Share game FM24 (PC)

Xem kết quả bình chọn: Theo bạn, nguyên nhân chính giúp Tottenham giành chiến thắng?

Người đã bình chọn
11. Bạn không được quyền bỏ phiếu bình chọn này
  • Do Bale đá quá hay, Totteham được đá trên sân nhà

    3 27.27%
  • Mancini phản ứng chậm chạp, MC yếu đuối

    2 18.18%
  • Do Andres Villas-Boas có nhãn quan chiến thuật tuyệt vời + thay đổi kịp thời

    5 45.45%
  • Do may mắn

    1 9.09%
Hiển thị kết quả từ 1 tói 5 trong tổng số 5
  1. #1
    Ngày tham gia
    26 Oct 2011
    Đến từ
    TPHCM
    Số bài viết
    1,209

    [EPL R34] Tottenham 3 -1 Manchester City: Đổi đội hình, đổi cục diện

    Manchester City (MC) chiếm ưu thế ở hiệp một, nhưng một vài sự thay đổi tuyệt vời từ Villas – Boas giúp cho Tottenham có 20 phút cuồng phong ở cuối trận.

    Villas-Boas có được sự phục vụ của Bale ngay từ đầu, trong khi Lennon thì vẫn chưa sẵn sàng. Emmanuel Adebayor được tin tưởng hơn Defoe.

    Roberto Mancini không có David Silva và Sergio Aguero do họ không có được 100% thể lực, cho nên Edin Dzeko đá cao nhất trên hàng công.

    Trận đấu này gồm 2 phần – Spurs giành chiến thắng xứng đáng, nhưng thực tế thì City là đội chơi tốt hơn trước khi hiệp một kết thúc.


    Đội hình xuất phát


    • Giống nhau

    Bạn không thể coi 2 đội bóng này là giống nhau khi so về tổng thể sức mạnh, nhưng khi bỏ qua khâu tấn công, Tot và MC bố trí đội hình xuất phát khá giống nhau.

    Đội hình họ gồm có: một hàng phòng ngự 4 người cơ bản, một tiền vệ phòng ngự người Anh dữ dằn (Scott Parker và Gareth Barry) chơi kế bên một tiền vệ nổi tiếng với khả năng tổ chức tấn công khi có bóng (Mousa Dembele và Yaya Toure). Ở hai bên cánh, hai tiền vệ của họ đều chủ yếu bó vào trung lộ - Spurs là Gylfi Sigurdsson và Clint Dempsey, bởi vì họ mất đi hai cầu thủ chạy cánh quen thuộc, còn City là Samir Nasri và James Milner, và họ chơi như vậy là theo yêu cầu của Mancini. Khi mà cả Defoe và Aguero không thể góp mặt để gia tăng tốc độ cho những pha tấn công, thì những số chín thực thụ (Adebayor và Dzeko) được cả 2 đội dùng để cắm cao nhất trên hàng công, với một số mười chơi ngay đằng sau, thực sự thì hai tiền đạo cắm chỉ có nhiệm vụ cắm trên cao và không đóng góp được gì nhiều.


    • Bale vs Tevez

    Vì thế, cuộc chiến ở hiệp thi đấu đầu tiên xuất phát từ hai “số mười” chơi hỗ trợ phía sau, nơi họ có nhiều khoảng trống hơn để gây ảnh hưởng lớn đến trận đấu – Gareth Bale và Carlos Tevez. Rõ ràng, cả hai hoàn toàn khác biệt với nhau – Bale là một tiền vệ cánh đang dần làm quen với vị trí trung tâm, trong khi Tevez là một tiền đạo đa năng có khả năng xoay trở trong khoảng không hẹp.

    Bale được trao quá nhiều khoảng trống hồi đầu trận, nhưng khi nhịp độ trận đấu được ghìm lại, mọi thứ trở nên ổn định, thì anh ấy lại gặp khó khăn khi mà Barry và Toure lùi khá sâu về. Một phần của khó khăn đó đến từ việc Dempsey và (thỉnh thoảng) là Sigurdsson thâm nhập vòng cấm quá nhanh (Giống như những gì họ làm ở trận gặp Everton khi đá ở White Hart Lane), khiến cho khu vực trung lộ trở nên chật chội. Bale vẫn có thể là một mối nguy hiểm khi chơi ở trung tâm, nhưng kiểu cầu thủ như anh cần có không gian – có thể là ở giữa hàng tiền vệ và phòng ngự đối phương, hoặc là phía sau hàng phòng ngự, giống như khoảng trống mà anh tìm thấy ở trận gặp Arsenal gần đây, liên tục dốc bóng để khai thác khoảng trống mà hàng phòng ngự Arsenal để lại khi dâng cao.


    • Tevez quá xuất sắc

    Tevez xử lí tình huống hiệu quả hơn nhiều. Ngay từ những phút đầu trận, cầu thủ người Argentina này luôn di chuyển phía sau lưng Scott Parker để nhận banh ở khoảng trống giữa hàng phòng ngự và tiền vệ Spurs, khiến cho các trung vệ của Gà Trống rơi vào rắc rối: Phía sau lưng Dzeko vẫn tích cực di chuyển, cầu thủ tuy đóng góp ít, nhưng đã ghi bốn bàn cũng ở trận đấu lượt về này vào năm ngoái, cho nên không có gì lạ khi ít nhiều phải để mắt tới anh.

    Chìa khóa cho màn trình diễn của Tevez đến từ việc di chuyển từ biên vào trung lộ. Anh ấy có một đường chuyền cực kì thông minh cho Milner, người có quả kiến tạo cho Nasri mở tỉ số, và hai phút sau cũng chính anh là người xuất hiện ở đường biên bên kia, chọc khe một quả cho Barry băng lên tham gia tấn công.




    Spurs không thể đối phó với những pha di chuyển này, khi mà Parker đặc biệt kém ở khâu chọn vị trí. Anh ấy thường xuyên để Tevez có quá nhiều khoảng trống, và Villas-Boas phải liên tục la hét nhắc nhở Parker cùng Dembele lùi sâu về để làm hẹp khoảng trống giữa hàng tiền vệ và phòng ngự. Parker, một máy chém tốt ở trước hàng phòng ngự, nhưng chọn vị trí không tốt dẫn đến không thể vô hiệu hóa được mũi nhọn tấn công chơi trực diện với mình, và Tevez đã tạo ra những tình huống cực kì thuận lợi cho cả Nasri và Dzeko ở hiệp một – City đã có thể có hơn 1 bàn thắng.


    • Những thay đổi đầu tiên của Villas-Boas

    Villas-Boas đã sớm nhận ra Bale không có được khoảng trống khi chơi ở trung tâm, cho nên ông quyết định kéo anh ra cánh. Tuy nhiên, thay vì để cho anh đá tiền vệ cánh trái sở trường, Villas-Boas lại đổi chỗ Bale và Dempsey – cho nên Bale đá tiền vệ tấn công cánh phải, Dempsey chơi trung tâm.

    Tuy nhiên, sự thay đổi của Boas vô tình giúp cho MC lụm bí kíp. Mancini bị buộc phải thay Milner bị chấn thương bằng Aleksandar Kolarov, người chơi ở cánh trái, cho nên Nasri được dời qua cánh phải. Vì thế, khi Bale bị kẹp như sandwitch giữa Gael Clichy và Kolarov – hai hậu vệ cánh trái – cầu thủ nguy hiểm nhất của Spurs bị vô hiệu hóa dễ dàng.


    • Đổi sơ đồ

    Sau gần một giờ đồng hồ, Villas-Boas cuối cùng cũng có sự thay đổi mang tính quyết định khi chuyển từ sơ đồ 4-2-3-1 sang 4-3-3.

    Đầu tiên, Tom Huddlestone được tung vào sân thay cho Parker và lùi sâu để cầm bóng. Tuyến giữa giờ đã được định hình rõ ràng: khi có một tiền vệ tập trung cầm bóng hơn là giao trọng trách cho 2 người, thì đồng nghĩa với việc Huddlestone giờ có thể tập trung cho việc theo sát Tevez khắp mọi nơi. Huddlestone làm việc này tốt hơn hẳn so với Parker – Tevez hầu như không nhận được bóng. Huddlestone cũng hoàn thành tốt việc cung cấp bóng của mình.

    Lewis Holtby thay cho một Sigurdsson đáng thất vọng, và chơi ngang với Dembele – tạo thành cặp tiền vệ trung tâm có khả năng tổ chức tấn công, và áp đảo cặp Toure – Barry ở tuyến giữa.


    Không một tiền vệ hay tiền đạo nào của Tottenham
    kết thúc trận đấu đúng với vị trí mà họ đã ra sân lúc đầu


    • Defoe

    Những thay đổi đó giúp cho Spurs bắt kịp với trận đấu, và nó đồng nghĩa với việc họ giờ áp đảo trong khâu cầm bóng. Sự thay đổi tiếp theo của Villas-Boas cũng quan trọng không kém – Defoe vào thay Adebayor. Đó là sự thay đổi có thể đoán trước và khá lô – gic, khi mà Adebayor không đóng góp được chút gì, tuy nhiên Villas-Boas vẫn đáng được khen ngợi khi cưỡng lại được những lời xúi giục sử dụng cùng lúc 2 tiền đạo. Ông ấy có thể cho Dempsey hoặc Dembele ra để tung vào sân một mũi nhọn tấn công thứ hai, tuy nhiên ông hiểu rằng một hệ thống mới sẽ đem lại hiệu quả.

    Bây giờ thì, Defoe vào sân cung cấp tốc độ cho tuyến trên – và khi mà 4-3-3 được áp dụng thì cũng có nghĩa là Bale sẽ được chơi cao hơn bên hành lang cánh phải. Và giờ, Spurs này là một Spurs mà Villas-Boas muốn xây dựng: trực tiếp, tốc độ và vận hành theo chiều “thẳng”.

    Lúc mà đội hình 4-2-3-1 được sử dụng ở hiệp một, chúng ta thường thấy Dempsey và Sigurdsson chơi cắt vào trong, làm chậm đi nhịp độ tấn công, giờ thì mọi người đều tấn công có mục đích. Huddlestone thực hiện những đường chuyền dài lên phía trên, trong khi Holtby và Dembele di chuyển đầy mạnh mẽ, còn Defoe và Bale cung cấp tốc độ để thực hiện những đường chọc khe. Dempsey trở thành cầu thủ trong vòng cấm, và là người kết thúc gọn gàng từ quả tạt tuyệt vời của Bale để cân bằng tỉ số.

    Khi này thì Spurs hừng hừng khí thế, và những pha tăng tốc di chuyển ra phía sau hàng phòng ngự trở nên cốt yếu. Defoe có được khoảng trống phía sau Pablo Zabaleta ở bàn thứ hai, còn Bale đón được đường chuyền trong lúc chạy chỗ từ Huddlestone ở quả cuối.


    Sơ đồ cho thấy ở hiệp một, Bale nhận banh ở khắp nơi trên sân – và chủ yếu ở sân nhà,
    còn ở hiệp hai banh chủ yếu chuyền ra cánh cho anh trên phần sân đối phương


    • City không có sự thay đổi

    Mancini tỏ ra thụ động một cách bất ngờ trong suốt hiệp hai. Ông ấy phải sử dụng quyền thay người đầu tiên vì chấn thướng, nhưng ông vẫn còn những 2 quyền nữa. Có rất nhiều thời điểm mà HLV người Italy này có thể nhận ra chiều hướng của trận đấu đang thay đổi, và hành động khi đó là cần thiết. Khi mà Villas-Boas có ba sự thay đổi, và Spurs ghi ba bàn, thì ông ấy mới quyết định tung Scott Sinclair vào thay Edin Dzeko.

    Điều này thật sự kì lạ khi mà giờ họ đang cần một tiền đạo trung tâm cao ráo để nhận những đường bơm banh dài lên phía trên – vì tỉ số đã là 3-1. Nhưng càng kì lạ hơn nữa khi Mancini quyết định tung Joleon Lescott vào như một tiền đạo trung tâm khẩn cấp ở những phút cuối cùng, một pha thay người bất ngờ nhất của Manchester City kể từ khi Stuart Pearce làm điều tương tự nhưng là với một thủ môn…


    • Kết luận

    Đây là một trận cầu đỉnh cao của bóng đá, cả ở mặt giải trí và chiến thuật. Sự giống nhau của hai đội ở hiệp một là rõ ràng, và cuộc chiến của Bale – Tevez (dù cả 2 không đối đầu trực tiếp) định đoạt người chiến thắng ở những phút sau của trận đấu.

    Những thay đổi của Villas-Boas ngay lập tức đem lại hiệu quả tức thì, nhưng cũng không hẳn tất cả. Việc đổi vị trí của Bale và Dempsey không giúp ích gì nhiều, ông ấy nhận ra điều đó, đưa ra giải pháp và ngay lập tức áp dụng khi mà vẫn còn thời gian cho Tottenham trở lại trận đấu. Tevez bị vô hiệu hóa, Holtby và Dembele giúp Spurs đưa banh lên, trong khi Defoe và Bale cung cấp tốc độ vượt qua hàng thủ đối phương – thứ mà họ thiếu ở hiệp một. Trong một phần tư thời gian còn lại của trận đấu, Spurs đã làm gợi nhớ lại hình ảnh của Porto năm 2010/2011 dưới thời dẫn dắt của Villas-Boas.

    Mancini lại không có phản ứng gì đến khi mọi chuyện đã quá trễ, và City bị đánh bại một cách thuyết phục dù chơi lấn lượt ở hiệp một. Toure vẫn di chuyển vòng quanh nhưng không gây được nhiều ảnh hưởng – Javi Garcia là một quyền thay người không được sử dụng đến – trong khi Vincent Kompany thì chơi cực tồi. Một con số thống kê thú vị từ trận đấu là Kompany không hề tham gia vào một pha không chiến nào – không sử dụng sở trường của mình, anh ấy trông như một trung vệ nghiệp dư.



    Tác giả:
    • Chữ xanh là đưa đến một liên kết khác



    Chủ đề tương tự:

  2. #2
    Ngày tham gia
    24 Jul 2011
    Số bài viết
    6,237

    Từ: [EPL R34] Tottenham 3 -1 Manchester City: Đổi đội hình, đổi cục diện

    Kompany, chơi cực tốt cho đến khi mắc sai lầm ở bàn thua đầu tiên, sau đó là bàn thứ 2


  3. #3
    Ngày tham gia
    21 Dec 2012
    Số bài viết
    277

    Từ: [EPL R34] Tottenham 3 -1 Manchester City: Đổi đội hình, đổi cục diện

    Nghe nói trước khi bị gỡ hòa, Brian Kidd nói với Mancini là nên kèm sát Bale hơn... Mancio cười hô hố bảo ko cần... Sau khi bị ghi 3 bàn trong 7', Mancio ngửa mặt lên trời bảo:" Hắn giết ta rồi!!!" Còn Kidd bảo :"Chúa cũng ko cứu đc lão!"...


  4. #4
    Ngày tham gia
    11 Jul 2008
    Đến từ
    HCM
    Số bài viết
    396

    Từ: [EPL R34] Tottenham 3 -1 Manchester City: Đổi đội hình, đổi cục diện

    MC như kiểu hụt hơi vậy, trận gặp Chelsea cũng vậy, đầu trận đá hay hơn hẳn, Tot phế hoàn toàn, tự dưng thọt


  5. #5
    Ngày tham gia
    26 Oct 2011
    Đến từ
    TPHCM
    Số bài viết
    1,209

    Thêm Poll cho khí thế

    Hi hi hi hi hi


Qui định gửi bài

  • Bạn không thể lập chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi bài phản hồi
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết
  •