại tôi sử dụng 4 thiết lập cơ bản:
    Attack
    - Tốc độ trung bình, hàng phòng ngự dâng cao kết hợp sử dụng bẫy việt vị. Dành cho những trận đấu ở sân nhà hay đối thủ yếu hơn nhưng không đá quá "tử thủ". Team mentality ở mức 16.

    Control
    - Sử dụng một lối đá rộng hơn và chậm hơn. Dành cho những đối thủ khó chơi hoặc có xu hướng thủ. Team mentality ở mức 14. Nếu vẫn chưa tạo đủ số cơ hội cần thiết để thành bàn thì có thể tăng lên.

    Counter
    - Độ dàn trải từ trung bình cho đến hẹp, hàng phòng ngự đá thấp hơn, tốc độ trên mức trung bình. Dành cho những tình huống tương tự như phía trên hoặc thi đấu trên sân nhà với những đối thủ thấp hơn khoảng từ 3 cho tới 5 bậc trong bảng xếp hạng. Team mentality là 15, những trận đấu khó khăn hơn thì là 14.

    Possession
    - Sự dụng tốc độ trung bình chậm, hàng phòng ngự đá thấp hơn, sử dụng câu giờ ở mức trung bình. Cho những trận đấu tranh giành quyển kiểm soát bóng với lối tấn công nhanh trước những đối thủ khó chơi. Team mentality là 13, đôi khi có thể đẩy lên 14.

    Thông tin chi tiết có thể xem tại bài post ở trang 3 trong topic "Quy tắc 2-6-2" P.1 - Link.

    Cho dù mới chỉ là ý nghĩ ban đầu, nhưng thiết lập thanh team mentality về mức defensive vẫn chưa đủ để có thể bảo toàn tỉ số khi dẫn trước, để "khoá" mỏi cánh cửa của đối thủ tới khung thành đội ta hay chống lại 4-2-4 đầy "chết chóc" của AI. Thử nghiệm cũng đã chừng minh điều này.

    Vì thế, giảm mức team mentality xuống mức trung bình thấp hoặc defensive và kết hợp các cách như giảm độ dàn trải, tốc độ, RWB, FWR và sử dụng câu giờ ở mức cao với tight marking sẽ đem lại một sự trợ giúp cho đội nhà. Cũng có thể tạo ra được một thiết lập thứ 5 (shut-up shop) nếu thấy cần thiết.

    Trong thiết lập 4-4-2 của tôi, tôi sử dụng short passing tại thời điểm này. Nó làm việc rât "nhịp nhàng" với hàng trung tuyến chặt chẽ sử dụng 2-6-2 và dù có chơi rộng hơn vẫn có thể tạo ra các tam giác phối hợp. Tôi cũng đã thử nghiệm short passing ở một CLB yếu hơn, nó cũng phát huy tác dụng cho dù không thể đạt được đến đẳng cấp của Arsenal.

    Đối với các player instruction, đa phần tôi dựa trên những điểm mạnh riêng của từng cá nhân và các "tuyệt kỹ" của họ (xin xem "FM Insight: PPM-Tuyệt kỹ" - Link). Dưới đây là một vài ví dụ của tôi:

    Thiết lập ở chiến thuật Attack:


    Picture Link

    Thiết lập ở chiến thuật Control:


    Picture Link


    Picture Link

    Thiết lập ở chiến thuật Counter:


    Picture Link


    Picture Link

    Thiết lập ở chiến thuật Possession:


    Picture Link

    Bạn có thể tự tạo ra những thiết lập cá nhân nếu xem lại trang 3 của topic "Quy tắc 2-6-2" P.1. Nếu bạn gắp rắc rối gì với cơ cấu chặt chẽ của hàng thủ, thì đây có thể là một vài gợi ý có ích:

    - Tăng closing down của các FB
    - Giảm mentality của các DC xuống 1 nấc
    - Thiết lập MC/d thành tight marking hoặc(!) man-marking khi gặp một đối thủ khó chơi
    - Giảm creative freedom của MC/d
    - Thiết lập 1 Barrow kéo từ vị trí MC/d xuống DMC
    - Thiết lập 1 DMC với mức mentality như của các DC(-> quy tắc "3-5-2")
    - Tăng closing-down của MC/a và MC/d (có thể phạm lỗi)
    - Giảm tốc độ
    - Kéo mức team passing xuống gần về short

    Đây là những opposition instructions tôi sử dụng:

    Đối với winger của đối phương: Tight marking, Closing down always, Show on weaker foot.
    Đối với tiền đạo: Tight marking, Closing down always; nếu phải chống lại tiền đạo có tốc độ và ngẫu hứng thì chỉ sử dụng Tight marking.
    Đối với MC/a hoặc AMC: Tight marking, Closing down always, nếu anh ta là nhân tố chủ yếu có thể đem nguy hiểm đến cho đội ta và các DC đôi nhà có chỉ số tackling tốt thì để Hard tackling.
    Nếu DMC hoặc FB của đối phương được xem như một dangerman trong các thông báo trước trận đấu: Closing down always.
    Đối với GK: Closing down always.

    Tập luyện

    Tôi cho rằng nên tảng thể lực tốt rất quan trọng trong sơ đồ áp dụng quy tác này bởi sự di chuyển khá nhiều. Hơn nữa, việc sở hữu nền tảng thể lực tốt sẽ đem lại lợi thế khi mà gần về cuối trận đấu chúng ta có thể khiến đối thủ bị hụt hơi trong các pha tranh chấp.


    (Continue)

    Kết quả của tôi

    Một vài kết quả khi thử nghiệm ở Valencia với bản 8.0.1


    Picture Link

    Kết quả sử dụng của mùa giải với chế độ "On holiday" áp dụng "Control tactic"


    Picture Link


    Picture Link

    Áp dụng trong nửa mùa giải với Arsenal ở bản 8.0.2 với 1 vài thay đổi nhỏ:


    Picture Link


    Picture Link


    Picture Link

    Tactic

    Những tactic mà tôi tạo ra trong quá trình viết bài này

    262zagallo_flat442 by zagallo

    262zagallo_flat442 via megaupload

    262zagallo_flat442 via rapidshare

    Nhớ rằng bạn phải hiệu chỉnh lại tactic cho phù hợp với đội và cầu thủ của bạn.


    Lược dịch
    Hiru
    "Đây là một bài viết khá logic và bổ ích. Hy vọng giúp ích nhiều cho các bạn trong việc tạo ra một chiến thuật hoàn hảo của riêng mình."


    Link hữu ích

    "Quy tắc 2-6-2: 1 phương pháp tạo dựng chiến thuật" P.1 - Link



    -------------------------------------------------------------------------------------------------------

    @ SFM: Bực quá nhể chủ ngân hàng cũng bị...giới hạn 10 picture trong 1 bài viết

    @all: Bài này thuộc dạng bài "ngâm cứu"...nên đọc xong hiểu thông ngay là rất khó. Cứ đọc dần dần thôi
    Nhìn cái thử nghiệm của người viết với Valencia ở 8.0.1 tốt thật. Cả 1 serie trận không hề bị thủng lưới


    http://img337.imageshack.us/img337/7...cialiveeu7.jpg


    http://img209.imageshack.us/img209/6...defencemw9.jpg

    Thử nghiệm 1 tí

    Tiến hành thử trên Wigan.

    Wigan bán bớt 1 số cầu thủ để có thêm ngân quỹ chuyển nhượng để có thể bổ sung thêm cầu thủ cải thiện chất lượng đội hình.

    Triển vọng có thể đạt được: Kết thúc mùa giải ở vị trí thuộc nửa trên của bảng xếp hạng.

    Mục tiêu: Xây dựng một cơ cấu phòng thủ ổn định ở trung tuyến và hậu tuyến, tăng cường những cầu thủ kỹ thuật vào tham gian vai trò tấn công ở hàng tiền vệ, hỗ trợ tiền đạo.

    Hiện trạng: Sử dụng các cầu thủ có kinh nghiệm với chỉ số mental tốt, thay khoảng 80% ban huấn luyện.

    Mua bổ sung:
    • Matias Almeyda DMC
    • Sergey Ignashevich DC
    • Andrey Arshavin AMLC
    • Jean Il Makoun DMC
    • Dagoberto AM/FC
    • Bogdan Stancu FC
    • Sotiris Ninis AMRC
    • Preston Edwards GK


    Phải mua thêm 1 ku DL vì 1 trong số FB bị chấn thương dài hạn và lúc đó không có đủ lực lượng (đã mua thêm ku Nuno Valente)


    Bán: Palacio, Valencia, Aghahowa, Scharner, Heskey.


    Kết quả:

    Wigan : Reading 4:1

    Tactic: attack
    Possession: 56%
    Shots/on goal: 15/9
    Nhận xét: hiệp 1 chơi rất tệ thua trước 1 trái, "mắng nhiếc" lúc giữa giờ như Ferguson . Hiệp 2 đá như lên đồng. Bàn thứ 4 là penalty


    Aston Villa : Wigan 1:1

    Tactic: control
    Possession: 58% (!)
    Shots/on goal: 8/4
    Nhận xét: Kiểm soát bóng tốt, mà có phần quá thận trọng. 1 sai lầm trong hàng phòng ngự dẫn đến bàn thua. Hơi khó khăn trong việc quyết định lựa chọn 1 tactic cho trận này - Sau trận đấu trước, đội đứng trên Villa trong bảng xếp hạng.


    Wigan : Tottenham 2:0

    Tactic: attack
    Possession: 57%
    Shots/on goal: 12/4
    Nhận xét: Sau bàn thắng đầu tiên ở hiệp 2, Tot chuyển sang 3-4-3, mình chuyển về Counter. Kết quả thêm 1 bàn nữa.


    Liverpool : Wigan 1:2

    Tactic: counter
    Possession: 54%
    Shots/on goal: 5/3
    Nhận xét: Hơi kinh...vì sao lại thấy mình sở hữu nhiều bóng đến thế bởi đang chơi counter và cung cấp bóng theo dạng run onto ball. Có thể tinh thần quân sĩ đã được kích động từ 2 trận trước dẫn đến những điều thần kỳ. Penalty ở phút 45 Wigan dẫn trước. Phút 71, 1 cú banana shot của Crouch gỡ 1 đều. Phút 77, Liv chơi 4-2-4 "chết chóc" , chạy vào Wigan chuyển Shut-up shop và ăn được phản công


    Wigan : Coventry 3:2 (League Cup)

    Tactic: control, sau chuyển sang attack
    Possession: 54%
    Shots/on goal: 12/7
    Nhận xét: Thử cho đội dự bị và trẻ vào, đa phần thiếu match fitness. Ghi bàn dẫn trước. Song, đội đá trùng xuống bị dẫn ngược 2-1 ngay trong hiệp 1. Hiệp 2 chuyển sang Attack.


    Wigan : Chelsea 2:1

    Tactic: control
    Possession: 48%
    Shots/on goal: 11/5 (Chelsea: 17/13, MoM: Kirkland)
    Nhận xét: Trước trận đấu Wig thứ 2, Chels thứ 8. Vào hiệp, phút 22 ghi bàn từ pha đá phạt. Sau đó Sheva "bứt tốc độ" nhanh hơn DC của Wig và ghi bàn. Kịch tính phút 67, Chels hưởng quả phạt, nhưng bị phá bóng lên, Dagoberto như từ dưới đất chui lên nhanh hơn Cech, anh đánh võng qua Cech và điều gì phải đến đã đến. Ngay sau đó, Wig co vòi về chơi SUS. Toát mồ hôi từ đó cho tới lúc hết giờ.


    Man Utd : Wigan 3:3

    Tactic: counter
    Possession: 50% (!)
    Shots/on goal: 9/6 (ManU: 22/12, MoM: Kirkland)
    Nhận xét: Thua 1:0 phút 22. Phản công phút 26, 1:1. Phút 35 Rooney 2:1. Phút 42 phản công sau quả phạt góc 2:2. Hết hiệp 1: possession 49%, shots 5, on target 4. Phút 59 DC phá bóng không dứt khoát 3:2 cho MU. Phút 69 penalty 3:3.

    Wigan : Middlesbrough 2:1

    Tactic: control
    Possession: 58% (!)
    Shots/on goal: 13/4
    Nhận xét: Không có gì đặc biệt, thua 1 bàn là do khi về cuối có thử chuyển sang possession 1 tí.

    ===>>>> Cuối mùa đầu, đứng thứ 3, sau Chels và ManU. Thua 5 trận: trong đó có 2 lần thua Arsenal


    Sang mùa hai, đúng là khó khăn hơn nhiều. Đặc biệt là Counter tactic. Đa phần các đội gặp Wig đều đá thận trọng hơn, nhiều đội còn khởi đầu rất có vẻ "tử thủ" hoặc cố gắng ghi bàn trước và lui về.

    Một vài nhận xét:

    Họ đá thấp hơn, closing down chặt với (có thể) hard tackling sử dụng lối đá chậm và ngắn. "Cù nhây" nhiều => có biểu hiện của time wasting. Ngoài ra họ còn sử dụng DMC hoặc MC/d với Barrow để bảo toàn hậu tuyến và đồng thời tìm cơ hội phản công.

    Vì thế lối chơi phải thay đổi dù ít dù nhiều. Không còn nhiều khoảng trống để khai thác và khó khăn trong việc tìm đường dẫn đến khung thành. Nên đá rộng hơn và lùi hơn, kiên nhẫn hơn (giảm tempo).
    Phải đá sáng tạo hơn, nhưng không có nghĩa là tấn công bởi sẽ rơi vào bẫy của AI. Có thể thử đá cánh với việc vòng ra sau hàng phòng ngự đối phương ==>> sử dụng farrow dài hoặc cross from byline nếu các winger có đủ tiềm lực. Hoặc chơi bóng ngắn 1 chạm, nhanh với nhiều pha chọc khe.
    Việc sử dụng FB có vẻ dễ hơn vì không phải quá đề phòng hở sườn khi AI đá lùi hơn. Tiền đạo phải ít giữ bóng hơn, di chuyển nhiều hơn để tìm khoảng trống. Cân nhắc việc sử dụng xạ thủ tầm xa nếu có.


    Thay đổi khá lớn ở mỗi mùa là điều mà người chơi FM đa phần đều biết. Nhưng để có thể tìm được thành công tiếp theo lại là khó khăn của một số người. Trong thời gian sớm nhất, Hiru nghĩ sẽ đề cập đến vấn đề này, có thể vào FM Insight chẳng hạn.

    Chủ đề tương tự:
    Lần sửa bài viết gần nhất bởi hiru : 21-03-2008 vào lúc 10:16 AM
    True champions are those who fight till their last breath...
    Loading [███████████100%██]


  2. #2
    Ngày tham gia
    25 Mar 2007
    Số bài viết
    145
    Đọc xong mấy bài này nhận dịp VFF đang kiếm người mình cũng xin ứng cử vào luôn
    Có ai down đc cái Tactic trên kia không up hộ lên trang khác cái.Thank!!!

    Lần sửa bài viết gần nhất bởi baygiomaimai : 20-03-2008 vào lúc 11:44 PM
    ĐI SPAM KIẾM TIỀN CÁ ĐỘ ĐÂY!!!

  3. #3
    Ngày tham gia
    05 Feb 2008
    Số bài viết
    61
    công nhận trình độ am hiểu chiến thuật bóng đá của chủ topic quá tốt.
    Đọc xong mới thấy tầm hiểu biết của mình còn quá hẹp. Thanks^^


    Sai lầm lớn nhất của TBN là không triệu tập RAUL

  4. #4
    Ngày tham gia
    29 Aug 2006
    Đến từ
    www.fm-vn.com
    Số bài viết
    6,093
    đọc xong mới thấy nên đánh lão hiru, tài liệu hay thế này mà giấu kĩ hôm nay mới post


  5. #5
    Ngày tham gia
    29 Aug 2006
    Đến từ
    My Country !
    Số bài viết
    959
    Chúng ta vẫn chưa khám phá được hết game FM đâu mà, dù cho đã cày xới lên xuống hàng ngày.
    Cũng giống như thế giới bóng đá, chỉ có việc sút bóng vào khung thành nhưng nó không bao giờ nhàm chán
    Cảm ơn Hiru rất nhiều !

    VÊ QUÊ HÚT THUỐC LÀO, BẾ CHÁU ....

  6. #6
    Ngày tham gia
    22 Nov 2007
    Đến từ
    San Siro
    Số bài viết
    199
    Vẫn là những bài viết chất lượng như thường lệ....... nhưng mà đợi mãi vẫn chưa thấy bài viết về chồng cánh nè hiru !!


  7. #7
    Ngày tham gia
    21 Mar 2008
    Số bài viết
    1
    bác ơi tatics này thì hợp với giải anh thôi ah , hay giải nào cũng đc


  8. #8
    Ngày tham gia
    12 Jun 2007
    Đến từ
    Hell
    Số bài viết
    5,684
    Hiểu biết về FM của hiru chắc là vô đối ở VN quá, 1 bài viết rất có ích, càng đọc càng thấy mình ngu đi, thanksssss


  9. #9
    Ngày tham gia
    20 Jan 2008
    Đến từ
    thiên đường ...
    Số bài viết
    219
    em đọc chẳng hiểu cái gì lun , bác hiru chắc đúng là vố đối FM quá


  10. #10
    Ngày tham gia
    01 Jul 2007
    Đến từ
    Hà Nội
    Số bài viết
    318
    Đọc xong em thấy khâm phục bác em cảm thấy kiến thức của em về FM vẫn còn nông cạn quá Cám ơn bác đã post lên để anh em mở mang kiến thức Mà bao giờ bác xuất bản về kiến thức đọc trận đấu thế em móng mỏi cái đấy quá

    Lần sửa bài viết gần nhất bởi vicentea2 : 21-03-2008 vào lúc 11:04 AM

Qui định gửi bài

  • Bạn không thể lập chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi bài phản hồi
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết
  •