Share game FM24 (PC)

Hiển thị kết quả từ 1 tói 3 trong tổng số 3
  1. #1
    Ngày tham gia
    05 Jan 2011
    Số bài viết
    694

    [Câu chuyện thể thao] Bóng đá đang chiếm lấy cuộc đời tôi… Và tôi nghĩ tôi thích điều đó

    Nguồn : 4231.vn



    Boateng

    Tuần trước, Jérôme Agyenim Boateng lấy trái tim ra khỏi lồng ngực của tôi, cắn nó ngấu nghiến, từ từ nhìn vào mắt tôi và nở một nụ cười ma quái như muốn nói:

    "Tôi sẽ ám cậu cho đến hết cuộc đời… "

    Okay, có thể là tôi phóng đại lên một chút, nhưng tôi không thể dối lòng được… Đó là những gì diễn ra trong tôi khi Boateng tung ra cú sút từ mép vòng cấm đưa Bayern Munich vươn lên dẫn trước Manchester City, đội bóng mà tôi mới yêu quý.

    Nhìn mà xem, hãy nhìn cái cách mà anh ta chọn vị trí để đón trái bóng sau khi nó nảy hai chạm, và tung ra cú volley khiến Joe Hart nếu muốn cản phá thì cần có sải tay dài gấp đôi. Là một fan bóng đá (vâng, tôi là người Mỹ. Vâng, tôi là fan của bóng bầu dục (American football). Và vâng, tôi gọi bóng đá (“soccer”) là bóng đá (“football”) trong bài viết này), tôi ngưỡng mộ cú dứt điểm đó – nó là một tuyệt phẩm! Nhưng với tư cách là một fan của Man City ư? Cay, cay lắm. Tôi chỉ cầu mong một trận hòa thôi, vậy có phải là đòi hỏi quá đáng không? Tôi không thể xem được trận đấu (các trận đấu Champions League thường rơi vào giờ đi làm và đi học ở Mỹ), nhưng tôi có theo dõi bình luận trực tiếp trên ESPN. Mọi thứ đều có vẻ ổn. Hòa 0-0 ư? Được thôi, về nhà với 1 điểm cũng không có gì đáng xấu hổ.

    Tôi biết là mình không nên làm thế, nhưng tôi lại trở nên chủ quan, chủ quan tới mức đến tầm phút 80, tôi “quên” mất trận đấu, và không kiểm tra tỉ số cho đến tận 1 tiếng sau. Đó cũng là lúc tôi nhìn thấy dòng chữ “Bayern Munich 1 – Manchester City 0. Boateng ’90.” Phút 90. Phút 90? PHÚT 90?! Boateng! Ngày hôm ấy coi như xong, mất hết cả vui.

    Để tôi kể cho bạn nghe về bộ phim Thành phố Thiên Thần (City of Angels). Seth (Nicolas Cage) là một thiên thần, đem lòng yêu một người trần mắt thịt là tiến sĩ Maggie Rice (Meg Ryan). Là thiên thần, Seth không hề biết tới nỗi đau hay cảm xúc của con người, cho tới khi anh biết tới chữ “yêu”. Seth quyết định trở thành con người và rũ bỏ đôi cánh thiên thần bằng cách… nhảy lầu. Khi Seth thức dậy, anh thấy toàn thân đau nhức và ê ẩm. Trong một khoảnh khắc thôi, anh thấy mọi thứ thật tồi tệ. Nhưng sau đó, mọi thứ qua đi và Seth cảm thấy tuyệt vời bởi lúc này, anh đã có những cung bậc cảm xúc của một con người.

    Tôi cũng đã có một khoảnh khắc Thành phố Thiên Thần như vậy vào tuần trước. Khi nói đến bóng đá, tôi chưa biết đến sự đau khổ. Và bởi chưa biết đến nỗi đau, sự vui sướng của tôi cũng chưa bao giờ được trọn vẹn. Khi City vô địch giải Ngoại hạng vào năm ngoái, tôi chỉ vui ở mức trung bình. Mọi thứ vẫn còn quá mới mẻ với tôi. Nhưng đến hôm đó, nỗi đau khi để thua trước Bayern Munich thực ra… khá tuyệt.

    Ý tôi là, nỗi đau hoàn toàn trái ngược với sự tuyệt vời, nhưng tôi thấy hạnh phúc vì mình cảm thấy như vậy. Cứ như là tôi đang tiến dần tới đích vậy. Tôi biết mình còn một quãng đường dài, nhưng tôi đang tiến đến đó.


    Khởi đầu

    Tôi là một fan bóng đá người Mỹ. Và ở nơi mà người ta không thể phân biệt được Ronaldo phiên bản Brazil và Bồ Đào Nha, cũng như không thể nhận ra đội trưởng của ĐTQG trên phố, thì tôi là chuyên gia. Tôi là người mà mọi người tìm tới để giải quyết những thắc mắc về bóng đá nói chung và bóng đá Anh nói riêng.




    Nhưng với tư cách một fan bóng đá bình thường, tôi chẳng là ai cả. Cùng lắm tôi có thể kể tên được 10 đội bóng ở châu Âu. Mọi thứ đều vẫn còn quá mới với tôi. Tôi chẳng ưa gì bóng đá từ lúc sinh ra. Vì một số lý do nào đó mà tất cả những đứa chơi đá bóng tôi biết khi còn đi học đều luôn vênh váo khệnh khạng. Vả lại, tôi là một cầu thủ “football” thực thụ. Tôi thích chạy lên chạy xuống, thích huých người và bị huých lại. Thế nên khi xem một trận bóng đá nào đó trên TV, mọi thứ chả ra làm sao cả. Ai muốn xem hai đội đá đi đá lại quả bóng trong 90 phút, và có khi hết trận mà chả ghi được điểm nào? Cứ ngã hoài rồi ôm chân là sao? Việt vị là thế nào? Nhưng rồi dần dần, mọi thứ thay đổi…

    Tôi đã tới đây như thế nào?

    Thực sự mà nói thì tôi thấy xấu hổ khi nói rằng mình chưa hề nghe tên giải Ngoại hạng cho tới năm 2006, khi Bill Simmons viết một bài báo để kéo các đội bóng ở Anh tới gần với người Mỹ hơn.

    Newcastle giống như Oakland Raiders. Arsenal là Boston Red Sox. Liverpool giống như Celtics, còn Manchester City là Clippers. Manchester United thì giống như một sự pha trộn của Yankees và Lakers vậy. Theo như Simmons thì Theo Walcott là “LeBron của giải Ngoại hạng”, còn City thì không đủ khả năng để thu hút khán giả (vào năm 2006 thì đúng vậy).

    Đến cuối bài, Simmons chọn Tottenham Hotspur. Tôi cũng không hiểu tại sao, nhưng tôi biết chắc ông ta đã chọn sai, nhất là khi đọc xong đoạn ông ấy viết về Liverpool.

    “Trên giấy tờ thì đây có vẻ là đội bóng đáng chú ý nhất – họ có chiều dài lịch sử và bề dày thành tích, họ có trang phục thi đấu khá đẹp, có một trong những cầu thủ hay nhất giải (tiền vệ Steven Gerrard, hay còn được các độc giả của ESPN gọi là “Bố già của giải Ngoại Hạng”). Thậm chí họ còn có show riêng trên kênh 613 (“Liverpool Classics”). Họ nằm ở một thành phố mà ai cũng so sánh với Boston (thành phố cảng, có nhiều dân di cư từ Ireland, sự cạnh tranh với London, giống như Boston với New York…). Đọc về Liverpool khiến tôi ngỡ mình đang đọc về một đội đến từ Boston vậy […] tôi thích họ nhất trong số tất cả các đội.”

    Một thứ gì đó khiến tôi chú ý đến đội bóng này. Tôi chẳng biết gì về chiến thắng của họ trước AC Milan ở chung kết Champions League, hay việc họ vượt qua West Ham ở chung kết FA Cup 2006 cả. Những gì Simmons miêu tả có vẻ có lý với tôi. Sau khi xem xong vài video tổng hợp về Steven Gerrard thì mọi thứ đã trở nên rõ ràng: Liverpool trở thành đội bóng yêu thích của tôi ở giải Ngoại Hạng.

    Chuyện gì diễn ra sau đó? Tôi cũng không rõ nữa. Sau vài năm, tôi vẫn không xem nổi một trận nào cả. Tôi thi thoảng có ngó qua BXH, rồi quay đi và cảm thấy chẳng ấn tượng gì với đội bóng mình yêu thích cả. Dù cố gắng đến mấy tôi cũng không thể gò ép cảm xúc của mình.

    Nhưng mặt khác, càng tìm hiểu về bóng đá, tôi lại hàng thấy hứng thú. Tôi nhớ có một lần, tôi tới căn hộ của bạn tôi và cố gắng giải thích cho anh ấy hiểu luật và quy định của bóng đá.

    Lên/xuống hạng: Xem này, có rất nhiều giải đấu theo cấp bậc ở bóng đá. Giống như giải lớn và giải nhỏ ở bóng chày vậy. Nhưng khác ở điểm là các đội ở giải nhỏ vẫn là các đội bóng độc lập, chứ không phải sân sau cho các đội lớn như ở bóng chày đâu. Ở mỗi giải, ba đội mạnh nhất sẽ được lên hạng, còn ba đội tồi nhất sẽ phải xuống giải hạng dưới thi đấu. Thử tưởng tượng có một giải đấu thấp hơn NFL (National Football League – Giải bóng bầu dục của Mỹ), và Jacksonville Jaguars, Oakland Raiders và Tampa Bay Buccaneers phải xuống chơi ở đó bởi lúc nào họ cũng cực cực tồi. Điên rồ ha??

    FA Cup: Tất cả các đội bóng ở Anh đều có thể đăng ký tham gia giải đấu này. Cậu và tớ có thể thành lập một đội bóng của thị trấn, tham dự giải và có cơ hội đối đầu với các cầu thủ chuyên nghiệp. Thậm chí vô địch giải này luôn. Okay, nghe thì có vẻ không tưởng, nhưng nếu nó thành hiện thực thì sao nhỉ?

    Champions League: Giả sử Mexico và Canada có các đội ngang trình với các đội ở NFL, và các nước khác ở châu Mỹ như Brazil, Argentina và Colombia cũng có các đội bóng bầu dục. Sau đó, cậu chọn ra 4 đội mạnh nhất ở từng giải của mỗi nước, rồi xếp cho họ đối đầu với nhau trong một giải đấu diễn ra xuyên suốt mùa giải để tìm ra đội bóng mạnh nhất ở Tây Bán cầu. Chúng ta đã có Super Bowl rồi, hãy gọi cái này là Ultra Bowl đi. Tớ dám chắc nó sẽ vô cùng kịch tính đấy.




    Tôi rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan. Bóng đá là một trong những thứ tuyệt vời nhất của thế kỉ 21. Nhưng tôi lại không thể ép mình được. Tôi rất muốn thích Liverpool, nhưng họ lại không quá nổi bật trong suốt thời gian tôi làm quen với bóng đá.

    Khi bạn yêu một đội nào đó, con tim bạn có thể vỡ tan sau thành nhiều mảnh sau thất bại của đội nhà, bạn căm ghét những đội bóng khác và cầu thủ và fan của họ. Nhưng tôi không yêu ai cả, và tệ hơn, tôi không ghét ai cả.Vậy việc Arsenal thắng Newcastle hay Chelsea vùi dập Fulham có ý nghĩa gì với tôi? Tại sao tôi phải quan tâm? Tôi đứng ở ngã ba đường mà không biết tiếp theo mình sẽ đi về đâu…


    Aguero đến, Liverpool đi


    Tôi không nhớ nhiều về kết quả của mùa giải 2011-12, nhưng tôi biết rằng Man City có cơ hội soán ngôi của Yankees – Manchester United ở mùa giải sau đó. Ai cũng nghĩ rằng Man United sẽ dễ dàng vượt qua Sunderland, còn fan của City thì biết rằng họ không thể chấp nhận một kết quả hòa.

    Những cảm xúc lẫn lộn trào lên, và tôi biết mình phải tìm đường thoát ra khỏi vũng lầy đang đeo đẳng lấy tôi suốt những năm qua. 7 giờ sáng ngày 12 tháng 5 năm 2013, tôi mò lên ESPN.com và xem hiệp hai trận đấu giữa Manchester City và QPR. Tôi muốn được thấy lịch sử được viết lại; cũng giống như nhiều người hâm mộ bóng đá khác, tôi biết mình sẽ được thưởng thức một trận cầu kịch tính.

    Hiệp hai bắt đầu theo đúng như kế hoạch: Man City dẫn trước QPR một bàn. Tôi chỉ phải chờ thêm 45 phút để được ăn mừng cùng với bao người khác.

    Trước khi tôi kịp nói “Mario Balotelli”, QPR đã có bàn gỡ hòa mà người ta thường đổ là nhờ may mắn. “Không sao, phải kịch tính thì mới đáng xem chứ. City sẽ lại vươn lên dẫn trước cho xem”, tôi nghĩ. Mọi thứ lại trở nên sáng sủa hơn khi một anh chàng tên “Barton” bị thẻ đỏ và phải rời sân. Tôi chẳng biết anh ta là ai, và thực sự đến bây giờ tôi cũng không quan tâm. Tôi chỉ nhớ đến anh ta nhờ chiếc thẻ đỏ đó thôi.

    Rồi tai họa ập đến.

    Tôi vẫn nhớ như in pha tạt bóng và đánh đầu. Zamora chuyền cho Jamie Mackie. Vào rồi. Phút 66. Giấc mơ vô địch của Man City đang dần rời xa. Tôi đã có thể tắt máy ngay lúc đó. Nhưng tôi lại thấy rất bực: Manchester United lại vô địch nữa sao? City đến quá gần như thế này mà phải chịu thất bại sao? Tôi tiếp tục xem.

    Trận đấu đi dần đến hồi kết, còn tôi thì chực như sắp khóc. Tôi không hiểu sao. City không phải đội mà tôi thích, thậm chí tôi không biết bất cứ cầu thủ nào trong đội hình của họ.

    Bạn biết câu chuyện diễn ra như thế nào rồi đó. Balotelli suýt ghi bàn. Edin Dzeko có pha đánh đầu ở phút đầu tiên của thời gian bù giờ. Rồi sau đó là Aguero. Tôi sẽ để Paul Merson tiếp quản phần việc tiếp theo. Tôi cũng không biết Paul Merson là ai, nhưng tôi thích clip dưới đây của ông ấy.




    Manchester United chỉ còn cách chức vô địch vài giây nữa thôi, chức vô địch thư 20 của họ, chức vô địch thứ 6 trong 7 mùa giải Wayne Rooney – CÓ MỘT CƠ HỘI! CÓ CƠ HỘI! A-A-AGUEROOOOOOOOOOOOOO!!!!!!!!! ARGOHIFDSDBE 3-2 RỒI! CHÚA ƠI! TÔI CHƯA TỪNG THẤY THỨ NÀO NHƯ THẾ NÀY, HỌ PHÁT ĐIỀN MẤT! MANCINI ĐÃ NHẢY VÀO SÂN @)#$%&*@$#! ÔI – TUYỆT PHẨM CỦA AGUERRRRRO JEFF. ANH ẤY CÓ BÓNG. ANH ẤY TRÔNG THẬT LÀ NGẦU!”

    Mọi thứ thay đổi vào ngày hôm đó. Tôi yêu bóng đá. Tôi chưa bao giờ có đam mệ như thế này. Tôi yêu cái khoảnh khắc Paul Merson sửa mic của ông ấy trong khi vẫn cố nói “Một tuyệt phẩm của Aguerrrro.” Rất nhiều thứ trong vòng 5 phút bù giờ ấy vẫn còn nguyên trong tâm trí tôi. Tôi vẫn nhớ về nỗi thất vọng tràn trề, theo sau đó là một tia hy vọng le lói, và rồi một khoảnh khắc điên rồ khiến tôi phát điên. Thật không tưởng. Từ ngày hôm đó, tôi biết rằng City là đội bóng dành cho tôi.


    Sau Aguero

    Một cánh cổng mở ra cho tôi sau ngày hôm đó. Tôi tham gia các diễn đàn, tôi đọc các trang blog và các bài báo. Tôi nghe người ta so sánh với các trận chung kết Champions League năm 1999 và 2005, và trong đầu óc bóng đá non nớt của mình, tôi nghĩ rằng còn cái quái nào có thể hơn được ngày 12/5/2013 nữa? Thế là tôi lao vào tìm hiểu.

    Ôi. Trời. Ơi.

    Manchester United v. Bayern Munich. 1999. Okay, tôi chỉ biết mỗi David Beckham trong số 22 cầu thủ trên sân. Thời của họ cách thời gian tôi bắt đầu ham thích bóng đá 13 năm, nên tất cả những gì tôi có thể nói là “Wow!”

    Rõ ràng là chung kết Champions League có quy mô lớn hơn rất nhiều so với Super Bowl. Người Mỹ chẳng bao giờ có gan thừa nhận điều này, nhưng tôi thì có.

    Nếu những nhà vô địch Super Bowls tham dự một giải đấu nữa để tìm ra ai là người mạnh nhất, có thể nó sẽ đạt đến tầm cỡ của chung kết Champions League, nhưng tôi cũng nghi ngờ điều đó lắm. Năm 1999 kì diệu là nhờ yếu tố đó. Bayern Munich chỉ còn cách chiếc cúp đúng 3 phút thì Manchester United ghi bàn. Tôi biết là họ bị hẫng, bị bất ngờ, nhưng là người Đức, chắc hẳn họ sẽ tự tin vượt qua thử thách này. Điều gì diễn ra tiếp theo? Một bàn thắng nữa ở phút bù giờ. Woah! Chỉ một khoảnh khắc thôi, họ từ nhà vô địch trở thành á quân. Không đời nào một trận Super Bowl kết thúc như vậy.


    Liverpool v. Milan 2005. Holy sh*t. Milan dẫn trước 3-0 sau hiệp một của trận đấu quan trọng nhất mùa giải. Liverpool coi như xong. Không thi đấu giống như kì vọng ở thời khắc quan trọng nhất, và họ sẽ phải sống với sự nuối tiếc trong phần còn lại của cuộc đời. Thế nhưng, bước sang hiệp hai, mọi thứ xoay chuyển chóng mặt. Boom! Boom! Boom! Liverpool quay trở lại cuộc chơi. Họ chiến đấu tới cùng và giành chiến thắng trên chấm 11m. Một cuộc lội ngược dòng ngoạn mục!

    Ấn tượng nhất với tôi là sự kịch tính của từng khoảnh khắc. Trên sân vận động là những cầu thủ hay nhất thế giới, và nhiều người trong số họ không dám đứng, thậm chí không dám nhìn đồng đội bước lên chấm penalty, đơn giản là bởi họ đang cực kì lo lắng. Tôi có thể cảm nhận sức nặng của những trận đấu như vậy. […] Lần đầu tiên tôi chơi bóng trong vòng tám năm, và như các bạn có thể đoán, tôi là thằng đá tệ nhất trên sân.Nó đưa tôi trở lại với thực tại sau những giờ phút “phiêu” cùng Boston United trong trận chung kết Champions League mùa giải 2019-20 với Real Madrid trong… FIFA 06 trên Nintendo GameCube, hay những tháng ngày sôi động cùng World Cup, với Team USA, với Johnny, người bạn mới quen và cũng là tâm giao về bóng đá của tôi. Nhưng nó cũng khiến tôi trân trọng vẻ đẹp của bóng đá, và những kĩ năng cần thiết để có thể chơi bóng ở trình độ cao nhất.


    "Bóng đá đang dần chiếm lấy cuộc đời tôi, và tôi nghĩ tôi thích điều đó"

    Chủ đề tương tự:

  2. #2
    Ngày tham gia
    05 Jan 2011
    Số bài viết
    694

    Từ: [Câu chuyện thể thao] Bóng đá đang chiếm lấy cuộc đời tôi… Và tôi nghĩ tôi thích điều đó

    Mạng lag Lỡ tay post 2 bài giống hệt nhau. Mod xóa dùm bài này nha, cảm ơn :khoc1:


  3. #3
    Ngày tham gia
    10 Dec 2014
    Số bài viết
    4

    Từ: [Câu chuyện thể thao] Bóng đá đang chiếm lấy cuộc đời tôi… Và tôi nghĩ tôi thích điều đó

    hia hia, đọc cái title của bn như đang nói đến tui za, bóng đá đang chiếm lấy cuộc đời tôi ........


Qui định gửi bài

  • Bạn không thể lập chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi bài phản hồi
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết
  •