Share game FM24 (PC)
Hiển thị kết quả từ 1 tói 1 trong tổng số 1
  1. #1
    Ngày tham gia
    28 Aug 2008
    Đến từ
    Hà Nội
    Số bài viết
    142

    [Đội hình của thập kỉ] Số 15: Brazil 2009


    Lối chơi của Brazil dưới thời Dunga không thực sự được người hâm mộ ưa thích. Việc sử dụng đến hai tiền vệ phòng ngự, xu hướng chơi phòng ngự phản công và không sử dụng những cầu thủ như Ronaldo, Ronaldinho và Pato có thể cho ta thấy Dunga đã áp dụng một lối chơi không Brazil chút nào lên đội tuyển, ông ấy đã thay đổi các yếu tố Brazil cổ điển trong lối chơi bằng các yếu tố thận trọng và ít đẹp mắt hơn.

    Dù vậy Brazil vẫn rất thành công dưới thời Dunga với chức vô địch Copa America , Confederations Cup, cũng như đứng đầu khu vực Nam Mỹ tại vòng loại World Cup, tuy nhiên, đối với một đội bóng như Brazil thì chỉ chiến thắng thôi là không đủ, mà họ còn phải thắng đẹp mắt và thuyết phục.

    Đó là nhận định của những chuyên gia, những người có hiểu biết nhiều về lối đá của Brazil từ trước đến nay. Còn đối với người hâm mộ, dù Brazil không còn đẹp mắt như trước nữa thì sự thật là vẫn có đến 10 nghìn người hâm mộ Brazil đến sân Emirates xa xôi để xem trận Brazil gặp Ireland, và tôi cũng có mặt ở trận đấu đó để chứng kiến tận mắt bộ khung của Brazil.

    Đã có một bài viết trên zonalmarking đã phân tích về hệ thống khác lạ này của Brazil. Và một trong những điều khó hiểu là với lối chơi cứng nhắc và không linh hoạt này của Brazil thì không ai có thể biết được sơ đồ thực sự của họ là gì. Jonathan Wilson của tờ Guardian với một bài viết đã chỉ ra rằng các đội Nam Mỹ thường sử dụng sơ đồ 4-4-2 kim cương (hay 4-3-1-2), còn ở châu Âu thì các đội sử dụng sơ đồ rộng hơn như 4-2-3-1.

    Hai bức ảnh dưới đây thể hiện sự khác nhau giữa hai sơ đồ - các hình tròn biểu diễn vị trí ‘thực sự’ của các cầu thủ, và những đường kẻ và mũi tên để miêu tả sơ đồ. Ở bên phải là sơ đồ kim cương ở tuyến giữa, còn ở bên trái là sơ đồ 4-2-3-1.


    Một số người cho rằng hệ thống của Brazil thực sự là hàng tiền vệ kim cương, như được thể hiện bởi hình dưới đây. Bốn hậu vệ được đánh dấu bằng màu đỏ, bốn tiền vệ tạo khung kim cương được đánh dấu bằng màu xanh (với Kaka lệch trái một chút, vị trí thực sự của anh ấy được đánh dấu bằng chấm màu xanh), và hai tiền đạo được đánh dấu màu hồng.


    Sơ đồ 4-4-2 kim cương của Brazil?

    Thật khó có thể phủ nhận đây là sơ đồ 4-4-2 kim cương khi xem ảnh này - có thể nó là 4-3-3 nếu cho là Kaka đá như một tiền đạo trong bức hình này. Nhưng có thể thấy rõ ràng đây không phải sơ đồ 4-2-3-1 với hai tiền vệ trụ bởi Ramires (tiền vệ xa nhất về bên phải) rõ ràng chơi ngang với Melo ở bên trái và chỉ có một tiền vệ trụ chơi thấp hơn hẳn cả hai.

    Và rồi chỉ vài phút sau ở cùng trận đó, Brazil tạo ra bộ khung này, và lần này lại là giống sơ đồ 4-2-3-1 hơn. Các hậu vệ một lần nữa được đánh dấu bằng màu đỏ, hai tiền vệ trụ được đánh dấu màu xanh, ba cầu thủ tấn công được đánh dấu màu hồng, và một tiền đạo duy nhất được đánh dấu bằng màu xanh lá cây.


    Hay là sơ đồ 4-2-3-1?

    Để hiểu được sự thay đổi này ta cần quan tâm đến vai trò của Robinho và Ramires trong đội hình.

    Robinho, tiền đạo lệch trái, có thói quen di chuyển ra vị trí ngoài gần biên hơn hậu vệ phải của đối thủ. Vì vậy mà anh ấy có thể chơi tốt như một tiền vệ chạy cánh trái cổ điển, trong khi tiền đạo ở giữa (thường là Luis Fabiano nhưng anh chấn thương trong trận này nên người được thay là Adriano) chiếm giữ vị trí ở gần trung vệ bên trái của đối thủ. Vì vậy mà hai cầu thủ này chơi quá xa nhau để có thể cho rằng đây là hàng tiền đạo hai cầu thủ và sự thật là họ cũng rất ít khi chơi gần nhau.

    Vai trò của của Ramires cũng rất thú vị. Anh ấy chơi hiệu quả với vai trò tương tự như hồi còn chơi ở Benfica, di chuyển ở tuyến giữa khi phòng thủ và chuyển sang đá như một tiền vệ chạy cánh phải khi Brazil có bóng. Điều này đòi hỏi rất nhiều thể lực, nhưng sự thật là anh ấy và Maicon (hậu vệ phải) đều sở hữu thể lực và tốc độ tốt, nghĩa là hai cầu thủ này có thế quán xuyến hiệu quả tất cả vị trí bên hành lang cánh phải của Brazil.

    Và thế là ta có được sơ đồ của Brazil như hình dưới đây - vậy rốt cuộc thì đây là sơ đồ gì?


    Với việc sử dụng hai tiền vệ trụ là Melo và Gilberto, Brazil có thể kiếm soát trận đấu một cách dễ dàng, bởi vì một trong hai tiền vệ trụ luôn không bị kèm. Và chiến thuật của Brazil cũng phụ thuộc hầu hết vào việc kiểm soát thế trận. Bàn thắng thứ hai vào lưới Ireland là một pha bóng rất mượt với 21 đường chuyền trước khi Robinho đưa bóng và lưới đội bạn. Họ thường xuyên gia tăng áp lực lên đối thủ cũng như chơi phản công nhanh, và họ tấn công với tốc độ rất cao - một vấn để đối với các tiền vệ trung tâm của đối thủ là họ tìm cách kèm chặt Gilberto và Melo để Brazil khó kiểm soát thế trận hơn, vì vậy mà Ramires và Kaka có khoảng trống. Và với Robinho tiếp tục chơi rộng bên cánh trái và Maicon lên công về thủ ở cánh phải, Brazil có thể làm chủ trung tâm với hàng tiền vệ kim cương mà không hề sợ yếu ở hai cánh như sơ đồ kim cương cổ điển.

    Ngoài ra còn có một sự tinh tế khác trong chiến thuật của Brazil, đó là khi họ kiểm soát thế trận, đôi khi họ sử dụng hàng thủ ba người, với Michel Bastos (vị trí thực sự của anh ấy ở CLB là tiền vệ chạy cánh chứ không phải hậu vệ cánh) và Maicon đá như wing-back, như được thể hiện trong hình:


    Brazil chuyển về sơ đồ phòng thủ ba người

    Ở đây, Gilberto Silva (thường là tiền vệ trụ bên phải), lùi xuống trở thành một trung vệ ở bên phải cạnh Juan và Lucio (ba hậu vệ được đánh dấu đỏ), Lucio trở thành sweeper, với nhiệm vụ phát động tấn công. Hệ thống ba hậu vệ với hai wing-back này có phần giống với đội hình Brazil năm 2002. Felipe Melo trở thành tiền vệ trụ duy nhất với Bastos và Maicon (màu hồng) có thể dâng cao hơn để tấn công. Nó trở thành một hệ thống 3-3-3-1 phong cách Ajax, với Robinho và Ramires bó vào trong, kéo theo các cầu thủ đối thủ di chuyển vào trong kèm, giúp hai wing-back có khoảng trống để tấn công.

    Và bức ảnh cuối cùng:


    Brazil khi có bóng ở hàng thủ

    Robinho (tím) đứng kèm với hậu vệ phải của đối thủ trong khi Adriano (đỏ) chơi ngay cạnh trung vệ trái của đối thủ. Trung vệ giữa bọn họ không theo kèm ai cả. Vì Ramires (vàng) quán xuyến một ví trí ở hàng tiền vệ, nên hậu vệ cánh phải Maicon (hồng) có thể tận dụng tốt khoảng trống ở cánh, và bù lại, Gilberto (màu xanh) di chuyển xuống vị trí sẵn sàng bọc lót ở cánh phải, cũng như cách Javier Zanetti bọc lót cho Maicon ở Inter.

    Đội hình Brazil này đã bị chỉ trích nhiều và mỗi khi chuẩn bị có trận đấu của Brazil là các cuộc bình luận trên BBC hay ITV lại đánh giá là đội hình Brazil này không phải là một Brazil ‘cổ điển’, và các chuyên gia đều mong muốn những cầu thủ đậm chất Samba như Ronaldinho ra sân. Nhưng nên nhớ rằng, năm 2006 Brazil đã thử chơi hàng công với bốn cầu thủ Kaka, Ronaldinho, Ronaldo và Adriano, và đã thất bại hoàn toàn. Trong khi đó đội hình Brazil này thực dụng hơn, có tổ chức hơn và kiểm soát thế trận tuyệt vời.

    Không nên bất ngờ khi Dunga sử dụng chiến thuật này để chuẩn bị cho World Cup. Họ sẽ giữ bóng, vắt cạn thể lực của đối thủ và tấn công cầm chừng. Rồi, đến khi cần thiết, họ sẽ bất ngờ đẩy cao tốc độ, cộng với kĩ thuật của Kaka và Robinho, và thắng các trận đấu dễ dàng mà không thực sự cần uy hiếp đối thủ liên tục.

    Đây không phải là đội hình Brazil những năm 1970, 1982 hay thậm chí là 2002. Họ thậm chí còn bị xem là đội hình yếu nhất của Brazil từ trước đến nay nhưng trên thực tế lại thi đấu rất hiệu quả và nếu bạn có niềm đam mê với bóng đá, bạn sẽ muốn xem họ thi đấu.

    Chủ đề tương tự:
    Lần sửa bài viết gần nhất bởi Rayky : 13-09-2013 vào lúc 10:35 PM

Qui định gửi bài

  • Bạn không thể lập chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi bài phản hồi
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết
  •