Share game FM24 (PC)
Trang thứ 2 trong tổng số 6 trang Trang đầuTrang đầu 1234 ... Trang cuốiTrang cuối
Hiển thị kết quả từ 11 tói 20 trong tổng số 52

Chủ đề: Tôi là Zlatan

  1. #11
    Ngày tham gia
    24 Jul 2011
    Số bài viết
    6,237

    Từ: Tôi là Zlatan

    mai mốt đợi cuốn tự truyện của PEP xem nói j về ibra


  2. #12
    Ngày tham gia
    08 Jun 2009
    Đến từ
    Đáy xã hội
    Số bài viết
    412

    Từ: Tôi là Zlatan

    mình dịch từ bản tiếng Anh ý bẹp lên isohunt down về bản gốc thì viết bằng tiếng Thụy Điển nên mềnh chịu thua v lại cũng chẳng tìm


    THANH NIÊN TAM THẤT: THẤT NGHIỆP, THẤT TÌNH VÀ THẤT VỌNG

  3. #13
    Ngày tham gia
    08 Jun 2009
    Đến từ
    Đáy xã hội
    Số bài viết
    412

    Từ: Tôi là Zlatan

    WELCOME BACK TO ZLATAN

    tại chương này chúng ta sẽ hiểu thêm về tuổi thơ của Ibrahimovic


    Chương 2


    Tôi nhớ hồi còn nhỏ, tôi có một chiếc BMX. Tôi gọi nó là Fido Dido.

    Fido Dido là một nhân vật hoạt hình, một gã lưu mạnh với bộ tóc kiểu hippy. Hồi đó tôi rất khoái phong cách này. Nhưng không lâu sau, chiếc xe đạp bị ăn trộm ở ngoài nhà tắm công cộng Rosengard. Cha tôi xông tới đó, áo sơ-mi phanh ra và tay áo xắn lên đến tận khuỷu. Cha tôi rất thương các con của mình, ông vẫn thường nói: “Đừng có động vào con tao !” khi muốn bảo vệ chúng tôi. Nhưng ông ấy cũng không thể làm gì. Fido Dido biến mất, còn tôi chìm trong nỗi buồn.

    Sau đó tôi bắt đầu ăn trộm xe đạp của người khác. Tôi thường dùng đá để phá khóa, và nhanh chóng trở nên “lành nghề”. Bang, bang, bang – và chiếc xe thuộc về tôi. Tôi trở thành kẻ chuyên đi ăn trộm xe đạp. Đó là lần đầu tiên tôi “là một cái gì đó”. Hồi đó tôi ngây thơ, không hiểu được việc đó là sai trái, và đôi khi còn đi quá đà. Tôi nhớ có một lần, tôi mặc đồ đen từ trên xuống dưới, lẻn ra ngoài lúc ban đêm y như Rambo và ăn trộm một chiếc xe đạp quân đội bằng một cái kìm cắt lớn. Chiếc xe đó rất đẹp, tôi thích nó vô cùng. Nhưng thật tình lúc đó tôi có ý định làm một việc khác chứ không phải là đi ăn trộm xe. Tôi lẩn lút trong bóng tối, và ném trứng thối và vài thứ khác vào cửa sổ các nhà quanh đó, rất ít khi tôi bị bắt.

    Tôi nhớ một chuyện đáng xấu hổ đã xảy ra tại trung tâm mua sắm Wessels ở Jagersro. Thật ra thì tôi xứng đáng phải nhận lấy điều này. Tôi và một đứa bạn khi đó mặc một cái áo khoác mùa đông to sụ (khi đó là giữa hè), và bên trong cái áo khoác là 4 chiếc vợt bóng bàn và vài thứ linh tinh khác chúng tôi ăn trộm. “2 thằng nhóc kia, chúng mày ăn trộm mấy thứ này phải không ?” bảo vệ tóm được chúng tôi và bắt đầu tra hỏi. Tôi đặt vài xu lẻ lên bàn và nói: “Với vài đồng này sao ?” Nhưng có vẻ ông ta không có khiếu hài hước thì phải, từ sau lần thất bại đó tôi quyết tâm phải trở nên “chuyên nghiệp” hơn. Và cho đến lúc này khi nhìn lại, tôi nghĩ rằng mình cũng là kẻ có tay nghề “xoáy” đồ kha khá đấy.

    Khi còn bé, tôi sở hữu một cái mũi quá khổ, bị nói ngọng và sau đó tôi đi học một lớp học nói. Một người đàn bà đến trường tôi và chỉ cho chúng tôi cách phát âm “S” và khi đó tôi nghĩ rằng cái việc này thật vô nghĩa. Có lẽ khi đó tôi chỉ muốn làm cái gì đó để lên mặt với mọi người và chuồn khỏi cái lớp học buồn tẻ này chăng ? Cảm giác lúc đó giống như có cái gì đang sôi sục trong tôi vậy. Tôi không thể ngồi trong lớp đó thêm một giây nào nữa và tôi chạy biến đi. Tôi luôn cảm thấy không điều gì có thể làm hại mình nếu chạy đủ nhanh. Rosengard nơi tôi sống là vùng ngoại ô thuộc thành phố Malmo và ở đây có đủ các chủng tộc người, từ Somali, Thổ Nhĩ Kỳ, người Nam Tư, Ba Lan... và tất nhiên, người Thụy Điển. Chúng tôi luôn đối xử với nhau khá thô bạo. Dường như điều nhỏ nhặt nhất cũng có thể làm người dân ở đây phát điên, và ít ra – như tôi thấy - ở nhà giống như một cực hình vậy – đấy là cách nói giảm nhẹ rồi đấy.

    Gia đình sống trên tầng 4 trong một khu tập thể trên phố Cronmans, và chúng tôi không bao giờ đi vòng quanh, chào hỏi những gia đình khác. Cũng không có ai hỏi thăm tôi mấy câu đại loại như “Nhóc Zlatan, ngày hôm nay thế nào ?”. Không thể trồng một cái cây nhân cách đẹp đẽ chỉ với việc nhà và tra vấn mỗi khi có một vấn đề gì xảy ra. Ở đây bạn phải tỏ ra mình hết sức cứng cỏi, vì những vụ lộn xộn và đấm đá thường xuyên diễn ra. Tất nhiên thi thoảng tôi cũng ước mình có chút không gian để thể hiện một chút yếu mềm của bản thân. Tôi nhớ có một lần, tôi bị ngã từ trên mái nhà trẻ xuống đất, mắt thâm tím và tôi chạy thẳng về nhà, hy vọng sẽ nhận được vài cái vuốt ve xót xa, hoặc ít ra cũng là vài lời nói êm ái an ủi. Nhưng cái tôi nhận được là một cái tát vào ngay giữa mặt và: “Mày làm cái quái gì trên mái nhà thế ?”

    Không có những lời như “Zlatan tội nghiệp”, chỉ có “Thằng ngu, mày trèo lên mái nhà làm cái gì ? Cái tát này là dành cho những thằng ngu như mày.”, tôi chết điếng, và chạy biến đi. Mẹ tôi không có thời gian để vuốt ve và an ủi, bà phải lau dọn và vật lộn cả ngày để kiếm tiền, bà cũng vô cùng nghiêm khắc. Dường như bà không thể làm gì đó nhẹ nhàng hơn, và nói rộng ra thì, cả gia đình tôi luôn trong tình trạng căng thẳng. Tin tôi đi, không bao giờ gia đình tôi có những lời nói giống như những gia đình Thụy Điển êm ấm kiểu “Con yêu, lấy cho mẹ hộp bơ nhé”, trong trường hợp này nó sẽ đơn giản hơn nhiều: “Thằng kia, lấy cho tao hộp sữa!” Nhưng tôi biết, mỗi khi ở một mình, mẹ tôi vẫn thường lặng lẽ khóc. Bà khóc rất nhiều, bà yêu chúng tôi và cũng biết chúng tôi rất yêu bà, nhưng bà đã có một cuộc sống quá khó khăn đến mức không thể dịu dàng hơn với tôi. Mẹ tôi phải làm việc lau dọn 14 tiếng/ngày, và thỉnh thoảng chúng tôi theo bà để giúp đỡ vài việc vặt như đổ rác, kiếm vài xu lẻ.

    Bà vẫn thường đánh chúng tôi bằng một cái muôi gỗ, đôi khi vì đánh quá mạnh, cái muôi bị gãy và tôi lại phải đi mua 1 cái mới, như thể cái muôi gãy là tại tôi vậy. Tôi nhớ có một ngày nọ, tôi chọi một cục đá vào nhà trẻ, không hiểu tôi ném thế nào mà viên đá bay đúng vào cửa sổ. Cửa sổ vỡ tan và ngay lập tức mẹ tôi chạy đến. Dường như bà có giác quan thứ 6 với bất cứ điều gì làm bà phải trả tiền vậy, và ngay lập tức cái muôi gỗ vung lên. Bộp ! Tôi đau điếng, và hình như cái muôi đó lại gãy thì phải (Nhà tôi thỉnh thoảng chẳng còn một cái muôi nào), tôi bỏ chạy, bà đuổi theo với một cây gậy không hiểu vớ được ở đâu. Nhưng tôi chạy thoát, và đến kể lể với Sanela.

    Sanela là chị gái ruột của tôi. Chị ấy hơn tôi 2 tuổi và cũng là một đứa trẻ nghịch ngợm. Chị và tôi bàn cách để chọc giận lại mẹ. Điên thật ! Mẹ cứ đập vào đầu chúng tôi suốt ! Chúng tôi đến tiệm tạp hóa, mua hẳn một lô muôi gỗ, loại rẻ nhất, và đem về cho mẹ tôi như kiểu một món quà Giáng sinh vậy.

    Tôi nghĩ rằng mẹ tôi không bao giờ nhận ra là mấy chiếc muôi dễ gãy hơn hẳn. Thật sự bà không còn thời gian để suy nghĩ đến việc đó. Chúng tôi cần phải ăn, và toàn bộ năng lượng bà dùng để đảm bảo đến bữa tối chúng tôi có thứ gì đó ở trên bàn. Gia đình chúng tôi khá đông, vì ngoài tôi và Sanela phải kể đến cả người chị cùng mẹ khác cha (sau này chị ấy đi khỏi nhà và cắt đứt hoàn toàn mọi liên lạc với chúng tôi), em trai tôi Aleksandar, chúng tôi vẫn gọi cậu ấy là Keki. Gia đình tôi luôn trong tình trạng kẹt tiền, và các anh chị em chúng tôi đứa lớn hơn chăm sóc cho đứa nhỏ hơn. Bữa hàng ngày luôn luôn là mỳ ống với sốt cà chua, ăn chực ở nhà bạn hoặc ở nhà cô ruột tôi là Halife – cùng khu tập thể.

    Cha mẹ chúng tôi li dị nhau khi tôi chưa đầy 2 tuổi, vì vậy tôi không thể nhớ được hồi đó là thế nào nữa. Có khi thế lại tốt, vì tôi nghe nói cuộc hôn nhân đó của bà không hề hạnh phúc. Suốt ngày cãi lộn, có khi đánh nhau, và thực chất cuộc hôn nhân đó chỉ để giúp cha có được giấy phép lao động. Tôi cho rằng tất cả chúng tôi ở với mẹ là điều hoàn toàn tự nhiên, nhưng tôi lại rất nhớ cha mình. Tôi thấy thực chất ông cũng khá thú vị và chúng tôi luôn cảm thấy vui vẻ khi đến chơi với ông. Tôi và Sanela vẫn thường đến thăm cha vào cuối tuần và những khi đó ông đều đưa chúng tôi đến Pildammsparken hoặc vài địa điểm quanh Limhamn trên chiếc Opel Kadett cũ kỹ màu xanh. Chúng tôi được ăn hamburgers và kem. Có lần ông kiếm được một món hời và mua cho chúng tôi 2 đôi giày thể thao Nike Air Max, mỗi đôi đó dễ phải đến hơn 1 ngàn Kronor. Đôi của tôi màu xanh lá, còn của Sanela màu hồng. Hồi đó ở Rosengard không ai có đôi giày nào như thế, chúng tôi thấy cực kỳ tự hào. Chúng tôi có một người cha tuyệt vời và chúng tôi quyết định ăn mừng bằng Pizza và Coca-Cola. Ông ấy đã có công việc ổn định, có thêm một người con trai, Sapko. Và ông dành hẳn cuối tuần cho chúng tôi.

    <còn tiếp>

    Lần sửa bài viết gần nhất bởi Seikirrichi : 20-12-2012 vào lúc 11:47 AM

    THANH NIÊN TAM THẤT: THẤT NGHIỆP, THẤT TÌNH VÀ THẤT VỌNG

  4. #14
    Ảnh đại diện của zazinho
    zazinho đang ngoại tuyến Vô địch YFF Championship HLV tuyển trẻ U23
    Ngày tham gia
    24 Jan 2010
    Số bài viết
    561

    Từ: Tôi là Zlatan

    Dịch hay quá


  5. #15
    Ngày tham gia
    08 Jun 2009
    Đến từ
    Đáy xã hội
    Số bài viết
    412

    Từ: Tôi là Zlatan

    <tiếp chương 2>

    Rồi có chuyện xảy ra. Sanela chạy rất nhanh, chị ấy là người chạy 60m nhanh nhất trong lứa tuổi mình ở Skane (một khu vực thuộc đông nam Thụy Điển), và cha tôi đều cảm thấy cực kỳ tự hào khi đưa con gái mình đến sân tập. “Tuyệt vời, Sanela. Nhưng con có thể làm tốt hơn thế nhiều”, ông nói. Đó là cách động viên của ông, “Hơn nữa, hơn nữa, đừng tự thỏa mãn”, và khi đó tôi cũng ở trên xe. Cha tôi đến giờ vẫn nhớ việc đó. Ông cảm thấy có điều gì đó không ổn, Sanela vẫn im lặng, có vẻ chị ấy đang cố gắng kiềm chế để khỏi bật khóc.

    “Chuyện gì vậy con ?” Cha tôi hỏi.
    “Không có gì ạ.” Sanela trả lời.

    Cha tôi không tin, ông gặng hỏi và rồi cuối cùng Sanela đã kể tất cả. Chúng ta không nên đi vào chi tiết, vì đó là câu chuyện cá nhân của riêng Sanela. Nhưng khi đó cha tôi lồng lên như một con sư tử. Khi có chuyện xảy ra với các con, ông thường như vậy, đặc biệt nếu đó là chuyện của Sanela – cô con gái duy nhất của ông.

    Nói thật khi đó tôi mới 9 tuổi nên chẳng hiểu gì cả.

    Mùa thu năm 1990, cảnh sát phát hiện nhà chúng tôi có ma túy, vì còn nhỏ tuổi nên tôi không được biết điều gì. Nhưng tôi có linh cảm xấu, nhà tôi khi đó náo loạn cả lên. Thực tế mà nói thì đó không phải lần đầu tiên, người chị cùng mẹ khác cha của tôi nghiện ma túy, một loại gì đó khá nặng, và thường giấu ma túy ở nhà. Chúng tôi luôn gặp rắc rối với chị ấy, đôi khi có vài kẻ trông rất đáng sợ tới, chúng tôi luôn e sợ điều xấu sẽ xảy ra – chỉ là sớm hay muộn mà thôi. Có lần mẹ tôi bị bắt vì bị nghi ngờ tàng trữ đồ ăn cắp. Vài người bạn của mẹ tôi đã xúi bẩy: “Lấy cái vòng cổ đó đi!” và mẹ đã làm thế. Bà không hiểu điều đó là vi phạm pháp luật. Nhưng chuyện đã xảy ra, cảnh sát đến và đưa bà đi. Khi đó tôi cũng mơ hồ nhận ra một cảm giác hoang mang: Mẹ đâu rồi ? Sao mẹ lại bỏ đi ?

    Có lẽ đó là lần cuối cùng tôi thấy Sanela khóc, còn tôi thì tìm cách chạy trốn thực tại bằng cách phá quấy hàng xóm hoặc chơi bóng. Tôi không phải là đứa chơi bóng tốt nhất hay là một tài năng hứa hẹn gì cả. Tôi – khi đó chỉ là một đứa trẻ thích đá bóng, đơn giản thế thôi. Tôi thường hay chơi xấu khi tâm trạng không tốt, có khi húc đầu hay đánh nguội đối phương. Nhưng thật sự thì tôi thích bóng đá, và tôi chơi mọi lúc có thể, trên sân trường, một bãi đất không, suốt trong kỳ nghỉ.

    Khi chúng tôi tới trường Varner Ryden, Sanela khi đó đang học lớp 5, còn tôi lớp 3, chị ấy phải trưởng thành trước tuổi và trở thành “mẹ” của Keki và chăm sóc cho cả gia đình khi các chị gái lớn đã bỏ đi. Chị phải gánh lên vai một khối trách nhiệm khổng lồ. Sanela rất ngoan khi ở trường, và thường không bao giờ bị gọi lên phòng Giám hiệu, và đó là lý do tại sao tôi thấy rất lo lắng khi cả hai đều bị gọi lên. Chúng tôi bị gọi đến để nói chuyện, nếu chỉ có mình tôi thì đó lại là việc bình thường như cơm bữa, nhưng lần này là tôi và Sanela. Có chuyện gì ? Phải chăng có ai chết ?

    Tôi cảm thấy bụng quặn đau, chúng tôi cùng bước nặng nề qua hành lang. Lúc đó là chớm đông, tôi cảm thấy tê liệt hoàn toàn. Khi chúng tôi bước vào văn phòng Giám hiệu, cha chúng tôi đang ngồi đó. Bình thường mỗi khi cha tôi xuất hiện là đi kèm với niềm vui, nhưng lần này tôi không cảm thấy vui vẻ gì cả. Mọi thứ có vẻ cứng nhắc và trang trọng quá mức, tôi cảm thấy thiếu thoải mái vô cùng, thực tế thì khi đó tôi không hiểu nhiều về những điều đã nói hôm đó, chỉ về cha và mẹ. Nhưng giờ đây tôi đã hiểu. Rất lâu sau này, khi tôi bắt đầu viết cuốn sách này, tôi hiểu rằng những mảnh ghép số phận đời tôi đã thành hình từ khoảnh khắc đó.

    Tháng 11 năm 1990, sau quá trình điều tra, cha tôi đã nhận được quyền nuôi tôi và Sanela. Các nhà chức trách cho rằng môi trường sống ở nhà mẹ không tốt với chúng tôi, nhưng thực tế thì đó không phải là lỗi của mẹ. Còn rất nhiều thứ khác, nhưng đó là điều chủ chốt khiến cho đại đa số những người có mặt trong phán quyết hôm đó đồng ý, còn mẹ tôi suy sụp. Từ nay mẹ sẽ mất chúng tôi sao ? Đó đúng là một thảm họa với mẹ. Bà khóc mãi, khóc mãi. Mẹ chúng tôi vẫn thường đánh chúng tôi bằng cái muôi gỗ, không bao giờ chịu lắng nghe chúng tôi, bà không tìm thấy hạnh phúc với những người đàn ông đã đi qua đời bà, và bà không có tiền, nhưng bà yêu những đứa con của mình. Tất cả chỉ vì hoàn cảnh sống của mẹ quá khó khăn, và tôi biết cha tôi hiểu điều này. Chiều hôm đó cha tôi nói với mẹ tôi thế này:

    “Anh không muốn em mất con, Jurka ạ.”

    Nhưng ông đưa ra một số điều kiện muốn mẹ tìm cách cải thiện cuộc sống. Tôi chắc chắn đó là những lời lẽ khá nặng nề. “Nếu mọi chuyện không tiến triển, em sẽ không được thấy các con nữa”, đại loại thế, tôi không rõ chính xác điều gì đã xảy ra. Sanela đến sống với cha trong vài tuần, còn tôi vẫn ở lại với mẹ, sau tất cả những điều xảy ra. Có vẻ đó không phải là một giải pháp tốt. Sanela thật sự thấy không thoải mái khi sống với cha. Có lần chúng tôi thấy ông nằm ngủ ngay giữa sàn nhà, trên bàn đầy lon bia và chai lọ. “Cha ơi, dậy đi, dậy đi !” Nhưng ông vẫn ngủ như chết. Với tôi thì điều này khá lạ lẫm. Như kiểu, tại sao ông ấy lại làm thế, và chúng tôi không biết nên làm gì. Nhưng chúng tôi lại muốn giúp ông. Chúng tôi sợ ông bị cảm lạnh nên phủ lên người ông chăn, ga giường để giúp ông giữ ấm. Tôi không hiểu lý do nhưng Sanela lại hiểu. Chị ấy hiểu nguyên nhân cho các cảm xúc của ông, hiểu tại sao có những lúc ông như phát rồ và gầm lên như một con gấu, và tôi nghĩ điều này khiến Sanela e sợ. Và chị ấy cũng nhớ thằng em nhỏ của chị - là tôi, chị muốn về với mẹ. Còn tôi thì ngược lại, tôi lại thấy nhớ cha, và có một đêm tôi gọi cho ông, tôi cũng thấy thật cô đơn khi không có Sanela.

    “Con không muốn sống ở đây, con muốn đến chỗ cha.”
    “Tới đây đi”, ông nói. “cha sẽ gọi cho con 1 chiếc taxi.”

    Một cuộc điều tra nữa vào tháng 3 năm 1991 và một quyết định khác được đưa ra, mẹ sẽ nuôi Sanela và cha sẽ nuôi tôi. Chúng tôi – chị gái và em trai, phải chia lìa, nhưng chúng tôi vẫn luôn luôn ở gần nhau, hay nói cách khác, nó giống như một cảm giác ấm áp của tình chị em vậy. Sanela giờ đây làm việc ở một hiệu cắt tóc, đôi khi khách hàng đến Salon của chị và nói: “Lạy Chúa, trông cô giống y hệt Zlatan!” Chị luôn trả lời: “Vớ vẩn, nó giống tôi thì có.” Chị ấy là người cứng rắn – như tôi đã nói. Cả hai chúng tôi đều không có cuộc sống dễ dàng gì kể từ khi phải xa nhau. Cha tôi, Sefik, chuyển khỏi đường Hards ở Rosengard tới Quảng trường Varnhems ở Malmo năm 1991. Ông vẫn là một người như vậy, một người phóng khoáng và sẵn sàng chết vì chúng tôi, nhưng mọi thứ thay đổi theo cái cách tôi không thể ngờ, vì từ trước tới giờ tôi chỉ biết đến ông là một người cha-của-cuối-tuần, người luôn mua cho tôi kem và Hamburgers.


    <Còn tiếp>


    THANH NIÊN TAM THẤT: THẤT NGHIỆP, THẤT TÌNH VÀ THẤT VỌNG

  6. #16
    Ngày tham gia
    08 Jun 2009
    Đến từ
    Đáy xã hội
    Số bài viết
    412

    Từ: Tôi là Zlatan

    Thời gian vừa rồi bận bịu quá ko dịch tiếp được, mọi người thông cảm, sắp tới mình cũng đi làm nên chắc thời gian sẽ ít hơn đi
    Dù sao thì, welcome back to I am Zlatan

    <tiếp>

    Giờ đây chúng tôi sống với nhau cả ngày và tôi bất chợt nhận ra một điều: Tôi cảm thấy ở đây thật trống trải. Tôi thấy thiếu gì đó, có thể là bóng hình của một người đàn bà trong ngôi nhà này. Ở đây, tôi có TV, sofa, giá sách và 2 cái giường, nhưng ngoài ra không còn gì khác, không có sự chu đáo, không có sự ngăn nắp, lon bia đầy trên bàn và rác rưởi ngập sàn nhà, và thỉnh thoảng khi chúng tôi dán tường, ông chỉ làm có 1 mặt tường. “Cha sẽ làm xong vào ngày mai !” Nhưng không bao giờ có chuyện đó. Chúng tôi cũng phải di chuyển rất nhiều, và không bao giờ ở cố định một chỗ. Nhưng tới đâu tôi cũng thấy sự trống trải y như vậy.

    Cha tôi phải làm việc trong một môi trường tồi tệ và khi ông trở về nhà trong bộ quần áo công nhân, túi kỉnh kỉnh toàn tuốc nơ vít, cờ lê... thì ông chỉ ngồi xuống bên cạnh cái điện thoại hoặc cái TV, không muốn bị làm phiền. Ông chìm trong thế giới riêng của ông, và thỉnh thoảng ông lại đeo tai nghe và nghe mấy bản nhạc dân gian xứ Nam Tư. Ông mê mẩn nhạc Nam Tư và có thói quen tự mình thu lấy vài cuộn băng. Cha tôi nhìn chung là một người đàn ông khá thoải mái khi ông trong trạng thái bình thường, nhưng thực tế thì ông chủ yếu chìm trong thế giới của bản thân và nếu vài người bạn kém may mắn nào gọi cho ông vào lúc đó thì ông sẽ hét thẳng vào tai họ: “Đừng có gọi tao lúc này !”

    Ở nơi này, tôi không có bạn, và nếu có ai có ý tốt muốn kết bạn với tôi thì tôi cũng không thể nhận ra được. Với tôi, điện thoại là thứ vô dụng, tôi không có ai để trò chuyện khi về nhà, kể ra thì mỗi khi có vấn đề nghiêm trọng gì xảy ra thì tôi lại có cha. Ông sẵn sàng làm mọi thứ vì tôi, kể cả việc chạy quanh thị trấn trong bộ quần áo công nhân bẩn thỉu chỉ để giải quyết những rắc rối mà tôi gây ra.

    Ông có kiểu cách đi lại mà người ngoài sẽ nhìn và tự hỏi “Gã quái nào đây nhỉ ?” Nhưng ông không bao giờ quan tâm đến những chuyện tầm thường đó, ông cũng không quan tâm đến những gì xảy ra ở trường học, bóng đá hay bạn bè của tôi, vì vậy tôi phải tự trò chuyện với chính mình hoặc học cách bỏ qua những vấn đề đó. Tôi có một người anh em cùng cha khác mẹ - Sapko, sống cùng chúng tôi trong khoảng thời gian đầu, và tất nhiết, tôi thỉ thoảng cũng nói chuyện với anh ta, tôi nhớ lần đó là lúc anh ta khoảng 17 tuổi thì phải. Giờ tôi không còn nhớ những gì xảy ra lúc đó, nhưng tôi nhớ Sapko và cha đã cãi lộn, thậm chí đánh nhau vài trận, không lâu sau thì cha tống cổ anh ấy ra ngoài đường, và chỉ còn tôi và cha sống cùng nhau. Có một dạo nhà chúng tôi im ắng vô cùng, bởi tôi và cha tách biệt trong thế giới riêng, bạn bè của cha cũng không thấy tới, còn ông thì chỉ ngồi uống hết chai này đến chai khác. Ông bị mất việc, nhưng trên hết, chúng tôi không có thức ăn.

    Dạo đó tôi ở ngoài đường cả ngày, chơi đá bóng và mài mông trên yên mấy cái xe đạp ăn trộm được, vì vậy mỗi khi về nhà thì tôi y hệt như một con sói đói, nhào đến tủ lạnh, vừa mở vừa ước: Làm ơn, làm ơn là có gì ăn được trong này ! Nhưng không, cái tủ lạnh gần như trống không, chỉ có mấy thứ như: Sữa, bơ, vài mẩu bánh mỳ con, và nếu may mắn hơn thì sẽ là hoa quả, vitamin tổng hợp 1 lốc 4 hộp – cha tôi mua ở tiệm Ả Rập vì nơi đó bán rẻ nhất, bia (tất nhiên), Pripps Bla và Carlsberg, lốc 6 lon vẫn còn nguyên nylon bọc. Thỉnh thoảng trong tủ lạnh chỉ có bia, và bụng tôi “biểu tình” ầm ầm. Đó đúng là cảm giác khó quên. Bạn cứ hỏi Helena xem ! Tôi sợ đói đến nỗi luôn nhắc nhở cô ấy rằng tủ lạnh ở nhà luôn phải có sẵn đồ ăn. Và thực tế nó luôn như thế. Tôi nhớ có một lần Vincent – con trai tôi – khóc váng lên vì nó được ăn pasta, mà thật ra thì miếng pasta của nó đang được nấu trên bếp. Thằng bé tiếp tục gào khóc vì nó không được ăn ngay, đến mức tôi muốn mắng nó một trận đại loại như: “Nhóc con, mày không biết là mày đang sống sung sướng thế nào đâu!”

    Hồi đó tôi lục tung mấy cái hộp giấy, lần mò từng ngõ ngách để kiếm một mẩu macaroni hay một mẩu thịt con con. Tôi đói đến nỗi tưởng có thể ăn hết một khoanh bánh mỳ cỡ lớn, và giải pháp cuối cùng của tôi là chạy đến nhà mẹ. Và ở đó thì không phải lúc nào cũng được đón chào một cách niềm nở, mà nó giống “Mẹ kiếp, Zlatan lại đến à ? Sefik không cho nó ăn hay sao vậy ?” Thỉnh thoảng bà mắng mỏ tôi: “Mày trông người tao giống như đang phủ đầy tiền lắm à ? Hay mày muốn ăn hết cả cái nhà này ?” Tuy vậy nhưng cuối cùng bà vẫn cho tôi ăn no và chăm sóc tôi. Và ở chỗ cha, tôi bắt đầu khởi động một cuộc chiến nho nhỏ với bia. Tôi giấu đi vài chai bia sau cái bồn rửa mặt, không phải tất cả, thế thì ông sẽ lật tung cái nhà lên mất, mà chỉ vài chai thôi.

    Nhưng ông hầu như chẳng để tâm. Bia ở khắp nơi trong nhà tôi, trên bàn, trên giá sách, và thường tôi nhặt lại mấy cái lon bia rỗng trong túi nylon đựng rác và đem đi bán tái chế. Tôi nhận được 50 ore/lon. Có khi tôi thu được khoảng 50 hoặc 100 kronor (tức là 100 hoặc 200 lon bia). Bán được nhiều lon, tôi càng được nhiều tiền, và tôi cũng thấy vui. Nhưng tất nhiên, sau đó là nỗi buồn, giống như nỗi buồn của bất cứ đứa trẻ nào trong hoàn cảnh đó. Tôi tìm cách đọc cảm xúc của cha. Tôi biết chính xác khi nào thì mình có thể nói chuyện với ông. Ngày hôm sau khi say bí tỉ, ông thường rất vui vẻ, ngày thứ 2 thì tệ hơn. Có lúc ông cực kỳ dữ tợn, còn bình thường thì ông là người cực kỳ thoải mái, có khi cho tôi 500 kronor tiêu vặt, và trong thời gian này tôi có thú sưu tầm ảnh bóng đá. Hồi đó rất thịnh hành kiểu mua kẹo cao su và được 3 tấm ảnh cầu thủ trong một cái hộp nhỏ. Ồ ồ, mình nhận được ảnh của ai nhỉ ? Maradona chăng ? Thường thì tôi toàn bị thất vọng, đặc biệt khi trong ảnh là một cầu thủ Thụy Điển nào đó mà tôi chẳng biết tí gì. Nhưng có một hôm cha về nhà với một cái hộp lớn. Đó là một món quà của ông, tôi mở ra và bên trong là những tấm ảnh tuyệt đẹp của các cầu thủ Brazil nổi tiếng. Thỉnh thoảng chúng tôi xem TV cùng nhau và nói chuyện, điều đó thật tuyệt.

    Nhưng ngoài những ngày đẹp đẽ đó ra thì ông chỉ biết đến bia rượu. Nhiều viễn cảnh tồi tệ đã nảy sinh trong đầu tôi, và rồi khi trưởng thành hơn, tôi đã đối mặt với cha. Tôi quyết tâm không lùi bước, giống như ông anh cùng cha khác mẹ của mình. Tôi nói thẳng với ông: “Cha uống quá nhiều đấy, cha ạ.” Và sau đó chúng tôi bắt đầu có vài trận cãi vã điên rồ, đôi khi cực kỳ vô nghĩa, chỉ để nói cho ông biết sự thật. Tôi muốn chứng tỏ mình có thể nói lên suy nghĩ của mình, và tiếp đó là những cuộc lộn xộn chẳng ra đâu vào đâu trong nhà.

    Nhưng ông không bao giờ đánh tôi, không bao giờ. Mà thật ra, có một lần duy nhất ông quăng tôi bay đến 2 mét trên không và rơi thẳng vào cái giường, nhưng đó là vì tôi đã nói điều gì đó không tốt về Sanela. Tôi hiểu bên trong ông là một người tốt – có lẽ là tốt nhất thế giới, và tôi hiểu rằng ông không có một cuộc sống dễ dàng gì. “Cha uống để chôn chặt mọi buồn phiền”, anh tôi vẫn thường nói vậy, và có lẽ điều đó không hoàn toàn chính xác, vì sau này tôi nhận thấy chiến tranh còn ảnh hưởng đến ông mạnh hơn nhiều.

    <Còn nữa>


    THANH NIÊN TAM THẤT: THẤT NGHIỆP, THẤT TÌNH VÀ THẤT VỌNG

  7. #17
    Ngày tham gia
    07 Dec 2008
    Đến từ
    tp hcm
    Số bài viết
    672

    Từ: Tôi là Zlatan

    http://www.mediafire.com/view/?kb2yfeq7xsuyjy1

    link bản english cho ai mún đọc


  8. #18
    Ngày tham gia
    29 Aug 2006
    Đến từ
    www.fm-vn.com
    Số bài viết
    6,092

  9. #19
    Ngày tham gia
    03 Aug 2007
    Số bài viết
    1,224

    Từ: Tôi là Zlatan

    đọc hết trang 1 rồi . Hay tuyệt .
    Và sau khi đọc bản dịch này , mình rất hồi hộp để chứng kiến Pep đối mặt thế nào với các ngôi sao ở FC Hollywood , với các ngôi sao con cưng và đầy máu mặt như Ribery , Schweinsteiger và đặc biệt là cầu thủ ko biết chuyền bóng Robben
    Có lẽ Barca còn hơn 1 ngôi trường nữa , mình thấy nó giống 1 cái tu viện hơn,đến đi xe gì mà còn có quy định :daudau:. Và Pep là 1 người xuất thân từ cái tu viện đó có lẽ chỉ huấn luyện được mỗi đội bóng đấy thôi .
    Chờ xem nào


  10. #20
    Ngày tham gia
    24 Jul 2011
    Số bài viết
    6,237

    Từ: Tôi là Zlatan

    vậy mới thành công chứ, toàn cầu thủ xuất sắc nhất thế giới, k nghiêm thì lại giống thời sa đọa của ronaldinho, deco ah với lại catalan đâu phải nơi ăn chơi như những tp khác, có chỗ nào mà cầu thủ nổi tiếng đi dạo phố mà k bị soi mói như tp barcelona k


Qui định gửi bài

  • Bạn không thể lập chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi bài phản hồi
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết
  •