Share game FM24 (PC)
Trang thứ 2 trong tổng số 2 trang Trang đầuTrang đầu 12
Hiển thị kết quả từ 11 tói 13 trong tổng số 13

Chủ đề: Những bài báo hay

  1. #11
    Ngày tham gia
    04 Sep 2007
    Đến từ
    nibiru
    Số bài viết
    949
    Niềm tự hào bóng đá

    Khi những cảm xúc bắt đầu lắng xuống, những buồn đau tạm nguôi ngoai, nhìn lại những gì đã qua vẫn thấy lòng trĩu nặng.


    Chat với con bé cùng công ty cũ trước giờ chung kết nó kêu: "Tối nay thắng chị đi bão hả? Em nghe nói chung kết nên hủy hẹn với bạn, ở nhà ngủ cho khỏe. Có gì hay đâu mà mọi người đổ xô đi chứ? Bóng đá thì lúc nào chẳng có".

    "Đúng là lúc nào cũng có, nhưng ít khi Việt Nam vào được chung kết, và cũng hiếm có lúc nào Việt Nam có cơ hội lớn vô địch như lần này. 50 năm rồi đấy em ạ". - "Mà hôm nay đá với Thái Lan à, lỡ đâu lại thua thì sao?" - "Bởi vậy chị thấy mừng quá vì em ở nhà". Con nhỏ im re. Trong mắt những người như nó, mình và những người vui mừng đổ xuống đường hò reo là những kẻ điên rồ, quá khích. Thật khó để nói với ai đó rằng khi tôi ra đường, nhìn thấy cờ tổ quốc từ tay những em bé nhỏ, đàn ông, đàn bà, đến những người già và trẻ em - khuôn mặt ai cũng rạng rỡ, hai tiếng Việt Nam được vang đi vang lại... thấy lòng xúc động, tự hào.

    Cho dù niềm tự hào đó với một vài người là phù phiếm, là không đáng. Nhớ có lần đọc bài báo nói tại sao khi những học sinh giỏi, những nhà khoa học tài ba vinh danh tổ quốc không ai lao ra đường hô vang Việt Nam. Kể cả khi những môn thể thao khác làm rạng danh đất nước tại đấu trường lớn hơn vẫn không có được sự hoan hỉ như bóng đá. Tại sao nhất nhất là bóng đá? Chỉ là bóng đá thôi. Cũng chẳng biết lý giải vì sao cả.


    Tổng thư ký Trần Quốc Tuấn (phải) cũng cố động viên hậu vệ Xuân Hợp. Ảnh: An Nhơn.

    Nói bóng đá là môn mang lại cho người ta nhiều cảm xúc nhất, ừ thì cũng có thể nói vậy. Bóng đá làm mọi người thăng hoa, hoan hỉ, cười một cách vô tư lự. Và bóng đá cũng khiến người ta đau đớn, tiếc nuối, giận dữ. Nhưng trên tất cả các môn thể thao khác, bóng đá gắn kết mọi người, biến những kẻ xa lạ thành những người thân quen. Hạnh phúc khi chiến thắng, những cái nắm tay xa lạ mà ấm áp. Những nụ cười trao vội mà thân quen, những giọt nước mắt hạnh phúc. Và khi thất bại, những cái nhìn lặng lẽ, những giọt nước mắt lăn dài nuối tiếc, những khuôn mặt thẫn thờ sao vẫn thấy thân thương đến lạ. Thấy yêu quá đất nước mình.

    Trong trận chung kết, khi mà trái bóng lăn vào lưới đội nhà, Tấn Trường đã quỳ xuống khóc ngay trong khoảnh khắc ấy. Thấy thương kinh khủng. Có lẽ sẽ rất khó để quên hình ảnh đó, cũng như sau trận đấu, các cầu thủ của chúng ta đã gục xuống, khóc như những đứa trẻ. Mình tin có rất nhiều người nghẹn ngào trong giây phút ấy. Chính bản thân mình cũng không cầm được nước mắt. Có thể vì quá hi vọng, quá chờ đợi, quá tin tưởng nên khi niềm đau đến không ai có thể tin được. Sau một đêm dài, tỉnh giấc vẫn không thể tin Việt Nam đã thua.

    Cả ngày chỉ ngồi đọc tin về đội tuyển. Có rất nhiều điều đã nói. Động viên, khen - chê. Nhưng có lẽ mọi thứ lúc này cũng không có ý nghĩa nhiều nữa. Nhất là khi nỗi buồn chưa thể nguôi ngoai. Buồn hơn nữa là khi đọc được một dòng comment đại ý nói rằng: "Tại sao Tấn Trường bị thương rồi không ra sân đi, còn cố làm gì để giờ đây đổi lấy nước mắt của bao nhiêu người". Không biết khi người viết dòng đó có đặt mình vào trường hợp của Tấn Trường không? Có nghĩ rằng khi mình nói câu đó sẽ làm tổn thương người khác thêm một lần nữa? Có nhất thiết phải nói ra khi mà chấn thương thể xác đã là quá đủ. Cậu ấy cố gắng vì cái gì, tại sao phải cố gắng?

    Tôi tin rằng bản thân Tấn Trường cảm thấy mình vẫn còn có thể tiếp tục, vẫn còn muốn chiến đấu đến hơi sức cuối cùng mới quyết định xỏ găng tiếp. Sự cố gắng đó để giờ đây đổi lấy những lời trách cứ ư? Lỗi của bàn thua ấy đâu phải của Tấn Trường. Cậu ấy đã đau đớn, đã đứng dậy, đã gục ngã, đã khóc phải chăng chỉ để đổi lấy giọt nước mắt của mọi người?

    Không riêng gì Tấn Trường, tất cả các cầu thủ của chúng ta, HLV, BHL chẳng ai muốn điều đó. Tôi không nhìn thấy sự chủ quan, tự mãn của họ. Họ khát khao kém gì chúng ta? Nhưng bóng đá cũng như cuộc sống. Đôi khi những việc chúng ta làm, tự bản thân chúng ta cũng không thể hiểu nổi. Không phải ai lúc nào cũng bình tĩnh, tự tin. Không phải ai lúc nào cũng sống với đúng con người mình. Anh bạn gọi điện ngay sau trận đấu: "Nhục quá em ơi". Mình gắt lên. "Nhục gì mà nhục. Chỉ đau thôi". Buồn khi nghe những lời như vậy. Chẳng lẽ 90 phút này đánh đổi hết tất cả những cố gắng trước đó của các cầu thủ?

    Mới cách đây vài hôm, không phải chính họ đã mang lại cho chúng ta những giây phút hạnh phúc đó sao? Nếu như có những giây phút thì những khoảnh khắc đau buồn, nuối tiếc đến một lúc nào đó cũng là lẽ thường tình thôi. Nhưng nhất quyết không phải là nhục. Chúng ta chỉ nhục khi mà các cầu thủ của chúng ta bán độ, bán danh dự của cá nhân, của hàng triệu người hâm mộ cho những đồng tiền bẩn thỉu. Còn ở đây, ai cũng có thể nhìn thấy các cầu thủ của chúng ta tại SEA Games này đã chiến đấu như thế nào. Họ đã cho chúng ta những giây phút tự hào, thì có lý gì lại nói những từ khó nghe đến vậy.

    Sáng nay khi nhìn những hình ảnh của đội bóng trên sân bay về nước. Những khuôn mặt buồn bã, thẫn thờ, nuối tiếc lại thấy lòng nhói đau. Tối hôm chung kết, đi lang thang cùng anh bạn qua một đoạn đường, thấy tấm biển bỏ lại của CĐV nào đó "50 năm là quá đủ" chỉ kịp đọc có vậy. Ừ, thì đã 50 năm rồi. Nhưng nói như bạn gì đó, 50 năm còn chờ được, huống hồ là 2 năm.

    Các cầu thủ của chúng ta hãy cố lên. Hãy để nỗi buồn qua đi như gió thoảng. Hãy tiếp tục chiến đấu, mọi người luôn ở bên cạnh các bạn. Để chúng tôi, những người hâm mộ, lại được đổ ra đường, tay lại cầm cờ, miệng hô vang Việt Nam chiến thắng, lòng ngập tràn hạnh phúc. Dù rằng có lần nói với cô bạn: "CĐV trong Sài Gòn chẳng hát Quốc Ca, chẳng Việt Nam-Hồ Chí Minh, chẳng Nối vòng tay lớn, chỉ có la hét là nhiều. Không thích bằng Hà Nội. Dẫu vậy, vẫn muốn thêm nhiều nhiều lần nữa, lại được đổ ra đường như thế, dù rằng vẫn thèm nghe Đoàn quân Việt Nam đi giữa lòng thành phố.

    Theo Ngôi Sao


    Lần sửa bài viết gần nhất bởi MA_BU : 22-12-2009 vào lúc 11:30 PM
    GLORY GLORY MAN UTD

  2. #12
    Ngày tham gia
    20 Jun 2007
    Đến từ
    Ất ơ
    Số bài viết
    78
    Bóng ma trong Nhà hát

    Nhà hát nổ tung trong vũ khúc hoan ca, bỗng dưng câm lặng trong cơn tuyệt vọng đến tận cùng. Dinh thự Old Trafford ngả nghiêng, đưa tiễn những giấc mơ bằng giai điệu vinh quang đầy nghiệt ngã. Bayern biến Nhà hát thành nơi chôn cất cơn ác mộng, bằng sự trả thù ngọt ngào mang hình ảnh của một bóng ma…

    Chuyện thần kỳ ở Old Trafford

    Bản giao hưởng của “nhà soạn nhạc vĩ đại” Alex đổ sập giữa lúc họ đang thảnh thơi, ngạo nghễ lướt trên những phím đàn. Món nợ năm 1999 được Bayern trả đủ, tàn nhẫn và đầy đam mê trong cơn cuồng khát. Bị dẫn trước từ rất sớm ở cả 2 lượt trận, thậm chí bị thua tới 0-3 sau 40 phút đầu lượt về trên sân khách, có mấy kẻ đủ khả năng để giành lại số phận trong cơn hấp hối ấy? Có lẽ chỉ có nỗi đau quá khứ, sự hận thù và lòng kiêu hãnh mới có thể giúp Bayern tạo nên kỳ tích tuyệt vời như thế!

    Ở Old Trafford, Bayern không có cú sút phạt làm đổi hướng như ở lượt đi, họ cũng không cần sai lầm nào của hàng thủ MU. Hùm Xám chinh phục Nhà hát bằng sự thực dụng, bằng đấu pháp, và kết liễu những giấc mơ M.U bằng bàn thắng đẹp như một kiệt tác. M.U có thể mạnh hơn, có thể danh giá và hào nhoáng hơn, nhưng họ cần phải nhìn nhận đó là thất bại thực sự, một thất bại toàn diện. Bởi chỉ khi chấp nhận thua cuộc người ta mới có thể nhìn thấy chính mình. M.U lúc này đang cần điều đó hơn là tự huyễn hoặc trong giấc mơ ảo ảnh!

    Khát vọng trong cơn hấp hối

    “Khi trận đấu chưa kết thúc, người Đức không bao giờ bị khuất phục”. Hàng chục năm sau, điều đó được Bayern tái hiện. Từ đầu mùa giải Champions League đến giờ, Bayern luôn thua trước và chơi hay hơn trên sân khách. Thậm chí nói Bayern là chiến binh đã nhiều lần chết đi sống lại cũng không sai. Ở vòng bảng, họ thua Bordeaux cả 2 lượt trận, nhận 2 thẻ đỏ, kém Juventus 1 điểm trước lượt đấu cuối trên sân khách. Tại Turin, Bayern bị dẫn trước nhưng họ hồi sinh bằng sự quả cảm với 2 bàn trong 6 phút cuối cùng (4-1). Đến vòng 1/8, Bayern thắng Fiorentina đầy may mắn ở những phút cuối nhờ một bàn thắng ở thế việt vị (2-1). Lượt về ở Florenz, Hùm Xám tưởng đã “chết chắc” khi bị dẫn 0-2 rồi 1-3. Nhưng cú sút ngoạn mục của Robben đã xé nát niềm vui Fio vừa nhen nhóm. Và kịch bản của chiến thắng trước Fio hiện về một cách hoàn hảo tại Manchester như có sự sắp đặt của định mệnh. Cũng thắng trên sân nhà ở phút cuối, cũng bị dẫn 1-3, cũng là nhát dao định mệnh từ Robben và cũng là tỷ số chung cuộc 4-4. Hóa ra, M.U cũng chẳng khác Fio là mấy!

    Trong cơn hấp hối, Bayern vẫn sống dậy như có một phép màu. Nhưng phép màu ấy đến từ khát vọng sống và nỗi ám ảnh vinh quang. Bayern xứng đáng là một bóng ma trong Nhà hát, không chỉ ở Old Trafford mà còn ở cả sân khấu Champions League!

    Theo Báo bóng đá


  3. #13
    Ngày tham gia
    06 Nov 2010
    Số bài viết
    930
    1. Hồi tháng 9, Tiến sỹ khoa học Sheila Fogerty của Anh tuyên bố năng lượng mà Sir Alex Ferguson dùng để nhai kẹo cao su có thể cung cấp cho sinh hoạt của một khu dân cư rộng bằng hạt Lincolnshire.
    Bà tin rằng năng lượng này cần khá nhiều chất xúc tác. “Đó là các lỗi cơ bản của cầu thủ, kiểu như họ chuyền bóng sai bên phần sân nhà hay không đuổi kịp bóng”.

    Giáo sư Brian Williams không ủng hộ việc sử dụng loại năng lượng quý báu này. Ông bảo: “Cũng giống như các loại công nghệ tân thời khác, nó có mặt trái, ví dụ như tạo ra khá nhiều tiếng ồn độc hại. Chả ai thích có một máy phát Alex Ferguson ở góc vườn nhà mình cả”.




    Sir Alex Ferguson

    Cuộc đối thoại có phần trào phúng của các nhà khoa học Anh hình như đã tóm tắt hết 24 năm của Sir Alex ở M.U. Từ ngày 6/11/1986 đến ngày 6/11/2010, M.U được cung cấp một năng lượng khổng lồ từ… miệng của ông thày người Scotland. Và tất nhiên là “công nghệ tân thời” ấy, giống như máy bay siêu âm hay mạng di động 3G, cũng nổi tiếng vì những mặt trái đầy tính thời sự của nó.

    Có thể kể ra Arsene Wenger, David Beckham hay BBC như những nạn nhân nổi tiếng nhất của các vụ nổ nhà máy năng lượng kẹo cao su Alex Ferguson, đi kèm rất nhiều “tiếng ồn độc hại”.

    2. Lập luận vui vẻ của Tiến sỹ Fogerty về “chất xúc tác” vô tình gợi ra nhiều suy nghĩ. Đúng vào thời điểm mà những chất xúc tác như thế nhiều lên, M.U có dấu hiệu đánh mất tầm vóc của một kẻ thống trị bóng đá Anh, thì nhà máy năng lượng lại đang gần đến ngày hết hạn sử dụng.

    Sir Alex vẫn chưa quyết định ngày nghỉ hưu. Nhưng ai cũng hiểu là nó đến rất gần rồi. Ông đã 68 tuổi, và suốt những năm gần đây bắn đi tín hiệu cho thấy mình đang trăn trở rất nhiều về việc chọn người kế vị ở M.U.

    Và vấn đề không chỉ nằm ở M.U. Trong 24 năm, nhà máy Ferguson không chỉ sản sinh ra năng lượng để chống lại những pha chuyền bóng hỏng. Ông còn dành rất nhiều năng lượng của mình để chống lại những vấn đề bức thiết nhất của bóng đá Anh: nạn tự tung tự tác của giới truyền thông với đời tư các ngôi sao, sự thao túng của các nhà môi giới với thị trường chuyển nhượng…

    Năng lượng mà những thanh kẹo cao su Wigley’s tạo ra có thể không cung cấp năng lượng cho hạt Lincolnshire, nhưng nó góp phần lớn vào việc vận hành Premiership, cả trong lẫn ngoài sân cỏ.

    Chừng nào M.U còn không chuyền bóng lỗi thì Chelsea, Arsenal, Liverpool còn phải học cách tiến lên. Chừng nào giới cò còn không “bóc lột” được M.U thì họ sẽ không thể làm giá quá mạnh với các đội bóng khác. Và chừng nào ông còn hướng “tiếng ồn độc hại” về phía FA thì các trọng tài Premiership sẽ còn biết cách cẩn trọng.

    3. Trong đời sống, một công nghệ luôn “chết” bởi nó có một công nghệ mới hoàn thiện hơn thay thế. Cái công nghệ năng-lượng-xương-hàm mà các nhà khoa học Anh phát hiện ra ở Sir Alex thì vẫn chưa có thế hệ 2.0.

    Ở Premiership bây giờ, ngoài Sir Alex, tầm vóc “nhà máy năng lượng” chỉ còn HLV Arsene Wenger của Arsenal. Nhưng ông thày người Pháp bị chi phối quá nhiều bởi chính sách của CLB, thường xuyên phải vật lộn với những vấn đề không tên để giữ vị thế cho Arsenal, gần đây thỉnh thoảng lại có lời đồn sắp bị sa thải hoặc dứt áo ra đi.

    Giáo sư Brian đã đúng. Chẳng ai muốn có một ông Alex Ferguson ở góc vườn nhà mình, nhai kẹo nhóp nhép để chạy tủ lạnh hay nấu nướng. Nhưng có rất nhiều thứ đã 24 năm chạy bằng cái máy nhai kẹo cao su ấy, khi thiếu nó chẳng biết sẽ chuốc lấy viễn cảnh nào.

    Đức Hoàng
    Nguồn: http://baobongda.com.vn/tin-tuc/bong.../061011147474/


Qui định gửi bài

  • Bạn không thể lập chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi bài phản hồi
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết
  •