Share game FM24 (PC)
Hiển thị kết quả từ 1 tói 3 trong tổng số 3
  1. #1
    Ngày tham gia
    15 Jun 2009
    Số bài viết
    5

    [Đội hình của thập kỉ] Số 3: Manchester United 2006-2009

    Không giống như những đội khác ở trong danh sách này, Manchester United không hề sử dụng 1 đội hinh nhất định nào trong suốt quãng thời gian 3 năm thành công rực rỡ của họ (2006-2009). Sir Alex Ferguson đã sử dụng khá nhiều đội hình khác nhau : 4-3-3, 4-4-2, 4-5-1, 4-2-3-1, 4-4-1-1, …. và một số đội hình khác nữa.

    Với việc sử dụng nhiều đội hình, xoay tua cầu thủ chính và mua bán nhiều cầu thủ chủ chốt của đội như vậy, thực sự là rất khó để có thể tâp hợp 1 đội hình 11 người và nói rằng : ”Họ đã chơi với đội hình như vậy suốt 3 năm liên tiếp”.

    Tuy nhiên, đội hình mà đã vô địch Champions League vào mùa giải 2007/2008 có thể nói là đội hình 11 người hay nhất để có thể miêu tả cụ thể. Luôn luôn có một bộ tứ vệ cùng với 2 tiền vệ chơi tương đối thấp, Ferguson chỉ dùng thêm 1 tiền vệ trung tâm nữa, còn trên hàng công là bộ 3 thi đấu vô cùng linh hoạt: Cristiano Ronaldo, Wayne Rooney và Carlos Tevez.

    Nguyên nhân cho việc sử dụng vô cùng thành công bộ 3 này của Sir Alex Ferguson là:
    1. Ronaldo, Rooney, Tevez đều có khả năng thích nghi rất cao, họ sẵn sàng chơi ở bên cánh hoặc thậm chí là ở ngay trong trung lộ.
    2. Bộ ba này đều là những sát thủ thực thụ trong vòng cấm và di chuyển cực kì thông minh, đồng nghĩa vời việc Ferguson chỉ việc để họ chơi “free role” và ngồi thư giãn đợi kết quả.
    3. Và cuối cùng là điều quan trọng nhất, họ hiểu rõ nhiệm vụ phòng ngự của mình ở trên sân.

    Tất nhiên, cốt lõi của chiến thuật này, chiến thuật được cho là bị ảnh hưởng bởi Luciano Spalletti của Roma, đó là Manchester United không hề sử dụng một tiền đạo cắm nào cả. Ronaldo là tiền vệ chạy cánh không thể thiếu, là mẫu cầu thủ có cả kĩ thuật và thể lực để trở thành mối đe dọa trước khung thành đối phương từ 2 cánh, cũng như trở thành mũi nhọn duy nhất trên hàng công – trong khi Rooney và Tevez là hai tiền đạo nhỏ con, sáng tạo, thường xuyên lùi về sâu và chạy không biết mệt.

    Tuy vậy bộ ba không phải lúc nào cũng được sử dụng. Trong những trận đấu Champions League ở sân khách mùa giải đó, một trong số họ (Tevez) thường xuyên phải nhường vị trí cho một tiền vệ “ba phổi”, như là Park Ji-Sung. Trận thắng ở ngay trên sân nhà của Roma năm đó được cho là một trong những trận đấu hay nhất mà một CLB Anh từng chơi ở đấu trường Châu Âu. Rooney chơi dạt sang cánh trái để tạo nên 1 hàng tiền vệ 5 người, trong khi Ronaldo chơi như 1 tiền đạo duy nhất trên hàng công. Khác với Francesco Totti đã phát minh ra vai trò “số 9 ảo” bằng việc lùi sâu về đến giữa sân, Ronaldo lại vừa lùi về vừa dạt sang hai bên cánh hoặc bất cứ chỗ nào có khoảng trống, quấy nhiễu và làm cho bộ đôi trung vệ của Roma phải làm việc vô cùng vất vả. Khi Ronaldo làm vậy thì Rooney hoặc Park sẽ là cầu thủ chơi cao nhất. Mu thắng 2-0, với bàn mở tỉ số bằng pha đánh đầu đầy kĩ thuật và đậm chất của một tiền đạo đúng nghĩa.


    Chiến thuật của MU trận gặp Roma

    Nhưng với sự linh hoạt của bộ ba đó (Rooney-Rooney-Ronaldo), Ferguson hoàn toàn có thể dễ dàng thay đổi đội hình khi đối đầu với nhiều đối thủ khác nhau. Ví dụ như ta đã thấy trong trận đấu với Roma, Rooney chơi dạt trái và Ronaldo chơi cao nhất thì trong trận chung kết CL với Chelsea họ lại đảo vị trí với nhau. Ronaldo chơi bên cánh trái để “bắt nạt” Essien, cầu thủ thường xuyên bỏ vị trí bên cánh phải. Và đúng là như vậy, Ronaldo hoàn toàn vượt mặt Essien và kết quả là bàn thắng mở tỉ số. Khả năng thay đổi vai trò của từng cá nhân mà không ảnh hưởng đến toàn đội và sự ăn ý chính là chìa khóa dẫn đến thành công của họ.


    Chiến thuật của MU trận Chung Kết C1 năm 2008

    Đã có 1 khoảng thời gian mà báo chí đã nghi ngờ tài năng chỉ đạo của Ferguson. Nhưng khi thời gian trôi qua, điều đó đã trở thành quá khứ. Phong độ trên sân khách ở đấu trường Châu Âu của MU là khá ấn tượng, và cái cách họ thi đấu trong trận đấu với Arsenal ở sân Emirates vào mùa giải 2009-2010 sẽ trở thành một trong những trận đấu đậm chất chiến thuật nhất của thập kỉ.

    Ngày nay, Sir Alex sử dụng xoay vòng giữa 4-3-3 (và biến thể của nó) và 4-4-2 (và biến thể của nó). Trong số các cầu thủ mà ông sở hữu, một số cầu thủ sẽ quen với đội hình chiến thuật này hơn với chiến thuật kia. Park Ji-Sung chơi cực kì ấn tượng trong đội hình 4-3-3 với vai trò tiền về ngự chơi rộng, trong khi Anderson mang lại hiệu quả với việc chỉ huy hàng tiền vệ 3 người với thiên hướng phòng ngự. Mặt khác, Berbatov dường như không thể tìm được vị trí trong 4-3-3 và thường xuyên được sử dụng hơn trong 4-4-2. Những tiền vệ trung tâm chủ chốt của Ferguson : Darren Fletcher, Paul Scholes, Michael Carrick và Owen Hargreaves (khi khỏe mạnh) đều có thể chơi những vị trí và vai trò khác nhau cho dù là chơi 4 hay 3 tiền vệ.

    Không thể nói đây là đội hình vĩ đại nhất mà Sir Alex đã đào tạo, nhưng có thể coi đây là đội hình mạnh nhất về việc đổi mới chiến thuật.

    Chủ đề tương tự:

  2. #2
    Ngày tham gia
    06 Jul 2007
    Số bài viết
    492

    Từ: [Đội hình của thập kỉ] Số 3: Manchester United 2006-2009

    Xem mới thấy tiếc thời bộ ba tevez CR7 và Rooney thật. Lúc ấy Mu mới thực sự đáng sợ. Mình nghĩ bán Tevez thực sự là 1 sai lầm của Sir Alex, có lẽ anh này chỉ phản ứng khi quá ưu ái Berbatov trong khi Tevez luôn đá rất nỗ lực.


  3. #3
    Ngày tham gia
    26 Oct 2009
    Đến từ
    Highbury Stadium
    Số bài viết
    2,470

    Từ: [Đội hình của thập kỉ] Số 3: Manchester United 2006-2009

    Hồi này MU thành công với 3 EPL liên tiếp và 1 UCL mình nghĩ là đội hình 4-6-0 chứ


    ...COME ON YOU RED...

Qui định gửi bài

  • Bạn không thể lập chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi bài phản hồi
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết
  •